intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (1930-2010): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (1930-2010)" Phần 1 do NXB Quân đội nhân dân xuất bản, gồm các nội dung chính như sau: Phường Nguyễn Thái Bình - Quận 1, vị trí địa lý, dân cư và truyền thống cách mạng; Khắc phục khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn Phường sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (5.1975 - 1989). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (1930-2010): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH ĐẢNG ỦY PHƯỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1 (1930 - 2010) NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2015 1
  2. Chỉ đạo nội dung: - BAN THƢỜNG VỤ QUẬN ỦY QUẬN 1 - BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 1 Chỉ đạo biên soạn: - THƢỜNG VỤ ĐẢNG ỦY PHƢỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH, QUẬN 1 - LƢU LÊ BÍCH PHƢỢNG - Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch UBND Phƣờng Ban biên soạn: - Đại tá ĐỒNG KIM HẢI - Trung tá NGUYỄN MẠNH CƢƠNG (Chủ biên) Tư liệu: - VÕ NGUYỄN ANH THI Cùng sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Phƣờng qua các thời kỳ. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Kế hoạch của Quận ủy Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Quận ủy về việc tổ chức biên soạn lịch sử Đảng bộ các phường trong quận giai đoạn 1930 - 2010, đồng thời, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, phục vụ công tác giáo dục, tìm hiểu truyền thống, Ban chấp hành Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình phối hợp với Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (1930-2010)”. Lịch sử Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của Đảng bộ và nhân dân Quận Nhất, Quận Nhì và thành phố Sài Gòn - Gia Định. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cùng với nhân dân Thành phố, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quận 1, Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình đã tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Trong quá trình xây dựng, phát triển, để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, địa giới hành chính của Phường có sự điều chỉnh, sắp xếp lại. Cùng với đó là những thay đổi về nhân sự, bộ máy hành chính và cơ quan lãnh đạo, do đó đã ảnh hưởng nhất định tới công tác quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu. Địa bàn của Phường Nguyễn Thái Bình hiện nay, trước năm 1975 vốn thuộc phần đất của Quận Nhì - Đô thành Sài Gòn, gồm các Khóm 1, 2, 3, 4. Từ năm 1976 đến năm 1989 thuộc Phường 18 và Phường 19. Năm 1989, thực hiện Quyết định số 184/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Phường 18 và Phường 19 sáp nhập thành Phường Nguyễn Thái Bình như hiện nay. Do vậy khi nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình, mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng đầu tư công sức, trí tuệ, sưu tra tư liệu, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhiều nhân chứng, cũng như các đồng chí lãnh đạo Phường qua các thời kỳ, nhưng do tư liệu lưu trữ còn hạn chế nên cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (1930-2010)” được xuất bản lần đầu khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (1930- 2010)” được kết cấu như sau: - Chương mở đầu: Phường Nguyễn Thái Bình - Quận 1, vị trí địa lý, dân 3
  4. cư và truyền thống cách mạng. - Chương một: Khắc phục khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn Phường sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (5.1975 - 1989). Chương hai: Phường Nguyễn Thái Bình được thành lập, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1989 - 2000). Chương ba: Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2001 - 2010). Phần kết luận và phụ lục và những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình được đúc rút trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, Ban chấp hành Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình xin chân thành cảm ơn Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Thường vụ Quận ủy Quận 1, Ban Tuyên giáo Quận ủy; cảm ơn các nhân chứng đã giúp đỡ, cung cấp tư liệu và thẩm định bản thảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 (1930 - 2010)” được xuất bản. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của bạn đọc, để có dịp tái bản, cuốn sách sẽ đầy đủ hơn. TM/BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH Bí thư Lưu Lê Bích Phượng 4
  5. Chương mở đầu PHƯỜNG NGUYỄN THÁI BÌNH - QUẬN 1, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Phƣờng Nguyễn Thái Bình, Quận 1 là một trong những địa bàn nằm ở khu vực trung tâm thành phố Sài Gòn trƣớc đây và trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, có diện tích 0,4932km2. Phía đông giáp Phƣờng Thủ Thiêm Quận 2 đƣợc phân định ranh giới bởi sông Sài Gòn; phía tây giáp Phƣờng Cầu Ông lãnh, đƣợc phân định ranh giới bởi đƣờng Yersin; phía nam giáp Phƣờng 9 và Phƣờng 12, Quận 4 và Phƣờng Thủ Thiêm, Quận 2 đƣợc phân định ranh giới bởi kênh Hàm Tử và sông Sài Gòn; phía bắc tiếp giáp với Phƣờng Phạm Ngũ Lão, Bến Thành đƣợc phân định ranh giới bởi tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo. Theo thống kê năm 2014, dân số của phƣờng là 20.128 nhân khẩu với 5.189 hộ; mật độ dân số là 29.864 ngƣời/km2. Trong đó ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ 7o%; ngƣời Hoa chiếm tỷ lệ gần 29%. Ngoài ra còn một số ít đồng bào các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn Phƣờng. Đa số dân cƣ trên địa bàn Phƣờng là công nhân viên chức, cán bộ hƣu trí có cuộc sống ồn định. Ngoài ra còn một số ít là ngƣời dân lao động nghèo, trình độ văn hóa chƣa cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Phƣờng luon ổn định và giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên. Trong nhiều năm qua, đồng bào ngƣời Kinh cũng nhƣ ngƣời Hoa cùng các dân tộc khác cƣ trú trên địa bàn luôn đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Trên địa bàn Phƣờng có Trƣờng Đại học Ngân hàng; 2 trƣờng tiểu học; 1 trƣờng mẫu giáo, 5 cơ sở tôn giáo, trong đó Miếu bà Thiên Hậu đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Là địa phƣơng tập trung phần lớn các ngân hàng, trung tâm giao dịch chứng khoán nên Phƣờng Nguyễn Thái Bình có thế mạnh về phát triển thƣơng mại, dịch vụ. Với hơn 40 trụ sở, phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, cùng 26 nhà hàng, khách sạn và 243 cơ quan, công ty, doanh nghiệp, 8 cơ sở chế biến, chế tạo và 685 hộ cá thể kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ. Cùng với sự khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân Phƣờng trong những năm gần đây các ngành thƣơng mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ trên địa bàn. Toàn phƣờng có 6 khu phố, 56 tổ dân phố với 5.189 hộ dân đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau: - Khu phố 1 gồm 9 tổ dân phố. 5
  6. - Khu phố 2 gồm 11 tổ dân phố. - Khu phố 3 gồm 11 tổ dân phố. - Khu phố 4 gồm 10 tổ dân phố. - Khu phố 5 gồm 5 tổ dân phố. - Khu phố 6 gồm 10 tổ dân phố. Là địa bàn nằm ở phía nam Thành phố Hồ Chí Minh, địa hình bằng phẳng. Về đặc điểm địa chất, Phƣờng Nguyễn Thái Bình, quận 1 nằm trong khu vực đƣợc phủ bởi lớp trầm tích Pleixtoxen có nguồn gốc về địa tầng là sa bồi, đất sét và sét pha cát, phía trên phủ lớp bùn và than bùn có độ dày từ 8 mét đến 10 mét. Tuy nhiên, sự tác động của con ngƣời qua hàng trăm năm khai phá và cải tạo đã làm biến đổi sâu sắc môi trƣờng tự nhiên ở đây. Cũng nhƣ các địa phƣơng khác ở miền Nam và miền Đông Nam Bộ, Phƣờng Nguyễn Thái Bình chịu ảnh hƣởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thời tiết quanh năm ấm áp. Nhiệt độ bình quân trong năm là 270C, độ ẩm trung bình 82%. Hằng năm, mùa mƣa tập trung từ khoảng tháng 5 đến tháng 11. Thông thƣờng vào khoảng tháng 9, tháng 10 (âm lịch) thƣờng xảy ra những trận mƣa lớn, đôi khi kèm theo những cơn giông. Lƣợng mƣa trung bình là 1.979 mm với số ngày mƣa trung bình trong năm là 148 ngày. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 năm trƣớc, kéo dài đến hết tháng 4 năm sau. Đây là thời kỳ khô, nóng nhất trong năm, đặc biệt vào những tháng cuối mùa khô, nhiệt độ trong ngày có thể lên tới 380C - 390C. Số giờ nắng trung bình trong năm khá cao. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, nên Nam Bộ nói chung và các địa phƣơng trên địa bàn thành phố nói riêng cũng ít nhiều chịu sự tác động đó, ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. II. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Theo các nguồn sử liệu đã có thì từ năm 1696 đến 1802, địa bàn thành phố ngày nay có 3 địa điểm bắt đầu hình thành đô thị là: xóm chợ Bến Nghé (bến Tôn Đức Thắng, đầu đƣờng Nguyễn Huệ); lỵ sở Phiên Trấn (gần chợ Nguyễn Thái Bình), xóm chợ Sài Gòn (vùng xung quanh ngã tƣ Nguyễn Trãi - Triệu Quang Phục). Đƣờng Nguyễn Trãi xƣa là đƣờng Quan lộ hay đƣờng Thiên lý nối liền ba trung tâm đô thị nói trên. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức đã miêu tả khu vực đƣơng thời, mà nay phần lớn thuộc khu vực quận 1 trong đó có địa bàn phƣờng Nguyễn Thái Bình nhƣ sau: “đƣờng lớn hễ gặp tiết trời đẹp, đêm trăng, các ngày tam nguyên, sóc vọng thì treo đèn, đặt bàn đua tranh kỳ xảo, trông nhƣ cây lửa cầu sao, thành gấm vóc, hội quỳnh giao, trống kèn huyên náo, trai gái dập dìu. Đó là một nơi phố thị lớn, đô hội náo nhiệt. Đƣờng phố lớn giữa có giếng nƣớc xƣa, nƣớc ngọt nhiều suốt bốn mùa không cạn”. 6
  7. Nằm trong tiến trình phát triển chung của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn xƣa kia, phƣờng Nguyễn Thái Bình hiện nay là một địa bàn sớm quy tụ dân cƣ từ nhiều địa phƣơng khác nhau đến sinh cơ lập nghiệp, là một phƣờng đƣợc đô thị hóa sớm và trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của quận 1. Trƣớc ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phƣờng Nguyễn Thái Bình là khu đô thị sầm uất thuộc địa bàn Quận Nhì. Năm 1976, Quận Nhất và Quận Nhì sáp nhập và trở thành quận 1; địa bàn Phƣờng Nguyễn Thái Bình hiện nay thuộc Phƣờng 18 và 19. Tháng 3 năm 1989, cùng với việc sắp xếp lại cơ cấu hành chính cấp phƣờng, xã trên địa bàn thành phố, Phƣờng 18 và 19 sáp nhập thành Phƣờng Nguyễn Thái Bình, Quận 1 ngày nay. III. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG Trên địa bàn Phƣờng Nguyễn Thái Bình hiện nay có dân tộc Kinh và Hoa cùng một tỷ lệ nhỏ dân tộc khác sinh sống. Ngƣời Kinh và ngƣời Hoa là những lớp cƣ dân đầu tiên đặt chân đến vùng đất này từ khá sớm. Họ sống chủ yếu bằng nghề tiểu thủ công nghiệp, một số ít sống bằng nghề thƣơng mại, dịch vụ. Mới đầu, ngƣời Kinh chiếm phần đông, tiếp đến là những ngƣời Hoa do hoàn cảnh khó khăn mà phiêu dạt về phƣơng Nam, đƣợc chúa Nguyễn cho phép định cƣ ở Biên Hòa, Gia Định, Định Tƣờng. Hầu hết ngƣời Hoa thuộc các tỉnh ven biển Trung Quốc nhƣ: Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ. Theo thống kê của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2014, trên địa bàn phƣờng có 20.158 nhân khẩu với 5.189 hộ, trong đó ngƣời Kinh chiếm đa số trên địa bàn; tỷ lệ ngƣời Hoa chiếm gần 22%, ngoài ra còn có một tỷ lệ nhỏ các dân tộc khác sinh sống. Đối với ngƣời Kinh, có lẽ họ đã vào đây sinh cơ lập nghiệp từ những năm 1698 khi chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Kính vào kinh lƣợc đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện, lấy đất Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt trấn Biên Dinh (tức Biên Hòa) và Phan Trấn Dinh (tức Gia Định) sai quan vào cai trị. Lại chiêu dụ những kẻ lƣu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn, xã và khai khẩn ruộng đất. Còn ngƣời Hoa ở đây thì gắn liền với sự kiện Tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây, Trung Quốc) Dƣơng Ngạn Địch, phó tƣớng Hoàng Tiến và Tổng binh Châu Cao, Châu Lôi, Châu Liêm (Quảng Đông, Trung Quốc), Trần Thƣợng Xuyên, phó tƣớng Trần An Bình vì không thuần phục nhà Thanh nên đem 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin làm dân đất Việt. Chúa Hiền bèn cho vào đất Đông Phố (tức đất Gia Định) năm 1769 cùng với ngƣời Kinh lập làng, khẩn hoang lập nghiệp. Thời điểm đó ngƣời Hoa cũng lập nên các xã Thanh Hà (ở Biên Hòa), Minh Hƣơng (ở Gia Định). Căn cứ vào các di tích lịch sử văn hóa của ngƣời Hoa còn tồn tại trên địa bàn Phƣờng Nguyễn Thái Bình thì có cơ sở đã xây dựng cách nay gần 3 thế kỷ, điều đó cho thấy sự hình thành, phát triển của vùng đất thuộc Phƣờng Nguyễn Thái Bình ngày nay gắn liền với sự phát triển chung của Thành phố. 7
  8. Trải qua hàng trăm năm, cộng đồng ngƣời Kinh cũng nhƣ cộng đồng ngƣời Hoa trên địa bàn Phƣờng Nguyễn Thái Bình ngày nay mặc dù truyền thống văn hóa và phong tục tập quán có khác nhau, song nhân dân ở đây luôn sát cánh bên nhau trong lao động sản xuất, chung sức, chung lòng xây dựng và phát triển kinh tế địa phƣơng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phần đông các gia đình trên địa bàn Phƣờng Nguyễn Thái Bình đều thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đạo Phật, chiếm tỷ lệ khá đông. Đạo Công Giáo, Cao Đài, Tin lành, Hòa hảo, đạo Hồi giáo chiếm tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng dân cƣ. Phần lớn ngƣời dân trên địa bàn phƣờng Nguyễn Thái Bình nói riêng, quận 1 và thành phố nói chung, đều thờ Thần Tài và cúng Ông Địa. Thần Tài và Ông Địa thƣờng đƣợc thờ dƣới đất ở vào một vị trí trang trọng, dễ quan sát. Tập tục này có lẽ do ảnh hƣởng của sự giao thoa văn hóa với ngƣời Hoa mà có. Phƣờng có các cơ sở tôn giáo tiêu biểu, đó là: Miếu Thiên Hậu (Hội quán Quảng Triệu) tại số 122 bến Chƣơng Dƣơng. Miếu Thiên Hậu hay miếu Bà Thiên Hậu1. Miếu Thiên Hậu còn có tên gọi là Hội quán Quảng Triệu do nhóm ngƣời Hoa Quảng Đông ở Quảng Triệu (Một huyện của tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc) xây dựng năm Đinh Hợi (1887). Năm 1920, miếu bị cháy, năm 1922, miếu đƣợc khôi phục lại. Theo truyền thuyết, Bà Thiên Hậu là vị thần cứu hộ cho những ngƣời đi biển. Những ngƣời Hoa phiêu bạt qua Việt Nam bằng đƣờng biển đã đƣợc an toàn, họ đã lập miếu thờ cúng bà để tỏ lòng tri ân bà đã phù hộ cho họ thoát khỏi tai họa khi đi trên biển. Khuôn viên của miếu có diện tích 1.200,7m2 miếu có hai cổng bằng gạch, cánh cửa bằng sắt. Mặt bằng tổng thể của miếu hình chữ nhật, đƣợc chia làm ba trục: trục chính ở giữa và hai hành lang là hai trục phụ. Về kiến trúc các thành phần trên trục chính gồm: hàng hiên; sân thiên tỉnh; nhà niệm; tiền điện; trung điện; chính điện. Hàng hiên: đƣợc sử dụng vật liệu đá xanh, trang trí khá độc đáo nhất là ở các kệ, cột và hai cặp lân đá. Bậc tam cấp đƣợc lót bằng đá, hai bên có hai con lân. Cửa ngang trƣớc bằng sắt, cửa chính có hai cột đƣợc làm bằng đá trắng. Trƣớc của miếu, phía trên có bảng đá ghi dòng chữ Hán “Quảng Triệu Hội quán”. Tiền điện đƣợc trang trí rất đẹp và trang nghiêm. Bên phải tiền điện thờ Phúc Đức Chính Thần (Thổ Địa). Bên trái đặt bàn thờ môn quan Vƣơng Tả (thần giữ cửa). Sân Thiên Tỉnh nằm giữa tiền điện và trung điện. Ở giữa là tƣợng Quan Âm Bồ Tát, tay cầm bình nƣớc Cam Lồ. Hai bên sân Thiên tỉnh là hành lang đƣợc gắn bia ghi công những ngƣời đóng góp công sức xây dựng và trùng tu miếu. Trung điện là nơi thờ Ngọc Hoàng. Trong trang thờ Ngọc Hoàng có tƣợng Bảo Thọ và Quan Công. Hai bên thờ Ngọc Hoàng có bộ “Bát Bửu”. 1 Tƣ liệu do ông Âu Dƣơng Chấn Phƣơng - Trƣởng ban Quản trị miếu Bà Thiên Hậu cung cấp. 8
  9. Phía sau bàn thờ là bộ lƣ thiếc pha chì đƣợc trang trí rất đẹp. Cuối trung điện là bức bình phong bằng gỗ có chạm hoa văn đề tài mẫu đơn - trĩ. Nhà niệm đƣợc bố trí ba dãy bàn để lễ vật, hai bộ lƣ hƣơng lớn và bốn bệ đỡ nến. Nhà niệm chỉ lợp phần giữa, hai bên và phía trƣớc để trống để lấy ánh sáng và là nơi để khói nhang thoát ra ngoài. Chính điện là nơi thờ phụng chính có bảy bàn thờ bằng gỗ. Bàn thờ Bà Thiên Hậu đặt ở chính giữa điện đƣợc khắc chạm đẹp nhất trong miếu, trang thờ có hai bức tƣợng bà. Ngƣời Hoa quan niệm rằng: Một để hành cung, một để tƣợng bà lớn hơn ở lại miếu. Cả hai bức tƣợng đều làm bằng chất liệu giấy bồi, cốt kẽm. Hai bên có hai tƣợng nữ hầu Bà. Trên đỉnh trang thờ đƣợc chạm lộng theo đề tài Lƣỡng long tranh châu. Phía dƣới trang thờ đƣợc chạm lộng các loại hải sản nhƣ tôm, cua, cá đang bơi xung quanh cây cỏ rêu. Hai bên trang thờ đƣợc chạm theo đề tài cúc - tƣớc; mai - điểu; tùng - hạc; Võ Tòng đả hổ; cá chép hóa rồng. Tƣợng Kim Hoa Nƣơng Nƣơng và Long Mẫu Nƣơng Nƣơng đƣợc làm bằng chất liệu giấy bồi, cốt kẽm. Trong trang thờ hai Bà cũng có hai tƣợng cô hầu đứng hai bên. Nửa phía sau hai trục phụ của miếu dùng để làm trƣờng học, nửa phía sau để thờ cúng và một tầng lầu dùng để làm văn phòng của ban quản lý miếu. Phần trục phụ bên phải thờ: Quan Thánh, Châu Xƣơng; Quan Bình, ngựa Xích Thố, Thanh Long, Bạch Hổ, Thái Tuế. Ở sân Thiên Tỉnh của trục phụ thờ Thiên quan tứ phúc. Trên mái trục chính đƣợc trang trí rất nhiều tƣợng gốm với đề tài: Cành hoa mẫu đơn, Lƣỡng long và Phƣợng hoàng, cảnh sinh hoạt của vua chúa, quan lại và các tầng lớp nhân dân. Ngày lễ chính là ngày “Vía Bà” 23 tháng 3 Âm lịch. Trƣớc ngày “vía bà” tại miếu tiến hành nghi thức tắm Bà. Ngoài ra, trong năm còn có các ngày lễ khác cũng đƣợc cúng lớn tại đây. Trong nhiều năm qua, Ban quản trị Miếu Thiên Hậu đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể của phƣờng làm tốt công tác xã hội từ thiện và tài trợ cho giáo dục, góp phần cùng với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phƣờng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Ngoài ra, trên địa bàn phƣờng Nguyễn Thái Bình còn có các cơ sở tín ngƣỡng nhƣ: Miếu thờ Ông Địa, Thần Tài tại hẻm 68 đƣờng Nguyễn Thái Bình; Miếu Kim Hoa tại hẻm 27 đƣờng Nguyễn Thái Bình; Am Thổ Địa tại hẻm 01 Pasteur; Miếu Phúc Đức Chánh Thần tại hẻm 63 Phó Đức Chính; Nhà thờ Đức bà Hòa Bình tại số 26A đƣờng Nguyễn Thái Bình; Hội thánh Tin Lành số 147 đƣờng Nguyễn Thái Bình; Thánh đƣờng Hồi giáo Amjid Ah Rahim tại số 45 đƣờng Nam Kỳ Khởi Nghĩa; chùa Phụng Sơn tại số 338-340 đƣờng Nguyễn Công Trứ; Niệm Phật đƣờng Linh Sơn tại số 334 đƣờng Nguyễn Công Trứ. Đây chính là địa chỉ thể hiện rõ nét văn hóa, tín ngƣỡng đa dạng của nhân dân trên 9
  10. địa bàn phƣờng. Dân cƣ trên địa bàn Phƣờng Nguyễn Thái Bình chủ yếu là những ngƣời sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tiểu thƣơng, ngƣời dân lao động phổ thông, cán bộ công nhân viên chức... Do áp lực của việc đô thị hóa cùng với sự phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng, cơ cấu dân cƣ ở đây đƣợc phân bố lại có phần hài hòa và hợp lý hơn. Trong các khu dân cƣ có đủ các giai tầng xã hội: ngƣời lao động, nghỉ hƣu hoặc đang làm việc trong các cơ quan công sở, buôn bán, sản xuất, hoạt động dịch vụ, những trí thức và cán bộ, công chức Nhà nƣớc. Nổi bật trong truyền thống yêu nƣớc và đấu tranh cách mạng của nhân dân Phƣờng Nguyễn Thái Bình đó là sự đoàn kết chung sức, đồng lòng của đồng bào ngƣời Kinh cũng nhƣ đồng bào ngƣời Hoa trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do cho dân tộc. Xuất phát từ vị trí địa lý quan trọng, phƣờng Nguyễn Thái Bình là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng cũng nhƣ nơi diễn ra cuộc đấu tranh của nhân dân suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mở đầu truyền thống yêu nƣớc và đấu tranh cách mạng trên địa bàn Phƣờng đó là tinh thần đấu tranh của công nhân tại trụ sở báo Dân Chúng. Trụ sở báo Dân Chúng đƣợc đặt tại số 43 đƣờng Hamelin (nay là đƣờng Lê Thị Hồng Gấm). Trụ sở báo Dân Chúng là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài 23,6m, mái lợp ngói âm dƣơng, tƣờng gạch, nền lát gạch bông. ben trong có gác gỗ lửng. Báo Dân Chúng ra đời vào năm 1938. Lúc đó, tình hình chính trị phát triển rất có lợi cho Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Mặt trận Bình Dân trong đó có Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng thế và lên nắm quyền ở Pháp. Do vậy, chính sách của Pháp đối với thuộc địa có sự thay đổi. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng nhân cơ hội đó đã cho ra đời một số tờ báo để tuyên truyền đƣờng lối của mình. Ngày 22 tháng 7 năm 1938, báo Dân Chúng ra số đầu tiên. Báo đƣợc mang về trụ sở để các biên tập viên đọc trƣớc, sau đó đƣợc phân phát cho quần chúng nhân dân. Đây là sự kiện hết sức quan trọng đối với đời sống tinh thần của nhân dân Sài Gòn nói chung và nhân dân trên địa bàn Phƣờng Nguyễn Thái Bình nói riêng. Tại tòa soạn báo Dân Chúng có một hầm bí mật phục vụ các cuộc hội họp của những nhà yêu nƣớc và những ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ. Báo Dân Chúng hoạt động đƣợc hơn một năm, vẫn tiếp tục đặt trụ sở tại 43 Hamelin. Nội dung chính của báo Dân Chúng là tuyên truyền lý luận, đƣờng lối quan điểm chính sách của Đảng; cổ động và tổ chức quần chúng đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu dân chủ và chống chiến tranh chống phát xít; đấu tranh chống Trotskist; cổ vũ cho Mặt trận Dân chủ ở các nƣớc đấu tranh chống phát xít, đặc biệt ở Tây Ban Nha, Trung Quốc, ủng hộ mặt trận Bình dân Pháp, chống 10
  11. sự hữu khuynh của chính phủ Pháp, ủng hộ Liên nbang Xô Viết. Những bài viết của báo ngày càng đả kích gay gắt vào bọn thực dân, đế quốc (sau đó, báo chuyển đến nhà in số 51E đƣờng Colonel Grimaud, nay là đƣờng Phạm Ngũ Lão). Ngày 7 tháng 9 năm 1939, nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh đóng cửa báo Dân Chúng, tịch thu toàn bộ tài sản, đƣa mật thám truy lùng bắt bớ những ngƣời đã cộng tác với báo và ban biên tập. Kể từ khi ra số đầu tiên đến khi bị đóng cửa, báo Dân Chúng đã ra đƣợc 81 số, qua 4 lần thay đổi quản lý vì bị khủng bố. Đây là tờ báo ra đƣợc nhiều số, đứng thứ ba trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám. Là tờ báo đƣợc vinh dự đăng bài đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho báo trong nƣớc trong thời kỳ vận động dân chủ, là tờ báo in có số lƣợng lớn nhất, có nhiều bạn đọc nhất trên đất Đông Dƣơng trong cả quá trình lịch sử trƣớc cách mạng tháng Tám. Sự ra đời của báo Dân Chúng là nét son quan trọng trong truyền thống báo chí Việt Nam. Trụ sở báo Dân Chúng đƣợc Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia theo quyết định số 1288/QĐ-VH ngày 16 tháng 11 năm 1988. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân phƣờng Nguyễn Thái Bình cùng hòa chung niềm vui của dân tộc. Niềm vui của cuộc sống tự do và độc lập, cùng nhau bắt tay vào xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc; cùng nhau xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Viễn cảnh của hòa bình và no ấm tƣởng chừng nhƣ đang đến gần với dân tộc ta sau một chặng đƣờng dài đấu tranh gian khổ thì bóng đen của chiến tranh đã đổ xuống. Ngay trong ngày mừng độc lập (2-9-1945) của nhân dân thành phố, thực dân Pháp đƣợc sự giúp sức của quân Anh đã nổ súng vào đoàn ngƣời biểu tình. Máu lại đổ! Sục sôi căm thù bọn xâm lƣợc, đoàn ngƣời biểu tình đã hô vang khẩu hiệu “Đả đảo thực dân phản động Pháp”. Các đội tự vệ của đoàn biểu tình đã vây bắt hàng trăm tên Pháp, tƣớc vũ khí và giam giữ vào trại giam những tên ngoan cố. Ngày độc lập đã trở thành ngày chiến đấu chống bọn xâm lƣợc. Ngày 4 tháng 9 năm 1945, Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ lâm thời đã ra lệnh cho nhân dân thành phố tản cƣ. Chấp hành mệnh lệnh của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh lâm thời nhân dân trong khu vực đã đi tản cƣ. Một số thanh niên trong khu vực đƣợc giữ lại làm tự vệ chiến đấu. Thế trận đã hình thành trong không khí sẵn sàng ngăn bƣớc tiến quân giặc theo lệnh của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ. Ngày 11 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp đƣợc sự hỗ trợ của quân đồng minh, chúng gây ra vụ đốt phá nhà cửa của đồng bào ta ở khu vực nhà máy đá quận 10, một làn sóng đấu tranh của nhân dân thành phố dâng lên mạnh mẽ. Nhân dân quận 1 hòa vào dòng ngƣời của thành phố kéo về khu vực quận 10 biểu tình đòi bọn Pháp phải bồi thƣờng thiệt hại cho nhân dân trong khu vực. Hoảng sợ trƣớc sức mạnh đoàn kết đấu tranh của nhân dân ta, bọn Pháp phải 11
  12. nhƣợng bộ và bồi thƣờng, cuộc đấu tranh thắng lợi. Đêm 22 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp đánh úp các công sở và vị trí quan trọng của ta. Ngay đêm đó, đồng chí Trần Văn Giàu - Chủ tịch lâm thời của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ, thay mặt Xứ ủy Nam Kỳ viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến. 6 giờ sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, Xứ ủy Nam Kỳ và Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ họp tại số nhà 627-629 đƣờng Cây Mai để thống nhất kế hoạch kháng chiến. 7 giờ sáng cùng ngày, lệnh nổ súng kháng chiến đƣợc công bố. Ủy ban Kháng chiến Hành chánh kêu gọi nhân dân bãi công, bãi chợ, bãi khóa, bất hợp tác với giặc, thực hiện chủ trƣơng “vƣờn không, nhà trống”. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ, nhân dân quận 1 thực hiện lệnh kháng chiến, tiếp tục tản cƣ, đồng thời mọi nhà, mọi ngƣời cùng ra sức chuẩn bị chiến đấu chống quân xâm lƣợc. Cột cờ Thủ Ngữ do ngƣời Pháp xây dựng vào tháng 10 năm 1865 để treo cờ hiệu đón tàu ra vào cảng. Thủ Ngữ còn có thể hiểu là điểm giữ cảng, nơi đây có Bến Nhà Rồng, nơi ngƣời thanh niên yêu nƣớc Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Trong thời kỳ này, một tiểu đội tự vệ chiến đấu của quân và dân Sài Gòn - Gia Định với vũ khí thô sơ đã dũng cảm chiến đấu ngoan cƣờng với 1 đại đội quân Anh đƣợc trang bị vũ khí hiện đại. Nhƣng do lực lƣợng mỏng, cả tiểu đội tự vệ của ta đã anh dũng hi sinh ngay tại cột cờ. Sau cuộc đấu tranh này, Đảng ta đã tổ chức đƣa một số ngƣời tiến bộ vào ban quản lý của trƣờng nhằm đấu tranh với bọn tƣ sản, bọn Quốc dân Đảng và tuyên truyền về cuộc kháng chiến chống Pháp trong giới viên chức ở trƣờng và học sinh. Tháng 11 năm 1945, giặc Pháp đánh lan ra các khu vực xung quanh thành phố. Chúng ra sức khủng bố và đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Một số chi đội vũ trang nhƣ chi đội 13, 15 (tiền thân của trung đoàn 300, trung đoàn 308 sau này) đã về thành phố hoạt động nhằm hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân. Các đội vũ trang này đã tiến hành trừng trị bọn ác ôn tay sai của thực dân Pháp, đánh phá hậu cứ của chúng ngay tại sào huyệt, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Cùng thời gian này, Tổng công đoàn Nam Bộ lập ra ban xung phong công đoàn. Ban này đã cử một số cán bộ về hoạt động nội thành. Cuối năm 1946, cả nƣớc thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện và trƣờng kỳ” đƣợc đẩy mạnh. 10 ban công tác của Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã hoạt động mạnh ở vùng này. Nhiệm vụ của các ban công tác là vận động nhân dân đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, binh 12
  13. vận, ngụy vận. Ngày 25 tháng 12 năm 1947, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn đã sắp xếp lại tổ chức. Đảng bộ thành phố đƣợc chia làm bốn khu: - Khu 1 (khu Sài Gòn) từ hộ 1 đến hộ 6 - Khu 2 (khu Chợ Lớn nội) từ hộ 7 đến hộ 12 - Khu 3 (khu Chợ Lớn ngoại) từ hộ 13 đến hộ 18 - Khu 4 (khu Tân Bình) gồm ba xã Bình Hòa, Phú Nhuận, Thạnh Mỹ Tây. Địa bàn phƣờng Nguyễn Thái Bình nằm ở khu 1 (khu Sài Gòn). Trên địa bàn quận 1, từ giữa năm 1946 đã có một chi bộ đảng đƣợc thành lập ở Tân Định với ba đảng viên. Đến cuối năm 1947, Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn đã có 33 chi bộ, trong đó 16 chi bộ ở các hộ. Khi các chi bộ ở hộ 1 và hộ 2 đƣợc thành lập, thì Ủy ban hành chánh khu 1 (khu Sài Gòn) đƣợc thành lập. Việc bộ máy lãnh đạo của Đảng đƣợc củng cố, kiện toàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể kháng chiến, cũng nhƣ phát triển lực lƣợng vũ trang địa phƣơng. Trên địa bàn quanh Sài Gòn, các lực lƣợng ta vừa phát triển lực lƣợng, vừa đánh địch, củng cố thế trận đứng chân. Hoạt động của lực lƣợng chính trị, lực lƣợng quân sự ở nội thành trong giai đoạn này đã gây cho địch thiệt hại nặng nề về ngƣời và của, khiến cho chúng lâm vào cảnh khốn quẫn ngay giữa sào huyệt của chúng. Phong trào kháng chiến của quân và dân thành phố ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ chống lại chiến lƣợc bình định của địch. Vì vậy, nhu cầu cần thiết phải tổ chức lại chiến trƣờng, nhằm bảo đảm cho sự thống nhất và tiện lợi trong theo dõi và chỉ đạo địa bàn, bảo đảm sự hoạt động một cách chủ động và kịp thời với đặc điểm chiến trƣờng là một yêu cầu tất yếu. Ngày 3 tháng 1 năm 1949, Hội nghị quân sự Nam Bộ mở rộng nhận định: Địch sẽ đánh mạnh vào vùng kinh tế của ta, dùng nhân tài, vật lực tại chỗ để bổ sung cho thực lực của chúng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ quân sự năm 1949: “Ra sức phát triển phong trào dân quân, ra sức phát triển chiến tranh ở vùng đô thị và tạm chiếm, nhất là Sài Gòn - Chợ Lớn, tiến tới đánh phá chính sách mở rộng ngụy quân, ngụy quyền, đánh phục kích giao thông, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch…”. Để thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa các cơ sở đảng trong toàn thành phố, sau hội nghị, Thành ủy quyết định giải thể cấp khu, lập cấp quận. Theo đó, thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn đƣợc chia làm 6 quận. - Khu 1 (khu Sài Gòn) thành quận 1 và quận 2. - Khu 2 (khu Chợ Lớn nội) thành quận 3. 13
  14. - Khu 3 (khu Chợ Lớn ngoại) thành quận 4, 6. - Khu 4 (khu Tân Bình) thành quận 5. Cùng thời gian này, lực lƣợng vũ trang nội thành từ năm ban công tác đƣợc gom lại thành ba ban, lấy phiên hiệu 18, 19, 20. Bất chấp mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân, viên chức, học sinh sinh viên, tiểu thƣơng thành phố phát triển mạnh mẽ. Tại quận 1, chi bộ hộ 2 và chi bộ hộ 5 đã tổ chức tiểu thƣơng của chợ Bến Thành, Đa Kao, Tân Định đấu tranh chống thuế; kéo đến khám lớn ủng hộ tù chính trị tuyệt thực, đòi cải thiện chế độ lao tù. Đầu tháng 9 năm 1949, Xứ ủy Nam Bộ triệu tập hội nghị quân sự tại kênh Dƣơng Văn Dƣơng. Hội nghị xác định khu Sài Gòn - Chợ Lớn là chiến trƣờng trọng điểm trong nhiệm vụ chống chiến lƣợc bình định toàn diện của thực dân Pháp. Nhiệm vụ chính trị của Khu là: Đẩy mạnh phong trào xây dựng cơ sở, tác chiến ngay trong lòng địch, phá các trục giao thông quan trọng từ Sài Gòn ra các tỉnh và vùng cao su, phá chính sách ngụy quyền, ngụy quân. Hội nghị chỉ rõ, phải tổ chức lại chiến trƣờng, tăng cƣờng thêm cán bộ cho khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ đây, khu Sài Gòn - Chợ Lớn tập trung vào chấn chỉnh tổ chức và lề lối làm việc của cơ quan quân sự các cấp. Tiếp tục xây dựng lực lƣợng vũ trang theo hƣớng “đại đội độc lập - tiểu đoàn tập trung”. Trên thực tế, hoạt động của các đại đội độc lập có tác dụng hỗ trợ công tác quân sự địa phƣơng và phong trào du kích chiến tranh phát triển. Đến cuối năm 1949, toàn thành phố đã phát triển đƣợc 7.388 dân quân, mỗi hộ có từ 3-7 tiểu đội dân quân. Tuy mới đƣợc hình thành và trang bị còn ít và thô sơ, nhƣng dân quân quận 1 đã có những hoạt động quân sự đáng kể nhƣ: phá sập cầu Đa Kao; ném lựu đạn vào rạp chiếu bóng Majestic, Cathay, Casino, đốt chợ Bến Thành, trừng trị bọn Việt gian. Cùng với nhiệm vụ tác chiến, dân quân quận 1 đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, xây dựng cơ sở, vận động đồng bào tham gia kháng chiến. Chỉ tính riêng trong năm 1989, lực lƣợng dân quân đã tổ chức đƣợc 390 lần tuyên truyền xung phong, 123 buổi phát thanh, 77 cuộc mít tinh, 12 buổi diễn kịch, in và rải hàng vạn tờ truyền đơn, treo biểu ngữ, vận chuyển sách báo kháng chiến đến đồng bào. Tuy nhiên, khi phong trào đang lên, một số nơi chƣa kịp thời củng cố tổ chức, một số cán bộ nảy sinh tƣ tƣởng “lạc quan tếu” dẫn đến biểu hiện chủ quan, nóng vội, làm bộc lộ lực lƣợng. Lập tức, địch tập trung đánh phá, lùng sục, bố ráp ở nhiều nơi. Nhiều cán bộ lãnh đạo cấp quận và cấp thành bị chụp bắt, một số cơ sở mới đƣợc gầy dựng đã bị địch phá vỡ. Mặc dù có những tổn thất, nhƣng hoạt động của dân quân, du kích nội thành trong năm 1949 là minh chứng cho sự lớn mạnh của phong trào du kích 14
  15. chiến tranh, thể hiện sự phát triển đồng đều của lực lƣợng vũ trang ba thứ quân trên chiến trƣờng Sài Gòn - Chợ Lớn, góp phần vào việc làm chuyển đổi so sánh lực lƣợng giữa ta và địch. Thắng lợi đó cũng góp phần quan trọng, hạn chế và từng bƣớc đánh bại chiến lƣợc bình định của thực dân Pháp ở Nam Bộ. Ngày 12 tháng 1 năm 1950, nhân dân khu vực này cùng nhân dân toàn thành phố vùng lên đấu tranh trong dịp đám tang học sinh Trần Văn Ơn bị địch sát hại. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong thời kỳ chống Pháp, rúng động cả trong và ngoài nƣớc. Nhân dân thành phố, trong đó có nhân dân phƣờng Nguyễn Thái Bình đã tích cực hƣởng ứng. Giặc pháp và bọn bù nhìn tay sai lo sợ và lúng túng trƣớc hành động của nhân dân thành phố. Phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, đêm 18 tháng 3 năm 1950, đơn vị súng cối của Trung đoàn 300 phối hợp với lực lƣợng dân quân nã hàng chục phát đạn vào hai chiếc tàu quân sự của Mỹ đang neo đậu trên sông Sài Gòn. Cùng thời điểm, các lực lƣợng quyết tử, dân quân, công an xung phong của ta đồng loạt tấn công nhiều của địch trong thành phố. Hoảng sợ trƣớc phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, lại bị thêm đòn cảnh cáo của lực lƣợng vũ trang thành phố, hai chiếc tàu quân sự của Mỹ phải lặng lẽ nhổ neo rút ngay trong đêm. Ngày 19 tháng 3 đã trở thành ngày toàn quốc chống Mỹ. Tiếp theo là cuộc đấu tranh của đồng bào ngƣời Hoa toàn Chợ Lớn phản đối thực dân Pháp và tay sai đàn áp học sinh ở trƣờng Phúc Kiến. Tại cuộc đấu tranh này, nữ học sinh Trần Bội Cơ bị địch sát hại. Căm phẫn trƣớc sự hèn mạt của kẻ thù, nhân dân toàn thành phố lại nhất tề vùng lên đấu tranh đòi chúng phải bồi thƣờng nhân mạng. Cuối năm 1950 đầu năm 1951, Thành ủy thành lập Đảng ủy kiêm ban Hoa vận (gọi tắt là Đảng ủy Hoa vận) do đồng chí Ngô Kiên phụ trách. Hoạt động của Ban Hoa vận chủ yếu trong giới ngƣời Hoa. Một số cơ sở trong ngƣời Hoa ở địa phƣơng cũng nhƣ cơ sở ở trƣờng Tam Dân (Trần Hữu Trang) do ban Hoa vận nắm và gây dựng phong trào. Ban Hoa vận tiếp tục gây dựng cơ sở và phát động đồng bào ngƣời Hoa hòa vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thành phố chống áp bức dân tộc, áp bức giai cấp. Năm 1952-1953, thực dân Pháp khủng bố và đàn áp gắt gao những ngƣời yêu nƣớc. Nhiều đảng viên cốt cán của Tiểu đoàn Quyết tử 950, đặc biệt là Ban công tác 18 hoạt động ở địa phƣơng bị địch bắt. Một số cơ sở bị vỡ, cách mạng ở quận 1 và thành bị những tổn thất nặng nề. Phong trào tạm lắng một thời gian. Bƣớc sang đầu năm 1954, địch tiếp tục khủng bố gắt gao. Vì vậy, Thành ủy chủ trƣơng và chỉ thị cho những cán bộ bí mật ở khu vực này là vận động nhân dân đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ cơ sở, giữ gìn lực lƣợng, chống mọi tƣ tƣởng bi quan dao động, hữu khuynh, thỏa hiệp đầu hàng cũng nhƣ tƣ tƣởng 15
  16. nóng vội, chủ quan. Thực hiện chỉ thị đó, Ban công tác 18 hoạt động ở địa phƣơng do đồng chí Nguyễn Danh Khôi phụ trách chung đã tiếp tục gây dựng cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân trong khu vực cùng nhân dân quận đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng. Cuối năm 1953, đầu năm 1954, sau những thất bại liên tiếp trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève (20-7-1954) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng; cam kết và công nhận chủ quyền lãnh thổ, độc lập thống nhất của Việt Nam. Hiệp định Genève ký kết chƣa ráo mực thì đế quốc Mỹ - tên sen đầm quốc tế nhảy vào miền Nam Việt Nam. Tổng thống Eisenhower (Aixenhao) tuyên bố: “Chúng ta (Mỹ) không ký Hiệp định Genève nên không bị ràng buộc bởi hiệp định đó”. Xuất phát từ âm mƣu chia cắt lâu dài đất nƣớc ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, đế quốc Mỹ đã dựng lên ở miền Nam chế độ bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm. Tháng 7 năm 1954, cố vấn Mỹ đƣợc đƣa sang Sài Gòn. Sài Gòn trở thành một trung tâm chính trị, quân sự của miền Nam, là thủ phủ của chính quyền tay sai - sản phẩm chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đƣợc Mỹ giúp sức, Ngô Đình Diệm và bè lũ tay sai ra sức phá hoại Hiệp định Genève. Chúng đàn áp khốc liệt phong trào yêu nƣớc, đàn áp các lực lƣợng cách mạng, chống lại nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta là hiệp thƣơng tổng tuyển cử. Tại quận 1, địch tăng cƣờng đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng. Để thực hiện chủ trƣơng kềm kẹp, chúng tiến hành lập nhiều bót cảnh sát để chốt giữ những nơi xung yếu. Hệ thống từ ty công an đến biệt khu thủ đô đƣợc thành lập. Mỹ - Diệm xây dựng các trại lính và điều động đến đây một lực lƣợng quân đội thƣờng trực cơ động nhằm kịp thời đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân trong khu vực. Hệ thống các cơ quan, bót ngánh cảnh sát của chế độ Ngô Đình Diệm dựng lên ở quận 1 đã nói lên tính chất khốc liệt của những năm đầu đánh Mỹ của nhân dân phƣờng Nguyễn Thái Bình. Điều đó cũng phản ảnh tƣơng quan lực lƣợng và mức độ ác liệt trong cuộc chiến đấu một mất một còn giữa ta và địch... Thực trạng ở khu vực này trong những năm tháng đó là sự đàn áp, khủng bố, bắt bớ, kềm kẹp đẫm máu của kẻ thù. Trƣớc tình hình đó, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng họp Hội nghị lần thứ 8 xác định: “Kẻ thù trƣớc mắt cụ thể của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”. Tháng 11 năm 1954, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (sau đổi thành Thành ủy Sài Gòn - Gia Định) họp và đề ra phƣơng châm, phƣơng hƣớng công tác trọng tâm trƣớc mắt, phân công, bố trí lại cán bộ, chấn chỉnh lại tổ chức cho phù hợp với tình hình. 16
  17. Đầu năm 1956, ban Hoa vận thành lập “Ban lãnh đạo công tác ngƣời Hoa” tại Sài Gòn nhằm vận động đồng bào ngƣời Hoa đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Genève, v.v... Đến đầu năm 1959, “Ban công tác ngƣời Hoa” đƣợc thành lập gồm 3 đồng chí: Sáu Lâm (Nghị Đoàn), Ba Toàn (Lâm Tự Quang), Năm Lợi (Trần Ngọc Lợi) do đồng chí Sáu Lâm phụ trách. Mở đầu là phong trào đấu tranh của nhân dân toàn quận ủng hộ và hƣởng ứng các cuộc đấu tranh của công nhân trong các hãng, xí nghiệp ở Chợ Lớn. Đặc biệt là đầu năm 1955, nhân dân địa phƣơng đã cùng nhân dân trong quận và nhân dân thành phố xuống đƣờng đòi hòa bình, tổng tuyển cử, thống nhất đất nƣớc. Cuộc đấu tranh bị địch đàn áp dã man nhƣng càng gây thêm ý chí sục sôi tranh đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc. Nổi bật là sự tham gia của nhân dân Phƣờng Nguyễn Thái Bình trong phong trào “cứu trợ đồng bào bị nạn” ở các khu vực bị hỏa hoạn ở quận 4, quận 8, quận 11 (ngày nay). Trong phong trào này, nhân dân phƣờng Nguyễn Thái Bình đã ủng hộ cho đồng bào bị nạn tiền, của, dụng cụ sản xuất, sinh hoạt. Đây là một phong trào quần chúng rộng lớn tiêu biểu cho tình hữu ái giai cấp và tinh thần đoàn kết tƣơng trợ giữa những ngƣời lao động với truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Sang năm 1956, phong trào đấu tranh của nhân dân toàn thành phố tiếp tục diễn ra quyết liệt mà mở đầu là cuộc đấu tranh của 800 công nhân nhà đèn Chợ Quán. Hƣởng ứng cuộc đấu tranh này, hơn 200.000 công nhân và nhân dân lao động toàn thành phố hƣởng ứng. Bƣớc sang năm 1957-1958, phong trào đấu tranh của nhân dân trong khu vực này tƣởng chừng nhƣ lắng xuống do chính sách đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, thì ngày 1 tháng 5 năm 1958, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, hơn 50 vạn công nhân và nhân dân lao động toàn thành phố đã xuống đƣờng biểu tình, đòi tăng lƣơng, giảm giờ làm, đòi cấm báo chí phản động đầu độc học sinh, v.v... Phong trào đấu tranh của công nhân, của các giới lao động đã ảnh hƣởng sâu sắc đến các tầng lớp tiểu thƣơng, tiểu chủ. Tại chợ Bến Thành, Tân Định, bà con tiểu thƣơng hƣởng ứng cuộc đấu tranh của nghiệp đoàn, đấu tranh đòi bỏ môn bài và thuế chỗ. Cuộc đấu tranh của chị em tiểu thƣơng đƣợc đông đảo nhân dân hƣởng ứng nên thu đƣợc thắng lợi, địch buộc phải giảm, bỏ các thứ thuế. Liên tiếp trong hai năm (1955-1956), chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành nhiều sắc lệnh phát xít, nhất là sắc lệnh cấm ngƣời Hoa không đƣợc làm 11 nghề (ban hành ngày 5-9-1956), đã gây nên sự xáo trộn trên tất cả về mọi mặt trong đời sống của cả ngƣời Hoa lẫn ngƣời Kinh. Đảng ta chủ trƣơng vận động nhân dân đấu tranh nhằm hạ uy tín của địch. Đƣợc sự lãnh đạo của Thành ủy, ban lãnh đạo Hoa vận đã phát động quần chúng nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn vùng dậy đấu tranh. Nhiều gia đình bà con ngƣời Hoa ở phƣờng Nguyễn Thái 17
  18. Bình đã xuống đƣờng tham gia biểu tình. Ngày 5 tháng 5 năm 1957, hơn 10 vạn đồng bào các giới bao gồm công nhân, nhân dân lao động, trí thức, học sinh, v.v... biểu tình rầm rộ. Cuộc đấu tranh từ hình thức đấu tranh kinh tế trở thành một cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp dã man nhƣng không ngăn cản nổi bƣớc tiến của đoàn biểu tình. Nhân dân đã kéo đến tòa Đại sứ Đài Loan, đòi chính phủ Đài Loan tỏ thái độ về sắc lệnh trên. Suốt hai năm liên tục (1957-1959), đồng bào ngƣời Hoa cũng nhƣ ngƣời Kinh đã đoàn kết bền bỉ đấu tranh gây cho chính quyền Ngô Đình Diệm những tổn thất nặng nề trong chính sách kinh tế và ngoại giao. Những cuộc đấu tranh chính trị trong suốt thời gian từ năm 1954 đến năm 1959 của nhân dân phƣờng Nguyễn Thái Bình cùng nhân dân thành phố và nhân dân cả nƣớc đã làm lung lay chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm. Đó cũng là thời kỳ mà nhân dân ở đây đƣợc tập dƣợt để tiến tới những cuộc đấu tranh rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Những năm đầu của thập niên 60, cách mạng miền Nam đã có những bƣớc tiến nhảy vọt. Tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời, tiếp theo là việc thành lập Mặt trận giải phóng Khu Sài Gòn - Gia Định (19- 3-1961). Vừa ra đời, Mặt trận Giải phóng Sài Gòn - Gia Định đã lãnh đạo nhân dân thành phố bƣớc vào cao trào đấu tranh mới. Cùng với nhân dân thành phố, nhân dân phƣờng Nguyễn Thái Bình đã hòa vào các cuộc đấu tranh nhƣ cuộc đấu tranh của tăng ni phật tử, của học sinh, sinh viên trong những năm 1962- 1963, góp phần đánh đổ chế độ độc tài tay sai Ngô Đình Diệm. Từ đó đến năm 1965, phong trào đấu tranh của nhân dân trong phƣờng Nguyễn Thái Bình hƣớng vào những nội dung chủ yếu nhƣ: ủng hộ các cuộc đấu tranh của công nhân, chống gom dân bắt lính, chống chế độ hà khắc, chống chia rẽ đoàn kết dân tộc, v.v... Những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân ở trên địa bàn đã góp phần cùng nhân dân cả nƣớc đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, dồn cho ngụy quyền tay sai vào thế càng ngày càng bị cô lập và tan rã từng mảng. Chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ buộc phải đƣa quân vào miền Nam hòng cứu vớt chính quyền tay sai khỏi sự sụp đổ. Sau khi trực tiếp đƣa quân vào miền Nam, Mỹ dựng tên tay sai đắc lực Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống ngụy quyền. Cùng với quân đội viễn chinh là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân mới trong nền kinh tế. Hàng hóa ế thừa tràn ngập Sài Gòn. Tầng lớp tƣ sản ở phƣờng Nguyễn Thái Bình cũng nhƣ ở thành phố phát triển theo đà chiến tranh của đế quốc Mỹ. Bộ phận tƣ sản ở phƣờng Nguyễn Thái Bình ngày càng phát triển nhanh chóng, lớp tƣ sản này ra đời và phát triển nhờ nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Trong những năm tháng đánh Mỹ, đa số họ sống dựa vào chiến tranh, vào sự bóc lột ngƣời lao động nên ngay trong sào huyệt ngụy quyền, họ đã cùng với chính quyền tay sai thỏa hiệp với nhau để chống phá cách mạng, bóc lột nhân dân lao động dƣới mọi hình thức. Trƣớc tình hình đó, 18
  19. đầu năm 1966, khu ủy Sài Gòn - Gia Định họp và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho nhân dân toàn thành phố là đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang, xây dựng lực lƣợng chuẩn bị cho cuộc tổng công kích. Trong hai năm (1966-1967), phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên liên tục diễn ra. Nổi bật trong quá trình đấu tranh của học sinh, sinh viên y khoa và các trƣờng trên địa bàn thành phố là cuộc đấu tranh của hơn 500 sinh viên trƣờng diễn ra ngày 19 tháng 10 năm 1966, phản đối Mỹ - ngụy không dùng tiếng Việt ở bậc đại học; cuộc đấu tranh chống trò hề bầu cử “Tổng thống” và “Nghị viện” gian lận của Mỹ và tay sai. Đặc biệt, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên lên đến đỉnh cao trong những ngày 24, 25 tháng 9 năm 1967, phản đối việc Mỹ tăng cƣờng đƣa quân vào miền Nam, đòi chấm dứt ném bom miền Bắc. Trong cuộc đấu tranh này, học sinh, sinh viên đã ra thông báo đế quốc Mỹ “chà đạp và vi phạm nghiêm trọng quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam”. Những cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên đã ảnh hƣởng sâu sắc đến đồng bào ở địa phƣơng. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, nhiều gia đình trên địa bàn phƣờng là một trong những địa bàn ém quân, cất giấu vũ khí của quân giải phóng. Tiêu biểu là các gia đình ở số nhà 43, 82 Lê Thị Hồng Gấm là điểm cất giấu vũ khí của quân giải phóng. Khi địch phản kích, bà con đã che chở, giúp đỡ các chiến sĩ giải phóng thoát ra khỏi vòng vây. Nhân dân phƣờng Nguyễn Thái Bình đã góp phần cùng nhân dân thành phố và nhân dân miền Nam làm phá sản chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ trong giai đoạn từ 1965-1968. Quá trình đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị dƣới mọi hình thức đã góp phần tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, dồn quân ngụy đi từ thất bại này đến thất bại khác. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bị phá sản, nhƣng đế quốc Mỹ vẫn lao sâu vào chiến tranh. Chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” mà nội dung của nó là thay màu da xác chết trên chiến trƣờng của Mỹ ra đời. Theo chiến lƣợc này, quân Mỹ rút bớt trên cơ sở tăng viện trợ kinh tế, quân sự (vũ khí) và cố vấn Mỹ cho quân ngụy. Vì thế, ngay trên địa bàn phƣờng Nguyễn Thái Bình và quận 1, chế độ ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu chủ trƣơng “chốt giữ” kết hợp với “bình định”. Thực hiện chủ trƣơng đó, một mặt chúng tăng cƣờng hệ thống kềm kẹp, đƣa bọn công an mật vụ về nắm tình hình và “bình định” địa phƣơng; mặt khác, chúng ra sức đôn quân bắt lính, lập “phòng vệ dân sự” và tăng cƣờng lập các bót cảnh sát nhằm kềm kẹp, o ép nhân dân, khống chế và ly gián giữa nhân dân với cách mạng. Trên địa bàn của phƣờng, địch tăng cƣờng bót cảnh sát. Ngoài ra, trụ sở “nhân dân tự vệ” khóm đƣợc chúng tăng cƣờng. Dù bị bắt bớ, đàn áp nặng nề nhƣng chi bộ Đảng ở khóm vẫn tồn tại và tiếp tục hoạt động. Một số đảng viên, cán bộ thuộc các cánh an ninh T4, Hoa vận T4, 19
  20. biệt động T4, biệt động Hoa vận, v.v... tiếp tục về địa phƣơng xây dựng cơ sở và vận động nhân dân cho con em ra chiến khu hoạt động cách mạng. Thời gian này, ở địa phƣơng có một số thanh niên đƣợc Đảng giác ngộ đã ra chiến khu học tập và tham gia cách mạng. Số thanh niên này đã trƣởng thành trong đội ngũ quân giải phóng. Bƣớc sang năm 1969, chính quyền cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn đƣợc thành lập (10-5-1969). Việc củng cố lại tổ chức, chấn chỉnh lại cơ cấu đƣa đến những mặt thuận lợi trong việc chỉ đạo phong trào của Thành ủy. Từ đó, những hoạt động ở địa phƣơng có điều kiện mở rộng. Trong hoàn cảnh đó, Thành ủy và ban Hoa vận cử một số cán bộ tiếp tục về địa bàn phƣờng hoạt động. Đƣợc tăng cƣờng cán bộ, phong trào cách mạng ở phƣờng có những chuyển biến tốt về chất lƣợng: vừa bảo đảm hoạt động, vừa bảo vệ và phát triển đƣợc cơ sở. Phối hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân lao động là phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên dâng lên mạnh mẽ. Mở đầu cuộc đấu tranh từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4 năm 1970 của sinh viên thành phố lên án chính sách đàn áp của bọn ngụy quyền Thiệu - Kỳ. Từ cuộc đấu tranh này đã trở thành một cuộc đấu tranh với quy mô rộng lớn khắp toàn thành phố rồi phát triển ra toàn miền Nam, đã góp phần làm lung lay tận gốc chế độ tay sai bán nƣớc. Những cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh diễn ra trên địa bàn phƣờng, quận có ảnh hƣởng sâu sắc đến nhân dân các tầng lớp trong khu vực. Chứng kiến những cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh trên quê hƣơng mình, đồng bào ở đây vừa cảm phục, vừa tin yêu con em mình. Từ đó, đồng bào đã hƣớng về phong trào dƣới mọi hình thức nhƣ ủng hộ cả tinh thần và vật chất. Địch thất bại trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao đã buộc đế quốc Mỹ ký hiệp định Paris, rút quân Mỹ và chƣ hầu ra khỏi Việt Nam, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Sau hiệp định Paris, Mỹ vẫn không từ bỏ dã tâm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới nên đã ra sức ủng hộ chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu trong các kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, “bình định đặc biệt”, v.v... Thực hiện các kế hoạch đó, Thiệu hô hào “không có hòa bình, không hòa hợp với cộng sản”. Chúng thẳng tay đàn áp, bắt bớ những ngƣời yêu nƣớc. Tại phƣờng Nguyễn Thái Bình, địch tăng cƣờng bộ máy cảnh sát, kiện toàn lại tổ chức cơ cấu từ phƣờng xuống khóm và Liên gia, đƣa những tên tay sai đắc lực nắm những nhiệm vụ cao nhất trong bộ máy hành chánh bên cạnh sự giúp đỡ của hệ thống cảnh sát và an ninh chìm. Do điều kiện bị địch đàn áp và khủng bố trắng nên trong hai năm (1973-1974), phong trào cách mạng ở địa phƣơng tạm lắng. Trong thời kỳ này, Thành ủy chủ trƣơng và chỉ đạo cho ban cán sự Đảng quận 1 và các cán bộ hoạt động bí mật thuộc các cánh tiếp tục xây dựng cơ sở bí mật, tích cực chuẩn bị lực lƣợng để chờ thời cơ cùng nhất tề vùng dậy tổng công kích, tổng khởi nghĩa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2