YOMEDIA
ADSENSE
Ebook Địa chí Tiền Giang: Phần 1
19
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Địa chí Tiền Giang gồm hai tập: Địa chí Tiền Giang - Chuyên khảo và Địa chí Tiền Giang- Từ điển. Đây là bộ sách quan trọng đối với người Tiền Giang và đối với những ai quan tâm, yêu mến, muốn tìm hiểu, nghiên cứu về vùng đất và con người Tiền Giang xưa và nay; hơn thế, đối với cả những người Tiền Giang xa xứ muốn biết về nguồn cội của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Địa chí Tiền Giang: Phần 1
- TỈNH ỦY . ỦY BAN NHÂN DÂN TÌNH TIÊN GIANG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TIỀN GIANG VÀ TRUNG TÂM UNESCO THÔNG TIN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ## 2005
- MICHIG Y T I S R E V O I F N MICHI GAN AN E THE TH LIBRA RIES
- ĐỊA CHÍ TIỀN GIANG
- TỈNH ỦY - ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG ĐỊA CHÍ NG TIỀN GIA TẬP I Chủ biên : TRẦN HOÀNG DIỆU – NGUYỄN ANH TUẤN BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TIỀN GIANG VÀ TRUNG TÂM UNESCO THÔNG TIN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
- GRAD PS 559.92 · T53 D53 2005 V.I
- BÁC HỒ VÀ BÁC TÔN
- MATCH ( GRAD 500213283 256x1 4-24-07 Chiến thắng Ấp Bắc KET OUR : 果 : Bác Hồ xem sơ đồ chiến thắng Ấp Bắc
- BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Trần Thị Kim Cúc Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Huỳnh Văn Niềm Nguyên UVTƯ Đảng , nguyên Bí thư Tỉnh ủy, ủy viên Trần Hoàng Diệu UVTVTU , Trưởng ban Tuyên giáo , Phó Trưởng ban Chỉ đạo thường trực Trần Văn Mai Nguyên UVTVTU , Trưởng ban Tuyên giáo . Trần Thanh Hải Nguyên UVTV , Trưởng ban Tuyên Giáo. Nguyễn Trường Kỳ Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Võ Châu Thanh TUV , Giám đốc Sở Văn hóa –Thông tin , ủy viên Nguyễn Văn Châu TUV , Giám đốc Sở KHCN , ủy viên Nguyễn Tấn Lực Nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư , ủy viên Lê Minh Đức Nguyên Trưởng Tiểu Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, Ủy viên ĐỌC DUYỆT BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY TIỀN GIANG và các nhà khoa học : GS. Đinh Xuân Lâm Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam PGS, TS. Trần Đức Cường Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam PGS, TS . Nguyễn Phan Quang Hội Khoa học lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh CƠ QUAN THẨM ĐỊNH TRUNG TÂM UNESCO THÔNG TIN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM BAN BIÊN SOẠN Nguyễn Anh Tuấn ( Trưởng ban ) Nguyễn Ngọc Phan Lê Văn Tý Nguyễn Phúc Nghiệp Trương Ngọc Tường Tô Thế Truyền Lê Minh Đức Mai Mỹ Duyên Lê Ái Siêm Nguyễn Thanh Hằng Nguyễn Đình Tư Nguyễn Quang Ân CỘNG TÁC VIÊN Trần Văn Trầm - Duy Anh - Lê Ngọc Tờ - Nguyễn Thị Chính - Võ Phúc Châu -Phạm Văn Hai - Đỗ Chung - Phan Vĩnh Thân - Huỳnh Hữu Hải - Phạm Diệp Tư -họa sĩ Tín Trung - nhà văn Xuân An - nhà báo Nguyễn Thị Bạch Vân - Ban Tuyên giáo -Phòng Văn hóa Thông tin các huyện , thành phố , thị xã . - Các sở, ban , ngành tinh Tiền Giang.
