intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook 15 năm xây dựng và phát triển trường chính trị tỉnh Hà Giang (2007-2022)

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook 15 năm xây dựng và phát triển trường chính trị tỉnh Hà Giang (2007-2022) được biên soạn nhằm viết tiếp lịch sử vẻ vang của trường, đây là giai đoạn nhà trường có nhiều thay đổi về mọi mặt đó là: Sự lớn mạnh và đa dạng về quy mô đào tạo, bồi dưỡng, về số lượng học viên; sự đổi mới về nội dung giảng dạy và nghiên cứu khoa học; sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ; trường chuyển trụ sở về cơ sở mới khang trang phù hợp hơn, đồng thời tích cực thực hiện các tiêu chí để được công nhận đạt Trường Chính trị chuẩn mức độ 1 vào năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook 15 năm xây dựng và phát triển trường chính trị tỉnh Hà Giang (2007-2022)

  1. TỈNH ỦY HÀ GIANG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HÀ GIANG 15 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (2007 - 2022) 1
  2. 2
  3. CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN ThS. Phạm Sỹ Hùng BAN BIÊN SOẠN 1. ThS. Phạm Sỹ Hùng 2. ThS. Hoàng Đức Thạch 3. CN. Nguyễn Sơn Hải 4. ThS. Trần Văn Đỉnh 5. ThS. Trịnh Sơn 6. ThS. Đinh Thị Loan 7. CN. Vũ Thị Thúy 8. CN. Triệu Thị Oanh 9. ThS. Trịnh Diệu Bình 10. ThS. Đỗ Thị Yến 11. ThS. Hoàng Thị Hiếu 12. ThS. Đặng Ngọc Mai 13. ThS. Nguyễn Thị Gấm 14. ThS. Lê Quang Hùng 15. ThS. Hoàng Tuệ 16. ThS. Nguyễn Tiến Thanh 17. ThS. Vũ Tuấn Việt 18. ThS. Nông Quốc Đoàn 19. CN. Phan Bình Minh 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Trường Chính trị tỉnh Hà Giang thành lập ngày 10-4-1957, cùng với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước, của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, nhà trường đã không ngừng phát triển về mọi mặt, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, đảng viên do trường đào tạo, bồi dưỡng ở từng thời kỳ cách mạng đã trở thành lực lượng quan trọng trong triển khai và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Trường Chính trị tỉnh Hà Giang đã đáp ứng ngày một tốt hơn và thực sự trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của tỉnh Hà Giang. Hiện nay trường có chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 4
  5. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống thành lập trường, trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá về trường trước đây, đồng thời kế thừa cuốn sách “Trường Chính trị tỉnh Hà Giang 50 năm xây dựng và phát triển giai đoạn 1957-2007”. Trường Chính trị tỉnh Hà Giang tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “Trường Chính trị tỉnh Hà Giang 15 năm xây dựng và phát triển, giai đoạn 2007-2022”, nhằm viết tiếp lịch sử vẻ vang của trường, đây là giai đoạn nhà trường có nhiều thay đổi về mọi mặt đó là: Sự lớn mạnh và đa dạng về quy mô đào tạo, bồi dưỡng, về số lượng học viên; sự đổi mới về nội dung giảng dạy và nghiên cứu khoa học; sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ; trường chuyển trụ sở về cơ sở mới khang trang phù hợp hơn, đồng thời tích cực thực hiện các tiêu chí để được công nhận đạt Trường Chính trị chuẩn mức độ 1 vào năm 2025… Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Ban Biên soạn rất mong nhận được sự góp ý của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, công chức, viên chức, người lao động và học viên của trường cũng như đông đảo quý bạn đọc. Hà Giang, tháng 3 năm 2022 BAN BIÊN SOẠN NỘI DUNG 5
  6. 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ GIANG (2007 - 2022) Hà Giang là tỉnh miền núi vùng biên giới, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Đây cũng là vùng đất gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có vị trí là “trọng trấn”, “phên dậu” của Tổ quốc Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2022 là giai đoạn phát triển mới của tỉnh, mặc dù còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, nhưng Hà Giang đã luôn khắc phục khó khăn, đẩy mạnh khai thác thế mạnh và thuận lợi trong phát triển để lại nhiều dấu ấn trong giai đoạn này. Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang giai đoạn 2007-2022 có thể khẳng định, trong 15 năm này, bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang được tô điểm thêm nhiều điểm sáng: Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt khá, có nhiều giai đoạn tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn mức bình quân trung của cả nước. Giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,25% (cả nước tăng trưởng 6,32%); trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, 6
  7. Chính phủ đã triển khai quyết liệt giải pháp thắt chặt chi tiêu công, vì vậy đã ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế của các tỉnh, trong đó có Hà Giang, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2011-2015 đã chậm lại, nhưng mức tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn vẫn đạt 6,35% (cả nước tăng trưởng 5,9%); giai đoạn 2016- 2020, những năm đầu của giai đoạn này kinh tế có mức tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân của giai đoạn trước, nhưng năm 2020 dịch Covid-19 xảy ra và lan rộng ra toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội, sản xuất bị đứt gãy, mặc dù tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nhưng tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2020 đạt thấp (tăng 2,11%) là mức tăng thấp nhất kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh trong cả giai đoạn chỉ đạt 5,65% (cả nước tăng trưởng 5,95%). Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 5,06%, thấp hơn so với mục tiêu của nghị quyết nhưng cao hơn mức tăng 2,11% của năm 2020; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 7.975,4 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.221,3 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Hà Giang đạt 11.701,5 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 11.904,6 tỷ đồng; thu 7
