intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tôi vẽ Bác Hồ - Hồi ký: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

124
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi ký Tôi vẽ Bác Hồ gồm các câu chuyện hồi tưởng lại của nhiều tác giả khác nhau. Phần 1 sau đây với các câu chuyện: Bác Hồ với nhân dân Thủ đô Hà Nội, Mãi mãi không quên, Các cô cứ cố gắng đã có Đảng giúp, Bác là nguồn hạnh phúc của gia đình tôi, Bài học dựa vào dân, Tôi tham dự chiến dịch giải phóng Biên giới, Bác dạy phải chăm chỉ học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tôi vẽ Bác Hồ - Hồi ký: Phần 1

  1. 'S A I> m . NAM m (1 THUC HIỆN Di CHÚCBÁCHÒ
  2. TÔI VẼ BÁC HỔ
  3. Nhiều tác giả Hồi ký NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG
  4. Bia : Quốc Cường Ảnh: Tư liệu n x V N
  5. BÁC HỐ vửl NHÂN DÂN THỦ BÓ HÀ NỘI TRẦN DUY HƯNG'*' Hà Nội vinh dự là Thủ đô của cả nước, lại có hạnh phúc là nơi Bác Hồ sống, làm việc và lãnh đạo sự nghiệp cách mang của toán Đảng, toàn dân, Trong công cuộc kháng chiến và cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Thủ đô Hà Nôi luôn được Bác quan tâm dìu dắt. Tháng 8-1945, từ Tân Trào vẽ Hà Nội được hai ngày, trong khi bận biết bao nhiêu việc lớn, Bác đã cho gọi tôi và đồng chí Khuất Duy Tiến lên nhả 48 Hàng Ngang, nơi Bác viết bản “Tuyên ngôn độc lâp” lịch sử. Bác nói: - Bác được biết đoản thể đã tín nhiêm cử chú làm Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, chú Tiến làm Phó Chủ tịch, ý kiến các chú như thế nào? Tõi nói: - Thưa Bác, cháu nghĩ nếu đoàn thể giao cho chàu làm công tác y tế, cháu sẽ cố gắng làm lốt; còn tàm Chủ tịch thành phố, cháu thấy khó quá. Bác cười: - Thế Bác đã bao giờ làm Chủ tich nước đâu, Nhưng (') Nguyên Chủ tịch ủy ban nhãn dân thành phố Hà Nội,
  6. NHIỂU TÁ C GIẢ dù làm Chủ tịch nước, Chủ tịch thành phố hay gỉ đi nữa, Bác cháu ta cũng phải hiểu rằng: Mình không phải là những ông quan cách mạng, mả là những người đầy tớ trung thành của nhân dân. Sau đó, Bác quay sang nói về truyền thống vẻ vang của Thăng Long, Đổng Đô, của thành “Hoàng Diệu” và bảo chúng tôi hãy làm việc như thế nào để xứng đáng với Thủ đô anh dũng, kiên cường. Mười ba năm sau (tháng 1-1958), trong buổi nói chuyện với các đại biểu Hội đồng nhân dân khoá I của thảnh phố, Bác nhắc đến trách nhiệm của các đại biểu: - Nhiệm vụ của các đại biểu là gì? Là đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, đồng thời phải truyền đạt chính sách của Đảng và Chính phủ đến nhân dân. Nói chung trách nhiệm là: - Làm cài gì có lợi cho dân. - Chống cái gì có hại cho dân, Muốn thế phải: - Gần gũi nhân dân, - Thật thà quan tâm đến đời sống của nhân dân. Bác cồn nói thêm: - Các đại biểu phải gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Cán bộ không phải là những ông quan cách mạng, mà là đày tớ của nhân dân. Bác luôn luôn tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết và tài năng sáng tạo của nhân dân. Bác thường nói: - Cách mạng là sự nghiệp của quẩn chúng, Lực lượng quẩn chúng lả vô địch. Những ngày sau khi giành chính quyền (1945), thù 6
  7. TÔI VẼ HÁC HỒ trong giặc ngoài, tỉnh hình rối ren, Bác vẫn bình tĩnh giải quyết mọi công việc. Căm phẫn trước tội ác của bọn phản động, một số đồng chí không giữ nổi binh tĩnh, muốn ra tay ngay tức khắc, Bác không đồng ý. Bác bảo tôi: - Chú là thầy thuốc, nếu trên đùi chú có một cái nhọt, chú có cầm dao chích ngay ra không? Tôi thưa với Bác: - Thưa Bác, không ạ, Cần phải đắp nước nóng, bao nó lại, tự nó sẽ vỡ ra. Bác cười: - Bọn phản động cũng vậy, quần chúng chúng ta đoàn kết bao vây chặt lấy chúng, nó sẽ tan và xẹp xuống. Bác rất tin yêu nhân dân vả nhân dân cũng rất kính trọng và yêu quý Bác. Ngáy 19-5-1946, nhân dân Thủ đô Hà Nội vô cùng hạnh phúc được thay mặt đồng bào cả nước đến chúc mừng sinh nhật Bác, Chiều ngày 18-5-1946, tại Bắc Bộ phủ, Bác tiếp đoản đại biểu Thủ đô đến chúc mừng sinh nhật. Sáng ngày 19-5-1946, trong rừng cờ đỏ sao vảng, các cháu nhi đổng Tháng Tám, mũ calô đội lệch, súng gỗ vác trên vai, kéo sang Bắc Bộ phủ. Các cháu hát vang bài “Dân Nam ơi biết ơn Cụ Hồ đời đời”, Theo sau các cháu là hàng ngán đổng bào Thủ đô, các chiến sĩ tự vệ. Họ hô vang “Hồ Chủ tịch muôn năm! Việt Nam độc lập muôn năm!”. Bác bảo mở cửa Bắc Bô phủ cho các cháu vào. Bác cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng và đồng chí Võ Nguyên Giáp vẫy tay chào các cháu. Bác quay lại nói với chúng tôi: 7
  8. NHIỂU TÁC GIẢ - Đây là những chủ nhân tí hon, tương lai của nước nhà. Nước ta tuy cồn nghèo, khó khăn nhiều, nhưng các chú phải hết sức chăm lo cho các cháu. Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng của nhân dân Thủ đô, đoàn kết xung quanh Bác, thể hiện quyết tâm bảo vệ non sông gấm vóc, chống lại bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Kháng chiến bùng nổ, từ núi rừng Việt Bắc, Bác cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ của cả nước, Bác vẫn nhớ tới Thủ đô Hà Nội. Tháng 5-1949, trong thư gửi đồng bào Hà Nội, Bác viết: “Chúng ta chắc thắng vì chúng ta quyết thắng, Tôi viết thư này với tất cả tấm lòng thưcmg xót, yêu mến và chắc chắn. Đồng bào cố tiến lên. Ngày vẻ vang sẽ không xa” . Năm năm sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Hà Nội hoàn toàn giải phóng, Bác cùng Trung ương Đảng chuẩn bị nhiều mặt để tiếp quản Thủ đô. Ngày 10-10-1954, Bác gửi thư cho đồng bào Thủ đô Hà Nội; “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bảo...”. Bác khen ngợi đồng bào đã phấn đấu giữ gìn Thủ đô, đồng thời đé ra những nhiệm vụ mới cho quân vả dân Hà Nội. Từ ngày giải phóng, Hà Nội được Bác quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Thủ đô luôn nhận được sự khích lệ, động viên của Bác. 8
  9. Tại Bắc Bộ phủ, Bác Hố tiếp các đại hiếu nhán dán Hà Nội đến chào m ỉm g Người và Chính phũ vé ỉại Thú đỏy ngày I6-ỈỒ-Ỉ954. Bác rất chú ý tới ngành công nghiệp nặng của Thủ đô, đã nhiéu lần Người đến thãm nhá máy Trung quy mô, món quà của tinh đoàn kết hữu nghị Việt Xô, nhả máy cơ khí Trần Hưng Đạo, môt cõng binh xưởng có từ ngày Cách mang Tháng Tám. Bác đi thăm bà con nông dân ngoại thanh ngay từ khi mới cải cách ruộng đất, Những ngày han hán, nắng cháy đổng, những ngày bận rộn nhưng rất vui, nhàn dân Thủ đó đều thấy cố Bác bên cạnh. Bác chăm lo đến sự nghiệp giáo dục các cháu thanh thiếu niên. Người thường đến thăm các vườn trẻ, lớp mẫu giáo vá các trường phổ thõng Bác theo dõi moi hoạt đông của nhân dân Thủ đô qua nhũng buổi đi thâm, găp gỡ đổng bào, chiến sĩ. Người căn dặn: 9
  10. NHIỂU TÁC GIA - Thủ đô phải lầm thế nào đê trở thành thủ đô xã hội chủ nghĩa. Muốn như thế thì mỗi một xí nghiệp, mỗi một đơn vị bộ đội, mỗi một trường học, mỗi một đường phố, mỗi một cơ quan và mỗi một nông dân ở ngoại thành phải là một pháo đài của xã hội chủ nghĩa... Đảng bộ Thủ đô và đồng bào, trước hết là công nhân Thủ đô phải gương mẫu, làm đầu tàu cho nơi khác. Những ngày Tết cổ truỵén đến, Bác thường đi thăm hỏi và vui Tết với đồng bào. Tết độc lập đầu tiên (1946), Bác đã đi thăm đồng bào Thủ đô, đi lễ ở chùa Ngọc Sơn. Tháng 8-1969, sau khi đi thăm một số thủ đô xã hội chủ nghĩa, tôi xin được gặp Bác để báo cáo tình hỉnh. Lúc đó Bác đã yếu nhiều, Bác dặn: - Các chú báo cáo với chú Tô (đồng chí Phạm Văn Đồng), cồn chú Hoảng Quốc Thịnh (Bộ trưởng Bộ Nội thương) báo cáo cho Bác biết kế hoạch cải tiến phân phối thực phẩm và hàng hoá cho đồng bào Thủ đô... Nhưng Bác hẹn các chú một tuần sau nữa sẽ lên báo cáo. Một tuần sau nữa, chúng tôi đã khóc, vì không được báo cáo với Bác. Bác đã ra đi, để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có quân và dân Thủ đô Hà Nôi. N gày 24-5-1982 PH Ạ M T H I LAI ghi 10
  11. MÃI MÃI KHÔNG QUÊN BÍCH THUẬN'- HỔ Chi Minh! Cha chúng ta về một ngày thu muôn ánh sao bay rợp thành đô! Có lẽ chưa một lần nào trong đời, chúng tôi được hát vui, hát với tất cả tâm hồn mình như cái ngày tháng 3-1950 ấy. Chúng tôi được chào đón Bác, Bác tới thăm các đại biểu vẽ dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất. Những gương mặt xanh xao vi sốt rét, vì những đêm nằm hầm bỗng rạng rỡ hồng hào, những đôi mắt sáng lên, không rời nhìn Bác, những đôi mắt hầu như không chớp, Bác đã đến thật rồi kia! Nước da Bác rám hồng, vầng trán cao rộng của Bác còn đọng lấm tấm những giọt mồ hôi. Bác vừa vượt một chặng đường khá vất vả đến thăm chúng tôi. Bác đây. Bộ quần áo lụa nhẹ màu nâu chân chất, chòm râu bạc phơ, gương mặt hiền từ, luôn nở nụ cười độ ương trước những câu hỏi, những lời chào của lớp lớp đàn cháu gái. Những chi cán bô lãnh đạo từng trải, những chị cán bô (*) Nhà vãn. 11
  12. NHIỂL' TÁC (ỈIẢ gan góc vùng sau lưng địch, những chị cán bộ vùng rẻo cao, trong phút giây đều quên hết nghi thức và tất cả bỗng hồn nhiên, bỗng như thơ trẻ trước mặt Bác. Bác cháu quây quần tụ họp dưới bóng xanh mát rươi của rừng nứa, lúc những đốm nắng cuối xuân đang xao động. Bác thân thiết hỏi thăm các đại biểu vé dự đại hội. Nam Bộ, Khu V, miền xuôi, miến núi, vùng tự do, vùng tạm bị địch chiếm, chúng tôi có cảm giác Bác đã hiểu tất cả. Tấm lòng những người dân vùng sau lưng địch Ịuôn luôn hướng vế kháng chiến, lồng dân vùng rẻo cao, sự hi sinh tân tụy của cán bộ từ cơ sở. Cảnh sum họp dưới cánh rừng nứa buổi chiéu hôm ấy thực sự đầm ấm, đầy tinh thương yêu thân thiết của đai gia đinh cách mạng. Bác nói chuyện với Đại hội, và rồi Bác cho phép các đại biểu được hỏi Bác, vé việc gỉ cũng đươc, việc công cũng như việc tư. Nhiều chị đã mạnh dạn hỏi Bác về những điéu các chị chưa hiểu: chuyện công tác, chuyện gia đình. Hội trường nhiều lần vang lên tiếng cười vui vẻ. Câu trả lời của Bác thường giản dị và đôi lúc dí dỏm. Rồi chúng tôi được chụp ảnh chung với Bác. Cũng chưa bao giờ chị em lại háo hức đỏi chụp ảnh đến thế. Những đốm nắng trong cánh rừng nhạt dần, Bác sắp ra vé. Lòng dạ chúng lôi nao lẽn, Bao giờ mới lai được gặp Bác lần thứ hai nữa? Kia, Bác đang sửa soạn ra vé, rõ ràng, dứt khoát như khi Bác đến. Hôi trường sâu lắng một giây. Tất cả đang hướng lên, vẽ phía Bác. Giọng Bác ấm áp: “Bác chúc các cô ra về mạnh khoẻ. Vé địa pnương, 12
  13. TOI VẺ BÁC HỒ nihững chị em nào có thành tích, các cô nhớ gửi báo cáo ê;n cho Bác". Những lời dặn của Bác vang vọng mãi trong tôi. Tôi suy nighĩ mãi “Chị em nào cố thành tích, các cô nhớ gửi báo cáo lân cho Bác”. Chị du kích đội Trưng Trắc, bà mẹ chiến sĩ Niam phần Bắc Ninh tôi được gặp những ngày theo bộ đội vào vùng sau lưng địch. “Vâng, thưa Bác, cháu sẽ cố gắng”. Những buổi tối mùa hạ, dưới ánh đèn nhựa trám, tôi cố giắng viết vể những trận đánh giặc bằng đồn gánh, bằng miưu trí của những cô gái từng trồng dâu nuôi tằm ở một làing ven sông Đuống. Tôi viết vế lòng yêu nước, thương bộ đ(ội của bà mẹ từng chỉ quen nghề quay tơ, dệt cửi. Mừng sinh nhật Bác 60 tuổi, tôi gửi thư lên, chúc thọ Biác và mạnh dạn gửi lẽn Bác những trang viết đầu tiên đó. Tôi có ngờ đâu Bác cũng đọc những mẩu chuyện nhỏ ấy. Một buổi sáng tháng 6, tôi vừa đi công tác về, các đrông chí trong cơ quan vui mừng báo tin cho tôi biết: “Có th ư Bác gửi” . Thư của Bác kèm theo một tấm huy hiệu. Một tắíÌTi hình Bác mà đêm đêm ở rừng sâu Việt Bắc, dưới ánh đfẻn dẩu, tôi thường soi vào lồng bàn tay mình để thấy Bác điược rõ hơn, để mình tự nhủ mình phải làm việc tốt hơn, n h ư lời Bác dặn trong thư: “Bác khuyên cháu cố gắng để tiế n bô mãi". Mùa hè năm 1951, tôi đi theo một đơn vị quân y phục vụj chiến dịch Hầ-Nam-Ninh. Tôi đi với các đoàn dân công, đii tới các đội điếu trị. Và tôi viết vể các chị dân công lảm nlniệm vụ tiếp tế, tải thương, vẽ các bà mẹ hết lòng phục vụ thiương binh. 13
  14. NHI ỂU T Á C GIẢ Ngày 1 9 - 8 năm ấy, với lồng nhớ thương và biết ơn vô hạn, tôi nghĩ đến Bác. Bác khai sinh ra mùa thu cách mạng, mùa thu vẻ vang trong sáng tuyệt vời, nhưng cũng là mùa thu đầy băo táp của nước ta. Tôi nhớ mâi hình ảnh Bác những ngày Bác từ chiến khu trở vé, xanh, gầy, nhưng đôi mắt thật sáng. Thù trong giặc ngoài rập rỉnh mưu toan bóp nghẹt nước Việt slam Dân chủ Cộng hoà ngay trong trứng nước. Vận mệnh Tổ quốc như “nghìn cân treo trên sợi tóc”. Nhưng Hà Nội vẫn tưng bừng, náo động trong không khí rộn rịp tổng tuyển cử. buổi sáng, bọn trẻ chúng tôi ngồi trên một chiếc xe đi cổ động bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên. Khi chúng tôi vừa nhắc đến tên Bàc, xe cũng vừa tới dinh Bắc Bộ. Cánh cửa sổ trong khung nhà Bác bỗng hé mở và khuôn mặt hiển từ, âu yếm của Người hiện ra. Bác nhìn chúng tôi cười dịu dàng, và tất cả bọn con gái chúng tôi ôm chầm lấy nhau, sung sướng. Từ mùa thu lịch sử ấy, hướng đi của chúng tôi đã được quyết định. Chúng tôi theo Bác, theo cách mạng bước vào cuộc kháng chiến trường ki. Đối với chúng tôi, đối với cả toàn dân ta, Bác đã trở thành một niẽm tin tuyệt đối, Người đầy lòng thương yêu nhân ái. Người đã cho chúng tôi chân lí, lẽ sống làm người. Từ cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến thành công do Bác cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo, đã nảy sinh biết bao người phụ nữ mới. Những người phụ nữ trung thảnh và tận tụy. Tôi phải viết vé họ. Và một lần nữa, tôi gửi lên Bác những mẩu chuyện tôi ghi chép trong chiến dịch. 14
  15. TỐI VẼ BÁC HỒ Một buối sáng mùa đông, một món quà bất ngờ nữa đến với tôi. Bác cho gọi tôi đến. Bác cẩn thận dặn đồng chí Thắng trong đơn vị bảo vệ Bác, nhắc tôi ăn sáng và nắm thêm một nắm cơm ăn dọc đường. Nhưng vì quá mừng tôi chỉ ăn qua quýt rói vội theo anh đi ngay. Bầu trời xanh của núi rừng Việt Bắc mở rộng trước mắt tôi. Ánh sáng mùa đông hôm ấy sao ấm thế, cánh rừng sao đẹp thế, dồng suối sao trong thế. Chân tôi đi, đi mãi mà không mỏi. Hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, hết dốc cao này đến một dốc cao khác. Chúng tôi đi một mạch không nghỉ, không ăn, khổng uống và đến chiều thì tới nơi Bác ở. Tim tôi đập mạnh khi tôi bắt đầu được đặt chân lên con đường hàng ngày từng in dấu chân Bác. Con suối lớn trước cửa nơi nhà Bác ở. Và nhả Bác đây rồi. Thoạt tiên là một gian nhà bếp sáng sủa sạch sẽ. Lên một khúc nữa là gian nhà nơi Bác ân cơm và cũng là phòng nghỉ của đơn vị bảo vệ. Canh đó là nhà khách. Tôi nón nóng được tới chào Bác. Bác đang làm việc. Mười ngón tay của Bác gõ giòn giã trên bàn máy chữ. Một mảng nắng chiéu mùa đông hắt lên vầng trán cao rộng của Bác, lên bộ ảo quần nâu giản dị Bác đang mặc. Tôi chạy vội lại bàn làm việc của Bác, tôi chào Bác mà hai mi mắt cứ nóng ran cả lên. Bác cười, hỏi tôi đi đường có nhớ mang cơm nắm đi ăn không, đi đường xa có mệt không? Tôi đáp “Thưa Bác, được đến Bác, cháu mừng quá nên không mèt, không đói ạ". 15
  16. NHIỀU TÁC GIÁ Một tình cảm ấm áp, trìu mến tràn vào trong tôi sau những năm tháng xa gia đình. Tôi nhìn ngắm mãi ngôi nhà Bác ở, một nếp nhà thực giản dị. Giường Bác nằm nghỉ, cải bàn bên cửa sổ nơi Bác làm việc, mọi vật đéu trật tự, ngăn nắp. Tôi nhìn và tôi thấy hầu như không có gì xa cách giữa ngôi nhà của một vị chủ tịch nước và nhà của các cơ quan. Bác hỏi tôi chuyện gia đình, chuyện công tác. Bác hỏi thăm một vài chị trong cơ quan tôi, đời sống của chúng tôi. Tôi nói với Bác những ngày chúng tôi đi chiến dịch, chuyện các bà mẹ, các chị em phục vụ chiến trường, các chiến sĩ bị thương. Bác nghe và, đột nhiên Bác bảo: “Cô viết cồn nhạt lắm”. Bác gọi các anh ở văn phòng lên, bảo các anh xếp chỗ nghỉ cho tôi. Hôm sau, Bác giao cho tôi một việc: đọc những sô' báo Bác đưa cho, báo Nhàn đạo, báo Vỉ một nền hoà bình làu dài, lấy ở trong đó những mẩu chuyện, những tin tức mình đang cần, ví dụ: mẩu chuyện phản đối chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, tô' cáo chế độ tư bản, đế quốc... c. B đăng trong báo Bác lại hỏi tôi vé những bài viết của Nhàn dàn. Tôi thưa với Bác vé cách viết của c. B. Bác gật đầu. Bác bảo: “Bây giờ cỗ cũng viết như thế cho Bác xem”. ở nơi văn phòng Bác, buổi sáng tôi đọc báo đến khoảng 10 giờ. Chiéu và tối, cũng đọc báo, đọc những mẩu chuyện đánh máy bằng chữ Pháp Bác đưa cho, toàn là chuyện đánh Pháp cả. Tôi nhớ nhất là chuyện “Chị Ba 16
  17. TÔI \ K BÁC' IIỎ Vườn chuối”. Chị Ba đã chăt hết cây chuối trong vườn nhà để giúp bô đội vượt sông. Giăc Pháp đến, tra hỏi chị, chị mót mực không khai và chị đã hy sinh anh dũng ngay trong vườn chuối nhá chị. Trong thời gian ba ngày, tôi lượm nhặt tin tức và viết đươc nàm bài báo ngắn gửi lên Bác. Những bài viết của tôi năm ấy được Bác giữ lại, mỗi bài có đính theo bản góp ý chung cho cả bài, lai nêu từng câu, từng ý, câu này viếl chưa ổn nên viết như thế này, vì sao phải viết như thế... Những bài báo ấy đến nay tôi vẫn còn nâng niu gin giữ. háng 5-1961, Bác đến thăm Đai hôi chiến sĩ thi đua toàn quân. Khi Bác ra vé, tôi còn đứng trõng theo Bác mẫi... Xe Bác đã chuyển bánh, bỗng Bác ra hiệu cho đồng chí lái xe dừng lại, Và Bác vẫy gọi tôi đến. Sung sướng, cảm động, tôi chạy vội tới chào Bác. Bác hỏi tôi vế đời sống gia đinh, vé công tác. Khi biết tôi vẫn viết báo, Bác gật đầu cười vui vẻ. Mỗi lần tới thăm Đại hôi các nhà báo, Bác đều gọi các cháu gái viết báo lên ngồi hàng ghế đẩu. Bác kể chuyện những năm Bác làm báo cho chúng tôi nghe. Bác thường càn dặn chúng tôi phải viết cho hay, cho chân thực, cho sinh đông, cho hùng hổn vé những con người mới của thời đại ta, chế độ ta, Chúng tôi chưa làm được như Bác mong muốn, Riêng đối với những nữ nhà văn chúng tôi, công việc 17
  18. NHIỂU TÁC GIẢ còn gặp biết bao nhiêu khó khăn. Nhưng mỗi lần thất bại, mỗi khi gặp khó khăn, tôi không nản. Tôi thiết tha muốn thể hiện những người phụ nữ của thời đại Hồ Chí Minh, những người phụ nữ đẹp như hoa nở mùa xuân, ngày trước kiên cường chống Pháp và bây giờ dũng cảm, đảm đang chống Mỹ, cứu nước! Và những năm tháng Việt Bắc, những năm thiáng tuổi trẻ đi kháng chiến hạnh phúc nhất của cuộc đời chúng tôi, những năm được gần Bác vẫn rõ ràng thắm thiết trong tôi như thể mới ngày hôm qua vậy. Tình thương của Bác vẫn dẫn dắt chúng tôi vượt qua bao trở ngại, mãi mãi tôi không bao giờ quên được. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2