Ebook Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Phường 14 - Quận 10 (1930-2015): Phần 2
lượt xem 3
download
Cuốn sách "Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Phường 14 - Quận 10 (1930-2015)" gồm các phần: Lịch sử hình thành vùng đất Phường 14 và truyền thống lịch sử dân tộc; Nhân dân vùng đất Phường 14 dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (1930 - 1975); Đảng bộ và Nhân dân Phường 14 trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội (1975 - 2015). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Phường 14 - Quận 10 (1930-2015): Phần 2
- PHẦN THỨ HAI ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN PHƯỜNG 14 TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1975 - 2015) 125
- 126
- CHƯƠNG I KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG SAU NGÀY MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG (1975 - 1985) I. LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, ỔN ĐỊNH TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1975 - 1977) 1. Tình hình phường Nguyễn Tri Phương (địa bàn Phường 14 ngày nay) những năm đầu sau giải phóng Khắp đường phố Quận 10 cờ đỏ tung bay, nhân dân trong Quận và phường Nguyễn Tri Phương (sau đó là 127
- Phường 20, nay là Phường 14) nô nức đón chào ngày lịch sử 30 tháng 4 năm 1975 với niềm vui vô hạn, từ đây mọi người được sống trong thanh bình - độc lập, bước vào kỷ nguyên mới: Hàn gắn vết thương chiến tranh, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Được sự lãnh đạo của Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 10, Phường đã nhanh chóng ổn định tình hình, thành lập Chi bộ Đảng, chính quyền nhân dân cách mạng (từ 6/1976 - 1977): đồng chí Phan Ngọc Diệu (Năm Hà) là Bí thư Đảng ủy, đồng chí Phan Ngọc Thái là Chủ tịch UBND. Giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách như: An ninh trật tự, dân sinh, sản xuất, nâng cao đời sống người dân để góp phần đưa Quận 10 và Thành phố ngày càng phát triển, sớm hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Phường còn những vấn đề khó khăn, phức tạp cần giải quyết lúc này như: - Trong các trại lính và trại gia binh trong Phường, các sĩ quan, binh sĩ chế độ cũ hoang mang, hoảng loạn bỏ chạy, số còn ở lại hầu hết là gia đình binh lính, một số lính ở lại thì có người trốn học tập cải tạo, có người còn tư tưởng chống cách mạng, nói xấu cách mạng. - Đời sống người dân hết sức khó khăn do thiếu lương thực - thực phẩm, vì không còn được nhờ vào Mỹ và chính quyền chế độ cũ. 128
- - Bệnh tật xuất hiện nhưng thiếu thuốc chữa trị. - Bọn trộm cắp, cướp giật hoành hành làm cho người dân lo sợ. - Phường không có nhà máy, không có cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân. 2. Chi bộ phường Nguyễn Tri Phương lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, ổn định trật tự xã hội và đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất (5/1975 - 8/1977) a. Trong công tác củng cố chính quyền cách mạng và phát triển các tổ chức quần chúng Những ngày đầu sau giải phóng tại Phường 14 chưa có tổ chức Đảng và chính quyền cách mạng khiến tình hình tại Phường rất phức tạp. Lúc này có ông Khôi (cha của ông Khoa - cảnh sát chế độ Sài Gòn) tự đứng ra lãnh đạo. Qua khảo sát thực tế, đồng chí Phạm Đức Thưởng (Hai Thưởng) là Trưởng Công an Quận 10 đã điều động đồng chí Mạnh Trọng Tăng (đảng viên - cán bộ công an Quận 10, từng là bộ đội tham gia chống Pháp, tham gia trận đánh Điện Biên Phủ) đang công tác ở Phường 1 về Khóm 11 (phường Nguyễn Tri Phương) để ổn định an ninh trật tự và quản lý địa bàn. Sau đó, Quận tăng cường thêm các đồng chí Đoàn Văn Hai, Ngô Khi, đồng chí Bản và bốn đồng chí bộ đội nữa về phối hợp công tác. 129