- LỜI GIỚI THIỆU 11 LỜI GIỚI THIỆU Thựchiện Nghị quyết củaĐạihộiđại biểu Đảng bộ tỉnh TiềnGiang lần thứ VII, nhiệm kỳ 2001-2005 về việc biên soạn và xuất bản Địa chí Tiền Giang , nhằm giúp cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà cũng như bạn đọc gần xa có cơ sở tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển tỉnh Tiền Giang từ xưa đến nay ; đầu năm 2001 , Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Biên tập và trực tiếp chỉ đạo phương hướng nghiên cứu , biên soạn công trình này . Từ năm 2001 đến nay , Ban Biên tập công trình Địa chí Tiền Giang cùng với các sở, ban , ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh đã tiến hành sưu tầm tài liệu , tổ chức tọa đàm , khảo sát thực tế, tập trung nghiên cứu , biên soạn và được Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam thẩm định . Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2005 ), chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII , nhiệm kỳ 2005 - 2010, Tỉnh ủy , Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang xuất bản bộ sách Địa chí Tiền Giang . Địa chí Tiền Giang gồm hai tập : Địa chí Tiền Giang - Chuyên khảo và Địa chí Tiền Giang- Từ điển . Đây là bộ sách quan trọng đối với người Tiền Giang và đối với những ai quan tâm, yêu mến , muốn tìm hiểu , nghiên cứu về vùng đất và con người Tiền Giang xưa và nay ; hơn thế, đối với cả những người Tiền Giang xa xứ muốn biết về nguồn cội của mình . Bộ sách Địa chí Tiền Giang đề cập nhiều vấn đề cốt yếu về tự nhiên và xã hội vùng đất Tiền Giang từ thuở khai hoang lập ấp cho đến những năm đầu thế kỷ XXI. Công trình đề cập một cách có hệ thống theo trình tự thời gian , được thực hiện bằng các phương pháp khoa học , đặc biệt là phương pháp lịch sử , phương pháp lo - gic , kết hợp với các phương pháp phân tích , thống kê , so sánh , diễn giải v.v từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Chúng ta, ai cũng có nơi sinh ra, lớn lên , học hành , lao động xây dựng xóm làng , hoặc từ đó ra đi công tác, làm ăn nơi xứ lạ quê người. Nơi ấy được gọi bằng hai tiếng trìu mến và thiêng liêng : Quê hương ! Và có mấy ai hiểu được tường tận mọi điều về quê hương mình , từ khi khai sơn lập địa cho đến nay, về những gì sâu thẳm mà vài ba thế hệ chưa có câu trả lời thỏa đáng. Để hiểu tường tận một điều gì đó về quê hương , về một địa phương , người ta thường tìm đến những cuốn Địa chí. Bởi thế mà sách Địa chí xuất hiện khá sớm . Đặc biệt , từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng ( tháng 4 năm 1975 ) , nhiều tỉnh ở nước ta lần lượt xuất bản Địa chí của tỉnh mình . Nay , tỉnh Tiền Giang cho ra đời bộ sách Địa chí Tiền Giang , cũng nhằm giúp bạn đọc gần xa hiểu thêm về quê hương Tiền Giang .
- 12 ĐỊA CHÍ TIỀN GIANG Tôi tin , cuốn Địa chí sẽ là người bạn của những ai quan tâm và yêu quý Tiền Giang . Bởi lẽ, có mấy ai biết được mọi thứ để trả lời những câu hỏi về một địa phương . Địa chí sẽ giúp chúng ta điều ấy . Địa chí dẫn dắt chúng ta đi trên quê hương yêu quý của mình , từ thuở ban sơ đến hiện tại , giải thích một cách khoa học những điều mà lâu nay chúng ta còn mập mờ, chưa biết nó đích xác là gì , cung cấp một lượng thông tin về quê hương , lượng thông tin ấy tự nó là nguồn lực , là sức mạnh tinh thần , là nguồn cổ vũ , niềm tin , niềm tự hào , giúp chúng ta vững tin hơn trên con đường tiến lên phía trước . Có thể có người đi nhiều nơi , trực tiếp quan sát nhiều địa điểm , nhưng như thế cũng chỉ là thấy nhiều . Làm sao có thể