Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Phú Lộc (1930 - 2016): Phần 2
lượt xem 0
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ thị trấn Phú Lộc (1930 - 2016)" Phần 2 do NXB Thuận Hóa xuất bản, gồm các nội dung chính trình bày như sau: Bước đầu khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1975 -1986); Thành lập thị trấn Phú Lộc và bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2000); Vững vàng bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển (2000 - 2016);...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Phú Lộc (1930 - 2016): Phần 2
- Chương IV BƯỚC ĐẦU KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1975 - 1986) I. Giai đoạn 1975 - 1978 Theo chủ trương chung của Trung ương, sau tháng 3 - 1975 các đơn vị xã ở Thừa Thiên Huế lấy theo ranh giới và tên gọi của chính quyền cũ để tiện việc quản lý và điều hành. Địa bàn thị trấn Phú Lộc hiện nay cơ bản thuộc xã Lộc Trì (gồm thị trấn Phú Lộc, các xã Lộc Trì, Lộc Bình) và một phần xã Lộc Điền (Đá Bạc) Chiến thắng mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Niềm vui chiến thắng với khát vọng độc lập tự do nay trở thành hiện thực là một thuận lợi rất cơ bản, thế nhưng cũng như bao vùng đất khác từ vĩ tuyến 17 trở vào, hậu quả chiến tranh để lại cho vùng đất Lộc Trì là vô cùng nặng nề, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và không thể giải quyết trong thời gian ngắn mà cần phải có quá trình dài lâu, với những nỗ lực vượt bậc. Lộc Trì nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ phía nam của Huế, có quốc lộ 1A đi qua. Lộc Trì có vị trí càng đặc biệt quan trọng trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ khi nơi đây trở thành quận lỵ của quận Phú Lộc. Không chỉ hình thành ở khu vực này tuyến phòng ngự dày đặc, kẻ địch còn tập trung xây dựng, biến Lộc Trì thành trung tâm đầu não đàn áp phong trào cách mạng ở các xã vùng khu II và khu III Phú Lộc. Ở đây, có chi khu quân sự và hệ thống đồn bót dày đặc là nơi khởi đầu cho những hoạt động chống phá cách mạng của kẻ thù. Trong những năm tháng chiến tranh, Lộc Trì cũng là nơi thường xuyên xảy ra những hoạt động chiến sự và tranh chấp giữa ta và địch, đặc biệt là vùng Rẫm, vùng đồi núi ven đầm Cầu Hai, nối Quốc lộ 1A với cửa biển Tư Hiền. Sau giải phóng, một bộ phận lớn dân cư ở xã Lộc Trì thuộc các thành phần có những hoạt động liên quan đến chế độ cũ. Đa số đều đã chấp hành tốt chính sách cải tạo và nhận được sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên vẫn còn nhiều phần tử ngoan cố, luôn tìm mọi cách chống phá sự nghiệpcách mạng. Không ít trong số đó đã lén lút lợi dụng tình hình khó khăn tại địa phương để tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền xuyên tạc gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Đây là một khó khăn lớn trong công tác bảo vệ an ninh và trật tự xã hội. Cũng sau ngày giải phóng, xã Lộc Trì còn có sự biến động lớn về mặt dân số. Trong thời kỳ chiến tranh, rất nhiều người dân Lộc Trì phải ly tán ở khắp nơi, nhiều người trong số đó thuộc thành phần gia đình ngụy quân, ngụy quyền sống chủ yếu dựa vào đồng lương. Trở lại quê hương sau chiến tranh, nhà cửa, đồng 75
- ruộng và vườn tược hoang tàn, một số không quen lao động gian khó nên gặp khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống và sinh hoạt. Tâm trạng của họ cũng khác nhau khi nhìn nhận về chế độ mới. Nhiều người phấn khởi, hồ hởi khi được trở về quê hương mưu sinh và tham gia tích cực vào hoạt động tái thiết quê nhà. Thế nhưng, cũng có không ít người thờ ơ, sống khép kín và nuối tiếc về những gì đã qua. Sự xáo động dân cư cũng bắt nguồn từ chỗ trong thời gian chiến tranh, là trung tâm quận lỵ Phú Lộc, xã Lộc Trì trở thành nơi tập trung dân cư từ các nơi. Sau ngày giải phóng, một bộ phận khá lớn đã hồi hương, trở về quê cũ, để lại nhiều vấn đề cần giải quyết về mặt quản lý xã hội và tổ chức sản xuất. Ngay tại quê hương, một bộ phận lớn người dân Lộc Trì sống ở khu vực “quận lỵ”, có nguồn sống và thu nhập chính dựa vào đồng lương, vào việc “chạy chợ”, kinh doanh các loại hình dịch vụ và buôn bán nhỏ với thu nhập rất thấp và bấp bênh, không có sự ổn định. Sau giải phóng, nguồn thu căn bản bị cắt đứt nên đa số lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nhất là có rất nhiều người trong độ tuổi lao động lâu nay xa rời công việc lao động chân tay nặng nhọc và không có công việc ổn định để sinh sống. Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền cách mạng mới được thành lập. Về kinh tế, Lộc Trì vốn là địa bàn xung yếu của cách mạng huyện Phú Lộc, nên kẻ thù trút xuống hàng ngàn tấn bom đạn các loại. Hậu quả là nhiều cánh đồng ở các thôn làng của xã Lộc Trì, nhất là các vùng ven núi (như Hòa Mậu), đầu nguồn sông Cầu Hai (như Sách Chữ, Cao Đôi Ấp, Gia Lương) đầy rẫy bom đạn và dây kẽm gai. Người dân phải sản xuất trong cảnh “trên bom, dưới đạn”. Cũng do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, nông dân sống ly tán nên có tới gần ½ diện tích ruộng lúa bị hoang hóa nhiễm chua phèn nặng, cỏ lác mọc đầy đồng, điển hình như các vùng Khe Su, Đồng Đưng, Hóc Choai, Hóc Nẩy, Hóc Thừa, Hóc Tụng…Tại đây, không thể tổ chức sản xuất ngay đạt hiệu quả được trong điều kiện hệ thống đê dập, tưới tiêu không có hoặc bị xuống cấp trầm trọng và người dân có trình độ dân trí, chưa nắm vững các biện pháp thâm canh kỹ thuật. Việc tổ chức lại đồng ruộng để phát triển sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn gay gắt do thiếu sức kéo, phân bón…là hậu quả của sự trì trệ trong phát triển chăn nuôi do không được chú trọng phát triển trong một thời gian dài. Một bộ phận lớn người dân Lộc Trì sống ở khu vực xung quanh chợ Cầu Hai hay Quốc lộ 1 A có nguồn thu nhập chính dựa vào “chạy chợ”, kinh doanh các loại hình dịch vụ cá thể và buôn bán nhỏ có thu nhập rất thấp và không có sự ổn định. Do không có quan tâm đứng mức và chiến lược đầu tư và xây dựng từ phía chính quyền, hàng trăm hộ gia đình ở các thôn vùng sông nước xung quanh vùng đầm Cầu Hai và hạ lưu sông Cầu Hai đang phải sinh sống lênh đênh trên mặt nước, chưa có kinh tế phát triển, thu nhập chủ yếu dựa vào đánh bắt các loại thủy hải sản bằng các biện pháp thủ công có thu nhập bấp bênh, việc đi lại gặp quá nhiều khó khăn, đời sống văn hóa - xã hội thấp kém và lạc hậu là bài toán khó đặt ra, cần nhanh chóng có ngay lời giải. Bên cạnh đó, hệ thống đường sá, cầu cống bị hư hại 76
- do ảnh hưởng chiến tranh và lâu ngày không được đầu tư, tu bổ và sửa chữa đã ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong nhu cầu đi lại, sinh hoạt mà còn cả trong việc phục hồi, phát triển kinh tế địa phương. Một số thôn xóm ở Lộc Trì có kinh tế nương vườn phát triển, là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Do chiến tranh phá hoại nên việc chăm sóc vườn tược không được chú ý mà bị bỏ bê, thậm chí có những vườn trở thành vườn hoang vô chủ. Muốn phục hồi và phát triển cần phải có thời gian và nguồn vốn đầu tư, một vấn đề khó khăn trong bối cảnh đời sống của người dân Lộc Trì sau ngày giải phóng. Trong khi đó, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp vốn khá phát triển ở Lộc Trì cũng không được khuyến khích và quan tâm đầu tư nên bị mai một dần. Thu nhập của đại bộ phận nông dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hệ thống đường sá, cầu cống bị hư hại do ảnh hưởng chiến tranh và lâu ngày không được đầu tư, tu bổ và sửa chữa đã ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong đi lại, sinh hoạt mà còn cả trong việc phục hồi, phát triển kinh tế địa phương. Xã Lộc Trì còn có một bộ phận dân cư thủy diện. Do không được quan tâm đúng mức, có chiến lược đầu tư và xây dựng thỏa đáng từ phía chính quyền, lại phải sống trong điều kiện chiến tranh khốc liệt nên đại bộ phận trong số hàng trăm hộ gia đình ở vùng sông nước xung quanh vùng đầm Cầu Hai đang phải sinh sống tạm bợ, lênh đênh trên mặt nước, chưa có sinh kế phát triển, thu nhập chủ yếu dựa vào đánh bắt các loại thủy hải sản bằng các biện pháp thủ công có thu nhập bấp bênh, việc đi lại gặp quá nhiều khó khăn, đời sống văn hóa - xã hội thấp kém và lạc hậu là bài toán khó đặt ra, cần nhanh chóng có ngay lời giải. Nhìn chung về kinh tế, thời điểm sau ngày giải phóng, xã Lộc Trì cũng như nhiều địa phương ở vùng khu III Phú Lộc, đứng trước vô vàn những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Đáng nói là vấn đề lao động và việc làm. Là địa phương có tài nguyên đất đai lớn, phong phú và đa dạng, nguồn lao động dồi dào nhưng xã Lộc Trì đang đứng trước sức ép phải giải quyết về vấn đề lương thực, cách thức tổ chức sản xuất sao cho hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và lao động, qua đó từng bước ổn định cuộc sống người dân. Về văn hóa - xã hội, là trung tâm của quận lỵ, nơi có nhiều đồn bốt của địch, chính sách văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân được du nhập vào miền Nam đã có ảnh hưởng xấu đến lối sống và nếp nghĩ của người dân xã Lộc Trì, nhất là thế hệ trẻ. Đó là biểu hiện của lối sống xa hoa, trụy lạc, với những ấn phẩm sách báo, phim ảnh đồi trụy, ủy mị…vẫn ngấm ngầm được lưu truyền. Các hủ tục mê tín dị đoan, ma chay đình đám linh đình, nạn bói toán, cờ bạc, rượu chè vẫn phổ biến ở các xóm thôn, đã ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân. Về giáo dục, là trung tâm quận lỵ, so với các xã khác ở huyện Phú Lộc, Lộc Trì có hệ thống trường học tương đối hoàn chỉnh ở các bậc học phổ thông. Trường tiểu học cộng đồng Lộc Trì (nay là Trường tiểu học thị trấn Phú Lộc) nằm ngay mặt 77
- tiền dọc theo đường Bạch Mã, cách quốc lộ 1 A 1,3 km. Ngay từ năm 1961, Trường trung học Phú Lộc (tiền thân của Trường trung học cơ sở thị trấn Phú Lộc hiện nay) đã được thành lập. Trường nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 100m về phía bắc, phía đông là dòng sông Cầu Hai và tỉnh lộ Bạch Mã hùng vĩ, thơ mộng và phía tây là vùng dân cư trù phú, đón nhận học sinh từ các xã Lộc Tụ, Lộc Hải. Tuy nhiên, so với nhiều địa phương khác trong huyện, con em xã Lộc Trì có điều kiện thuận hơn trong việc học hành, tuy nhiên nhìn chung vấn đề giáo dục đào tạo vẫn chưa được chế độ cũ quan tâm đúng mức. Người dân vốn có truyền thống hiếu học nhưng đa phần mù chữ hay có trình độ học vấn rất thấp. Về y tế, Lộc Trì là một trong số ít những xã của Phú Lộc sau giải phóng có trạm xá xã, ra đời từ năm 1961 ở thôn Cao Đôi Xã. Trên địa bàn xã còn có cơ sở y tế của huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, hoạt động cũng rất khó khăn do không được quan tâm đầu tư về phương tiện khám chữa bệnh và đội ngũ. Thế nên, mỗi khi có người đau ốm, bệnh tật, những gia đình giàu có thì lên Huế chạy chữa, còn người nghèo thì đành phó mặc cho số phận. Các hình thức chữa bệnh bằng cúng bái, mê tín dị đoan do thế càng có cơ hội hoành hành và phát triển. Khó khăn và thử thách là rất lớn, nhưng sau ngày giải phóng quê hương 1975, Chi bộ và nhân dân xã Lộc Trì đã có những thuận lợi rất căn bản. Đó là vị thế địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với những thế mạnh về đất đai, sông đầm, là điều kiện để xã Lộc Trì phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Trong niềm hân hoan và phấn khởi khi khát vọng lâu đời và cháy bỏng về độc lập - tự do đã được vẹn toàn, truyền thống tốt đẹp đó của địa phương đã được phát huy, các tầng lớp nhân dân sẵn sàng và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng do Đảng khởi xướng và phát động. Cũng như trong những năm tháng chiến tranh, trong điều kiện quê hương mới được giải phóng, xã Lộc Trì thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và sâu sát của các cấp lãnh đạo mà trực tiếp là Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để vùng đất này vượt qua mọi khó khăn và thử thách, từng bước vươn lên xây dựng quê hương ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sau những năm tháng dài chiến tranh khốc liệt. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Phú Lộc, đầu tháng 4 - 1975, xã Lộc Trì tổ chức lễ ra mắt chính quyền cách mạng xã, sau đó tổ chức lực lượng tham gia lễ tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân giải phóng xã. Chi bộ xã Lộc Trì cũng lãnh đạo nhân dân tổ chức lễ mừng chiến thắng hoàn toàn giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, đồng thời khẩn trương ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội theo tinh thần Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy ngày 6 - 5 - 1975. Lễ mừng chiến thắng xuân 1975 được tổ chức ở xã Lộc Trì với nhiều hoạt động phong phú và có ý nghĩa thiết thực, sâu sắc. Trên các trục đường liên xã, trụ sở chính quyền và các tuyến đường làng đều có những cổng chào với cờ hoa rực 78
- rỡ. Một không khí hân hoan phấn khởi tràn ngập trên khắp nẻo đường quê hương. Nhân dịp này, các cuộc mít tinh, biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao đã được tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ngày 21 - 4 - 1975, nhân dân Lộc Trì đã về Cầu Hai dự cuộc mit tinh giải phóng hoàn toàn huyện và lễ ra mắt của chính quyền cách mạng huyện Phú Lộc. Nhân dân Lộc Trì cùng nhân dân toàn huyện biểu thị quyết tâm nhanh chóng ổn định trật tự mới, đi vào giải quyết một loạt công tác ở vùng mới giải phóng; đồng thời, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam góp phần vào việc giành thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Ngày 30 - 4 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 15 - 5 - 1975, đông đảo người dân Lộc Trì đã tham gia cuộc mít tinh lớn của toàn tỉnh chàomừngquê hương miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước từ nay thống nhất, vẹn toàn tại quảng trường Ngọ Môn. Nhiệm vụ khôi phục kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới, bảo đảm an ninh - quốc phòng trong tình hình mới hết sức nặng nề, đòi hỏi tổ chức Đảng ở Lộc Trì cần được củng cố phải tăng cường tổ chức quản lý xã hội, tập hợp và đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Ngay sau khi được giải phóng, ngày 28 - 3 - 1975, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra chỉ thị khẩn cấp, yêu cầu các huyện ủy, thành ủy phải thực hiện nhiệm vụ cấp bách, đó là “lãnh đạo hình thành chính quyền cách mạng ở xã, thôn; ban hành thiết quân luật. Không tổ chức chính quyền tự quản mà phải tổ chức chính quyền Ủy ban Nhân dân cách mạng thực sự có hiệu lực. Thành lập các tổ chức vũ trang, an ninh cơ sở, thi hành các chính sách, các thông báo của chính quyền cách mạng” (Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 16). Sau ngày giải phóng, Chi bộ xã Lộc Trì có 5 đảng viên. Bí thư Chi bộ đầu tiên của xã Lộc Trì sau ngày 26 - 3 - 1975 là đồng chí Trần Thứ, được rèn luyện và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày 15 - 4 - 1975, Ủy ban Nhân Cách mạng huyện Phú Lộc rút đồng chí Thứ lên công tác ở Công an huyện và ngày 16 - 5 - 1975, Huyện ủy Phú Lộc quyết định cử đồng chí Hoàng Lam làm Bí thư Chi bộ xã Lộc Trì. Ra đời trong phong trào cách mạng tại địa phương, được tôi luyện và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chi bộ xã Lộc Trì được đánh giá là một trong những tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh của huyện Phú Lộc thời điểm sau chiến thắng 1975. Tuy nhiên, từ chỗ tổ chức và hoạt động bí mật, lãnh đạo nhân dân kháng chiến nay chuyển sang lãnh đạo nhân dân khôi phục, cải tạo, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội là bước ngoặt quan trọng, vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng Đảng sau ngày giải phóng của Lộc Trì là tăng cường đội ngũ và sức mạnh chiến đấu cho chi bộ Đảng. Chi bộ xã Lộc Trì phối hợp với các ban của Huyện ủy Phú Lộc khẩn trương tiến hành soát xét về công tác tổ chức nhằm bảo vệ trong sạch nội bộ và tăng cường sức mạnh chiến đấu của tổ chức Đảng, xác minh làm rõ những trường hợp kết nạp Đảng để tăng cường 79
- lực lượng cho Đảng. Nhằm nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ đảng viên chủ chốt, nhiều đồng chí được cử đi học bổ túc văn hóa và lý luận chính trị. Các đảng viên trong chi bộ được phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng; trong đó, đồng chí Bí thư Chi bộ phụ trách chung và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Phú Lộc, thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân Cách mạng xã Lộc Trì được thành lập, do ông Phạm Lợi làm Chủ tịch. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn của một vùng đất vừa mới được giải phóng, Chi bộ đã sáng suốtchọn lựa những người có phẩm chất chính trị tốt và năng lực và đạo đức tốt giới thiệu vào các ban ngành thuộc Ủy ban Nhân dân Cách mạng xã nhằm đảm bảo cho bộ máy chính quyền hoạt động có hiệu quả. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về thành lập Ban Công tác nông thôn, Chi bộ xã Lộc Trì tiến hành chọn lựa một số người trong các tổ chức nông hội và thanh niên ở 11 thôn trong xã, đa số thuộc thành phần bần nông và một số thuộc trung nông lớp dưới cho làm lý lịch. Ngày 7 - 8 - 1975, Chi bộ tổ chức cho các đối tượng trên học tập nội dung, ý nghĩa, yêu cầu và phương pháp thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất và đã chọn lựa được thành phần các Ban công tác nông thôn như sau: Thôn Đông Lưu (Lê Chót - Trưởng ban, Nguyễn Song - Phó ban, Lê Hồng); thôn Hòa Mậu (Cái Lào - Trưởng ban, Cái Di - Phó ban, Võ Thị Chiến, Nguyễn Hương - ban viên); thôn Vọng Trì (Trần Diêu - Trưởng ban, Trần Tựu - Phó ban, Mai Khuyến, Trần Mạnh Tuấn); thôn Gia Lương (Nguyễn Xáng - Trưởng ban, Nguyễn Văn Nhựt - Phó ban, Nguyễn Cháu); thôn Trung An ( Nguyễn Sắc - Trưởng ban, Lê Cược - Phó ban, Nguyễn Hữu Tuấn); thôn Sách Chữ và Cao Đôi Ấp (Trương Vung- Trưởng ban, Lê Tròn - Phó ban, Phan Bòn); thôn Phước Tượng (Phạm Minh - Trưởng ban, Phan Trình - Phó ban, Phan Thị Phúc, Lê Túy, Nguyễn Sự, Nguyễn Sinh); thôn Cao Đôi Xã (Lê Đa - Trưởng ban, Hoàng Như Diên - Phó ban, Nguyễn Sài, Phan Thảo, Huỳnh Phụ, Lê Kế, Võ Huế). Hai thôn Cao Đôi Xã và Lê Thái Thiện (không rõ) Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng xã và các đoàn thể chính trị, như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (do đồng chí Huỳnh Đình Cát làm Bí thư), Hội Phụ nữ giải phóng (do đồng chí đảng viên Nguyễn Thị Hải phụ trách), Hội Nông dân giải phóng (Trần Tẩu), Hội Phụ lão giải phóng cũng nhanh chóng xây dựng. Ban Chấp hành các đoàn thể được thành lập và kiện toàn về mặt tổ chức. Chi đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ giải phóng, Hội Phụ lão giải phóng, Hội Nông dân giải phóng…đều tích cực vận động quần chúng đứng vào tổ chức đoàn thể cách mạng; ở các thôn đều có phân chi, chi hội. Sự ra đời của các đoàn thể cách mạng đã làm chỗ dựa, giúp chính quyền cách mạng nhanh chóng bắt tay triển khai có hiệu qủa những công việc cấp bách tại địa phương sau ngày giải phóng. 80
- Sau khi hình thành và củng cố về mặt tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đã có nhiều phong trào hoạt động hiệu quả, có nội dung thiết thực gắn với việc tập hợp và phát triển các hội viên. Tiêu biểu như Chi đoàn thanh niên xã Lộc Trì ngày sau khi ra đời, chỉ trong thời gian ngắn từ ngày 1 - 6 đến 1 - 7 - 1975, đã tổ chức khai hoang được 2,5 mẫu đất và lên núi đốn được 80 gánh củi vừa gây quỹ, vừa góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt về đời sống. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, Chi đoàn đã tổ chức học Điều lệ Đoàn cho 6 thanh niên và Điều lệ Hội (Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng) cho 30 thanh niên ưu tú khác trong xã. Các tổ chức đoàn thể, như Nông dân, Thanh niên và Phụ nữ cũng được Chi bộ lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cho các thanh niên chậm tiến. Đoàn thể phụ nữ giáo dục phụ nữ về cách ăn ở, đối xử trong gia đình và ngoài xã hội. Đoàn thể thanh niên giáo dục những thanh niên lạc hậu, chậm tiến , ham mê cờ bạc… Nhận rõ tình hình địa phương, có nhiều thuận lợi và cũng đang đứng trước không ít khó khăn và thử thách, Chi bộ xã Lộc Trì quyết tâm đặt lên hàng đầutập trung việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng cơ sở vững mạnh nhằm thực hiện tốt vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các phong trào cách mạng địa phương và nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao phó. Chi bộ thường xuyên làm tốt việc giáo dục, giúp đỡ cho các cán bộ, đảng viên thấu suốt đường lối, chính sách của Đảng và tình hình địa phương. Trên cơ sở tiếp thu các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, Chi bộ tổ chức quán triệt và truyền đạt lại cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ để sau đó cùng nhau bàn bạc và áp dụng thực tiễn địa phương một cách tích cực và có hiệu quả. Hằng tháng, Chi bộ xã Lộc Trì đã tiến hành thường xuyên các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ với nội dung chính là kiểm điểm tình hình và bàn các nhiệm vụ, giải pháp để ổn định đời sống và an ninh chính trị tại địa phương, lãnh đạo phát triển kinh tế, chăm lo sự nghiệp văn hóa - xã hội và tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và lực lượng. Tại các cuộc họp, đảng viên trong Chi bộ đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần phê và tự phê rất cao. Công tác phát triển đảng viên nhằm tăng cường đội ngũ và sức mạnh chiến đấu cho tổ chức cơ sở Đảng được Chi bộ xã đặc biệt quan tâm. Ngay trong năm 1975, Chi bộ đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu kết nạp thêm 3 đảng viên mới. Hai trong số đó đã ngay lập tức được Chi bộ cử đi học văn hóa. Ngày 15 và 16 - 7 - 1975, Ủy ban Nhân dân cách mạng xã Lộc Trì chỉ thị cho các thôn đình chỉ tất cả các hoạt động để thực hiện tổng vệ sinh từ trong nhà ra đến đường làng, ngõ xóm. Các gia đình đều phải đào hố rác. Cá nhân phải có phòng tắm riêng. Riêng lực lượng thanh niên, học sinh và phụ nữ giải phóng tham gia dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, tổ chức đào nhiều hố rác công cọng. Đặc biệt trong ngày 16 - 7 - 1975, lực lượng thanh niên gần 500 người đã khai quang tất cả các nơi trước đây địch dùng làm nơi trú ẩn và dọc theo bên bờ sông. Khu vực chợ (Cầu 81
- Hai) được dọn dẹp sạch sẽ, các khu vực bán hàng không còn lộn xộn như trước mà được sắp xếp lại ngăn nắp. Sau đó, được phun thuốc sát trùng diệt trừ ruồi muỗi, sâu bệnh. Toàn xã phát động phong trào ăn chín uống sôi, ngủ phải nằm màn, tích cực phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Trong bối cảnh tình hình sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, thuận lợi và khó khăn đan xen, với nhiều thử thách đặt ra, Chi bộ xã Lộc Trì xác định nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của địa phương là tập trung lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống, bảo vệ những thành quả giành được trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Một trong những việc làm có ý nghĩa đầu tiên của chi bộ là tổ chức cho nhân dân học tập tốt 10 chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời và 6 thông báo của Ủy ban Nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế; phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, tập trung vào các vấn đề giữ gìn an ninh trật tự, thu giữ vũ khí, thu hồi và quản lý các cơ quan, công sở của chế độ cũ, ghi báo nhân viên ngụy quân, ngụy quyền trình diện. Hàng nghìn người dân các thôn trong xã nô nức tham gia học tập. Là quận lỵ Phú Lộc cũ, trên địa bàn xã Lộc Trì có nhiều cơ quan, công sở kho tàng của Mỹ - ngụy để lại. Những cơ sở này nhanh chóng được kiểm định, đánh giá, phân loại và tùy theo tình hìnhcụ thể có thể trưng dụng phục vụ cho những nhu cầu hoạt động ở địa phương của huyện và xã. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, chính quyền cách mạng xã Lộc Trì phối hợp với huyện Phú Lộc khẩn trương triển khai công tác tiếp quản trên địa bàn. Góp phần giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, chính quyền xã đã giúp đỡ, giải quyết các thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện cho các gia đình có quê quán ở Lộc Trì hồi cư, trở về quê cũ, có được chỗ ở và điều kiện làm ăn sinh sống. Chính quyền, công an và xã đội vận động, tổ chức, bảo vệ an toàn tính mạng cho binh sĩ ngụy quân, ngụy quyền, những đối tượng tham gia các tổ chức chính trị phản động ra trình diện, khai báo, nộp vũ khí, các phương tiện hoạt động trong chiến tranh. Số bị cưỡng bức đi lính, làm tay sai cho chế độ cũ được chính quyền cách mạng tổ chức cho học tập, cải tạo tại chỗ. Số đối tượng khác được đưa đi học tập, cải tạo tập trung theo quy định của chính quyền các mạng. Các gia đình có con em tham gia chính quyền cũ được vận động, cảm hóa để sớm ổn định về tinh thần, nhanh chóng hòa nhập với xã hội. Các phần tử có biểu hiện chống đối nhanh chóng bị trấn áp. Trong năm 1975, lực lượng an ninh xã kết hợp với an ninh huyện tổ chức học tập và cải tạo cho 40 ngụy quyền và 517 ngụy quân. Thực hiện chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân cách mạng huyện Phú Lộc phát động chiến dịch tháo gỡ bom mìn để giải phóng đất đai phục vụ nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Tư tưởng chỉ đạo là “Giải phóng đất đai, bảo toàn tính mạng của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tháo gỡ bom mìn”. Lộc Trì với tư cách là quận lỵ Phú Lộc được 82