  8. ngân sách trên địa bàn đạt 2.700 tỷ đồng, đạt 144,6% dự toán Trung ương giao và hoàn thành kế hoạch tỉnh giao. Nhìn vào số liệu trên có thể thấy trong giai đoạn 2007-2022, mức tăng trưởng kinh tế hai con số được duy trì từ 2007-2010 do tỉnh đã chú trọng tạo lập các năng lực sản xuất mới, cũng trong giai đoạn này tỉnh đã giải quyết xong cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất cho đồng bào các dân tộc 04 huyện vùng cao núi đá phía Bắc. Từ năm 2010 trở lại đây tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy có chậm lại, nhưng đều do những nguyên nhân khách quan như đã đánh giá. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao, nên quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh. Năm 2010, quy mô GRDP tính theo giá hiện hành đạt 7.923 tỷ đồng, tăng 7,46 lần so với năm 2000; năm 2020, quy mô GRDP tính theo giá hiện hành đạt 25.736 tỷ đồng, tăng 3,25 lần so với năm 2010 và tăng 103,77 lần so với năm 1991. Tổng sản phẩm bình quân đầu người của tỉnh năm 2020 đạt 29,2 triệu đồng/người/năm, tăng 3,35 lần so với năm 2010; tăng 17,2 lần so với năm 2000. So sánh GRDP giá hiện hành với giai đoạn 1991- 1995: giai đoạn 2006-2010 tăng 12,75 lần; giai đoạn 2011-2015 tăng 38,55 lần; giai đoạn 2016-2020 tăng 63,44 lần. 8
  9. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp, cụ thể: Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đã hình thành các vùng động lực mang tính định hướng, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua tỉnh đã tập trung nguồn lực phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến. Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, cụ thể: Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định; công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng, từ lúc các mặt hàng nông sản của tỉnh không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, đến nay đã có nhiều sản phẩm nông sản trở thành hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và đã có sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản được duy trì ở mức 4% đến 6% trong giai đoạn 2007-2009. Tỷ trọng quy mô giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông, lâm 9
  10. nghiệp và thủy sản chuyển dịch theo xu hướng sản xuất hàng hóa ngày càng hợp lý và rõ nét, mang lại kết quả tích cực hơn. Đáng chú ý là trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, góp phần giảm chi phí, tổn hao sau thu hoạch; kinh tế hợp tác, trang trại từng bước được chuyển đổi theo hướng phù hợp hơn với nguyên tắc thị trường. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục, việc triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất từng bước được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp của tỉnh phát triển ngày càng đa dạng và đáp ứng yêu cầu chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm một phần nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, đồng thời đã có những sản phẩm được cung ứng rộng rãi ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp của tỉnh đã chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản vào phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 6.181 tỷ đồng, tăng 502,5 lần về quy mô so với năm 1991. Các ngành công nghiệp có lợi thế như khai thác khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; thủy điện được quan tâm và tạo điều kiện phát triển. Đáng lưu ý từ năm 2006 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục, phát triển, góp phần 10
  11. giải quyết nhiều việc làm cho khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động và bước đầu đã có đóng góp vào ngân sách địa phương. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ tư vấn, kinh doanh bất động sản có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Hoạt động thương mại đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ: Quy mô thị trường tăng nhanh, kết cấu các ngành, nhóm mặt hàng và phương thức kinh doanh có sự chuyển biến tích cực, từng bước tiếp cận và hoà nhập với kinh tế thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục qua các năm, đạt 11.230 tỷ đồng năm 2020. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo hướng đa thành phần, trong đó kinh tế tư nhân, cá thể là chủ yếu. Nhờ đó, đã phát triển mạng lưới thương mại sâu rộng phủ đến cả các địa bàn vùng sâu, vùng xa, khai thác được khối lượng lớn hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội. Những nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của tỉnh Hà Giang sau 15 năm 2007-2022 đã giúp cho lực lượng sản xuất của tỉnh có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất; chất lượng tăng trưởng có mặt được 11
  12. cải thiện, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có bước được nâng lên; môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển. Kinh tế tăng trưởng đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội được thực hiện ngay trong từng giai đoạn phát triển. Do đó việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với yêu cầu phát triển bền vững luôn được tỉnh quan tâm và đã đem lại kết quả bước đầu. Kết cấu hạ tầng phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, giáo dục, y tế. Vấn đề giải quyết việc làm từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ đã dần chuyển trọng tâm sang Nhà nước thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển tương đối đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được thụ hưởng nhiều hơn về văn hóa, y tế, giáo dục. * Kết quả thực hiện đối với một số chỉ tiêu hạ tầng, xã hội năm 2021 so với 2007 khá nổi bật: 12
  13. - 100% các xã, phường thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm; 100% số thôn, bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm. - 11/11 huyện, thành phố và 176/176 xã đã có quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với giai đoạn phát triển - Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều 22,53%. - Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 86% (năm 2007 là 80%) - Toàn tỉnh giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục THCS mức độ 1. - Tỷ lệ xã đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế là 100%; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ đến làm việc; toàn tỉnh hiện có 10,5 bác sỹ/vạn dân, 33 giường bệnh/vạn dân (năm 1991 toàn tỉnh chỉ có 182 cơ sở y tế với 1.016 giường bệnh; trong số 172 trạm y tế xã, phường, thị trấn chỉ có 114 trạm y tế có nhà trạm riêng; bình quân có 1,96 bác sỹ/vạn dân). - Một số chỉ tiêu khác được cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước, hiện đang ở mức khá so với khu vực và toàn quốc như: Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom 93,5%; tỷ lệ dân cư đô thị được sử 13
  14. dụng nước sạch 90,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 54%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 41,5%. Nhìn lại những kết quả đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội giai đoạn 2007-2022 trong tổng thể giai đoạn 1991-2022 sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, bước đi thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục tiến nhanh hơn trong thời gian tới. 2. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HÀ GIANG TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (2007-2022) 2.1. Về tổ chức bộ máy 2.1.1. Giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 6-20101 Thực hiện Quyết định số 88-QĐ/TW, ngày 05-9- 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thành lập trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định 493/QĐ-TU, ngày 08-11-1995 của Tỉnh ủy Hà Giang về việc đổi tên Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh thành trường Chính trị tỉnh; trường Chính trị tỉnh Hà Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc 1 Thực hiện theo Quyết định số 88-QĐ/TW ngày 05-9-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 493/QĐ-TU, ngày 08-11-1995 của Tỉnh ủy Hà Giang, đổi tên Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh thành trường Chính trị tỉnh. 14
  15. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang có vị trí như một ban, ngành cấp tỉnh. Trường có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây: (1) Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng huyện, quận; trưởng, phó phòng của các ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên. (2) Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng trên về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (3) Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, về quản lý hành chính Nhà nước và về công tác vận động quần chúng. (4) Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương. Cơ cấu tổ chức của trường gồm: Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; 4 khoa: Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Khoa Xây dựng Đảng; Khoa Dân vận; Khoa Nhà nước và pháp luật và 3 phòng: Phòng Đào tạo; phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu; phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị. Trường Chính trị tỉnh Hà Giang sử dụng con dấu, thể thức văn bản là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban 15
  16. nhân dân tỉnh Hà Giang. Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh ký và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ của các chương trình thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; văn bằng có giá trị, đủ điều kiện để xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức. 2.1.2. Giai đoạn từ tháng 7-2010 đến tháng 02-20192 Thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW, ngày 03- 9-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 1147-QĐ/TU ngày 05-7-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang; trường Chính trị tỉnh Hà Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về 2. Thực hiện theo Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03-9-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1147-QĐ/TU ngày 05-7-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. 16
  17. công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác. Nhiệm vụ của trường là: (1) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước và một số lĩnh vực khác. (2) Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương. (3) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở. (4) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu hội đồng nhân nhân cấp huyện cấp xã. (5) Đào tạo tiền công vụ đối với 17
  18. công chức dự bị; bồi dưỡng chuyên viên và các chức danh tương đương. (6) Phối hợp với ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. (7) Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở. (8) Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoài các đối tượng đã nêu trên theo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Cơ cấu tổ chức của trường gồm: Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; 4 khoa: khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Khoa Xây dựng Đảng; Khoa Dân vận; khoa Nhà nước và pháp luật và 3 phòng: phòng Đào tạo; phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Tư liệu; phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị. Trường Chính trị tỉnh sử dụng con dấu, thể thức văn bản là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Hiệu trưởng ký và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ của các chương trình thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; văn bằng có giá trị, đủ điều kiện để xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức. 18
  19. 2.1.3. Giai đoạn từ tháng 3-2019 đến nay3 Giai đoạn này Trường kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Quy định số 09-QĐi/TW, ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Đề án số 35-ĐA/TU, ngày 24-01-2019 của Tỉnh ủy Hà Giang về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy trường Chính trị tỉnh Hà Giang; Quyết định số 1766-QĐ/TU, ngày 24-01-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. Trường Chính trị tỉnh Hà Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trường Chính trị tỉnh Hà Giang có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực 3 Thực hiện theo Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13-11-2018 của Ban Bí thư và Đề án số 35-ĐA/TU ngày 24-01-2019, Quyết định số 1766-QĐ/TU ngày 24- 01-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1