biết hết tên xã ngày nay là tên làng gì của ngày xưa ? Ai là người lập làng ? Ai là người lập chợ ? Rồi tên đất, tên rạch , tên sông có nguồn gốc từ đâu ? Ở mỗi làng quê , góc phố đều chứa trong nó sự tích của mình . Nếu đi đểthấy làng quê , góc phố ấy thì làm sao biết được những sự tích về nó . Địa chỉ cho chúng ta cái nhìn khá thấu đáo là vậy . Đọc Địa chí Tiền Giang , nhận ra mảnh đất này có nhiều điều thật thú vị, nó bật mở những gì mà ta đã từng nghe nhưng chưa biết thực chất nó là gì ? Nó từng tồn tại như thế nào trong chiều dài lịch sử của vùng đất Tiền Giang. Người ta nói “ Địa linh sinh nhân kiệt” . Vậy mảnh đất này là gì mà tạo ra những sự kiện có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn có tiếng vang ở nhiều châu lục, như trận Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt gần 5 vạn quân Xiêm cùng mưu đồ xâm lược của chúng , vào ngày 20 tháng 1 năm 1785 ; hoặc như trận Giồng Dứa ngày 25 tháng 4 năm 1947, đánh vào đoàn xe của chính phủ bù nhìn Lê Văn Hoạch, nước Pháp phải để quốc tang ; hoặc như trận Ấp Bắc ngày 2 tháng 1 năm 1963, bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận , thiết xa vận, bủa lưới phóng lao là chiến thuật tân kỳ của Mỹ . Chỉmột trận Ấp Bắc đủ để các nhà quân sự Mỹ nhận ra chiến lược “ chiến tranh đặc biệt ” sẽ sụp đổ, chỉ một trận như thế đủ làm rung chuyển lầu Năm Góc. Phải từ một nguồn mạch , vị trí, thế đất, thế sông cụ thể , phải từ truyền thống cụ thể mới tạo ra một vùng đất và con người Tiền Giang có bản sắc. Các nhà khảo cổ học , các nhà sử học, các nhà xã hội học , đã nghiên cứu và đưa ra những khái niệm về bản sắc, về địa - kinh tế, địa - văn hóa , địa - chính trị, để chúng ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa đất và người nơi này với đất và người nơi khác. Cái khác biệt, ở khía cạnh nào đó đã góp phần tạo ra bản sắc, tạo ra sự phong phú , đa dạng về văn hóa các vùng miền . Đọc Địa chí Tiền Giang , cảm nhận ban đầu về vùng đất thân yêu này là bề dày lịch sử , là thành tựu khai phá và xây dựng, là truyền thống yêu nước và cách mạng , là những sáng tạo không ngừng để có những sản vật, những món ăn , những làng nghề nổi tiếng trong vùng và cả nước . Nơi ta sinh ra và lớn lên , sống nhiều năm bên dòng sông , thửa ruộng , vườn cây ăn trái, quen thuộc từng thước đất , ấy vậy mà ta chưa hiểu nhiều về nó , huống gì là địa bàn của một tỉnh với biết bao sự kiện , sự tích qua hàng ngàn năm ! Mảnh đất bên bờ bắc sông Tiền , một đầu là biển Đông , một đầu là Đồng Tháp Mười, địa hình , địa thế như vậy cũng đủ nói lên sự đa dạng , ít nhất cũng thấy được ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tự nhiên . Mảnh đất này , ngay từ những thế kỷ đầu Công Nguyên , cách chúng ta gần 2000 năm đã từng tồn tại vương quốc cổ đại : Vương quốc Phù Nam . Ít ai ngờ rằng , vương quốc cổ đại ấy đã từng tạo ra một nền thương nghiệp rất thịnh đạt, giao thương với nhiều nước trên thế giới. Trên địa bàn Tiền Giang , có
- LỜI GIỚI THIỆU 13 nhiều địa điểm còn lưu lại dấu tích văn hóa của vương quốc ấy . Đó là những vỉa gạch cùng với những vật dụng bằng đá , kim loại, đồ gốm, tượng thờ... ở nhiều địa điểm , dấu tích của những kiến trúc cổ như đền , tháp , trung tâm tôn giáo, khu cư trú, khu mộ táng v.v ... Địa chí Tiền Giang đưa ta đi từ khởi thủy đến hiện tại để hiểu câu “Địa linh nhân kiệt” . Không phải tự nhiên mà có các sự kiện lớn , vang lừng trong sử sách và nhân gian như thế, không phải tự nhiên mà xuất hiện những anh hùng như