- Để thành lập Chi bộ Khóm, đồng chí Phan Ngọc Diệu(1) Bí thư phường Nguyễn Tri Phương chỉ định đồng chí Mạnh Trọng Tăng(2) làm Bí thư Chi bộ. Đồng chí Trần Thị Mai, đồng chí Lê Quang Bản cùng 4 đảng viên tham gia sinh hoạt, chỉ đạo củng cố chính quyền, và ông Khôi được nghỉ làm công tác lãnh đạo Khóm. Đồng chí Tăng cùng với Chi bộ và Ủy ban nhân dân cách mạng phường Nguyễn Tri Phương thành lập nên Ban Nhân dân Cách mạng Khóm, gồm: • Chủ tịch: Bà Trần Thị Mai; • Các Phó Chủ tịch gồm: Ông Ngô Hữu Chức (phụ trách hành chính) và ông Nguyễn Văn Sanh (phụ trách an ninh); 1. Đồng chí Phan Ngọc Diệu (Năm Hà): Sinh năm 1937, thuộc lực lượng Thành đoàn, hoạt động cách mạng bị địch bắt đưa đi Côn Đảo từ năm 1968 đến 1974 được trao trả ở Lộc Ninh và tiếp tục tham gia cách mạng. Năm 1975, đồng chí Năm Hà tham gia trong đoàn của đồng chí Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) do đồng chí Mai Chí Thọ chỉ đạo chung, về công tác tại Thành đoàn; ngày giải phóng đồng chí năm Hà về họp ở trường Pétrus Ký chuẩn bị tiếp quản Quận 10, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 về làm Bí thư đầu tiên của phường Nguyễn Tri Phương, rồi về làm Bí thư Phường 20 (nay là Phường 14) Quận 10. Đồng chí đã được tặng Huy hiệu 55 tuổi Đảng, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất. 2. Đồng chí Mạnh Trọng Tăng: Sinh năm 1932, quê quán tại Hưng Nguyên - Nghệ An, đi bộ đội chống Pháp tại Điện Biên Phủ, chiến đấu ở Lào, cán bộ công an, đi B giải phóng Sài Gòn. Ngày 30/4/1975 về công tác ở Công an Quận 10, sau đó về Khóm 11 (Phường 14 ngày nay) làm Bí thư Chi bộ, đồng chí hơn 85 năm tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng, được tặng Huy hiệu Điện Biên Phủ và nhiều huân huy chương, có con thứ là đồng chí Mạnh Trọng Tuyến đang làm Phó Ban Chỉ huy Quận đội Quận 10. Đồng chí hiện thường trú tại số 73/7 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú. 130
- • Ủy viên Kinh tế - Tài chính: Ông Cao Văn Chất; • Ủy viên Thương binh - Xã hội: Ông Đoàn Viết Thảo; • Ủy viên Văn hóa Thông tin và Giáo dục: Ông Phan Văn Sung; • Ủy viên Quân sự: Ông Trịnh Hạnh; • Ủy viên Thư ký Ủy ban: Ông Nguyễn Đôn Lâm; • Trưởng Ban Quản lý Tài sản: Ông Nguyễn Lưu; • Phụ trách Hình sự: Ông Toán - kiêm phụ trách lực lượng dân phòng gồm 15 anh em, và phụ trách chung 5 khu phố; • Phụ tá Thông tin Văn hóa: Ông Nguyễn Văn Đảm, sau đó có thêm ông Ngọc, ông Dự (Khu phố 1); • Phụ tá công tác Giáo dục và Thanh niên: Ông Lê Xuân Triều; • Công tác phụ nữ: Bà Hảo; • Công tác y tế - cứu trợ: Bà Trần Thị Ga; • Phụ trách Hợp tác xã: Ông Chất; • Văn thư đánh máy: Bà Hạnh. Phụ trách 5 khu phố: • Khu phố 1: Ông Đỉnh; • Khu phố 2: Ông Đồng; 131
