intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948-2022): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948-2022)" Phần 1 do NXB Lao Động xuất bản, gồm các nội dung chính như sau: Khái quát vùng đất, con người và truyền thống; chi bộ đảng xã An Lạc ra đời, lãnh đạo xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954; chi bộ - đảng bộ xã An Lạc lãnh đạo xây dựng hậu phương, góp phần cùng cả nước kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi 1954 - 1975. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948-2022): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ LANG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC áng (1948 - 2022) NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG NĂM 2022
  2. 2  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022)
  3. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  3 CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969) Người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
  4. 4  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022)
  5. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  5 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) CHỈ ĐẠO NỘI DUNG Ban Chỉ đạo Đề án 02 Huyện ủy Hạ Lang Ban Chấp hành Đảng bộ xã An Lạc BAN CHỈ ĐẠO 1 Triệu Văn Đạo Bí thư Đảng ủy; Trưởng ban. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; 2 Chu Văn Thuyên Phó Trưởng ban Thường trực. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy 3 Hoàng Đình Phong ban nhân dân; Phó ban. Uỷ viên Ban Chấp hành - Phó Chủ 4 Lý Văn Hoạt tịch HĐND xã - Thành viên. Uỷ viên Ban Chấp hành - Phó Chủ 5 Lương Văn Thành tịch UBND xã - Thành viên. Uỷ viên Ban Chấp hành - Chủ tịch 6 Hoàng Ngọc Bộ UB MTTQ xã - Thành viên. Uỷ viên Ban Chấp hành - Trưởng 7 Khổng Văn Khoa Công an xã - Thành viên Uỷ viên Ban Chấp hành - CHT Ban 8 Nông Văn Hữu CHQS xã - Thành viên. Uỷ viên Ban Chấp hành - Công 9 Nông Minh Hồng chức VHXH xã - Thành viên. Công chức VP-TK kiêm VP Đảng ủy 10 Trương Thị Cúc - Thành viên
  6. 6  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) BAN BIÊN SOẠN 1 Đỗ Hằng Nga Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Chủ biên). 2 Triệu Văn Đạo Bí thư Đảng ủy. 3 Chu Văn Thuyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy. 4 Hoàng Đình Phong Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 5 Đoàn Thị Yến Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. 6 Mai Thị Hồng Vĩnh Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. 7 Dương Minh Nhật Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
  7. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  7 BAN SƯU TẦM TƯ LIỆU 1 Triệu Văn Đạo Bí thư Đảng ủy; Trưởng ban. Phó Bí thư TT Đảng ủy; Phó 2 Chu Văn Thuyên Trưởng ban Thường trực. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch 3 Hoàng Đình Phong UBND; Phó ban. Uỷ viên BCH - Phó CT HĐND xã - 4 Lý Văn Hoạt Thành viên. Uỷ viên BCH - Phó CT UBND xã - 5 Lương Văn Thành Thành viên. Uỷ viên BCH - Công chức VHXH xã 6 Nông Minh Hồng - Thành viên. Nguyên Bí thư Đảng ủy - CT HĐND 7 Nông Ích Tuần - Thành viên Nguyên Bí thư Đảng ủy - Thành 8 Chu Ngọc Bồng viên Nguyên Bí thư Đảng ủy - CT HĐND 9 Triệu Công Bảo - Thành viên. Nguyên Bí thư Đảng ủy - Thành 10 Đàm Công Đức viên Công chức ĐC-NN-XD và MT 11 Trương Văn Thành (Nguyên Chủ tịch UBND xã) - Thành viên
  8. 8  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022)
  9. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  9 LƯỢC ĐỒ XÃ AN LẠC, HUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG
  10. 10  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) TẬP THỂ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC PHONG TẶNG DANH HIỆU VÀ KHEN THƯỞNG
  11. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  11 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”; Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 25/6/2021 của Tỉnh ủy Cao Bằng về nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ban Chá p hà nh Đả ng bộ xã An Lạc, nhiệm kỳ 2020 - 2025 quyết định tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948 - 2022)”. Mục đích của việc biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc nhằm tái hiện lại hình ảnh một cách khách quan, trung thực về sự lớn mạnh và trưởng thành của Đảng bộ và Nhân dân xã An Lạc qua các thời kỳ; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã trong công cuộc xây dựng và phát triển xã nhà hơn 70 năm qua. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời giúp cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong và ngoài xã An Lạc hiểu rõ hơn về vùng đất, côn người An Lạc. Đồng thời, Cuốn lịch sử Đảng bộ sẽ là tài liệu quý để giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ và nhân dân địa phương, giúp chô thế hệ trẻ tự hào, phấn đấu học tập và rèn luyện, chủ động, sáng tạo, tích cực trong công tác, góp phần xây dựng xã An Lạc ngày càng phát triển văn minh, giàu đẹp”.
  12. 12  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) Cấu trúc của cuốn sách gồm Lời giới thiệu, Phần Mở đầu, 5 chương (I, II, III, IV, V) và các phần Kết luận, Phụ lục. Nội dung cuốn sách ghi lại chặng đường hơn 70 năm với những đóng góp to lớn của nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn xã An Lạc vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong các thời kỳ tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với việc ghi lại những thành công của Đảng bộ, cuốn sách cũng ghi lại cả những những mặt hạn chế trong công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương qua các chặng đường lịch sử; những bài học về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; về việc vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của các đảng bộ cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan của lịch sử. Trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách, Đảng bộ xã, Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Thường vụ - Trực tiếp là Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Hạ Lang; sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của các đồng chí cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo xã qua các thời kỳ và của toàn thể nhân dân xã. Nhân dịp xuất bản và phát hành cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948 - 2022)”, Ban Chấp hành Đảng bộ xã An Lạc trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp
  13. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  13 đỡ tất cả các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tham gia ý kiến xây dựng trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách. Sau một thời gian biên soạn, đến nay, cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã An Lạc (1948 - 2022)” đã hôàn thành. Mặc dù Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn đã có nhiều nỗ lực, song chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ban Chấp hành Đảng bộ xã An Lạc kính mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các đồng chí để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với các đồng chí và bạn đọc. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Bí thư Triệu Văn Đạo
  14. 14  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) Mở đầu KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG An Lạc là xã miền núi, nằm ở phía tây huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, có vị trí quan trọng đối với huyện Hạ Lang nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. Phía bắc giáp các xã Kim Loan và Đức Quang, phía đông giáp thị trấn Thanh Nhật, phía nam giáp xã Vinh Quý, phía tây giáp huyện Quảng Hòa và huyện Trùng Khánh. Diện tích tự nhiên của xã là 3.926,73 ha, dân số có 2.113 người1, thuộc các thành phần dân tộc Tày và Nùng. Cùng với các địa phương khác của Cao Bằng, An Lạc là một vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời. Các di chỉ khảo cổ được phát hiện ở Hạ Lang và huyền tích Báo Luông - Slao Cải chứng minh rằng: Từ thời tiền sử, người Việt cổ đã xuất hiện tại vùng đất này. Năm 2009, di chỉ khảo cổ thuộc giai đoạn đá mới được phát hiện tại ngườm Cóc Sầy2. Vào giai đôạn hậu kỳ đá mới, một số người nguyên thủy đã di chuyển nơi cư trú từ các hang động, mái đá ra ngoài trời. Minh chứng chô điều này là địa điểm Sộc Áng, xã An Lạc (Hạ Lang)3. Tại Sộc Áng, trong quá trình canh tác, người dân địa phương đã phát hiện 1 Số liệu thống kê năm 2020, do Đảng ủy xã An Lạc cung cấp. 2 Ngườm Cóc Sầy, Sộc Áng, xã An Lạc. Theo bài viết “Những di chỉ và di vật khảo cổ ở Cao Bằng”, tác giả Ngân Hà , đăng ngày 13/05/2012, Báo điện tử Cao Bằng. 3 http://baocaobang.vn/Non-nuoc-Cao-Bang/Nhung-di-chi-va-di-vat- khao-co-o-Cao-Bang/7401.bcb
  15. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  15 một số hiện vật đá thuộc giai đôạn hậu kỳ đá mới, gồm: rìu mài vai xuôi, vai vuông, vai nhọn, bôn tứ giác, rìu tứ giác và công cụ chặt thô. Qua nghiên cứu, các công cụ tìm thấy ở Sộc Áng đều được chế tác từ đá cứng với kết cấu hạt mịn, trình độ kỹ thuật chế tác cao. Tại địa điểm này, các nhà khảo cổ còn phát hiện chì lưới bằng đất nung, cho thấy người nguyên thủy ở địa phương đã biết đánh cá bằng lưới trên sông. Với bàn tay laô động cần cù, khai phá đất đai, thiết lập làng xóm, trải qua các thời kỳ lịch sử, địa danh, địa giới vùng đất An Lạc từng bước hình thành. Thế kỷ XIX, vùng đất An Lạc được gọi là Dương Áng. Lúc này, châu Hạ Lang (thuộc trấn Cao Bằng) có 4 tổng: Điều Lương, Tuyền Đằng, Lệnh Cấm, Vĩnh Thọ, thì vùng đất An Lạc là xã Dương Áng thuộc tổng Lệnh Cấm1. Xã Dương Áng có 18 xóm: Nà Ray, Lung Xúm, Khuổi Mịt, Bản Chao, Pò Mạ, Xa Đeng, Cô Cam, Sộc Áng, Pác Khuổi, Thoong Nhàn, Lý Khâm, Khống Hấu, Luộc Vai, Bản Mần, Phiêng Khằn, Lung Mò, Lung Tủng, Phai Lễ2. Địa danh Dương Áng được sử dụng đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, châu Hạ Lang đổi thành huyện Hạ Lang. Các xã thuộc châu Hạ Lang được đổi tên gắn với các cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền. Một số xóm của xã Dương Áng, xã Bắc Vọng, xã Lệnh Cấm (tổng Lệnh Cấm) và một số xóm của 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016, tr.14. 2 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
  16. 16  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) xã Ngọc Luật (tổng Lăng Yên) hợp lại thành một xã mới, lấy tên là xã An Lạc. An Lạc là bí danh của liệt sĩ Thẩm Văn Võ, người làng Bản Chao. Ông là một trong số 11 chiến sĩ cộng sản bị thực dân Pháp bắt dẫn giải ra Cao Bằng năm 1943 và bắn chết tại Km 9 (Cô Cam) trên đường Hạ Lang - Cao Bằng. Tại thời điểm đổi tên thành An Lạc, xã An Lạc gồm 28 xóm: Nà Ray, Lung Xúm, Khuổi Mịt, Pác Khuổi, Bản Chao, Xa Đeng, Pò Mạ, Cô Cam, Sộc Áng (nguyên thuộc xã Dương Áng cũ); Lung Quang, Ngam Mạ, Khuổi Rù, Khau Ngoang, Khống Hấu (nguyên thuộc xã Bắc Vọng, tổng Lệnh Cấm, châu Hạ Lang cũ); Phiêng Khằn, Nà Khọn, Tu Thín, Sộc Phường (nguyên thuộc xã Minh Giáo, tổng Lệnh Cấm, châu Hạ Lang cũ); xóm Đinh, Lung Sươn, Lung Vài, Bản Nưa, Bản Xe, Bản Răng, Lung Phin, Lũng Mười, Tha Vài (nguyên thuộc xã Lệnh Cấm, tổng Lệnh Cấm, châu Hạ Lang cũ); Khuổi Lình (nguyên thuộc xã Ngọc Luật, tổng Lăng Yên, châu Thượng Lang cũ)1. Năm 1969, theo Quyết định số 176/CP ngày 15/9/1969 của Hội đồng Chính phủ, huyện Hạ Lang giải thể. Các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang và Kim Loan được sáp nhập vào huyện Trùng Khánh. Các xã Thanh Nhật, Quang Long, Việt Chu, Thị Hôa, Thái Đức, Cô Ngân, Vinh Quý, An Lạc được sáp nhập vào huyện Quảng Hòa. Năm 1981, theô Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Hạ Lang được tái lập. Xã An Lạc thuộc huyện Hạ Lang. Lúc này, xã An Lạc được chia thành 1Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
  17. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  17 19 xóm: Sộc Phường, Lũng Sơn, Bản Nưa, Bản Xe, Bản Răng, Lũng Mười, Tha Vài, Sộc Áng, Phiêng Khọn, Lũng Quang - Ngam Mạ, Khung Hấu - Khau Ngoang, Khuổi Mít, Nà Ray, Lũng Xúm, Bản Chao, Phia Đeng, Pò Mạ, Cô Cam, Khuổi Lình. Tổng số hộ 420, 2.062 nhân khẩu (nam 997, nữ 1.065). Năm 2004, xã An Lạc từ 19 xóm sáp nhập thành 11 xóm: Xúm Lình (Lũng Xúm - Khuổi Lình), Nà Ray, Mít Ngoang (Khuổi Mít - Khau Ngoang - Khống Hấu), Khọn Quang (Lũng Quang - Ngam Mạ - Phiêng Khằn, Nà Khọn), Sộc Áng (Tu Thin), Bản Chao, Cam Mạ Đeng (Pò Mạ - Xa Đeng - Cô Cam - Nà Pổng), Tha Hoài - Mười (Tha Vài - Lung Mười), Nưa Xe (Bản Xe - Bản Nưa - Lung Vài), Bản Răng, Sộc Sơn Đinh (Sộc Phường - Đinh - Lũng Sươn). Năm 2019, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 24/09/2019 quyết định đổi tên xóm Sộc Sơn Đinh thành xóm Sộc Phường, sáp nhập hai xóm Bản Răng và Nưa Xe thành xóm Răng Xe, sáp nhập một phần xóm Mít Ngoang vào xóm Khọn Quang, sáp nhập một phần xóm Cam Mạ Đeng vào xóm Bản Chao, sáp nhập hai xóm Xúm Lình, Nà Ray và phần còn lại của xóm Mít Ngoang thành xóm Nam Lý, sáp nhập xóm Tha Hoài - Mười và phần còn lại của xóm Cam Mạ Đeng thành xóm Tha Hoài. Từ đây, xã An Lạc gồm 7 xóm: Bản Chao, Khọn Quang, Nam Lý, Răng Xe, Sộc Áng, Sộc Phường và Tha Hoài. Địa hình xã An Lạc khá phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Núi cao, chia cắt mạnh, nhiều nếp gãy tạo nên những hang động, đèô dốc như dốc Keng Ca, đèô Khau Mòn, Khau Ren. An Lạc vừa có núi đá, núi đất, vừa có thung lũng tương
  18. 18  LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC (1948 - 2022) đối bằng phẳng. Những dãy núi đá vôi, phân tách rõ rệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề, lởm chởm, cao thấp khác nhau, gây khó khăn cho việc đi lại và xây dựng hạ tầng. Xen kẽ những nếp gãy của núi đá là các thung lũng, cánh đồng. Bản Chao có cánh đồng khá rộng. An Lạc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ cao nhất là 36oC. Nhiệt độ thấp nhất là 0oC. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng, độ ẩm không khí cao, nhiều cơn mưa ràô, thường có gió xoáy, giông kèm theô mưa đá. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình thấp, ít mưa và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 mm đến 1.600 mm. Mưa tập trung vào mùa hè, chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, tạo thành nhiều cơn lũ1. Tuy có lũ nhưng do cấu tạô địa hình, địa mạo của đất đai, núi rừng, các con sông, suối trong xã, nhất là sông Bắc Vọng, dòng chảy thấp hơn đồng ruộng nên không gây ngập úng nhiều. Khi mưa tô, lũ lớn về gây lụt, gây hại cho một số ruộng đất ven sông và khiến cho các hộ gia đình ở 5 bản: Ngam Mạ, Lung Quang, Phiêng Khọn, Khau Ngoang và Khống Hấu bị cắt đứt giao thông. Do địa hình dốc, chia cắt mạnh, các con suối trong xã gập ghềnh, lòng suối hẹp đã tạô ra lưu lượng nước mạnh. Dòng chảy của suối vàô mùa khô và mùa mưa chênh lệch lớn. Mùa mưa, nước lũ gây xói mòn, rửa trôi, sạt, trượt, sụt lở mạnh. 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí Cao Bằng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.44.
  19. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ AN LẠC  19 Mùa khô, nước sông Bắc Vọng rút thấp dần, các con suối nhỏ đều cạn kiệt nước. Theo phân tích bản đồ thổ nhưỡng, An Lạc có nhiều loại đất. Một là đất có màu vàng trên đá vôi được hình thành bởi quá trình phân hủy đá vôi có địa hình bằng phẳng, xa với chân núi đất. Đất ở địa hình thấp có nhiều đá lộ đều, nên thường chua, hàm lượng hữu cơ thấp. Với tác động của người dân địa phương, năng suất lúa trên đất này ngày càng được cải thiện. Hai là đất đỏ vàng trên đá sét được phát triển trên phiến thạch và đá biến chất. Đất có màu đỏ vàng ở quanh dạng đồi có sườn dốc, hơi chua đến chua, hàm lượng hữu cơ trên tầng mặt giàu, ở các tầng dưới giảm dần, phân lân dễ tiêu làm chô đất bạc màu nhanh. Ở An Lạc, đất này có diện tích lớn, thích hợp trồng các loại cây dài ngày như hồi, lát, chè và quế. Ngoài ra, còn trồng ngô, khoai, sắn, đỗ các loại. Ba là, đất thung lũng sản phẩm dốc tụ được hình thành bởi địa hình đồi núi caô, khi mưa bị rửa trôi xuống nơi có địa hình thấp. Đất có màu xám, sáng, sẫm ở tầng mặt, tầng dưới có thể có cát xen kẽ, xuất hiện đặc tính glây rõ rệt. Đất hơi chua, hàm lượng chất dinh dưỡng thích hợp với trồng lúa và các loại cây ngắn ngày. Bốn là, đất cacbonat hình thành bởi quá trình mưa rửa trôi từ núi đá xuống những chỗ khó thoát nước nên có quá trình tích lũy tuyệt đối chất canxi và magiê. Đất có màu nâu sẫm trung tính và giàu hàm lượng hữu cơ. Xưa kia, vùng đất An Lạc có rừng già trùng điệp với tài nguyên thực vật đa dạng và phong phú. Trải qua thời gian, quá trình khai thác tùy tiện, thiếu kế hoạch của côn người làm cho các cây gỗ quý hiếm như nghiến, trai, lát, dẻ,… cạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2