Trương Định - người đầu tiên của Việt Nam dấy binh khởi nghĩa , Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân - nhà thơ bất khuất ba lần dấy binh, ba lần bị bắt , trước cái chết vẫn ung dung làm bài thơ tuyệt mạng ; như Trương Quyền , Tứ Kiệt , Âu Dương Lân , Đốc binh Kiều cùng nhiều anh hùng khác làm rạng rỡ quê hương Tiền Giang . Phải ở một vị trí thế nào đó , quan trọng đến mức nào đó trong cảnh quan chung của toàn vùng mới tạo ra được những con người như thế. Phải chăng, có một mạch ngầm của văn hóa chảy qua hàng chục thế kỷ để có một diện mạo văn hóa ngày nay , mà nhiều thế hệ người Việt đã ra sức tạo dựng . Tiền Giang ở vị trí có hai cửa sông lớn của dòng sông Mê - kông , có vùng trũng Đồng Tháp Mười và tiếp giáp với Đông Nam bộ - nơi chân dãy Trường Sơn đã chìm vào lòng đất để mở ra một vùng đồng bằng rộng lớn . Vị trí này không chỉ là vị trí của văn hóa, của kinh tế, mà còn là vị trí chiến lược về quân sự . Ngay từ cuối thế kỷ XVIII , quân Xiêm muốn chiếm đất Gia Định phải đánh chiếm Mỹ Tho , vì thế mà có trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Năm 1861 , sau khi đánh chiếm thành Gia Định , quân Pháp dùng hai ngả tiến đánh thành Định Tường (nay là thành phố Mỹ Tho ). Năm 1967 cũng tại Mỹ Tho , quân Mỹ hoàn thành căn cứ quân sự cấp sư đoàn mang tên “ Đồng Tâm ” là căn cứ quân sự lớn nhất của quân viễn chinh Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long . Tất cả mưu đồ của ba kẻ xâm lược trên đều thất bại. Nó cho thấy về mặt quân sự , Tiền Giang có một vị trí chiến lược rất quan trọng . Mảnh đất ấy , vị trí và vị thế ấy , đã đặt Tiền Giang vào những cuộc đối đầu quyết liệt với các kẻ thù xâm lược , vì thế mà ở đây có những tên đất , tên sông đã đi vào huyền thoại : Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt quân Xiêm xâm lược , Đám Lá Tối Trời của nghĩa quân Trương Định ; Long Hưng trong Khởi nghĩa Nam kỳ ; Cổ Cò , Giồng Dứa , Kinh Bùi trong kháng chiến chống Pháp ; Ấp Bắc , Ba Rài, Đồng Sơn , Vành đai Bình Đức, đập Ông Tải, Ngã Sáu..trong kháng chiến chống Mỹ. Biết bao anh hùng liệt sĩ mà tên tuổi còn mãi trong ký ức mọi người. Có những anh hùng mà chỉ nhắc tên là mọi người Việt Nam đều biết, như Trừ Văn Thố , Lê Thị Hồng Gấm v.v ... Đất và người như thế , chắc chắn còn nhiều điều mà sử sách chưa nói hết , chưa lý giải hết trong cuốn Địa chí này . Không phải như thế là hạn chế của Địa chí. Sự lý giải thật tường tận chắc chắn khó thực hiện trong một cuốn sách, mà làm sao giải thích hết mọi điều thật cặn kẽ, khi trong những sự kiện có những điều như chuyện lạ , mà nếu giải thích nó cặn kẽ phải bao hàm cả sức mạnh của nền văn hóa dân tộc , truyền thống yêu nước , truyền thống của địa phương , sức mạnh của thời đại và những yếu tố khác . Những sự kiện như : Thành lập lực lượng vũ trang thuộc loại sớm của cả nước ( 12/8/1940 ) ; khởi nghĩa tháng 11 năm 1940, cờ đỏ sao vàng xuất hiện , thành lập được chính quyền nhân dân theo thể chế Dân chủ cộng hòa và giữ được hơn 40 ngày trong thế bao vây của thủy - lục - không quân của thực dân Pháp ; nơi mà nhiều cụ già cũng trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, thiếu niên cũng trở thành anh hùng lực lượng vũ trang ; nơi bẻ gãy nhiều chiến thuật tân kỳ của quân Mỹ ; nơi buộc Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ phải rút khỏi Việt Nam sớm nhất; và vào tháng 9 năm 1969, trở thành nơi đầu tiên của cả nước thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Đánh cho Mỹ cút” .
- 14 ĐỊA CHÍ TIỀN GIANG Mảnh đất Tiền Giang với vị trí và vị thế đó, không chỉ tạo ra những con người anh hùng trong chiến đấu , mà còn tạo ra những con người tài hoa , nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực . Xưa có Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân , một nhà thơ yêu nước ; có Học Lạc - nhà thơ trào phúng xuất hiện sớm ở Việt Nam . Từ giữa thế kỷ XX có nhà văn Hồ Biểu Chánh , nhà văn Đoàn Giỏi , nhạc sĩ Hoàng Việt , nhà điêu khắc Nguyễn Hải, họa sĩ Hoàng Tuyển, ... Cũng từ mảnh đất này , đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương xuất hiện sớm và phát triển rộng rãi, với nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng , góp phần không nhỏ vào nền nghệ thuật cải lương Việt Nam như nghệ sĩ Năm Phi, nghệ sĩ Phùng Há, nghệ sĩ Tư Triều , nghệ sĩ Năm Châu, nghệ sĩ Bảy Nam , soạn giả Trần Hữu Trang ... Người Tiền Giang trong quá trình khẩn hoang , lập ấp, xây dựng quê hương đã tạo ra những đặc sản nổi tiếng trong vùng và cả nước: Hủ tiếu Mỹ Tho , bánh vá chợ Giồng, mắm tôm chà Gò Công , ổi xá lị Mỹ Thuận , xoài cát Hòa Lộc, cam mật Cái Bè , mận hồng đào Trung Lương, nhãn Nhị Quý , vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim , sơ ri Bình Nghị, ... cho dù trong đời sống ẩm thực hiện tại, một số đặc sản không còn nữa , nhưng tiếng thơm của nó vẫn còn lưu lại trong nhiều thế hệ người Tiền Giang . Giờ đây , nhìn dòng sông Tiền vẫn nhẫn nại chuyên chở phù sa, nâng đỡ tàu thuyền ngược xuôi tấp nập ; những vườn cây trĩu quả ; phố phường đang mọc lên ; khu công nghiệp mới đang mở ra ; trang trại ngày một nhiều ; quê hương ngày một đẹp hơn , giàu hơn , chúng ta lại càng thêm kính phục tổ tiên mình đã không quản ngại đổ mồ hôi và máu để khai phá , mở mang trong sự khó khăn vô bờ , sáng tạo ra cái phẳng , chiếc xuồng , cái nọc cấy từ câu hò , điệu lý ; từ giống cây , món ăn ... để nuôi dưỡng thể xác và tâm hồn các thế hệ người Tiền Giang, và thế hệ chúng ta là những người thừa hưởng . Chúng ta trân trọng , tự hào những cố gắng lớn lao , không mệt mỏi của tổ tiên cho quê hương và Tổ quốc, chúng ta càng thấy trách nhiệm của mình trong việc xây dựng quê hương Tiền Giang ngày thêm giàu đẹp, văn minh . Trong quá trình nghiên cứu , biên soạn Địa chí Tiền Giang, Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp từ nhiều nguồn , nhiều nơi, trong đó có những ý kiến đóng góp quan trọng của các nhà khoa học , để sửa chữa và bổ sung hoàn chỉnh cuốn Địa chí . Tuy nhiên , việc biên soạn một công trình có tầm cỡ như Địa chí Tiền Giang khó có thể tránh được những hạn chế và thiếu sót nhất định . Có thể cuốn Địa chí này có khiếm khuyết, có một số chi tiết chưa thật sự làm hài lòng bạn đọc , nhưng điều đáng mừng là cuốn sách đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và về khoa học của một cuốn Địa chí trong hoàn cảnh hiện nay. Cảm ơn các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các sở , ban , ngành , các địa phương đã chỉ đạo , đóng góp vào nội dung cuốn Địa chí . Cảm ơn các nhà khoa học , các nhà nghiên cứu trong tỉnh và trong nước , đặc biệt là các nhà khoa học của Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào cuốn Địa chí này . Cảm ơn tập thể những người biên soạn và biên tập đã có nhiều cố gắng để cuốn Địa chỉ được hoàn thành như mong đợi. Trân trọng giới thiệu ĐỊA CHÍ TIỀN GIANG với bạn đọc . HUỲNH HỮU KHA Ủy viên BCHTƯ Đảng CSVN Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang
- GIANG BẢN TIỀN TỈNH CHÍNH HÀNH ĐỒ Tỷ Lệ : 1 500 000 00 106 15 106 30 106 45 106 B LONGAN Umg Trung kenk nh Saăn . TP Ma Tram K. V ơng T rư HỒ CHÍ TÂN PHƯỚC p865 Tân 7km An Tie MINH ° 10 865 6 Van n ° 10 kênh T 30 30 ge ĐỒNG THÁP KN CO Nguyen Van PHƯỚC MỸ Ô VAM h Bn 23km Tiế SG C ken n Song kênh Năng h Ấp Bắc kênh số 7 TANO - đi Cần Giuộc Vă n song K. Bang Day San Au CAI LAY Tra dinh nối Mộ Th uyễ Bang Lang g HIEP Thuận Gia 869 Go kên 10 c ước in cit 28h So a Rai 861 LAY CAI p BE CAI THÀN CHÂU H THÀNH 1 MỸ THỌ GO GHỢ CẠO LỢI CONG GO THỦY CHI och Co Công VINH Gam CONG Di . yg BINH e 1868 Lãnh Cao đi CH DONG BE CAI Mút Xoài Gầm- Rạch Icon Thời Sơn , G ng DoAO R. Ba Ra 31km còn lanh TAY CONG GO Cai 864 Tân Long GT No Cho IE N 14 HÒA TÂN kênh 3 877 Ta n Nho Sg m Ân Tứ chùa BIEN DONG 8778 ° 10 .g C Sila 15 ' LeGling C S ỦA Pháo Nghĩa đài Cử Tiểa ĐẠI quân Định Trương u 7km VĨNH LONG Vĩnh Long 10600 ' GIẢI CHÚ Cia BẾN TRE Dai tỉnh giới Địa lịch tích Di sử huyện giới Địa cảnh thắng lam Danh UBNND Tỉnh Bệnh viện Huyện lỵ Trường học Quốc đường ,s lộố Nhà máy £ Tỉnh lộ ,số đường Tên huyện GẠO CHỢ hồ , Sông GIA TIỀN Tỉnh Tên NG 106 1 °5 30 106 10645
- VỊ TRÍ TỈNH TIỀN GIANG HIỆN NAY TRONG CÁC TỈNH NAM BỘ - PHẦN LỤC ĐỊA PHÍA NAM VIỆT NAM 104° 106° 108° Xrê Pốc R Sg .Đà ằn YEN PHU TO g- XA N LE C P A MP CHIA U \C H I A ĐẮK LẮK I DAK CÔNG NONG KHÁNH HÒA MÊ 12° 12° O * A. BÌNH PHƯỚC LÂM ĐỒNG MINH THUẦN PHNÔM PÊNH TÂY NINH DONG BÌNH BINH Sg. ONVALI LaNga DƯƠNG ĐÔNG THÁP LONG AN - TP.HỒ CHÍ MINH AN GIANG P BÀ RỊA VŨNG TÀU Dương Đông TIẾN GIỐNG Tiên Hà Tan Tho H 10 ° Đ. Phú Quốc 8. ou VĨNH LONG 10° BEN TRE hòn Rái O HẬU GIANG :: KIÊN GIANG TRA QD.Nam Du QĐ . Thổ Chu /BẠC SÓC TRĂNG VĨNH HIỆU CÀMAU . mũi Cà Mau G QĐ . Côn Sơn o hòn Khoai 8° 8° 104° 106° 108°
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn