Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Yên Bái (1945-2020): Phần2 (Tập 1)
lượt xem 2
download
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Yên Bái (1945-2020): Phần 2 (Tập 1) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985); Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986 - 2000); Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (2000 - 2020). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Yên Bái (1945-2020): Phần2 (Tập 1)
- Chƣơng V THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƢỢC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1985) I. ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN GÓP PHẦN ĐẨY LÙI CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI (1976 - 1980) Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam; mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 29/9/1975, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 24 (khóa III) ra Nghị quyết về “Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới”. Nghị quyết chỉ rõ: “Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Ngày 03/01/1976, ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Thị xã Lào Cai được chọn là tỉnh lỵ, thị xã Yên Bái được giữ nguyên là thị xã trực thuộc tỉnh. Khi bước vào thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân thị xã có những thuận lợi cơ bản đó là 170
- cơ sở hạ tầng của thị xã tỉnh lỵ, lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên khá phong phú, quan hệ sản xuất mới được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi, thị xã còn phải đối mặt với nhiều thử thách. Đó là những thiệt hại lớn do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra chưa kịp khôi phục, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Sản xuất tự túc, tự cấp là chủ yếu. Năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế thiếu sót, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, từ ngày 28 - 30/10/1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ IX họp. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước đã hoàn toàn giải phóng và chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Đại hội tập trung đánh giá hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ khóa VIII và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp cụ thể xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong giai đoạn mới với tinh thần động viên nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, đẩy mạnh cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý và tăng năng suất lao động; phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương; nâng cao cảnh giác, kết hợp kinh tế với quốc phòng; nâng cao đời sống mọi mặt về cả vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo bước phát triển mới. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa IX gồm 19 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Bài được bầu làm Bí thư Thị ủy. 171
- Tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Trên cơ sở phân tích đặc điểm tình hình nước ta. Đại hội đã đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN là: “…đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN là nhiệm trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH”1. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Thị ủy tổ chức cho đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng và Đảng bộ, đây là cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống chính trị, tư tưởng và kinh tế - xã hội của Đảng bộ và nhân dân thị xã. Bằng nhiều chủ trương và biện pháp tích cực, cụ thể phù hợp với tình hình địa phương, Đảng bộ đã tập trung khắc phục khó khăn, hàn gắn vết thương do chiến tranh để lại. Các cơ quan, đơn vị tiến hành chuyển từ nơi sơ tán về thị xã, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp; sửa chữa và mở mới các tuyến đường giao thông, ngoại thị; từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã bước đầu tạo ra những bước chuyển biến mới trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Được xếp là một trong 5 vùng chuyên canh nông - lâm nghiệp với các cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật. H,1977,tr.67 172