- xem là một địa bàn trọng điểm của huyện. Trong chiến tranh, để bảo vệ đồn bốt, trụ sở và nhằm ngăn cản hoạt động của lực lượng cách mạng trên địa bàn, kẻ thù đã gài đặt một khối lượng khá lớn bom mìn, hàng rào kẽm gai. Vùng Rẫm (nay thuộc xã Lộc Bình) không chỉ là địa điểm trú quân, căn cứ địa cách mạng của huyện Phú Lộc qua 2 cuộc kháng chiến, bàn đạp để huyện xây dựng lực lượng, chỉ đạo phong trào cách mạng ở các xã khu III, mà còn là nơi đứng chân, là bàn đạp tấn công của các lực lượng vũ trang huyện Phú Vang, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế. Kẻ thù đã trút xuống mảnh đất này hàng vạn tấn bom đạn các loại không chỉ để giết người mà còn để hủy hoại môi sinh, môi trường nhằm làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Đến tháng 5 - 1976, trên địa bàn xã Lộc Trì với các trọng điểm, như Rẫm, Bạch Mã…đã hoàn thành dứt điểm việc tháo gỡ bom mìn đảm bảo an toàn. Về kinh tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ở vùng mới giải phóng, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân cách mạng huyện Phú Lộc, Chi bộ xã Lộc Trì lãnh đạo chính quyền thực hiện điều chỉnh lại ruộng đất trên địa bàn. Một số diện tích ruộng đất tịch thu của các địa chủ phong kiến bóc lột, ruộng công, ruộng vắng chủ…được xem xét chia lại cho nông dân canh tác theo phương châm “Người cày có ruộng”. Thực hiện cuộc vận động chính trị lớn của Đảng và Nhà nước, ngay trong năm 1975, Chi bộ xã Lộc Trì lãnh đạo đưa bà con nông dân địa phương bước vào làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa. Ban đầu là những tổ đổi công, vần công và sau đó là các tập đoàn sản xuất. Ở xã Lộc Trì, các tập đoàn sản xuất có quy mô khoảng 50 hộ gia đình, hình thành theo khu vực địa giới hành chính. Dưới sự điều hành của các tập đoàn trưởng, tập đoàn phó, các tập đoàn có kế hoạch tổ chức chỉ đạo sản xuất, điều hành lực lượng lao động, thực hiện phân phối ăn chia (theo chế độ công điểm) cho nông dân một cách công bằng và hợp lý, phát huy được tinh thần làm chủ tập thể của người dân. So với toàn huyện Phú Lộc, xã Lộc Trì là một trong những địa phương có phong trào tập thể hóa nông nghiệp sớm. Đến năm 1976, toàn huyện Phú Lộc mới hoàn thành cuộc vận động tổ chức nông dân làm ăn tập thể trong các tập đoàn sản xuất. Chi bộ xã Lộc Trì xác định nhiệm vụ trọng tâm trước mắt trong năm 1975 là lãnh đạo triển khai sản xuất vụ Đông xuân 1975 - 1976 thắng lợi, đẩy mạnh việc trồng cây lương thựcngắn ngày để cứu đói, gắn với thực hành chủ trương tiết kiệm và không nấu rượu. Chi bộ xây dựng chỉ tiêu và rà soát kiểm tra các tập đoàn sản xuất về nông cụ - giống - phân bón. Theo kế hoạch, mỗi lao động phải trồng 1 vồng khoai lang chống đói. Để có năng suất và sản lượng cao, Chi bộ chỉ đạo thực hiện quy trình sản xuất phải đảm bảo các khâu: Nước - phân - giống - thời tiết. Về khâu giống, phải có kế hoạch chống rét bằng vải tro bếp, trổ khô nước. Về phân bón, chỉ tiêu đề ra là 3 tấn phân/ha. Không đủ thì bứt thêm bổi để bỏ vào chuồng lấy phân; không ỷ lại vào nguồn phân bón Nhà nước và không dùng phân đạm sai đối tượng (bón cho lúa 83
- nhưng đem bón cho khoai sắn…). Về giống lúa, chỉ đạo đưa giống lúa mới vào gieo cấy, chiếm khoảng ¼ diện tích. Chi bộ lãnh đạo chính quyền xã thành lập Ban Thủy lợi xã, gồm 16 người, để quản lý các đập mương. Trước mắt, huy động và sử dụng lực lượng thanh niên và nông dân đào đắp một số kênh mương ngắn (đập Quan, mương từ bàu Lùng lên Mục Bài…); khai thông kênh mương các tuyến đập Làng, khe Ồ Ồ, các suối ở Phước Tượng, Hai giếng mội, khe Cây Quýt…giao cho các tập đoàn sản xuất Hòa Mậu, Phước Tượng, Tân An quản lý… Chi bộ giao chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể cụ thể cho các tập đoàn sản xuất về giống, phân bón, nông cụ để triển khai sản xuất vụ Đông xuân, trồng cây lương thực ngắn ngày để phòng chống đói giáp hạt giêng hai. Đảng viên và cán bộ nông hội xã được phân công xuống tận thôn xóm để chỉ đạo và kiểm tra các tập đoàn triển khai thực hiện. Về phía các tập đoàn sản xuất cũng đã tích cực chuẩn bị phân giống cho vụ Đông xuân. Các thôn, như Phước Tượng, Vọng Trì, Gia Lương… hoàn thành chỉ tiêu phân bón, giống lúa. Nông dân phấn khởi tăng gia sản xuất, đẩy mạnh trồng các loại hoa màu. Chỉ trong tháng 10 - 1975, toàn xã Lộc Trì đã trồng được hơn 32 mẫu hoa màu các loại. Các tập đoàn ở Phước Tượng tiến hànhđào vét con mương dài 200 m, rộng 2 m. Thôn Vọng Trì đào con mương dài 270 m. Các đường sá ở thôn Gia Lương, Phước Tượng bị hỏng do lũ lụt đã kịp thời được tu sửa. Nhờ có sự lãnh đạo sâu sát của Chi bộ, sự điều hành kịp thời của các tập đoàn sản xuất, ngay trong vụ sản xuất đầu tiên sau ngay giải phóng, bà con nhân dân xã Lộc Trì đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong điều kiện thời tiết khó khăn, bị rét lạnh và sâu bệnh phá hoại (bệnh bạc lá) nên một số diện tích không gieo cấy được hoặc gieo mạ nhưng không phát triển, vụ Đông xuân 1975 - 1976, toàn xã Lộc Trì gieo cấy được 1.016 mẫu; trong đó, lúa địa phương 765 mẫu và giống lúa mới là 254 mẫu, hoàn thành kế hoạch được giao. Ngay sau khi gieo cấy xong vụ Đông xuân 1975 - 1976, Chi bộ xã Lộc Trì đã vận động nhân dân toàn xã vào khai phá khu vực Phiến với diện tích khoảng 50 mẫu để trồng ngô, khoai giải quyết vấn đề lương thực. Chi bộ lãnh đạo thôn Vọng Trì giãn dân vào khu vực Tranh Cao, Rẫy Làng (65 hộ đã đăng ký) để tổ chức khai hoang phục hóa. Chi bộ có văn bản đề nghị Thường vụ Huyện ủy và Phòng Kinh tế huyện Phú Lộc giải quyết bán lúa trong 3 tháng giúp bà con có điều kiện tăng gia sản xuất và cấp xăng xe để vận chuyển. Toàn xã cũng đã trồng được 300 mẫu khoai sắn và hoa màu ngắn ngày. Trong quản lý kinh tế, bên cạnh Ban Kinh tế xã, ngay trong năm 1975, Chi bộ xã Lộc Trì lãnh đạo chính quyền thành lập Ban Trồng cây và các tổ thu mua lá nón, tổ chằm nón, tổ bán cá nhằm phát triển kinh tế đa dạng và khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực ở địa phương. Ban Trồng cây, gồm 5 phụ lão, do ông Trần Nẫy làm trưởng ban, có nhiệm vụ về các thôn tổ chức Ban trồng cây thôn, vận động đóng góp mua cây giống về trồng ở các đường làng, xây dựng vườm gieo ươm cây giống cho xã để chuẩn bị cho kế hoạch 84
- trồng cây lâu dài. Tổ bán cá gồm có 4 thành viên, có nhiệm vụ lãnh (nhận) cá ở các tập đoàn đánh cá theo hợp đồng đăng ký từng tháng, khi thu được cá về chủ yếu bán cho các cơ quan quanh vùng và nhân dân trong xã. Các tổ thu mua lá nón, tổ chằm nón được thành lập để thu mua sản phẩm bán lại cho Nhà nước theo giá quy định. Các thợ thủ công được mua lương thực theo giá Nhà nước, phải có trách nhiệm hạ giá thành sản phẩm làm ra. Ví dụ, thợ cắt tóc chỉ được lấy giá 3 hào/ đầu người. Thợ rèn nếu được mua than cung cấp phải hạ giá thành sản phẩm, rựa từ 8 đồng xuống 4 đồng/ cái. Gía này có sự thỏa thuận giữa người mua (nông dân - người thợ - chính quyền). Đời sống của người dân ngày càng cải thiện nhờ sự lãnh đạo của Thường vụ Huyện ủy đã kịp thời phát động phong trào trồng cây ngắn ngày, bán gạo chống đói và có sự lưu thông hàng hóa từ Đà Nẵng ra, nhưng vẫn khó khăn. Khảo sát của Chi bộ xã, trung bình ở chợ Cầu Hai mỗi ngày chỉ có 10 đến 15 thúng gạo, chủ yếu từ Đà Nẵng ra, giá 32 lon/10 đồng. Các thôn trong xã vì thế đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương trợ giúp nhau gạo, hoa màu để bà con vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cuộc sống mới tạm ổn định thì tháng 10 - 1975 xảy ra trận lụt lớn chưa từng có. Xã Lộc Trì là một trong những địa phương ở Phú Lộc bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều nhà cửa bị sập và bị lũ lụt cuốn trôi. Đời sống người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, toàn xã đã thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân” và “lá lành đùm lá rách”. Nhân dân đã đóng góp tren 124 cây tre, 2 gánh tranh, 50 lon gao, hàng chục kg sắn khoai giúp đỡ những gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt các thôn Lê Thái Thiện, Thiện Loại, Trung An và đã góp phần sửa sang được 117 ngôi nhà bị hư hỏng. Xã cũng kịp thời trợ cấp 550 kg gạo cho những gia đình khó khăn và kịp thời bán cho dân thiếu đói 3 tấn gạo và 113 thúng rưỡi lúa vận động nhân dân đóng đảm phụ yêu nước để trực tiếp cấp cho những gia đình phi nông nghiệp hoặc thiếu đói. Kết quả, không có ai bị chết đói, chết nước. Công tác quốc phòng - an ninh được Chi bộ xã Lộc Trì đặc biệt quan tâm trong lãnh chỉ đạo. Ban Chỉ huy quân sự xã nhanh chóng được thành lập. Đồng chí đảng viên Nguyễn Dung trong chi bộ được phân công làm xã đội trưởng. Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, xã Lộc Trì nhanh chóng xây dựng một trung đội du kích, gồm 25 người, được trang bị súng đạn đầy đủ để bảo vệ chính quyền cách mạng. Xã đội tăng cường giáo dục du kích nâng cao trách nhiệm bảo vệ thôn xã; tổ chức học tập và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thôn đội nhằm nâng cao chất lượng chính trị. Ngay trong năm 1976, đại diện cho Ban Chỉ huy quân sự xã Lộc Trì đã tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ các cấp đầu tiên do Ủy ban Nhân dân cách mạng huyện Phú Lộc tổ chức về kế hoạch đăng ký nghĩa vụ quân sự và tuyển quân cho đợt năm 1977; đồng thời, thực hiện thống kê quản lý quân dự bị từ hạng 1 đến hạng 2. 85
- Chi bộ xã Lộc Trì đã lãnh đạo chính quyền tổ chức mạng lưới công an viên ở các thôn xóm. Theo đó, ở mỗi thôn có 3 công an viên, có trách nhiệm theo dõi và chú ý đối tượng là thanh viên các đảng phái phản động, có âm mưu và hành động chống phá chính quyền cách mạng. Mạng lưới công an viên sau đó tiếp tục được mở rộng ra các đoàn thể quần chúng. Các nòng cốt được bố trí theo dõi đối tượng nghi vấn; truy bắt số không chấp hành để đưa đi cải tạo, đồng thời có biện pháp giáo dục, cải tạo các đối tượng biết ăn năn hối cải đã được trả quyền công dân về địa phương. Du kích xã và thôn tăng cường tuần tra thôn xóm nhằm ngăn chặn kịp thời nạn cắp vặt, bảo vệ trật tự thôn xóm. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn trên địa bàn, nhìn chung bảo đảm an toàn. Ngày 4 - 11 - 1975, tại Cao Đôi Xã xuất hiện khẩu hiệu chống chế độ. Chi bộ đánh giá có ảnh hưởng chính trị nên đã kịp thời lãnh đạo điều tra làm rõ. Một số trộm cắp, đánh bạc và lừa đảo xảy ra trên địa bàn. Tiêu biểu như ngày 2 - 11, ở Phước Tượng xảy ra vụ mất cắp 1 chiếc xe đạp; đêm 9 - 12 - 1975 tại thôn Đông Lưu, một số thanh niên lêu lỏng ném đá vào lớp học bình dân học vụ; cuối năm 1975, Nguyễn Tùng ở Cao Đôi Xã mạo danh tên cho là Nguyễn Chiểu đến ngân hàng vay tiền nuôi heo thực ra để ăn xài. Đặc biệt, sau bão lụt xảy ra một số vụ ăn cắp vặt và đánh bạc. Nhờ sự tố giác kịp thời của nhân dân, Chi bộ xã Lộc Trì đã lãnh đạo chính quyền làm rõ và có biện pháp răn đe, giáo dục kịp thời. Việc bài trừ các loại hình văn hóa phản động, đồi trụy cùng các tai tệ nạn xã hội phát sinh dưới chế độ cũ được sự hưởng ứng tích cực của đoàn thể và người dân. Bên cạnh đó là việc chú trọng các phong trào văn hóa, văn nghệ và xây dựng nếp sống mới tại nông thôn. Ban Văn hóa thông tin xã được thành lập nhanh chóng tổ chức các đội văn nghệ thể thao. Đã có nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ, thể thao thu hút được sự quan tâm của đông đảo bà con nhân dân được tổ chức vào các dịp các ngày lễ kỷ niệm trong năm. Ngay trong năm 1975, toàn xã đã lập 12 chòi phát thanh, 8 trạm thông tin, 3 trạm tin tức. Cán bộ thông tin xã thường xuyên tổ chức cho nhân dân các thôn đọc báo, nghe đài để nắm vững tình hình thời sự, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngay trong tháng 4 - 1975, cùng với các cơ sở trường học trong toàn tỉnh, trường tiểu học của xã Lộc Trì đã nhanh chóng mở cửa để chào đón sự trở lại của các học sinh sau một thời gian gián đoạn với chương trình giảng dạy và học tập mới. Ngành giáo dục địa phương đã tích cực hưởng ứng phong trào “Dạy tốt, học tốt, xây dựng trường học tiên tiến”, chú trọng gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với phong trào lao động sản xuất và các hoạt động xã hội, hình thành các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện giáo dục toàn diện (học vấn và nhân cách) cho học sinh. Giữa bộn bề những công việc trong những ngày đầu mới giải phóng, Chi bộ xã Lộc Trì đã lãnh đạo chính quyền, trường học và các đoàn thể trong xã nhanh chóng tổ chức các lớp bổ túc văn hóa, xóa mù ở khắp thôn xóm trên địa bàn trên cơ sở tận dụng các phương tiện nhà cửa 86
- và đội ngũ hiện có. Một không khí học tập, sinh hoạt diễn ra sôi nổi. Kết quả, chỉ trong một thời gian ngắn, qua cuộc vận động và tổ chức học văn hoá, đến cuối năm 1976, xã Lộc Trì đã căn bản xóa xong nạn mù chữ. Nhận thức vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, Chi bộ xã Lộc Trì lãnh đạo chính quyền xã thành lập Ban Y tế xã; đồng thời, đầu tư sửa chữa, xây dựng trạm y tế xã. Những người có kiến thức, hiểu biết và được đào tạo chuyên môn cơ bản về y học được huy động giúp xã đảm nhận công tác quan trọng này. Kết quả, chỉ tính trong năm 1975, trạm y tế xã đã tổ chức tiêm phòng dịch bệnh cho 4.925 người, chữa bệnh cho 180 người, đỡ đẻ cho 25 người và khám thai cho 10 người. Phong trào kết hợp chữa bệnh bằng Đông - Tây y kết hợp, ủng hộ và tổ chức cho các lương y chữa bệnh bằng thuộc Nam từng bước được thực hiện. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và để tri ân những người đã cống hiến công sức, xương máu vì sự nghiệp giải phóng đất nước, quê hương, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, Chi bộ xã Lộc Trì xác định nhiệm vụ trọng tâm của địa phương là triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đền ơn, đáp nghĩa. Các ban ngành, đoàn thể trong xã được chỉ đạo phải nắm lại số liệt sĩ trên địa bàn để tổ chức giúp đỡ thân nhân liệt sĩ ổn định nơi ăn chốn ở; chăm lo đời sống cho các thương binh và các gia đình có công với cách mạng, tạo điều kiện cho con em họ được học tập và công tác tốt. Chi bộ đã lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước giành cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và gia đình có công với cách mạng đang gặp khó khăn. Từ ngày 21 đến 27 - 6 - 1975, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng mới, Đảng bộ Thừa Thiên Huế triệu tập hội nghị toàn thể Ban Chấp hành. Hội nghị ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể trong 6 tháng cuối năm 1975 và năm 1976. Nghị quyết hội nghị nêu rõ, cần tiến hành tổ chức đẩy mạnh phong trào khai hoang phục hóa; bước đầu đưa một số dân vùng đồng bằng lên xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng đồi núi và các vùng sâu, vùng xa. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Tỉnh ủy, Huyện ủy Phú Lộc tập trung lãnh đạo thực hiện phân bố lại dân cư gắn với việc giãn dân bằng hình thức đi kinh tế mới, kết hợp khai hoang đất trống đồi trọc và tháo gỡ bom mìn còn sót lại sau chiến tranh nhằm nhanh chóng giải phóng đất đai, đưa vào sản xuất, ổn định và từng bước phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 3 - 1977, xã Lộc Trì thành lập lực lượng thanh niên xung phong ở địa phương gồm khoảng 300 đoàn viên thanh niên trong xã do đồng chí Lê Xuân Cự, Bí thư Chi đoàn xã Lộc Trì, phụ trách tổ chức đợt khai hoang, phục hóa đưa vào canh tác nhiều diện tích đất đai ở vùng Rẫm và phát quang, mở một số tuyến giao thông liên xóm thôn tại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và nhu cầu làm ăn của bà con nhân dân địa phương. Sau chiến dịch ra quân này, xã Lộc Trì tổ chức đưa dân về Rẫm. Cùng lúc, ở bên kia cửa Tư Hiền, xã Vinh Hiền và một số xã khu 87
- III cũng tổ chức đưa dân sang Rẫm với quy mô lớn. Cũng trong dịp này, Huyện ủy Phú Lộc có chủ trương đưa một bộ phận cư dân thủy diện đầm Cầu Hai, đang sống dọc theo vùng Rẫm lên bờ. Ngay trong năm 1977, dân số toàn vùng đã có khoảng 1.500 khẩu (trong đó, có khoảng 600 khẩu là dân thủy diện), tập trung chủ yếu ở Mai Gia Phường và Hòa An. Từ 1975 đến 1977, cả nước và địa phương diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Ngày 23 - 8 - 1975, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức đại hội đại biểu nhân dân toàn tỉnh tại Huế, quyết tâm đưa Thừa Thiên Huế đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong các ngày 25 - 4 - 1976 và 7 - 11 - 1976, diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Cùng với cả nước, cử tri và nhân dân xã Lộc Trì nô nức, hăng hái đi bỏ phiếu. Sau 30 năm (1946 - 1976), các tầng lớp nhân dân ở Lộc Trì mới thực sự được hưởng quyền lợi của công dân một nước độc lập, dân chủ và thống nhất. Đặc biệt, cuối năm 1976, từ ngày 14 đến 20 - 12 - 1976, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng Lao động Việt Nam diễn ra tại Hà Nội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam và quyết định đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngày 2 - 7 - 1976, kỳ họp thứ 56 của Quốc hội đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 5 - 1976, đồng chí Hoàng Lam được rút lên làm Thường trực Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc. Đồng chí Lê Lư thay thế làm Bí thư Chi bộ xã Lộc Trì. Đồng chí Phạm Lợi vẫn tiếp tục làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Trì. Thực hiện chủ trương của Trung ương, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên từ tháng 5 - 1976. Gần 1 năm đó, vào ngày 5 - 3 -1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên có nghị quyết về hợp nhất các huyện, trong đó có sự hợp nhất 2 huyện Nam Đông và Phú Lộc thành huyện Phú Lộc. Chi bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng xã Lộc Trì đã tích cực hăng hái tham gia vào các sự kiện lịch sử quan trọng đó. Nhìn chung, sau 3 năm ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khó của toàn dân, xã Lộc Trì từng bước đổi thịt thay da. Hệ thống chính trị hình thành và đảm đương tốt nhiệm vụ cách mạng mới. Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, an ninh quốc phòng được đảm bảo, đời sống của đại bộ người dân được cải thiện và có được niềm tin tưởng tuyệt đối vào chế độ mới. Đặc biệt, một bộ phân dân cư trước đây không quen với công việc lao động nặng nhọc nay đã có sự đổi thay cơ bản. Tuy vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức phải tiếp tục vượt qua, song có thể thấy những thành tựu ban đầu đó rất có ý nghĩa, là cơ sở và tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo quan trọng và quyết định hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng quê Lộc Trì thân yêu. II. Giai đoạn 1978 - 9/1986 88
- Năm 1978, đồng chí Trương Lộc được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Trì, thay cho đồng chí Phạm Lợi nghỉ vì lý do sức khỏe. Cuối năm 1976, đồng chí Đặng Ngọc Luyện được chỉ định làm Bí thư Chi bộ xã Lộc Trì, thay cho đồng chí Lê Lư chuyển lên công tác ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Sau 3 năm nỗ lực phấn đấu khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là sự ra đời và phát huy tốt vai trò hoạt động của mô hình tập đoàn sản xuất, vấn đề tập thể hóa nông nghiệp là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu đặt ra ở các huyện, thành ở phía nam tỉnh Bình Trị Thiên. Triển khai thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy Bình Trị Thiên về “Tăng cường củng cố hợp tác xã, căn bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp ở phía nam”, Huyện ủy Phú Lộc tập trung chỉ đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa mà trước hết là xây dựng hợp tác xã theo mô hình nông - lâm - thủ công và nông- thủ công, thực hiện hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp. (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc , Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc, 1975 - 2005, Nxb Thuận Hóa, 2015, tr 57). Năm 1977, Huyện ủy Phú Lộc đã chỉ đạo xây dựng làm điểm tại xã Lộc An với 2 hợp tác xã Đại Thành và Tiến Lực. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Phú Lộc, Chi bộ và Hội đồng Nhân dân xã Lộc Trì đã có nghị quyết về xây dựng hợp tác nông nghiệp ở địa phương. Giữa năm 1978, xã Lộc Trì thành lập 3 ban vận động thành lập 3 hợp tác xã nông nghiệp là Bắc Hà, Trung Hà và Nam Hà. Cùng lúc, nông dân trong toàn xã được học tập các tài liệu về điều lệ, chính sách và chủ trương liên quan đến mô hình tổ chức hợp tác xã. Sau các đợt học tập, nông dân thấy rõ việc tiến lên hợp tác là con đường đúng đắn nên đã chủ động làm đơn xin gia nhập. Sau khi thu nhận được đơn của các hộ gia đình tự nguyện đưa ruộng đất, trâu bò, máy móc nông cụ chủ yếu vào hợp tác xã, Ban Vận động thành lập các hợp tác xã ở xã Lộc Trì đã có tờ trình gửi Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc về xin phép thành hợp tác nông nghiệp. Ngay sau khi hoàn thành xong việc tập thể hóa tư liệu sản xuất, 3 hợp tác xã nông nghiệp ở Lộc Trì tiến hành đại hội đại biểu xã viên lần thứ nhất, bầu Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát và các bộ phận giúp việc khác; tập trung năng lực và trí tuệ để thảo luận xây dựng nội dung hoạt động, nhiệm vụ và các chỉ tiêu trong năm 1979 và các năm tiếp theo; xây dựng điều lệ hoạt động cho từng hợp tác xã. Các đội sản xuất cơ bản ở đây được tổ chức địa bàn dân cư. Lao động của các xã viên và đội ngũ quản lý (xã viên đội chuyên, ban chỉ huy các đội sản xuất…) của các hợp tác xã được tính theo chế độ công điểm, có sự biến động tùy theo tình hình sản xuất hàng năm. Các hợp tác xã quy hoạch và xác định rõ phương hướng sản xuất, lấy mô hình sản xuất chủ yếu là nông - thủ công nghiệp. Sau khi thành lập, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở xã Lộc Trì được củng cố về mặt tổ chức. Ở các hợp tác xã, các đội sản xuất cơ bản đi vào ổn định, các đội chuyên sâu phát huy được tác dụng và đạt được hiệu quả cao. Cả ba hợp tác xã hoàn thành công tác điều tra quy hoạch, qua đó xác định và phân loại đất cụ thể để hình thành nên cơ cấu cây trồng hợp lý. Việc thực hiện chia đất 5% cho hộ xã viên 89
- cũng được hoàn thành theo quy định của trên. Không dừng lại trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, các hợp tác nông nghiệp ở Lộc Trì còn đảm nhận nhiệm vụ quản lý và điều hành có hiệu quả các đội khai thác và vận chuyển lâm sản bằng trâu kéo, thay thế cho các đội sơn tràng hình thành trước đó. Các ngành nghề thủ công cũng được mở ra để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập, như làm chổi đót, nề, mộc, thêu ren…Ngay từ những năm đầu xây dựng và phát triển, các hợp tác xã nông nghiệp ở Lộc Trì phát huy tốt vai trò “hợp tác xã là nhà”. Các hợp tác và bên dưới là đội sản xuất hoàn thành nhiệm vụ tổ chức, điều hành sản xuất và quan trọng hơn cả là đã tập hợp, động viên và phát huy được tinh thần hăng hái thi đua lao động sản xuất của bà con xã viên. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể được xác lập. Quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động được củng cố, phát huy. Cùng với việc triển khai tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, Chi bộ xã Lộc Trì cũng đã lãnh đạo và động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào cách mạng do tỉnh và huyện phát động và tổ chức. Năm 1977, Chi bộ xã Lộc Trì đã lãnh đạo nhân dân toàn xã với lực lượng đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt thực hiện chiến dịch “Thanh niên Bình Trị Thiên quật khởi”. Toàn xã đã kết thúc việc phục hóa khai hoang thêm nhiều diện tích. Năm 1977, đoàn viên thanh niên xã Lộc Trì hăng hái tham gia chiến dịch xây dựng công trình đại thủy nông Nam sông Thạch Hãn ở Quảng Trị. Năm 1978, lực lượng tham gia của xã Lộc Trì đã lên tới con số gần 150 người, do đồng chí Lê Xuân Cự, Bí thư Xã đoàn kiêm Xã đội phó phụ trách. Thanh niên xã Lộc Trì đã thể hiện tinh thần vượt khó, hoàn thành tốt các phần việc được giao, hăng hái thi đua lao động và đã đạt được thành tích cao trên công trường. Qua phong trào, đã có nhiều đồng chí trưởng thành vượt bậc và trở thành những cán bộ chủ chốt của xã Lộc Trì và thị trấn Phú Lộc sau này. Giữa lúc nhân dân Lộc Trì đang cùng với cả huyện, cả tỉnh và cả nước tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thì ở hai đầu biên giới phía bắc và tây nam, các thế lực thù địch tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, lấn chiếm đất đai của Tổ quốc ta. Tháng 6 - 1978, Tỉnh ủy ra nghị quyết về công tác quân sự địa phương, trong đó nhấn mạnh ở các huyện phía nam cần tăng cường xây dựng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Nghị quyết chỉ rõ: “Dù trong tình huống nào của chiến tranh cũng phải giữ vững địa bàn, giữ vững thế tiến công, phải đập tan bằng được âm mưu chia cắt chiến lược của địch, giữ vững và phát huy thế liên hoàn Bắc Nam của Tổ quốc cũng như giữa nước ta và nước bạn Lào, sẵn sàng chi viện cho các chiến trường khác”. Chấp hành Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước, nghị quyết của Tỉnh ủy, dưới sự chỉ đao của Huyện ủy Phú Lộc, cấp ủy Đảng xã Lộc Trì lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể chuyển hướng các hoạt động vào hoàn cảnh vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh. 90
- Ngày 15 - 10 - 1979, Chi bộ xã Lộc Trì tổ chức đại hội nhiệm kỳ 1979 - 1980. Đánh giá về phong trào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, đại hội khẳng định qua một năm xây dựng, phong trào được triển khai tốt. Ba hợp tác xã, gồm Bắc Hà, Trung Hà và Nam Hà đều có hướng đi rõ ràng và phát triển vững chắc. Nghĩa vụ Nhà nước tăng. Đời sống nhân dân ổn định. Các nghĩa vụ lao động, huy động lực lượng tham gia công trình thủy lợi Nam sông Thạch Hãn, đào phòng tuyến quân sự, kiến thiết đồng ruộng có nhiều chuyển biến. Đại hội cũng chỉ ra các tồn tại cần khắc phục, đó là việc xây dựng và duy trì các phong trào quần chúng chưa đều và liên tục; nạn trộm cắp, làm ăn phi pháp có chiều hướng phát triển; thiếu quan tâm trong công tác xây dựng Đảng. Bốn biện pháp trước mắt được đại hội Chi bộ xã Lộc Trì tổ chức đại hội nhiệm kỳ 1979 - 1980 xác định, đó là sửa sang và xây dựng lại các trục đường nông thôn, đảm bảo đi lại thuận tiện; nghiên cứu cải tiến sinh hoạt Đảng ngắn gọn nhưng chất lượng; ít nhất 1 tháng một lần tổ chức cho quần chúng góp ý xây dựng Đảng; phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng, đi sát cốt cán để xây dựng phong trào, bồi dưỡng đối tượng. Mục tiêu của Chi bộ và nhân dân xã Lộc Trì là xây dựng và phát triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và góp phần bảo vệ Tổ quốc; xây dựng dưng cơ sở vật chất ở địa phương và xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh. Đại hội đã bầu ra cấp ủy gồm 7 đồng chí. Bí thư Chi bộ là đồng chí Nguyễn Ngọc Sinh. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung tình hình kinh tế xã Lộc Trì trong những năm đầu thành lập hợp tác xã là tương đối ổn định và đã có được nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất rất khí thế. Nhiều công trình giao thông thủy lợi được quy hoạch và triển khai xây dựng, như tuyến đường 19 - 5 ở Hợp tác xã Bắc Hà dài 800 m; tuyến đường Thống Nhất ở Bắc Hà và Trung Hà dài 2.400 m; tuyến đường mang tên Công Nông. Các hợp tác xã đã đề ra và quyết tâm thực hiện khẩu hiệu “Tranh thủ trời nắng, chiến thắng trời mua, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để đảm gieo cấy đúng lịch thời vụ. Nhờ có quyết tâm cao mà diện tích lúa gieo cấy đạt cao, tiêu biểu như vụ sản xuất Đông xuân 1979 - 1980, toàn xã gieo cấy được 623 ha (đạt 77,37% kế hoạch), vụ Hè thu 1980 gieo cấy được 510 ha (đạt 93,49%). Giá trị ngày công đạt 1,35 kg và bình quân lương thực(bao gồm cả hoa màu và chăn nuôi) đầu người đạt 13 kg/tháng. Ngành nghề được chú trọng phát triển. Các hợp tác xã đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề làm hàng xuất khẩu. Năm 1980, đã tổ chức được 2 lớp làm chổi đót (85 học viên) và tổ chức khai thác được 27 tấn đót, thu về 10.000 đồng; 1 lớp làm hàng thêu ren (161 học viên) và tổ chức sản xuất được 744 áo gối, thu về 2.901 đồng. Chỉ 3 năm sau ngày giải phóng, từ 5 đồng chí lúc đầu mới thành lập đến năm 1978, Chi bộ xã Lộc Trì đã có trên 22 đảng viên. Thời điểm này, Chi bộ xã Lộc Trì được phân thành 3 tổ Đảng, gắn với 3 hợp tác xã, gồm tổ 1 (12 đảng viên), tổ 2 (5 đảng viên) và tổ 3 (5 đảng viên). Bước sang năm 1980, Chi bộ xã Lộc Trì có 38 đảng viên với nhiều quần chúng ưu tú như Lê Xuân Cự và sau đó là các đồng chí 91
- Lê Túy, Nguyễn Văn Phúc, Cái Hổ, Nguyễn Cặn (Hòa)…là cán bộ, đoàn viên trẻ của xã Lộc Trì được kết nạp Đảng. Đây được xem là những đảng viên trưởng thành sau ngày giải phóng đầu tiên của xã Lộc Trì vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay trong thời điểm này, Huyện ủy Phú Lộc ra quyết định công nhận Đảng bộ xã Lộc Trì, gồm 3 chi bộ ở 3 hợp tác xã Bắc Hà, Trung Hà và Nam Hà. Đại hội Đảng bộ xã Lộc Trì nhiệm kỳ 1980 - 1982 đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 7 đồng chí, do đồng chí Huỳnh Chuân làm Bí thư Đảng ủy. Đồng chí Huỳnh Chuân là trung tá quân đội nghỉ hưu. Đại hội đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu và vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn xã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, trọng tâm là phong trào tập thể hóa nông nghiệp, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía bắc và tây nam do các thế lực thù địch gây ra. Đại hội cũng xã định rõ nhiệm vụ của Đảng bộ xã Lộc Trì là xây dựng tổ chức Đảng trở thành một khối đoàn kết, thống nhất và vững mạnh, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, bảo đảm an sinh xã hội và từng bước đưa vùng đất phát triển. Ngày 13 - 1 - 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 100 CT/TW về “Cải tiến công tác, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là “khoán 100” hay “khoán sản phẩm”). Đây được xem là cuộc cách mạng trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. “Khoán 100” ra đời trong bối cảnh các huyện phía nam tỉnh Bình Trị Thiên sau 3 năm thực hiện tuy đã được một số kết quả nhất định, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội nhưng đã bộc lộ nhiều yếu kém, như vai trò quản lý hợp tác mờ nhạt, hạch toán kinh tế còn non yếu, sản xuất kém phát triển, đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên xác định khâu trọng yếu nhất trong thực hiện Chỉ thị 100 CT/TW ở tập đoàn và hợp tác xã là cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán đến nhóm và người lao động. Ngày 21 - 2 - 1981, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra nghị quyết hoàn chỉnh chế độ “ba khoán”, gồm có khoán chi phí, khoán công điểm và khoán sản phẩm. Huyện ủy Phú Lộc nhanh chóng triển khai tổ chức học tập và mở các lớp tập huấn về thực hiện “khoán 100”, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong cán bộ chủ chốt của huyện, xã và cán bộ hợp tác xã. Qua học tập và thảo luận, cán bộ, đảng viên và nông dân xã Lộc Trì đã tỏ ra tin tưởng vào sự đổi mới do Đảng phát động. Quán triệt chủ trương của Đảng, Chi bộ xã Lộc Trì lãnh đạo các hợp tác xã triển khai thực hiện “khoán 100” một cách năng động, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Theo tinh thần chỉ đạo của Ban vận động củng cố hợp tác xã huyện Phú Lộc và nguyện vọng của bà con xã viên, các hợp tác xã ở Lộc Trì tổ chức khoán sản phẩm đối với các loại cây trồng (lúa, màu, cây công nghiệp) và chăn nuôi. Với chủ trương “không khoán trắng”, các hợp tác xã ở Lộc Trì thực hiện khoán 3 khâu chủ yếu dành cho người lao động trồng lúa, bao gồm: 92
- Làm đất, cấy và thu hoạch. Ba hợp tác xã trước đây có nhiều yếu kém trong quản lý và tổ chức sản xuất, nay sức vươn lên, căn cơ hơn, sản xuất được mở rộng, chống được độc canh cây lúa và đã coi trọng vị trí cây màu cùng các cây công nghiệp khác, như: mía đường, lạc, ở xuất khẩu…Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức và giữ vững, như làm mặt mây, thêu ren… Cơ sở vật chất kỹ thuật của các hợp tác xã được tăng cường; đã chú ý xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, như nhà kho, sân phơi. Đồng ruộng được kiến thiết. Từ ngày 27 đến ngày 31 - 3 - 1982, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V diễn ra ở Hà Nội. Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế và đề ra nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ kế tiếp là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau. Đại hội đề ra kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch, là phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách và bứt thiết nhất của nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế. Tháng 10 - 1982, Đảng bộ xã Lộc Trì tổ chức đại hội nhiệm kỳ 1982 - 1985. Từ một chi bộ yếu kém (năm 1979), Lộc Trì đã vươn lên đảng bộ khá (năm 1981) và đảng bộ trong sạch vững mạnh (1982). Chi bộ xã Lộc Trì và từ năm 1980 là Đảng bộ xã Lộc Trì đã nghiêm túc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng; đồng thời, đã vận dụng sáng tạo vào đặc điểm của địa phương để đưa ra các nghị quyết sát hợp, thúc đẩy phong trào các mặt ở địa phương phát triển. Đại hội đánh giá tình hình triển khai và khẳng định quyết tâm thực hiện tốt chế độ khoán mới theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương, tập trung lãnh đạo ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng. Đại hội đã đề ra 5 mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó quan trọng nhất là mục tiêu về phát triển lương thực để ổn định đời sống. Đại hội bầu Ban Chấp hành có 9 đồng chí, gồm Huỳnh Chuân, Lê Xuân Cự, Võ Hữu Công, Nguyễn Thị Hải, Cái Lãm, Trần Ngọc Hoa, Nguyễn Dung, Nguyễn Văn Mang và Đặng Văn Chương. Đồng chí Huỳnh Chuân tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Lộc Trì. Tháng 10 - 1984, Đảng bộ xã Lộc Trì có nghị quyết số 16/NQ - QS về xây dựng xã chiến đấu an toàn làm chủ, là một tế bào xây dựng pháo đài quân sự huyện. Mục tiêu đặt ra là Đảng bộ lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, bảo đảm là chỗ tin cậy của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; ngăn chặn và loại trừ vượt biển, không để địch tập kích gây rối bạo loạn, phá hoại giao thông; làm cho ta mạnh lên về mọi mặt, có kinh tế phát triển, đảm bảo đánh thắng kẻ địch trong mọi tình huống, không để bị chia cắt nếu chiến tranh xảy ra. Ngày 26 - 3 - 1985, cùng với cả tỉnh, Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Trì vui mừng kỷ niệm 10 năm quê hương hoàn toàn giải phóng với nhiều hoạt động sôi nổi và 93
- thiết thực. Nhìn lại 10 năm hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước xây dựng và kiến thiết quê hương, Đảng bộ Đảng và nhân dân xã Lộc Trì đã thể hiện tinh thần vượt khó và khả năng dám nghĩ, dám làm để vươn lên. Chi bộ Đảng xã Lộc Trì từ chỗ chỉ có 5 đảng viên sau thời điểm 1975, đã xây dựng được đội ngũ đảng viên không chỉ đông đảo về mặt số lượng mà còn cho thấy sự bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết và trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể không ngừng được kiện toàn về mặt tổ chức đã từng bước vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các mặt kinh tế - xã hội ở địa phương có sự phát triển vượt bậc. Tháng 6 - 1981, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V họp hội nghị lần thứ 8 và ban hành nghị quyết về về giá - lương - tiền. Ngay trong tháng 7 - 1985, Đảng bộ xã Lộc Trì có nghị quyết về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội còn lại của 6 tháng cuối năm 1985 và khẩn trương chuẩn bị để tổ chức thực hiện Nghị quyết 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V về giá - lương - tiền. Nghị quyết xác định, phải làm cho cán bộ và đảng viên nhận rõ tác hại của cơ chế quan liêu bao cấp, nhất thiết phải xóa bỏ để chuyển hẳn sang chế tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội hội chủ nghĩa. Trên cơ sở nhận thức rõ quan điểm và chủ trương của Đảng, tổ chức sắp xếp lại sản xuất để khai thác tốt các tiềm năng và ngành nghề hiện có, khắc phục khó khăn, từng bước phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Củng cố và đẩy mạnh hoạt động của Hợp tác xã tín dụng gắn với sắp xếp lại thị trường tự do. Tháng 10 - 1985, Đảng bộ xã Lộc Trì tiến hành đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 1985 -1986, đề ra phương hướng và nhiệm vụ chung là trên cơ sở quán triệt đường lối chung của Đảng, tăng cường đoàn kết và nhất trí trong toàn đảng bộ và nhân dân, ra sức phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tổ chức lại và phát triển sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện tốt cơ sở khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, phân bố và sử dụng tốt lao động nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết lập trật tự trên mặt trận phân phối lưu thông, đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh nhằm cơ bản ổn định tình hình, trước mắt giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, đáp ứng yêu cầu cấp bách và thiếtyếu trong đời sống của nhân dân. Đại hội bày tỏ quyết tâm xây dựng Lộc Trì trở thành xã “giàu về kinh tế, vững về chính trị , mạnh về quốc phòng - an ninh, đẹp về văn hóa”, xây dựng Đảng bộ trở thành tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 9 đồng chí: Lê Xuân Cự, Lê Túy, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thị Dinh, Trần Ngọc Hoa, Nguyễn Ngọc Đằng, Đặng Văn Chương, Trần Xuân Diệu, Nguyễn Văn Lực. Các đồng chí Lê Xuân Cự và Lê Túy được bầu làm Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy xã Lộc Trì. 94
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Đại Từ (1958-2013): Phần 1
150 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị xã Tuy Hoà (1930-1995): Phần 1
75 p | 6 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị xã Phổ Yên (2000-2020): Phần 1
66 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Hương Sơn (1946-2014): Phần 1
110 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Giang Tiên (1946-2013): Phần 2
195 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Chùa Hang (1985-2008): Phần 1
79 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Đu (1946-2010): Phần 1
106 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Tân Nghĩa (1954-2010): Phần 1
48 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Trại Cau (1962-2012): Phần 2
140 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị xã Ngã Năm (1975-2015): Phần 1 (Tập 2)
100 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị xã Quân Chu (1966-2012): Phần 1
107 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Quảng Ngãi (1975-2005): Phần 1
216 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Đình Cả (1990-2020): Phần 2
102 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị xã Sông Công (1985-1995)
144 p | 4 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị xã Phổ Yên (2000-2020): Phần 2
88 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Trại Cau (1962-2012): Phần 1
100 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Đu (1946-2010): Phần 2
182 p | 7 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Hương Sơn (1946-2014): Phần 2
178 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn