intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

cải cách giáo dục nhật bản: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

95
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các nội dung chính: sự xuất phát của giáo dục hiện đại; giáo dục của quốc gia dưới chế độ thiên hoàng; sự xác lập mang tính xã hội của trường học. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 1 tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: cải cách giáo dục nhật bản: phần 1

CẢI CÁCH GIÁO DỤC NHẬT BẢN<br /> Ozaki Mugen<br /> Công ty Cổ phần Sách Thái Hà và NXB Lao Động phối hợp phát hành.<br /> Số trang: 340.<br /> Giá bìa: 85 000 đồng.<br /> ***<br /> Nguồn ebook: Sách hay cùng đọc<br /> Chúc các bạn đọc sách vui vẻ ^^.<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> Giới thiệu tại trang web của ThaiHaBooks:<br /> Khi nhìn vào lịch sử giáo dục hiện đại của Nhật Bản bao gồm cả giáo dục<br /> quốc gia chủ nghĩa trước chiến tranh và giáo dục quốc dân dựa trên nền<br /> dân chủ sau chiến tranh, có thể thấy đó là lịch sử của các cuộc cải cách<br /> giáo dục của quốc gia (quốc dân). Và các cuộc cải cách đó trong phần<br /> lớn các trường hợp là mang tính chính trị và được tổng quát hóa như<br /> một cuộc cải cách chính trị. Có một thực tế là vai trò của giáo dục Nhật<br /> Bản hiện đại luôn đi kèm với chính trị và chìa khóa giải quyết các vấn đề<br /> chính trị của thời đại thường được đòi hỏi ở giáo dục.<br /> Trong báo cáo của Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục Nhật Ban đã<br /> hé lộ nhận thức: “Trước hết trường học phải là nơi thoải mái và vui vẻ<br /> đối với trẻ em. Trẻ em phải có đủ không gian để có thể tiến hành chậm<br /> rãi những gì liên quan đến mối quan tâm và sở thích của mình. Đồng thời<br /> nó phải là trường học nơi các giờ học dễ hiểu được triển khai, những<br /> điều không hiểu có thể được coi là lẽ tự nhiên, những thất bại trong học<br /> tập, những dò dẫm và vấp ngã được tiếp nhận như là chuyện đương<br /> nhiên. Thêm nữa để có được điều đó, nó phải là nơi mối quan hệ con<br /> người với con người mà trẻ em mong muốn và mối quan hệ tin cậy giữa<br /> giáo viên và học sinh với tư cách là nền tảng được xác lập, bầu không<br /> khí trong lớp học ấm áp, trẻ em an tâm và có thể phát huy được năng<br /> lực của bản thân.<br /> Trong môi trường giáo dục như thế thì không phải chỉ có giờ học các<br /> môn giáo khoa mà thông qua toàn bộ cuộc sống ở trường học, trong quá<br /> trình hoạt động học tập cùng với giáo viên, việc bản thân trẻ em có thể<br /> cảm nhận mình được coi trọng như là một con người không có gì thay<br /> thế, được tin cậy và được nếm trải hạnh phúc khẳng định bản thân và<br /> thực thi cái tôi là rất quan trọng”.<br /> <br /> Quả thật giáo dục hiện đại là thể chế được tổ chức một cách quy mô bởi<br /> quốc gia và thông qua giáo dục mà xã hội được “tái sản xuất” trong đó<br /> trẻ em được được đảm bảo về nhân quyền và sinh tồn. Và một khi như<br /> vậy thì đương nhiên, một loạt các yếu tố căn bản như giải quyết các vấn<br /> đề quốc tế, đối phó với các vấn đề xã hội, trợ giúp sự sinh tồn của cá<br /> nhân sẽ trở thành các vấn đề cơ bản của giáo dục. Cũng có trường hợp<br /> những yếu tố mang tính ngoại lệ như phục vụ quyền lợi của cá nhân,<br /> đoàn thể, tổ chức cũng có thể được đưa vào.<br /> Cuốn sách này sẽ xác nhận điều đó trong dòng chảy mang tính lịch sử<br /> của giáo dục Nhật Bản hiện đại và ngay cả khi suy ngẫm về cải cách<br /> giáo dục hiện tại thì đây cũng là điều cần phải được hiểu một cách thấu<br /> đáo và phổ biến với tư cách như là một định lý lịch sử. Nói tóm lại, cho<br /> dù là giáo dục dưới thể chế thiên hoàng thời trước chiến tranh hay giáo<br /> dục thời chủ nghĩa quân phiệt đi chăng nữa thì cũng không hề có sự tách<br /> rời khỏi dòng chảy này. Quốc gia với thể chế Thiên Hoàng đã thúc đẩy<br /> công nghiệp hóa trong nước và nó mang trong mình cả nguyên lý không<br /> thể tránh khỏi là cá nhân hóa, chủ nghĩa quân phiệt cũng thế, để phục vụ<br /> các cuộc chiến tranh với bên ngoài thì công nghiệp, kĩ thuật và năng lực<br /> trình độ cao của cá nhân trở thành sự cần thiết đương nhiên. Và “Giáo<br /> dục sau chiến tranh” cũng vậy, định lí này đã trở thành nguyên lí chính<br /> sách dẫn dắt cải cách giáo dục. Có thể nói giáo dục đã phát huy chức<br /> năng của mình ở phương diện như thế.<br /> Cũng giống như thế, cần phải xem xét xem cải cách giáo dục đã đưa ra<br /> phương thuốc nào để giải quyết các tình huống, các vấn đề khi đó và<br /> trên thực tế đã có những kết quả nào được tạo ra. Thêm nữa, cũng cần<br /> phải hiểu việc học tập và cuộc sống của trẻ em đang ở trong tình trạng<br /> như thế nào, nó đang được tiếp nhận ra sao và người ta đang cố gắng<br /> thay đổi hay chưa.<br /> Tác giả nhận định: “Dẫu cho đánh giá thế nào thì cuộc cải cách giáo dục<br /> không thể chậm trễ vẫn đang đặt ra. Cải cách giáo dục một lần nữa sẽ<br /> được hiểu như là vấn đề thận trọng và mang tính toàn cầu chứ không<br /> phải là sự giải quyết cái khung quốc gia đơn thuần và chúng ta mong<br /> ước con đường đó sẽ sớm được triển khai.”<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> Lời tựa<br /> Lời nói đầu<br /> Sự xuất phát của giáo dục hiện đại<br /> 1. Giáo dục trong quá trình khai sáng văn minh<br /> 2. Phong trào Tự do dân quyền và giáo dục<br /> Giáo dục của quốc gia dưới chế độ Thiên hoàng<br /> 1. Chế độ giáo dục quốc gia chủ nghĩa<br /> 2. Sắc chỉ giáo dục và trường học<br /> Sự xác lập mang tính xã hội của trường học<br /> 1. Trường tiểu học với tư cách là giáo dục quốc dân<br /> 2. Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản Nhật Bản và giáo dục<br /> 3. Các vấn đề xã hội và giáo dục<br /> Giáo dục mới thời Taisho<br /> 1. Cải cách giáo dục<br /> 2. Sự nóng lên của nhu cầu giáo dục<br /> 3. Phong trào giáo dục<br /> Giáo dục thời kì động loạn<br /> 1. Trường học trong thời kì khủng hoảng Showa<br /> 2. Cải cách xã hội và kiểm soát tư tưởng<br /> 3. Trường học dưới thể chế thời chiến<br /> Sự xuất phát của giáo dục sau chiến tranh<br /> 1. Cải cách giáo dục sau chiến tranh<br /> 2. Giáo dục trường học và học sinh<br /> 3. Phong trào giáo dục<br /> Xã hội bằng cấp và giáo dục chạy theo điểm số<br /> 1. Sự tu chỉnh giáo dục sau chiến tranh<br /> 2. Chính sách phát triển kinh tế tốc độ cao và chủ nghĩa năng lực<br /> 3. Sự trưởng thành của chủ nghĩa bằng cấp<br /> <br /> Thời đại cải cách giáo dục<br /> 1. Môi trường giáo dục của trẻ em<br /> 2. Câu hỏi đặt ra cho cải cách giáo dục<br /> Kết luận<br /> Lời bạt<br /> Tài liệu tham khảo<br /> Từ điển và các tập tài liệu<br /> Các cuốn sách được phát hành thành xê‒ri<br /> Truyện kí và tuyển tập<br /> Thông sử<br /> Chế độ chính sách giáo dục<br /> Giáo dục trường học<br /> Sách giáo khoa, giáo viên, trẻ em<br /> Lý luận trường học và lý luận giáo dục<br /> <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2