- • Khu phố 3: Ông Chức; • Khu phố 4: Ông Hổ, ông Lộc; • Khu phố 5: Ông Lợi. Trong đó, ông Đồng đã làm rất tốt công tác vận động xây dựng Hợp tác xã và vận động bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới, được lãnh đạo biểu dương. Chi bộ còn chỉ đạo đồng thời phải phát triển các tổ chức quần chúng góp phần ổn định tình hình, trong đó việc nổi bật là huy động thanh niên, phụ nữ, lực lượng xung kích… tham gia thu gom vũ khí của binh lính chế độ cũ chạy bỏ lại trong các trại lính, thu gom tàn dư văn hóa phẩm đồi trụy, phản động đưa về Quận 10 xử lý, tham gia làm tổng vệ sinh các khu phố, các đường lớn và cả các con hẻm sâu trên địa bàn, phong trào văn hóa văn nghệ cách mạng của quần chúng rất sôi nổi, nhất là các bạn thanh thiếu niên. Tại Khóm 11 có hai địa điểm được Quận 10 và Thành phố chọn dùng làm Hội trường học tập về đường lối, chính sách cách mạng cho các đối tượng binh lính chế độ cũ là tại Trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, VÀ KHU VỰC BỆNH VIỆN 115, Thành phố cũng chọn Hội trường Công binh trong Khóm để mở lớp bồi dưỡng kiến thức, chủ trương đường lối của Đảng cho hàng chục nghìn cán bộ - công nhân viên chức các cơ quan của Quận và Thành phố. 132
- b. Trong công tác truy quét tàn quân địch giữ gìn trật tự xã hội Để giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn Quận 10, ngày 11 tháng 5 năm 1975 Ban An ninh - Nội chính Sài Gòn - Gia Định cử một đoàn 20 đồng chí do đồng chí Phạm Đức Thưởng làm Trưởng đoàn, được phân công đến tiếp quản Ty Cảnh sát Quận 10 của chế độ cũ, và chính thức thành lập Ban An ninh Quận do đồng chí Thưởng làm Trưởng ban. Sau khi xem xét tình hình, Ban An ninh Quận phân công cán bộ xuống 5 phường để hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo các phường. Tại phường Nguyễn Tri Phương có đồng chí Tuân, phường Chí Hòa có đồng chí Cương, phường Minh Mạng có đồng chí Chinh… Về Khóm 11 (Phường 14) các đồng chí An ninh Quận đã nhanh chóng kết hợp với cấp ủy, chính quyền và phụ trách an ninh Phường như ông Sanh, ông Toán để rà soát và có biện pháp ổn định an ninh trật tự. Lúc này ở Khóm 11 có nhiều vụ dân lấy vũ khí bắn bừa bãi, gây nguy hiểm cho người dân, đồng chí Tăng đã chỉ đạo giải quyết nhanh vụ việc, chặn đứng không để xảy ra các vụ bắn nhau (như 4 vụ án mạng trước đó tại khu bệnh viện Trưng Vương - khu cư xá Đồng Tiến và gần ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG), THU GOM HÀNG TẤN VŨ khí đạn dược bị bỏ lại, truy quét tàn quân địch và bọn cướp giật nổi lên trên địa bàn. Kết quả đạt được rất khả 133
- quan: Thuyết phục, vận động binh lính sĩ quan chế độ cũ giao nộp hàng nghìn vũ khí cho Phường để đưa về Quận, thành lập lực lượng Thanh niên Xung kích ngày đêm tuần tra canh gác, truy quét tàn quân địch còn lẩn trốn, cảm hóa binh lính chế độ cũ về với cách mạng, đã mở nhiều lớp giáo dục cho hàng trăm đối tượng trốn cải tạo, lớp do đồng chí Đề (Công an Quận 10) giảng dạy và đồng chí Tăng làm quản lý lớp. Khóm đã tổ chức bắt giữ bọn cướp giật, thu 72 xe Honda, 1 xe du lịch là tang vật các vụ cướp và chuyển về công an Quận để xử lý. Khóm cũng đã xóa cơ bản tệ nạn ma túy trên địa bàn, nhất là ở khu phố 4 gần bệnh viện Trưng Vương. Ở phường Nguyễn Tri Phương, đồng chí Năm Hà cùng Chi ủy chỉ đạo ổn định tổ chức Đảng, chính quyền từ phường đến khóm, củng cố lực lượng Công an, phường đội để sớm tiếp quản các cơ sở quân sự của chế độ cũ, ổn định an ninh trật tự xã hội, hạn chế các vụ vượt biên, chú ý các đối tượng cực đoan, manh động, chống phá cách mạng. Tăng cường phát triển các lực lượng đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đường lối cách mạng, phổ biến chính sách 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với vùng mới giải phóng, kêu gọi sĩ quan, binh sĩ chế độ cũ ra trình diện chính quyền quân quản. Ở Khóm 11 (nay là Phường 14), đồng chí Tăng chỉ đạo chính quyền phát huy sáng kiến “Giao nộp vũ khí để 134
- nhận gạo”, vì lúc bấy giờ nhiều gia đình sĩ quan, binh lính chế độ cũ ở trong Khóm rất khó khăn, thiếu gạo, thiếu thuốc chữa bệnh vì chồng, con của họ đã bỏ chạy nhưng còn để vũ khí trong nhà. Kết quả thu được hàng trăm loại vũ khí, có trường hợp giao nộp cả thùng đạn, thùng lựu đạn còn mới nguyên bọc trong bao nylon giấu dưới ao, dưới mương nước vừa đem lên để nộp. Tháng 7 năm 1976, khi Khóm 11 đổi tên thành Phường 20 (Phường 14 ngày nay), thì đồng chí Năm Hà được chỉ định về làm Bí thư Phường, đồng chí Thái làm Chủ tịch, từ đây hoạt động Chi bộ và chính quyền Phường 20 ngày càng thuận lợi hơn trước. Đồng chí Tăng được điều động về lại Công an Quận 10, đảm nhận nhiệm vụ an ninh của Quận. Thời điểm này an ninh trật tự của Phường dần ổn định hơn, bên cạnh việc tăng cường củng cố tổ chức, các đồng chí ở cơ quan Đảng, chính quyền Phường còn đẩy mạnh việc tiếp xúc, trao đổi với sĩ quan - binh lính chế độ cũ để giải tỏa tâm lý mặc cảm, hận thù, giáo dục để yên tâm cải tạo. Chi ủy còn tiến hành hợp nhất các lực lượng cách mạng nổi dậy trước 1975 ở khóm để phân công, giao việc tiếp tục phối hợp quản lý địa bàn. Phường có 5 liên tổ (khu phố), 52 tổ dân phố, dân số 8.000 người với khoảng 1.500 hộ dân. Công tác quản lý địa bàn đạt kết quả rất tốt: Nội bộ ổn định, nhân dân tin tưởng cách mạng, người dân ở các trại 135
- lính, trại gia binh chấp hành tốt chủ trương chính sách, ủng hộ cách mạng, không để xảy ra bạo loạn. c. Trong công tác khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân Đặc điểm của Phường 20 trước đây hầu như không có nhà máy sản xuất nào đáng kể, chỉ có nhà máy Z756 (trước là nhà máy cơ khí công binh thuộc Cục Công binh chế độ cũ), hàng tiêu dùng khan hiếm, giá cả biến động liên tục, công tác quản lý còn bao cấp kéo dài. Để thiết thực nâng cao đời sống của người dân, Chi bộ và UBND Phường 20 đã nhanh chóng khắc phục khó khăn thực tế, tiếp quản điều hành toàn diện các cơ sở kinh tế - xã hội mà chế độ cũ để lại, tiến hành cải tạo sản xuất, đưa vào sản xuất nhà máy lâm nghiệp cơ khí 30 tháng 4, xí nghiệp Z476… nên đã sớm giải quyết được một phần nhu cầu công ăn việc làm cho người dân trong Phường. Bên cạnh chương trình vận động “Giao nộp vũ khí để lấy gạo”, thì Phường 20 đã sớm tổ chức thu gom gạo trong các trại lính đã bỏ chạy để phân phát cho bà con nhằm cứu đói kịp thời. Những người bệnh có thể đến Trạm y tế do bà Ga và 4 y tá phụ trách để khám chữa bệnh, trạm đã tổ chức tiêm phòng, khám bệnh xã hội định kỳ, tổ chức khám lưu động hàng tháng cho các nhà trẻ. Phường vận động bà con hồi hương, đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười, Sông Bé, Đồng Nai…., vận động bà 136
- con về quê làm ăn sinh sống, từ đó giải quyết được cơ bản nạn thất nghiệp, thiếu ăn, góp phần làm giảm dân số của Phường, các hoạt động mở lớp “Bình dân học vụ”, công tác cải tạo tư sản mại bản v.v… được thực hiện đảm bảo theo chỉ đạo của trên. Do vậy Phường 20 lúc bấy giờ tình hình đời sống người dân ngày càng ổn định, không thiếu ăn, không dịch bệnh, sản xuất dần phát huy tác dụng xã hội, thu hút giới trẻ vào lao động sản xuất để nâng cao đời sống, tệ nạn xì ke ma túy giảm rõ rệt, các sĩ quan, binh lính chế độ cũ đều đăng ký đi học tập cải tạo, người dân tự giác đi xây dựng kinh tế mới. Khu đất binh lính cũ để lại được giao cho chính quyền cách mạng và quân đội quản lý kịp thời, khiến tình hình Phường có tiếng khá phức tạp trước đây đã dần trở thành Phường ổn định, phát triển, là điển hình của Quận và Thành phố, được cấp trên hai lần khen thưởng, được nhận cờ Luân lưu điển hình của Quận và Thành phố, được nhiều báo đài của Thành phố và Trung ương đưa tin và là gương học tập của nhiều phường lúc bấy giờ. Để đạt được “kỳ tích” nêu trên là nhờ vào đường lối đúng đắn, kịp thời của Quận ủy Quận 10, của Chi ủy, chính quyền phường Nguyễn Tri Phương - Khóm 11 Phường 20, kết hợp với sự đồng tâm hiệp lực của nhân dân trong Phường, và đó là nhân tố quyết định. Kết thúc thời kỳ quân quản với nhiều thành tựu tốt đẹp ban đầu, Chi bộ và nhân dân Phường 20 bấy giờ quyết 137
- tâm bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân còn non trẻ, vững tin bước vào thời kỳ cách mạng mới, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển sau này. II. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CHI BỘ NHIỆM KỲ 1977 - 1979 1. Đại hội Chi bộ Phường 20 nhiệm kỳ 1977 - 1979 Tháng 8 năm 1976, Thường vụ Quận ủy Quận 10 chỉ đạo Chi bộ Phường 20 tập trung Đại hội (vòng 1) để thảo luận dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ Quận 10 lần thứ I. Tháng 8 năm 1977, đảng viên Chi bộ Phường 20 phấn khởi tiến hành Đại hội (Vòng 2) đi sâu thảo luận phương hướng phát triển trong 2 năm 1977 - 1979 của Đảng bộ Quận trong Đại hội đại biểu lần I (từ ngày 25/5 - 1/6/1977) “Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các mặt: Chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Tập trung cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, giải quyết đại bộ phận người thất nghiệp, khôi phục và phát triển sản xuất, từng bước ổn định và cải thiện đời sống người dân. Nhiệm vụ chính của Quận 10 là phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp”. Từ đó, Đại hội Chi bộ xác định phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa cụ thể phù hợp trên địa bàn Phường, 138
- kiểm điểm công tác lãnh đạo trong 2 năm đầu sau giải phóng (1975 - 1976), tập trung cho phương hướng trong nhiệm kỳ 1977 - 1979 trong đó ưu tiên phát triển tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ phát triển các mặt hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm cho thanh niên chưa có công việc ổn định, cùng với Quận giúp đỡ các hộ khó khăn, chăm lo thiết thực cho đời sống người dân trên địa bàn Phường. Đại hội Chi bộ đã bầu ra Cấp ủy mới gồm 3 đồng chí, đồng chí Nguyễn Sỹ Châu là Chi ủy viên - Trưởng Công an Phường… đã cùng đảng viên lãnh đạo cán bộ công nhân viên và nhân dân Phường thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 1977 - 1979. 2. Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ Phường nhiệm kỳ 1977 - 1979 Chi ủy chỉ đạo: ĐỂ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI CHI BỘ ĐI vào cuộc sống, tất cả đảng viên của Chi bộ phải nêu cao quyết tâm vượt qua các trở lực, phát huy sức mạnh tập thể, mỗi đảng viên phải là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo, do vậy trong hai năm 1977 - 1979 Chi bộ đã lãnh đạo hoàn thành nhiều lĩnh vực quan trọng như: kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể… được nhân dân cùng các ngành, các cấp ghi nhận. 139
- a. Trên lĩnh vực kinh tế Nghị quyết Chi bộ xác định đây là lĩnh vực trọng tâm, cần tập trung sức lực để thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân, bước đi cụ thể là phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, góp phần cụ thể vào việc hình thành hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa của Quận và Thành phố. Đặc thù của Phường là khu gia binh của chế độ cũ, nên khi tiếp quản hoạt động kinh tế gần như không có, sau đó hình thành vài cửa hàng thương nghiệp quốc doanh - Hợp tác xã mua bán để phục vụ tiêu chuẩn bao cấp cho hộ dân. Năm 1978, mới xây dựng được cụm cơ khí liên hợp, đồng thời hoạt động tiểu thủ công nghiệp của ngành mộc - tiện bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn bao cấp (1975 - 1985) là thời kỳ vàng son của kinh tế quốc doanh và tập thể (2 hợp tác xã cơ khí chuyển thành hợp tác xã bậc cao). Kết quả là từ 1 hợp tác xã, đến cuối năm 1979 toàn Phường đã có 7 hợp tác xã, 5 tổ hợp và 65 cơ sở cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đã làm cho đời sống nhân dân trong Phường được nâng lên một bước, số lượng người lao động tham gia vào các cơ sở sản xuất ngày càng đông đảo. Hợp tác xã tiêu thụ của Phường cũng đã phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nhân dân như các mặt hàng: Thịt, cá, đường, sữa, vải, mì ăn liền, bột giặt, vỏ xe đạp… 140
- Tuy nhiên là một Phường đa phần phi sản xuất, nên khi chuyển qua sản xuất kinh doanh thì Phường đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại như: Vốn, vật tư, nguyên liệu, kinh nghiệm thương trường… hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ còn nhiều lộn xộn do tự phát. Qua nắm bắt tình hình ở cơ sở, Quận ủy và Ủy ban nhân dân Quận 10 đã chỉ đạo Chi ủy Phường tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, động viên nhân dân tận dụng nhân lực, vật lực đầu tư thêm cho sản xuất, sớm đổi mới phương thức kinh doanh. Phường sắp xếp lại các hộ buôn bán trên các tuyến đường đi vào ổn định, đăng ký kinh doanh theo tiến độ… nên dần dần lĩnh vực kinh tế của Phường ngày càng khởi sắc. b. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội Chi bộ chỉ rõ bên cạnh lĩnh vực kinh tế rất quan trọng thì lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng quan trọng không kém, cần phải đẩy mạnh. Sau hai năm thực hiện Nghị quyết, đảng viên và nhân dân Phường 20 đã tích cực hoạt động trong lĩnh vực này với nhiều kết quả tốt đẹp: ∗ Về văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao Đánh giá tình hình hoạt động văn hóa - thông tin toàn Quận, ngành văn hóa thông tin Quận 10 đã ghi nhận Phường 20 có phong trào văn hóa - văn nghệ dân tộc 141
- sôi nổi, các tiết mục ca nhạc dân tộc được bà con ở cả 5 khu phố tham gia hào hứng, bà con rất vui và tự hào khi trình diễn các tiết mục không chuyên phục vụ cho chính bà con ở khu phố, tổ dân phố ngay nơi mình cư trú, làm cho phong trào văn nghệ quần chúng của Phường thu hút nhiều giới, nhất là các bạn trẻ. Quận phát động thành lập các đội thông tin cơ sở, thì Phường 20 là một trong những phường có Đội Thông tin mạnh của Quận, những nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đã được Đội thể hiện một cách sinh động, dễ nghe, dễ nhớ như qua các bản pano nhỏ, gọn, dễ di chuyển cùng với màu sắc tươi sáng, số liệu rõ ràng được biểu diễn cùng các tiết mục ca nhạc vui tươi, nhạc cách mạng hào hùng, rộn rã. Năm 1979, tại cư xá 80 căn, Đoàn Thanh niên Phường đã phối hợp với Hội Phụ nữ Phường tổ chức nhiều chương trình văn nghệ để tuyên truyền, vận động đông đảo nhân dân thực hiện các chủ trương của Phường và Quận. Nhiều đêm ca múa nhạc do Quận tổ chức ở sân nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương trên địa bàn Phường (gần Ủy ban Phường) luôn có các tiết mục “Cây nhà lá vườn” của bà con khu phố phối hợp biểu diễn, tạo ra những đêm hội vui tươi của bà con trong Phường. Hệ thống phát thanh của Phường tuy còn ít (6 bộ) nhưng đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân trong 142
- Phường về nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các yêu cầu về nếp sống văn hóa mới, xây dựng con người mới để cùng nhau thực hiện. Các thiết chế văn hóa như phòng đọc sách, thư viện, bảng tin, hoạt động chiếu phim lưu động… đều được nhân dân hưởng ứng tham gia. Đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin luôn phục vụ tích cự không kể đêm ngày. c ∗ Hoạt động thể dục - thể thao Đây cũng là hoạt động được Quận đánh giá tốt, phong trào thể dục buổi sáng của bà con được phát huy mạnh mẽ, phong trào bóng đá, cầu lông, bóng chuyền… được thanh thiếu niên trong Phường tích cực tham gia; sân tập rộng rãi trong nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương của Quận trên đất Phường 20 cũng là địa chỉ lý tưởng cho bà con trong phường đến để rèn luyện thân thể mà các phường bạn chưa chắc có được. ∗ Xã hội + Về y tế, Phường có trạm y tế tuy còn ít cán bộ chuyên môn và thuốc men còn hạn chế nhưng vẫn hoạt động liên tục, đảm bảo an toàn trong tiêm phòng, khám chữa bệnh; Chi ủy chỉ đạo vận động bà con chung tay lập Tủ Thuốc gia đình, Tủ thuốc dân lập ở khu phố, nên Phường không có dịch bệnh, bà con rất hài lòng khi được khám chữa bệnh ở trạm y tế Phường. Phong trào chống dịch sốt xuất huyết, 143
- phòng bệnh mùa mưa… được bà con các giới hưởng ứng nhiệt tình. + Vận động xây dựng kinh tế mới: Qua vận động tích cực của Phường, hàng trăm bà con tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới để mong gia đình có cuộc sống khá hơn và cũng giúp cho địa phương bớt những khó khăn. Phong trào hồi hương, giãn dân cũng liên tục được thực hiện, tuy sau đó có một số người đã không chịu nổi khó khăn đã quay lại Phường sinh sống làm cho tình hình xã hội ở Phường có lúc căng thẳng, phức tạp. Thể theo lời kêu gọi đi lao động công ích của Thành phố và của Quận, Chi bộ Phường 20 giao cho Ủy ban Phường có kế hoạch vận động thanh niên ở các khu phố tham gia thực hiện tốt chỉ tiêu của Quận đề ra, Phường đã huy động và tổ chức đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng lao động xã hội chủ nghĩa như đi đào kênh thủy lợi ở Thái Mỹ - Củ Chi, ở nông trường Lê Minh Xuân… với khí thế sôi nổi, nhiều thanh niên ưu tú của Phường đã được Quận đoàn 10 khen thưởng và tổ chức kết nạp Đoàn ngay tại hiện trường đào kênh thủy lợi. + Giáo dục: Phường có nhiều cố gắng trong tổ chức công tác xóa mù chữ, bổ túc văn hóa cho nhân dân các khu phố và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên trong Phường. Nhiều thanh niên ham chơi đã được gia đình động viên đến với lớp học tại Phường hoặc đi học ở các trường trong Quận theo chương trình giáo dục của 144
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn