intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Kim Loan (1947-2022): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã Kim Loan (1947-2022)" do NXB Lao Động xuất bản, ghi lại những thành tựu đồng thời cũng phản ánh một số thiếu sót, khuyết điểm của Đảng bộ trong công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước qua các giai đoạn lịch sử. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Kim Loan (1947-2022): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ LANG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022) NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG NĂM 2022
  2. - 2 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022)
  3. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 3 - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969) Người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
  4. - 4 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022)
  5. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 5 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022) CHỈ ĐẠO NỘI DUNG Ban Chỉ đạo Đề án 02 Huyện ủy Hạ Lang Ban Chấp hành Đảng bộ xã Kim Loan BAN CHỈ ĐẠO 1 Cao Xuân Hưng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND; Trưởng ban. 2 Chu Minh Cát Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Phó Trưởng ban. 3 Lăng Văn Tiến Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Thành viên. 4 Nông Văn Đàm Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND; Thành viên. 5 Hứa Văn Du Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã; Thành viên. 6 La Văn Lập Công chức Văn phòng - Thống kê; Thành viên. 7 Nông Thị Hồng Công chức Kế toán - Tài chính xã; Thành viên.
  6. - 6 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022) BAN BIÊN SOẠN 1 Mai Thị Hồng Vĩnh Tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Chủ biên). 2 Đoàn Thị Yến Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. 3 Đỗ Hằng Nga Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử, giảng viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. 4 Cao Xuân Hưng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND; Trưởng ban. 5 Chu Minh Cát Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Phó Trưởng ban. 6 Dương Minh Nhật Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. TỔ SƯU TẦM TƯ LIỆU 1 Nông Văn Đàm Phó Chủ tịch UBND Tổ trưởng 2 Lằng Văn Tiến Phó Chủ tịch HĐND Tổ phó Chủ tịch UB MTTQ 3 La Văn Lập Công chức Văn Thành viên phòng - Thống kê 4 Hứa Văn Du Chủ tịch Hội Cựu Thành viên chiến binh 5 Hứa Thị Tuyết Chủ tịch Hội LHPN Thành viên
  7. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 7 - LỜI GIỚI THIỆU Nhìn lại chặng đường hơn 70 năm, Đảng bộ và nhân dân xã Kim Loan vô cùng tự hào với truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương. Trải qua các thời kì cách mạng, từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trên vùng đất Kim Loan, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Kim Loan đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Những thành tích vẻ vang của nhân dân các dân tộc vùng đất Kim Loan dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng là những giá trị truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Với ý nghĩa đó, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 25/6/2021 của Tỉnh ủy Cao Bằng về nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống ngành giai đoạn 2021 - 2025, được sự chỉ đạo của Huyện ủy Hạ Lang, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Kim Loan, nhiệm kỳ 2020 - 2025 chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, phát hành cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Kim Loan (1947 - 2022). Ngoài Lời giới thiệu, Mở đầu, Kết luận và phần Phụ lục, cuốn sách được cấu trúc thành 5 chương. Nội dung cuốn sách dựng lại một cách hệ thống, khách quan, trung thực quá trình xây dựng và
  8. - 8 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022) trưởng thành của các tổ chức cơ sở Đảng, những đóng góp to lớn của cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương trên vùng đất xã Kim Loan trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (giai đoạn 1946 - 1954), kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975), trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1985) và công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước (1986 - 2020). Cuốn sách ghi lại những thành tựu đồng thời cũng phản ánh một số thiếu sót, khuyết điểm của Đảng bộ trong công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước qua các giai đoạn lịch sử. Cuốn sách là tài liệu quý, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, xây dựng tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước, cổ vũ, động viên nhân dân, cán bộ đảng viên phấn đấu góp phần xây dựng xã Kim Loan ngày càng giàu đẹp. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng để các cấp ủy đảng trong Đảng bộ nghiên cứu, rút kinh nghiệm, vận dụng vào công tác lãnh đạo xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; lãnh đạo nhân dân tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình triển khai biên soạn, Đảng ủy xã Kim Loan đã nhận được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Hạ Lang mà trực tiếp là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy; sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của các cán bộ và nhân dân địa phương trên địa bàn xã; sự giúp đỡ về việc cung cấp tư liệu của Văn phòng Huyện ủy Hạ Lang,... Tuy nhiên, do gặp khó khăn về công
  9. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 9 - tác lưu trữ, sưu tầm tài liệu nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương để những lần tái bản sau, cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Ban Chấp hành Đảng bộ xã xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo của Huyện ủy, sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong quá trình tổ chức biên soạn cuốn sách và xin trân trọng giới thiệu cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Kim Loan (1947 - 2022) với bạn đọc. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ Bí thư Nông Thanh Chài
  10. - 10 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022)
  11. LƯỢC ĐỒ XÃ KIM LOAN, BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 11 - HUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG
  12. - 12 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022)
  13. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 13 - Mở đầu XÃ KIM LOAN - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG Kim Loan là xã vùng cao, thuộc khu vực nội địa của huyện Hạ Lang. Xã nằm ở phía tây bắc của huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, vị trí địa lí được xác định: phía bắc và phía tây tiếp giáp với xã Cao Thăng, xã Đoài Dương (huyện Trùng Khánh), phía đông giáp với xã Đức Quang, phía nam giáp với xã An Lạc. Từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945), xã Kim Loan được thành lập và trở thành đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Danh xưng của xã lấy theo bí danh của liệt sĩ Hoàng Kim Loàn1, một chiến sĩ tự vệ đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương tại vùng đất thuộc huyện Quảng Uyên ngày nay. Cũng như nhiều địa phương của huyện Hạ Lang nói riêng và trên cả nước nói chung, trải qua các thời kì lịch sử, vùng đất Kim Loan ngày nay, có sự biến đổi về địa danh và địa giới. Từ thời Hùng Vương, Kim Loan ngày nay là phần đất thuộc bộ Vũ Định (một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang); dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc (179 TCN - 938), vào thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ. 1 Đồng chí Hoàng Văn Loàn, sinh năm 1921 (không rõ năm hi sinh). Quê quán xóm Bản Chao, xã An Lạc, huyện Hạ Lang. Tư liệu do Đảng ủy xã Kim Loan cung cấp.
  14. - 14 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022) Đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), vào năm Quang Thuận thứ 7 (1466) nước ta được chia thành 12 đạo thừa Tuyên. Cao Bằng lúc bấy giờ gọi là phủ Bắc Bình thuộc thừa Tuyên Thái Nguyên, gồm 4 châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm, Quảng Uyên1. Đến thời nhà Nguyễn, theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX”, đời Gia Long (1802 - 1820), trấn Cao Bằng gồm có 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động. Vùng đất Kim Loan lúc bấy giờ là phần đất thuộc xã Nga Sơn, tổng Nga Ổ2, Châu Thượng Lang3. Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, công khai xâm lược nước ta. Đối với Cao Bằng, cuối năm 1886 chúng tiến hành đánh chiếm các châu trong toàn tỉnh, trước tình hình đó, nhân dân khắp các châu liên tiếp nổi dậy đấu tranh. Mùa xuân năm 1892, lợi dụng lúc Pháp đang tập trung lực lượng đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, quân Mãn Thanh đã đánh chiếm toàn bộ tổng Điều Lương và một phần tổng Tuyền Đằng của châu Hạ Lang. Sau đó, giữa Pháp và Mãn Thanh đã diễn ra cuộc đàm phán về biên giới. Kết quả, hai bên đã kí bổ sung về Hiệp định biên giới với nội 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí Cao Bằng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.30. 2 Châu Thượng Lang gồm có bốn tổng là: Ỷ Cống, Lăng Yên, Dương Châu và Nga Ổ. 3 Dương Thị The, Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, tr.34.
  15. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 15 - dung thỏa thuận: quân Mãn Thanh rút khỏi tổng Tuyền Đằng; Thực dân Pháp nhượng tổng Điều Lương cho Mãn Thanh. Sau khi mất tổng Điều Lương, thực dân Pháp đã điều chỉnh lại đơn vị hành chính: cắt hai xã Nga Sơn và Trùng Nhai thuộc tổng Nga Ổ, châu Thượng Lang nhập vào tổng Tuyền Đằng (châu Hạ Lang), với tên gọi mới là tổng Phong Đằng, sau đó sáp nhập tổng Phong Đằng vào châu Thượng Lang1. Theo đó, vùng đất Kim Loan ngày nay thuộc tổng Phong Đằng, châu Thượng Lang. Như vậy, dưới thời thuộc Pháp, Kim Loan ngày nay là một phần đất của xã Nga Sơn, tổng Phong Đằng, Châu Thượng Lang (phủ Trùng Khánh). Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ đã có những điều chỉnh về hệ thống hành chính cấp cơ sở. Tổng Phong Đằng thuộc châu Thượng Lang sáp nhập vào châu Hạ Lang. Các đơn vị hành chính được điều chỉnh tên gọi huyện, xã. Châu Hạ Lang được đổi thành huyện Hạ Lang và các xã được đổi tên theo tên các cán bộ, chiến sĩ cách mạng hi sinh trong kháng chiến. Chính quyền cách mạng đã cắt vùng Nà Ran của xã Nga Sơn để hợp với thôn B thành lập xã Đức Quang. Các xóm còn lại của xã Nga Sơn lập thành xã Kim Loan2. Ngày 15/9/1969 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 176/CP, với một số điều chỉnh đơn vị hành chính ở Cao Bằng: sáp nhập các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang và 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Lang, Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930 - 2015), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016. 2 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.57.
  16. - 16 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022) Kim Loan vào huyện Trùng Khánh. Như vậy, theo Quyết định số 176/CP của Hội đồng Chính phủ, xã Kim Loan thuộc về huyện Trùng Khánh. Tháng 9/1981, huyện Hạ Lang được tái lập trên cơ sở cắt các xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Đức Quang, Kim Loan, Đồng Loan của huyện Trùng Khánh; xã An Lạc, Thanh Nhật, Quang Long, Việt Chu, Thái Đức, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý, của huyện Quảng Hòa hợp thành huyện Hạ Lang. Theo đó, xã Kim Loan là một trong 14 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hạ Lang. Khi mới được thành lập (năm 1945), xã Kim Loan có 14 đơn vị cấp xóm, là: Thềnh Kít, Khuổi Âu, Lũng Túng, Gia Lường, Lũng Mò, Đông Phén, Bản Tao, Luộc Vai, Bản Phong, Cốc Chia, Nặm Kít, Thong Nhàn, Khuổi Ai, Chi Duông. Đến năm 2003, thực hiện theo Quyết định số 2576-QĐ/UB ngày 05/11/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, một số xóm của xã đã được sáp nhập, theo đó, xã Kim Loan có 8 xóm, là: Bản Tao, Cốc Chia, Phong Ái, Đông Phén, Gia Lường, Túng Kít, Mò Nhàn, Khuổi Âu. Ngày 09/9/2019 Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện chủ trương của Hội đồng nhân dân tỉnh, xã tiến hành sáp nhập xóm Cốc Chia và Phong Ái thành xóm Quốc Phong; sáp nhập xóm Bản Tao vào Đông Phén thành xóm Bản Đông. Từ đó cho đến nay, xã Kim Loan gồm có 6 đơn vị xóm, bao gồm: Bản Đông, Gia Lường, Túng Kít, Quốc Phong, Mò Nhàn, Âu Kít.
  17. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 17 - Chịu sự tác động bởi kiến tạo của địa chất, địa hình xã Kim Loan có độ dốc thoai thoải từ bắc - tây bắc xuống nam - đông nam. Đặc điểm địa hình của xã vừa có núi đá, vừa có núi đất đồng thời xen lẫn với các thung lũng nhỏ hẹp. Về đại thể, địa hình của Kim Loan được chia thành 2 vùng: Khu vực phía Bắc là vùng núi đất, có độ dốc tương đối thấp, thích hợp cho việc hình thành các vườn đồi, vườn rừng ở địa phương. Khu vực phía nam là những rặng núi đá vôi cao, với những vách đá dựng đứng. Xen giữa đồi, núi là những thung lũng nhỏ hẹp, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khai phá hình thành cánh đồng Đông Phén, Gia Lường, các khu ruộng bậc thang để canh tác. Cùng với các dãy núi đá, địa hình ở Kim Loan có các hang động tự nhiên và đèo dốc. Ở Kim Loan, địa hình đèo dốc vốn là các con đường đi lại của nhân dân. Tiêu biểu là đèo Kéo Cốc Diến, là eo núi hẹp tạo nên một cái cửa của xóm Lũng Túng thông xuống xóm Bản Chao (xã An Lạc), đây là con đường duy nhất từ An Lạc vào Kim Loan. Lợi dụng địa thế hiểm trở, trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đèo Kéo Cốc Diến là địa điểm gắn với lịch sử chống giặc, bảo vệ quê hương của nhân dân vùng đất Kim Loan. Hang động tập trung ở các xóm như Lũng Túng, Bảo Tao, Cốc Chia. Hang động có đặc điểm rộng và sâu. Hang Ngườm Lũng Se ở xóm Lũng Túng với nhiều cảnh đẹp, trong hang có nước chảy trong mát. Từ xóm Cốc Chia lên cửa Thình Se có vách đá dựng đứng. Bản Tao có hang Ngườm Luông. Trong thời kì chiến tranh, hệ thống hang động là địa điểm sơ tán của người dân địa phương.
  18. - 18 - LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN (1947 - 2022) Hệ thống các con suối, khe lạch được hình thành từ khu vực tiếp giáp giữa các dãy núi, đồi. Lớn nhất là suối Cốc Chia và suối Bản Tao. Suối Cốc Chia bắt nguồn từ khu rừng phía bắc xóm Khuổi Ai chảy đến xóm Cốc Chia và chảy ngầm qua các khe núi, đổ xuống Bản Coỏng (xã Đức Quang). Phần chảy qua địa bàn xã của con suối dài 3,5 km. Suối Bản Tao, được chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ rừng phía tây bắc xóm Lũng Mò chảy xuống xóm Gia Lường. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ rừng Thềnh Kít, chảy qua Khuổi Âu, chảy xuống gặp nhánh thứ nhất tại Gia Lường. Từ Gia Lường chảy qua xóm Đông Phén đến Bản Tao, xuyên qua chân núi chảy qua xóm Bản Chao (xã An Lạc). Suối Bản Tao chảy qua địa bàn xã có độ dài là 7,2 km, đây là con suối có lưu lượng nước khá lớn, cung cấp nguồn nước tưới cho khoảng 60 ha ruộng. Ở phía tây xã mà cụ thể là tại xóm Thong Nhàn có con sông Bắc Vọng chảy qua tạo thành thác Thong Nhàn, có độ cao khoảng 20 m1. Ngoài ra, trên địa bàn Kim Loan còn có các khe lạch, mỏ nước phân bố ở một số xóm của xã. Hệ thống sông, suối, khe lạch trên địa bàn xã góp phần quan trọng trong cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân xã Kim Loan. Bên cạnh đó, khi chưa có điện lưới quốc gia trên các thôn, xóm, người dân đã tận dụng các dòng suối để làm “thủy điện” nhỏ phục vụ cho sinh hoạt. Loại đất chủ yếu được phân bố ở Kim Loan bao gồm: đất vàng đỏ trên đá phiến sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất dọc 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.57.
  19. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM LOAN - 19 - thung lũng do tác động của quá trình dốc tụ. Đất vàng đỏ trên đá phiến sét có khả năng giữ nước tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, hoa màu và cây lâu năm, cây ăn quả. Loại đất được hình thành do quá trình dốc tụ từ trên cao xuống, nên độ phì nhiêu tương đối lớn, phù hợp với việc trồng lúa, ngô,… Đất vàng nhạt trên đá cát có màu xám, ẩm, có nhiều sạn thạch anh, nhìn chung loại đất này tương đối nghèo dinh dưỡng, song có thể khai thác để canh tác các loại cây lâu năm. Nhìn chung, đất trồng trọt ở Kim Loan phổ biến là đất thịt nhẹ chiếm khoảng 60% diện tích ruộng đất, đất thịt trung bình là 15%, đất thịt nặng là 15%, đất cát pha là 10%1. Khí hậu của Kim Loan tương đối ôn hòa, không quá rét kéo dài về mùa đông và không quá oi bức kéo dài về mùa hạ. Mùa rét thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 100C - 120C, nhiệt độ thấp nhất 00C (thường diễn ra khoảng 2 - 3 ngày). Nhiệt độ cao nhất lên đến 220C - 250C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình khoảng 260C, cao nhất là 340C - 350C. Độ ẩm trung bình năm là 75%, cao nhất 95%, thấp nhất 60%. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 mm, thấp nhất 1.200 mm, cao nhất 2.100 mm. Hiện tượng sương mù xuất hiện trong năm, gây ra hiện tượng khô và giá lạnh, tuy nhiên thời gian diễn ra tương đối ngắn, thường khoảng 2-3 ngày. Vào 1 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Quyển III, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.59.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2