- của tỉnh, Đảng bộ khuyến khích và tạo điều kiện các hợp tác xã Tân Thịnh, Minh Bảo, Tuy Lộc đẩy mạnh sản xuất lương thực, trồng rau màu. Một số biện pháp mới được áp dụng như gieo thẳng, làm mạ sân, thâm canh, xen canh, tăng vụ. Cây chè được xác định là loại cây phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương vì vậy các hợp tác xã đã chú trọng mở rộng diện tích đạt hơn 100 ha. Đối với sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Đảng bộ tập trung chỉ đạo khôi phục những cơ sở bị địch đánh phá trong chiến tranh, mở rộng các cơ sở cũ và xây dựng thêm các cơ sở mới. Các hợp tác xã thủ công chuyên nghiệp được tổ chức thêm. Các cơ sở công nghiệp như cơ khí, điện, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản phát triển tương đối nhanh, một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được cải tiến và nâng cao thêm về chất lượng. Nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, Đảng bộ đã tổ chức cho 100% đảng viên quán triệt, học tập nâng cao kiến thức về an ninh - quốc phòng, đồng thời chỉ đạo các cấp tiến hành tổng kết 10 năm công tác động viên quân đội; chuẩn bị mọi mặt cho công tác tổng kết chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Lực lượng dân quân, tự vệ của thị xã phát triển lên 3.500 người. Hằng năm, các đơn vị đều hoàn thành tốt chương trình huấn luyện, đồng thời tăng cường hoạt động tuần tra cảnh giác giữ gìn trật tự trị an ở cơ sở. 173
- Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt từ tháng 5 năm 1978, phía Trung Quốc dựng lên sự kiện “nạn kiều”, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức người Hoa về nước. Trên địa bàn thị xã, nhất là khu vực nhà ga Yên Bái hàng ngày có nhiều đoàn người Hoa đi tầu lên Lào Cai để về Trung Quốc. Tình hình đó đã làm xáo trộn đời sống nhân dân. Trước những hoạt động khiêu khích quân sự của phía Trung Quốc, cuối năm 1978, tỉnh Hoàng Liên Sơn có kế hoạch chuyển các cơ quan tỉnh từ thị xã Lào Cai về thị xã Yên Bái. Thị ủy, Uỷ ban nhân dân thị xã được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đón tiếp gần 2 vạn người sơ tán từ tuyến I về. Bên cạnh đó, thị xã còn đón nhận hàng vạn người miền xuôi lên xây dựng kinh tế trên địa bàn của tỉnh và bảo vệ biên giới. Trong thời gian chưa đầy 6 tháng, dân số thị xã từ 2 vạn người tăng lên 6 vạn người, tạo nên sức ép từ nhiều mặt về lương thực, thực phẩm, nhà ở, việc làm. Đây là một trong những thời kỳ khó khăn nhất của Đảng bộ. Ngày 17/02/1979, quân Trung Quốc tràn vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Đi đến đâu, họ cũng gặp phải sự chống trả anh dũng của quân dân ta. Ở biên giới tỉnh Hoàng Liên Sơn, họ chỉ tiến được vào thị xã Lào Cai, Cam Đường, các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa và một số xã. Ngày 05/3/1979, phía Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới nước ta. Đến ngày 15/3/1979, Trung Quốc đã rút hết quân ở khu vực biên giới tỉnh Hoàng Liên Sơn. 174
- Thực hiện nghĩa vụ là hậu phương lớn của tỉnh, thị xã Yên Bái đã có những đóng góp không nhỏ về sức người, sức của. Đảng bộ chỉ đạo nhân dân vừa chi viện chiến đấu vừa tăng cường sản xuất ổn định đời sống. Chính quyền và các ngành, đoàn thể còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên các đơn vị dân quân tự vệ; giúp đỡ ủng hộ vật chất, tinh thần nơi ăn ở cho bộ đội hành quân qua địa bàn, tổ chức vận chuyển lương thực, thực phẩm, quà lên động viên các đơn vị trực chiến ở biên giới, góp phần vào chiến công chung của quân, dân Hoàng Liên Sơn. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, khu phố I thị xã Yên Bái được công nhận là đơn vị điển hình tiên tiến đi đầu phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Từ ngày 27-29/9/1979, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ X được triệu tập. Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IX. Báo cáo đã kiểm điểm hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ qua trên từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Về nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ 2 năm (1979 - 1980), Đại hội nêu rõ: “Tập trung mọi lực lượng vào việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm cải thiện đời sống nhân dân, ổn định sản xuất; ra sức phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp thủ công nghiệp, tổ chức tốt công tác lưu thông phân phối, quản lý thị trường… giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, sẵn sàng chiến đấu chống quân 175
- xâm lược; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”. Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị, Đại hội đã chỉ rõ mục tiêu kinh tế văn hóa 2 năm (1979 - 1980) của Đảng bộ với những mục tiêu cơ bản như: Giá trị sản lượng nông nghiệp và thủ công nghiệp đạt 16 - 20 triệu đồng; trong đó, nông nghiệp từ 8 -10 triệu đồng; xây dựng cơ bản 2 triệu đồng, bốc xếp 0,6 triệu đồng. Bình quân thu nhập 600đ/người/năm. Hoàn thành quy hoạch và từng bước xây dựng theo quy hoạch các khu phố và 4 xã. Lương thực bình quân đầu người đạt 240kg/năm… Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa X gồm 35 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đình Túc được bầu làm Bí thư Thị ủy. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, năm 1980, 4 xã của huyện Trấn Yên được sáp nhập vào thị xã, hình thành vùng nội thị và ngoại thị. Sau chiến tranh biên giới, thị xã Yên Bái được quyết định trở thành thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Hoàng Liên Sơn. Thời kỳ này, dân số thị xã tăng lên, địa bàn mở rộng trình độ quản lý của cán bộ chưa theo kịp với tình hình thực tế, trên địa bàn thị xã xảy ra những hiện tượng tiêu cực như trộm cắp, trấn lột ở những nơi công cộng như nhà ga, chợ, bến xe… gây tâm lý hoang mang lo lắng. Trước tình hình đó, Đảng bộ có kế hoạch chỉ đạo sát sao lực lượng Công an và Quân đội phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác vận động quần chúng, giáo dục nhân dân, xây dựng hàng trăm tổ an ninh nhân dân ở các khu phố và thôn, 176
- xóm, đồng thời kiên quyết tiến công truy quét tội phạm hình sự, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm, trộm cắp, lưu manh, các hiện tượng buôn gian, bán lận góp phần đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho đội ngũ cán bộ, viên chức từ Lào Cai chuyển về, Đảng bộ đã tập trung đầu tư xây dựng mới hàng trăm ngôi nhà, lớp học, công sở, đường giao thông. Đây là một trong những cố gắng lớn của Đảng bộ và chính quyền các cấp. Thời gian này, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn lớn do điện, nguyên nhiên liệu, phương tiện vận chuyển, năng lực sản xuất của các đơn vị không sử dụng hết công suất. Nhằm chủ động tìm hướng đi cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Đảng bộ đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất thực hiện một bước tổ chức lại sản xuất, sắp xếp, điều chỉnh lực lượng lao động theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân. Vì vậy, các ngành sản xuất cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến lâm sản, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng… duy trì hoạt động có hiệu quả. Thực hiện phương châm đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất, phong trào “nhà nhà chăn nuôi, người người chăn nuôi” với mục tiêu phấn đấu mỗi hộ nuôi từ 3 - 5 con lợn, mỗi người nuôi từ 5 -7 con gà và phong trào “ao cá Bác Hồ” đã thúc đẩy chăn nuôi lên một bước mới. Tuy 177
- nhiên, chăn nuôi gia súc, gia cầm còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuất lương thực; mặt khác, công tác phòng bệnh hạn chế, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên chăn nuôi ở cả khu vực tập thể và gia đình chưa phát triển mạnh. Công tác phân phối lưu thông trở thành vấn đề nóng bỏng. Trong điều kiện tình hình sản xuất và hàng hóa giảm, tập trung dân số đông, hàng hóa tiêu dùng trở nên khan hiếm. Để tăng thêm nguồn hàng lương thực, thực phẩm phục vụ sản xuất và đời sống, các cơ sở mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán áp dụng phương thức ký kết hợp đồng trao đổi hàng hai chiều với nông dân. Các cửa hàng hợp tác xã mua bán đã phối hợp chặt chẽ với mậu dịch quốc doanh tích cực thu mua phân phối hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. Nhằm củng cố và mở rộng thương nghiệp XHCN, xóa bỏ các hiện tượng đầu cơ, buôn lậu, nâng giá, ngăn chặn mọi hành vi ăn cắp, hối lộ, móc ngoặc hoặc lợi dụng đưa hàng hóa của Nhà nước ra ngoài thị trường tự do, các sơ sở thương nghiệp quốc doanh của thị xã đã cải tiến phương thức phục vụ tổ chức rộng rãi mạng lưới phân phối hàng hóa, mở thêm một số loại hình dịch vụ ăn uống công cộng ở những tụ điểm dân cư; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các hiện tượng đưa hàng của Nhà nước ra ngoài bán chênh lệch giá, góp phần ổn định thị trường. Sau hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn, nhưng Đảng bộ và nhân dân thị xã đã giành được một số kết 178
- quả quan trọng. Nhiều cơ sở kinh tế được khôi phục, đảm bảo giữ vững sản xuất. Bước đầu tạo lập được một cơ cấu kết hợp với nông lâm nghiệp và phân phối lưu thông dịch vụ. Xây dựng được một hệ thống ngân sách từ thị xã đến các xã, phường. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tăng trung bình mỗi năm từ 20 -30%. Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được tăng cường. Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế có chuyển biến tích cực. Công tác tuyển quân, chi viện cho tuyến biên giới và giữ vững trị an ở địa phương được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng đều có những tiến bộ, từng bước đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, Đảng bộ vẫn còn một số hạn chế đó là: Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp năng suất thấp, có mặt còn trì trệ. Sản lượng lương thực bình quân không đạt so với kế hoạch, quy mô hợp tác xã với cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã bộc lộ những nhược điểm, nhất là công tác quản lý còn thể hiện sự yếu kém nhiều mặt. Hoạt động phân phối, lưu thông, quản lý thị trường còn lúng túng, xảy ra hiện tượng tiêu cực. Việc quản lý chỉ đạo và vận dụng các chính sách kinh tế còn chậm cải tiến, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn nặng. Công tác tổ chức thực hiện mới chỉ tập trung động viên tổng lực theo thời điểm, thiếu tính liên tục và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan, chưa đi sâu tổng kết những điển hình tốt để nhân ra diện rộng. Mặc dù vậy, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục là tiền đề, là những kinh nghiệm quý 179
- để Đảng bộ tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn tiếp theo. II. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÂY DỰNG THỊ XÃ THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ MIỀN NÖI (1981 - 1985) Bước sang năm 1981, thị xã đã ổn định một bước quan trọng về dân cư, cơ bản hình thành khu nội thị và ngoại thị. Từng bước hoàn chỉnh bộ máy chính quyền ở cơ sở, quyền làm chủ tập thể của nhân dân được thực hiện trên các lĩnh vực, rõ nét nhất là làm chủ về kinh tế và quản lý kinh tế xã hội. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100/CT-TW về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là khoán 100). Khoán 100 đã đánh dấu sự chuyển đổi bước đầu cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người lao động nên được nông dân các hợp tác xã nông nghiệp đón nhận như một luồng gió mới, các hộ gia đình đã phấn khởi, mạnh dạn đầu tư, thâm canh tăng năng suất, thúc đẩy sản xuất phát triển. Khoán sản phẩm trong nông nghiệp được tiến hành đồng thời với các chính sách kinh tế mới của Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của người lao động nên sản xuất nông nghiệp của các hợp tác xã đã đạt được kết quả tương đối toàn diện về trồng trọt, chăn nuôi, giao nộp sản phẩm và tổ chức quản lý chỉ đạo sản xuất. 180
- Do tác động của chính sách khoán mới, diện tích gieo trồng của các hợp tác xã đều tăng. Tổng sản lượng lương thực thu được 3.851 tấn (trong đó phần tự túc của cán bộ, công nhân viên tháng 1 là 390 tấn), đạt 128% so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ X đề ra. Diện tích trồng chè là 400 ha, đạt 133%. Số diện tích chè được đưa vào thu hoạch là 230 ha, đạt 124% và số lượng chè thành phẩm giao Nhà nước là 469 tấn đạt 108%. Cây chè được xác định là một trong những thế mạnh tiếp tục được quan tâm đầu tư. Ngành chăn nuôi cũng đã đạt những tiến bộ vượt bậc. Tổng đàn lợn thịt là 11.000 con, đạt 137% so với kế hoạch. Sản phẩm hàng hóa từ chăn nuôi giao nộp cho Nhà nước đạt 420 tấn bằng 140%. Số đầu lợn nuôi bình quân trong các hộ nông nghiệp là 3 con/hộ/năm. Trong điều kiện khó khăn, bất cập của thời kỳ bao cấp, thiếu vốn, vật tư, trình độ khoa học kỹ thuật còn non yếu, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phải vươn lên và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giá trị tổng sản lượng của ngành thủ công nghiệp năm 1981 đạt 5,3 triệu đồng tăng 3,5 triệu đồng so với năm 1978. Các ngành cơ khí, may, nhuộm, xây dựng cơ bản, vận tải… đều đạt, một số ngành vượt so với chỉ tiêu. Trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, thị xã đã có thêm một số cơ sở kinh tế và mặt hàng mới như một số cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp. Bên cạnh đó còn có hàng chục điểm xay xát, chế 181
- biến thực phẩm, nạp ác quy, sản xuất sành sứ, thủy tinh, da, cao su, phương tiện vận tải thủy, cụm sản xuất công nghiệp của hợp tác xã Đồng Thanh - Minh Bảo… Đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống của nhân dân, Đảng bộ chủ trương phát triển, mạng lưới hợp tác xã mua bán và tư doanh trên khắp các xã, phường. Hợp tác xã mua bán thị xã mở rộng kinh doanh với nhiều chủng loại hàng hóa phong phú và đa dạng phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Năm 1981, doanh số mua vào của hợp tác xã đạt trên 3 triệu đồng, bằng 170% kế hoạch, góp phần làm thay đổi lĩnh vực kinh tế của thị xã. Phong trào sản xuất lương thực, thực phẩm để tự túc 1 tháng lương thực trong cán bộ công nhân viên được hưởng ứng mạnh mẽ. Kinh tế tập thể trong vùng mầu Minh Bảo 2 năm sản xuất đã thu được những kết quả đáng khích lệ1. Bên cạnh đó, kinh tế hộ gia đình đang từng bước đi lên vững chắc. Nhiều hoạt động kinh tế - văn hóa của thị xã được tổ chức cho thấy đời sống nhân dân có phần khá lên như: Hội chợ mùa Xuân năm 1982, phiên chợ Tết, tham gia hội chợ Văn Chấn, triển lãm hàng tiểu thủ công nghiệp và các dịp sinh hoạt chính trị tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa, làm phong phú thị trường xã hội chủ nghĩa, mang lại hiệu qủa kinh tế, đồng thời nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm kinh tế, củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN. 1 Thu hoạch 880 tấn sắn tươi, 15 tấn lúa nương; tận thu củi, gỗ được trên 100m3 182
- Các chợ khu vực được xây dựng và mở mang. Chợ trung tâm thị xã được quy hoạch và mở rộng đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân. Nền kinh tế phát triển đã tạo cho ngân sách thu ổn định. Ngân sách thị xã tăng từ 0,8 triệu năm (1979) lên trên 3 triệu (1981). Nhiều xã, phường từ chỗ phải bao cấp nay đã có nguồn thu. Điển hình là phường Hồng Hà thu 150 ngàn đồng/năm, xã Tuy Lộc thu 100 ngàn đồng/năm… Những kết quả thu được về kinh tế là rất quan trọng, tuy vậy vẫn còn một số mặt hàng sản xuất kém hiệu quả chưa đạt chỉ tiêu đề ra như: Diện tích trồng rau chỉ đạt 64%, lợn giống đạt 75%. Đàn trâu đạt 51%, đàn bò đạt 34%, diện tích thả cá đạt 80%, gạch nung đạt 34%... Tuy còn có những hạn chế, nhưng những chuyển biến về kinh tế của thị xã là rất đáng phấn khởi. Mặc dù điều kiện vẫn còn khó khăn, song đời sống người lao động đã được cải thiện hơn trước, hàng ngàn lao động đã có việc làm và nhà ở. Thắng lợi cơ bản nhất là Đảng bộ và nhân dân thị xã đã đạt được trên lĩnh vực kinh tế là từng bước tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế cũ, tạo lối đi mới cho kinh tế phát triển ở giai đoạn sau. Đi đôi với công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyền thị xã không ngừng quan tâm phát triển văn hóa xã hội, tạo điều kiện để nhiều đơn vị xây dựng điển hình tiên tiến. Phong trào 5 dứt điểm của ngành y tế có tiến bộ bước đầu. Việc sử dụng điều chế thuốc nam chữa bệnh tại chỗ đã 183
- có ảnh hưởng, tác động tốt. Cơ sở vật chất khám chữa bệnh được tăng cường. Thị xã xây mới trạm xá tại xã Tuy Lộc và Nam Cường, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công tác giáo dục đạt được nhiều thành tích. Trường Minh Bảo, Kim Đồng được xây dựng mới, các thiết bị dạy và học được trang bị tốt hơn. Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” và xây dựng các điển hình, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa cho học sinh có những cố gắng mới. Phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu1. Các đội văn nghệ tổ chức biểu diễn nhiều đêm phục vụ quần chúng nhân dân nhân dịp lễ, Tết. Một số thiết chế văn hóa được Đảng bộ quan tâm xây dựng và tôn tạo như rạp hát, bãi chiếu phim, nhà lưu niệm, nhà để đuốc Bác Hồ… Hệ thống thông tin, Đài truyền thanh thị xã đảm bảo hoạt động thường xuyên đưa tin nhanh, kịp thời truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, của tỉnh phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác thương binh xã hội đã có nhiều hoạt động thiết thực. Nhiều nơi tổ chức cuộc tiếp xúc giữa Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể với các tầng lớp nhân dân, động viên thăm hỏi, tặng quà các gia đình neo đơn, chính sách, thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, góp phần ổn định tư tưởng đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. 1 Năm 1979, trên địa bàn thị xã có 28 đội văn nghệ, năm 1981 tăng lên 40 đội 184
- Trên mặt trận an ninh quốc phòng, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân từng bước đấu tranh, giành thế chủ động, không ngừng củng cố và tăng cường lực lượng dân quân, tự vệ và bộ đội địa phương. Trước hiện tượng tiêu cực xã hội diễn ra khá gay gắt như trộm cắp, trấn lột… Đảng bộ quán triệt sự lãnh đạo của tỉnh, chỉ đạo lực lượng Công an từ thị đến xã, phường phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy đấu tranh trấn áp tội phạm đồng thời tuyên truyền ổn định tư tưởng quần chúng nhân dân đẩy lùi tiêu cực của xã hội. Công tác quân sự địa phương đã có nhiều cố gắng, không ngừng giáo dục ý thức cảnh giác cho chiến sỹ và nhân dân. Công tác huấn luyện chiến sỹ, tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thực hiện giao tuyển quân hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Duy trì phong trào thi đua quyết thắng “Phát huy bản chất tốt đẹp nâng cao sức chiến đấu trong lực lượng dân quân, tự vệ”. Bên cạnh việc khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng luôn được Đảng bộ coi trọng. Mặc dù gặp không ít khó khăn khi từ một thị xã trực thuộc tỉnh chuyển thành tỉnh lỵ phải quản lý gần 140 cơ sở, số lượng đảng viên từ dưới 2.000 lên gần 5.000 người (số lượng đảng viên lúc này gồm cả đảng viên sinh hoạt của các cơ quan tỉnh đóng trên địa bàn). Tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn cũng theo đó tăng lên. Trên địa bàn thị xã có 4 cấp cùng hoạt động. Bộ máy tổ chức của 185
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 2
264 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 1
224 p | 10 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1925-1954): Phần 2 (Tập 1)
125 p | 12 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975): Phần 2 (Tập 2)
80 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950-2020): Phần 2
475 p | 12 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Yên Bái (1945-2020): Phần 1 (Tập 1)
195 p | 13 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975): Phần 1 (Tập 2)
112 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Giang (1945-2010): Phần 2
171 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (1954-1975): Phần 2
198 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (1954-1975): Phần 1
262 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Hội An (1975-2010): Phần 2
117 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Hội An (1975-2010): Phần 1
122 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Sông Công (1985-2015): Phần 2
261 p | 15 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phổ Yên (1942 - 2022): Phần 2
386 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phủ Lý: Phần 1
168 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Phủ Lý: Phần 2
587 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Thái Nguyên (1946-1975): Phần 1 (Tập 1)
62 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn