Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thị Hoa (1930-2020): Phần 1
lượt xem 0
download
Cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã Thị Hoa (1930-2020)" Phần 1 do NXB Lao Động xuất bản, trình bày các nội dung chính như sau: Xã Thị Hoa - vùng đất, con người và truyền thống lịch sử, văn hóa; tiếp thu ánh sáng cách mạng, chuẩn bị lực lượng tiến tới giành chính quyền trong năm 1946 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947 - 1954); lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1954-1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thị Hoa (1930-2020): Phần 1
- LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ THỊ HOA (1930 - 2020)
- ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ LANG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ THỊ HOA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ THỊ HOA (1930 - 2020) NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
- BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Đồng chí Chu Văn Đạt Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã - Trưởng ban (từ tháng 1/2020) Đồng chí Bạch Văn Đồng Bí thư Đảng ủy xã - Trưởng ban (trước tháng 1/2020) Đồng chí Lương Văn Học Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã - Phó ban Thường trực Đồng chí Hoàng Văn Chiến Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - Phó ban Đồng chí Hoàng Thị Nga Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã - Ủy viên Đồng chí Nông Đình Quang Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - Ủy viên Đồng chí Nguyễn Văn Giang Đảng ủy viên, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã - Ủy viên Đồng chí Nông Văn Hòa Đảng ủy viên, Trưởng Công an xã - Ủy viên Đồng chí Nông Văn Hải Đảng ủy viên, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã - Ủy viên Đồng chí Nông Thị Đạo Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã - Ủy viên
- BAN SƯU TẦM Đồng chí Bàng Văn Quang Đồng chí Bạch Văn Đồng Công chức Tư pháp, Hộ tịch - Ủy viên Bí thư Đảng ủy xã - Trưởng ban Đồng chí Nông Thị Hoan Đồng chí Lương Văn Học Công chức Văn phòng, Thống kê - Ủy viên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã - Phó ban Thường trực Đồng chí Nông Văn Huân Đồng chí Hoàng Văn Chiến Kế toán, Tài chính xã - Ủy viên Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - Phó ban Đồng chí La Văn Lập Đồng chí Nông Ngọc Dũng Công chức Văn phòng, Thống kê - Ủy viên Chủ tịch Hội nông dân xã - Ủy viên Đồng chí Bạch Văn Khuê Bí thư đoàn xã - Ủy viên Đồng chí Bạch Văn Dùng Nguyên Bí thư Đảng ủy xã - Ủy viên Đồng chí Đàm Xuân Pháy BAN BIÊN SOẠN Nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy - Ủy viên Thạc sỹ Lịch sử: Nguyễn Ngọc Diệp (Chủ biên) Đồng chí Nông Văn Anh Thạc sỹ Lịch sử: Phạm Thị Huyền Nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - Ủy viên Cử nhân Chính trị: Phạm Đình Dương Đồng chí Triệu Văn Ninh Cán bộ Văn phòng, Thống kê xã - Ủy viên Đồng chí Lý Văn Lợi Cán bộ Văn hóa - Xã hội - Ủy viên
- LỜI NÓI ĐẦU Thị Hoa là xã biên giới, nằm ở phía Nam của huyện Hạ Lang. Con người nơi đây có truyền thống quý báu, đó là bản tính thật thà, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất và anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nhiều thế hệ người dân xã Thị Hoa đã có biết bao công sức, mồ hôi nước mắt để khai khẩn đất hoang, rừng rậm thành ruộng đất màu mỡ để canh tác, đã vượt qua khó khăn trở ngại để chế ngự thiên nhiên, giữ yên lành cho xứ sở, đã cùng nhân dân cả nước chống ách phong kiến thực dân lập nên những chiến công hiển hách trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, dưới ánh sáng soi đường của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Thị Hoa đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) vĩ đại, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ ghép 3 xã Thị Hoa - Thái Đức - Việt Chu (thành lập ngày 12-12-1947), nhân dân xã Thị 9
- Hoa đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên thắng của nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng, của nhiều lớp cán lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bộ, đảng viên của xã suốt đời cống hiến với phong trào (1946-1954). hơn nửa thế kỷ nay. Các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân Trong giai đoạn (1954-1975), nhân dân các dân tộc dân, đặc biệt tuổi trẻ xã Thị Hoa hôm nay tự hào, mãi mãi trong xã đã cùng nhân dân cả nước lập nên nhiều chiến không quên sự đóng góp to lớn của các bậc cha anh đã công, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vừa xây viết nên truyền thống vẻ vang đó và nguyện quên mình để dựng bảo vệ quê hương, vừa chi viện cho sức người, sức giữ gìn cho truyền thống đó đơm hoa kết trái. của cho chiến trường miền Nam, góp phần tạo nên thắng Ghi lại những chặng đường hào hùng của các thế hệ lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- cha anh không chỉ là trách nhiệm của thế hệ hôm nay, mà 1975) và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và còn có ý nghĩa to lớn trong công tác giáo dục chính trị - tư các tỉnh phía Bắc; cũng như công cuộc khôi phục và phát tưởng và truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt từ sau năm 1979-1985, Chi đảng viên và nhân dân trong xã. Nhận thức được ý nghĩa bộ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thị Hoa phát huy đó, xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thực hiện cao độ sức mạnh “biên giới lòng dân”, đoàn kết, kiên Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18-01-2018 của Ban Bí thư Về cường, không ngại hi sinh, vượt qua mọi khó khăn gian tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên khổ góp phần bảo vệ vững chắc từng tấc đất biên cương soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tổ quốc. Với những đóng góp to lớn đó, Đảng bộ và của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ nhân dân xã Thị Hoa đã vinh dự được Đảng và Nhà nước xã Thị Hoa tổ chức biên soạn cuốn sách “Lịch sử Đảng tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân bộ xã Thị Hoa (1930-2020)”. dân thời kỳ đổi mới (ngày 12-12-2000). Cuốn sách được xuất bản phản ánh chân thực quá Xã Thị Hoa hôm nay đang thay da đổi thịt, vững trình ra đời, đấu tranh của nhân dân các dân tộc xã Thị bước tiến lên, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ. Đây là dân chủ, văn minh, định hướng xã hội chủ nghĩa, công tài liệu quý nhằm giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bước vào giai đoạn cách mạng viên và nhân dân trong xã, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mới, Đảng bộ và nhân dân xã Thị Hoa mang theo hành mai sau. Qua đó khơi dậy lòng tự hào, nỗ lực thi đua, tăng trang truyền thống vẻ vang của quê hương: sự hi sinh của cường đoàn kết, tiếp tục phát huy truyền thống và thành hàng chục anh hùng liệt sỹ, của hàng trăm thanh niên hăng tích đạt được, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó hái lên đường cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, khăn, thử thách, xây dựng xã Thị Hoa ngày càng vững về 10 11
- chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, Thị Hoa (1930 - 2020)” đến cán bộ, đảng viên, nhân dân hiện đại hóa đất nước. các dân tộc xã Thị Hoa và bạn đọc gần xa. Bên cạnh ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ THỊ HOA viên và nhân dân xã, cuốn sách còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa - lịch sử con người, quê hương xã Thị Hoa, Bí thư xứng đáng là tài liệu chính thống về truyền thống cách mạng, có nội dung đầy đủ nhất, toàn diện nhất của Đảng bộ và nhân dân xã Thị Hoa. Cuốn sách còn thể hiện sự Chu Văn Đạt kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với biết bao thế hệ người con quê hương đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc, với các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã cống hiến, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Cuốn sách ra mắt bạn đọc là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc với tinh thần chỉ đạo tập trung của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hạ Lang; sự đóng góp tích cực của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã; tìm tài liệu tỉ mỉ, dày công nghiên cứu của Ban Sưu tầm tư liệu và Ban Biên soạn. Trong quá trình tổ chức biên soạn, mặc dù đã cố gắng, nhưng do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử người còn, người mất nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thị Hoa rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhân chứng lịch sử, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã cùng bạn đọc gần xa để những lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. 12 13
- Chương I XÃ THỊ HOA - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Thị Hoa là một xã biên giới thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 15 km về phía Đông Nam. Xã có vị trí địa lý phía Đông, Nam giáp hương Vũ Đức, huyện Long Châu (Trung Quốc); phía Tây giáp xã Cô Ngân; phía Bắc giáp xã Thống Nhất. Xã có địa hình tương đối phức tạp, trên 70% diện tích là núi đá vôi. Tuy nhiên, xen giữa các thung lũng cũng có những dải đồi bằng phẳng và một số vùng đất thấp có thể thích hợp cho canh tác nông nghiệp. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn và lưng chừng đồi có thể khai thác trồng rừng. Độ cao của xã so với mặt biển ở nơi thấp nhất là 350m, nơi cao nhất 800m - là ngọn núi Phja Moóc. Về khí hậu: Xã Thị Hoa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Mùa hè mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9; 14 15
- mùa đông bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt Cùng với đó là các động vật quý hiếm như hổ, báo, khỉ, độ trung bình năm là 220C, cao nhất là 360C, thấp nhất vượn, gà gô và nhiều nguồn dược liệu, lâm thổ sản như là 00C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.400mm- măng, mộc nhĩ, nấm… Nhưng do công tác quản lý rừng 1.600mm, trong đó lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến chưa tốt trong nhiều thập kỷ liền nên hiện nay nguồn tài nguyên rừng của xã bị suy giảm nghiêm trọng, các loại gỗ tháng 8 chiếm 70-80% lượng mưa cả năm. Nhìn chung, và chim thú quý hiếm hầu như không còn. Hiện nay, phần xã Thị Hoa có mùa đông lạnh và khô do chịu ảnh hưởng lớn diện tích rừng đã được giao cho các hộ gia đình, cá mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc; mùa hè nóng ẩm, mưa nhân quản lý. nhiều, thịnh hành gió Đông Nam với nền nhiệt cao, thích hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng Nguồn tài nguyên chính của xã là đất đai với tổng (cây công nghiệp, các loại cây ăn quả). diện tích đất tự nhiên là 2.724,62ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 476,05 ha. Mặc dù quỹ đất sản xuất nông Hệ thống sông, suối của xã Thị Hoa không lớn. Trên nghiệp có sự suy giảm so với trước đây nhưng đóng vai địa bàn xã chỉ có một số con suối nhỏ như: dòng suối bắt trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của xã, được nguồn từ Bản Khau qua Nà Lủng (xã Thống Nhất) chảy sử dụng để trồng lúa nước, cây hoa màu… Nói chung, qua một số xóm trên địa bàn xã Thị Hoa rồi chảy sang nguồn tài nguyên đất đai của xã Thị Hoa là phong phú, Trung Quốc với chiều dài khoảng 7km; suối Luộc Khúa để sử dụng hiệu quả đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và các qua Bản Nhảng, Mã Quỷnh theo mốc 28 rồi chảy sang đoàn thể cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm phát huy tối Trung Quốc.... Trung bình chiều rộng các con suối từ 15- đa nguồn lực này trong quá trình phát triển kinh tế - xã 25m, sâu từ 1,2m-2,5m. Nhờ có các dòng suối, đồng bào hội của xã. các dân tộc trong xã đã đắp mương phai, xây đập, trạm Nhìn chung, xã Thị Hoa có điều kiện khí hậu, thời bơm dẫn nước về tưới tiêu cho cánh đồng của 9 xóm, tuy tiết, địa hình phù hợp với việc phát triển đa dạng các nhiên vào mùa khô hanh nguồn nước ít và vào mùa mưa ngành nghề nông - lâm nghiệp theo hướng canh tác vườn có gió lốc và lũ quét, ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất đồi và trồng rừng. Vị trí địa lý thuận lợi, có đường biên của nhân dân. giới dài, có cửa khẩu Hạ Lang thuận lợi cho việc giao lưu Thị Hoa là xã có diện tích rừng khá lớn, với 2.082,56ha, kinh tế, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ yếu là rừng tái sinh, rừng nghèo. Trước đây, một số đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nhân dân các dân tộc cánh rừng già ở khu vực Bản Nhảng, Khu Đâư, Khu xã Thị Hoa đang phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có, Noọc… có nhiều cây gỗ như trai, nghiến và một số cây cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu gỗ thuộc nhóm III, IV như trám, giàng giàng, xà khai… đẹp, văn minh. 16 17
- 2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trước đây, việc giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa Là xã nằm trong khu vực biên giới của huyện Hạ Lang, của nhân dân trong xã chủ yếu theo phương thức tự cung, trước đây do phương thức canh tác đơn giản phụ thuộc tự cấp, đồng bào các dân tộc chủ yếu mua, bán những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày. Những năm hoàn toàn vào thiên nhiên, người dân quanh năm trong gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, hoàn cảnh đói ăn, thiếu mặc. Năm nào thời tiết mưa thuận dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị Hoa, các ngành dịch gió hòa thì đời sống nhân dân đỡ khó khăn. Ngược lại, vụ - thương mại đã phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, năm nào thiên tai khắc nghiệt thì số ngày đói lại nhiều hơn. kinh tế - xã hội nên đã có những bước đi đúng hướng. Bên Từ nhiều năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chính cạnh đó, trên địa bàn xã có cửa khẩu Bí Hà cũng giúp thúc sách của Đảng và Nhà nước, nhân dân đã áp dụng các đẩy giao lưu thương mại biên giới, góp phần tạo công ăn biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng thu Cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư xây dựng khá hoàn nhập cho các gia đình. Mặc dù được cấp ủy, chính quyền chỉnh, hệ thống điện, đường, trường, trạm được hoàn thiện quan tâm nhưng nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội, cơ khang trang đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. sở vật chất hạ tầng của địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước năm 1960 của thế kỷ XX, giao thông đi lại của nhân dân các dân tộc xã còn hết sức khó khăn, chủ Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tốc độ tăng trưởng yếu đường đất lầy lội vào mùa mưa. Nhân dân hầu hết kinh tế của xã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. là đi bộ, không có xe, chỉ có một số nhà giàu có ngựa để Trong cơ cấu kinh tế, ngành tiểu thủ công nghiệp - xây đi lại. Sau những năm 60, các con đường trong xã được dựng và thương mại - dịch vụ (chiếm 10,4%) ngày càng mở rộng, nhiều tuyến đường liên xóm, liên xã được hình chiếm một trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, vai thành. Hiện nay, bằng nguồn vốn từ Chương trình xây trò của ngành nông, lâm nghiệp vẫn hết sức quan trọng, dựng nông thôn mới, hệ thống đường giao thông nông đóng góp lớn trong cơ cấu các ngành của xã Thị Hoa. thôn đã được bê tông đã góp phần thúc đẩy các hoạt động Cùng với nông nghiệp, việc phát triển các loại cây ăn giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân trong xã với quả, cây công nghiệp và trồng rừng cũng đem lại nguồn nhân dân các khu vực khác. thu đáng kể cho nhân dân trong xã. Đặc biệt, trong những Công tác y tế cũng được cải thiện và nâng lên về nhiều năm gần đây, nhân dân tập trung phát triển diện tích cây mặt, đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Từ khi thành lập mía đường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. (năm 1986), trạm y tế xã đã đảm nhiệm tốt công tác chăm 18 19
- sóc sức khỏe cho nhân dân trong xã. Hiện nay cơ sở vật sinh, chất lượng và hiệu quả dạy học của các nhà trường chất của trạm được xây dựng khang trang trên diện tích đang ngày một nâng lên. Trường tiểu học xã Thị Hoa đã 3.765m2. Đội ngũ cán bộ, y tế được hoàn thiện từ trạm đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I (năm 2018). xuống các xóm, tỷ lệ người dân được khám chữa bệnh và Cơ sở hành chính sự nghiệp được đầu tư xây dựng. hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ Về hiện trạng cấp điện, trên địa bàn xã Thị Hoa có vững, lòng tin đối với Đảng và chính quyền được nâng 5 trạm hạ áp, 3km đường dây trung thế, 3 km đường dây lên, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân hạ thế, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh hoạt, dân có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả khá tốt. từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của Các dân tộc sinh sống trong địa bàn xã vốn có truyền đồng bào các dân tộc. thống cách mạng, cần cù, chịu khó, đội ngũ cán bộ là Xã Thị Hoa đã được đầu tư xây dựng 9/9 nhà văn hóa những người năng động, nhiệt tình, đó là nguồn nhân lực ở các xóm, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa để khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo đà phát triển kinh của nhân dân. Tuy nhiên, toàn bộ các nhà văn hóa chưa tế - xã hội trong thời kỳ hiện nay. có phòng chuyên môn, chưa có các công trình phụ trợ Nhìn chung, tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, và trang thiết bị nhà văn hóa. Nhìn chung, cơ sở vật chất hạ tầng, nhưng với tinh thần chịu khó học hỏi và vươn lên, phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi cán bộ, từ xã đến xã còn nhiều khó khăn, mới chỉ đáp ứng được một phần xóm, bản và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã, diện nhu cầu của nhân dân. mạo quê hương Thị Hoa đang từng bước có sự chuyển Về hệ thống trường học: Trường mầm non gồm 1 biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trường chính (đã được xây dựng khang trang năm 2018) được nâng lên. và một phân trường ở xóm Thôm Cương. Đối với cấp tiểu II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ học, trên địa bàn xã có 1 trường chính và 1 phân trường. VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA, Đối với cấp trung học, trên địa bàn xã có trường Trung CÁCH MẠNG học cơ sở Thị Hoa với diện tích 3.968,4m2, gồm 4 phòng học được xây dựng kiên cố. Mặc dù cơ sở vật chất của 1. Quá trình hình thành làng xã các nhà trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng Mảnh đất Thị Hoa có cư dân đầu tiên đến sinh cơ lập với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa nghiệp từ khi nào, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính phương, cùng với sự nỗ lực của các thầy, cô giáo và học thức. Tuy nhiên, tìm hiểu khẩu truyền, các truyền thuyết, từ 20 21
- thế kỷ XVI đã có dân cư đến sinh sống, lập nghiệp ở mảnh hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Xã Quang đất này. Cùng với người Nùng, người Tày là một trong hai Bí được đặt tên là xã Thị Hoa - tên một liệt sỹ giải phóng dân tộc xuất hiện sớm nhất trên mảnh đất Thị Hoa. quân (tên thật là Lục Văn Lá - xóm Bó Mực, xã Quang Long, huyện Hạ Lang). Lúc này xã Thị Hoa gồm có các Trong quá trình khai hoang lập bản, làng, canh tác xóm Pò Măn, Tổng Nưa, Phja Đán, Khu Đâư, Khu Noọc, lúa nước, nhân dân Thị Hoa qua các thế hệ đã đoàn kết Đông Chia, Cốc Nhan, Bản Cọn, Đông Nạng, Thôm Rày, với nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách, khắc nghiệt Thôm Cương, Bản Nhảng, Nà Giái, Mã Quỷnh, Ngườm của thiên nhiên và giặc giã cùng xây dựng làng xóm ngày Già, Thua Cầu. càng trù phú. Sau này, trải qua quá trình phát triển lâu dài, các tên làng được hình thành và có tên gọi riêng với Đến năm 1969, thực hiện Quyết định số 176/CP ngày những ý nghĩa khác nhau. Các bản, làng ở xã Thị Hoa 15-9-1969 của Hội đồng Chính phủ xã Thị Hoa cùng một thường được đặt tên theo các con sông, suối, ngọn núi, số xã khác được sáp nhập vào huyện Quảng Hòa. Đến cánh đồng quanh bản, làng. Trong xã có nhiều họ như: ngày 1-9-1981, huyện Hạ Lang được tái lập, từ lúc này xã Nguyễn, Hoàng, Nông, Bàng, Hà, Đàm, Trần, Mã, Lương, Thị Hoa là một đơn vị hành chính thuộc huyện Hạ Lang Bạch, Lục, Lăng, Hứa, Tô. cho đến nay. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Thị Hoa đã Thực hiện Nghị quyết số 27 ngày 9-9-2019 của Hội nhiều lần thay đổi địa giới. Vào đời vua Lê Thánh Tông đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc sáp nhập, đổi tên (1470-1497), là một vùng đất thuộc châu Hạ Lang, phủ xóm, tổ dân phố, 2 xóm Khu Đâư, Khu Noọc được sáp Cao Bằng. Theo cuốn “Tên các làng xã Việt Nam đầu thế nhập thành xóm Bản Khu, xóm Thôm Quỷnh và Thôm Cương sáp nhập thành xóm Thôm Quỷnh. kỷ XIX” đời vua Gia Long (1802-1820), là thôn Quang Bí, tổng Vĩnh Thọ1. Sau năm 1894, hai tổng Lệnh Cấm, Trải qua những sự thay đổi về địa giới hành chính, Vĩnh Thọ được sáp nhập, xã Thị Hoa (ngày nay) có tên hiện nay, xã Thị Hoa gồm có các xóm Pò Măn, Tổng Nưa, gọi là xã Quang Bí thuộc tổng Lệnh Cấm, châu Hạ Lang. Phja Đán, Bản Khu, Cốc Nhan, Đông Cầu, Thôm Quỷnh, Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, các Bản Nhảng, Ngườm Già. Các xóm, bản của xã Thị Hoa xã trong huyện đều được đổi tên mới lấy tên các liệt sỹ được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài, với hai dân tộc Nùng, Tày sinh sống, đến nay vẫn còn lưu giữ 1. Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Lang (1930-2015), Nxb Chính trị quốc được nhiều nét giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của gia, Tr.15. quê hương, dân tộc. 22 23
- 2. Truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng thác gỗ. Đủ gỗ rồi vận chuyển về, lại đưa xuống ao, suối Trên địa bàn xã Thị Hoa có 2 dân tộc cùng nhau sinh ngâm 1 thời gian để chống mối mọt… vớt lên, rồi cưa, sống là Nùng, Tày. Xã Thị Hoa một nền văn hóa phong phú bào, đục, đẽo… Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng mà với nhiều màu sắc về trang phục, ẩm thực, nhà ở, các phong mỗi tộc người lại có kiến trúc nhà ở khác nhau. Ngôi nhà tục tập quán, tín ngưỡng... Trải qua tiến trình lịch sử, nhân truyền thống của đồng bào Tày, Nùng trong vùng là nhà dân các dân tộc xã Thị Hoa đã đoàn kết trong lao động, sàn bằng gỗ, lợp ngói máng hoặc lợp tranh ven theo sườn sản xuất, kiên cường, dũng cảm chống giặc ngoại xâm và núi. Dần dần có một số gia đình làm nhà trệt bằng gỗ không ngừng cùng nhau phát huy bản sắc văn hóa của miền nghiến, lợp ngói máng. Các ngôi nhà đều ngoảnh mặt quê biên giới giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. hướng về các dãy núi, đồi có hình dáng rồng chầu, hổ phục. Hiện nay, do tác động của xu thế mở cửa và phát Về trang phục, người phụ nữ Nùng thường mặc áo triển hội nhập, đồng bào có điều kiện giao thương, buôn năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách bán nên đời sống kinh tế gia đình ngày càng phát triển. phải, cổ tay áo có 3 vạch trắng (biểu tượng cho hoa văn Vì vậy ở xã Thị Hoa, đồng bào dần dần chuyển sang xây bằng bạc) nên còn gọi là Nùng Khen lài (cổ tay có hoa nhà kiên cố hóa giống như nhà ở của người Kinh để thuận văn), trên đầu đội khăn vương, cổ đeo vòng bạc, tay, chân tiện cho sinh hoạt hàng ngày nên nhìn chung về nhà cửa và tai cũng đeo vòng bằng bạc. Áo của thầy tào, thầy mo, truyền thống hiện nay đang có xu hướng bị mai một dần. trang trí riêng, có hình con công, con phượng đang múa, hoặc con rồng đang uốn lượn cùng với các ngôi sao trên Thị Hoa là một xã có 2 dân tộc sinh sống và sát với vũ trụ với nhiều hoa văn lấp lánh nhiều màu. Bộ y phục biên giới Trung Quốc nên có sự giao thoa tạo nên nền văn cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm hóa đa dạng, trong đó múa kỳ lân, sư tử và rồng là một trò chàm, hầu như không có thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc chơi nghệ thuật dân gian được du nhập từ Trung Quốc từ váy hoặc quần, có áo cánh ngắn bên trong và áo dài ở bên lâu đời. Ở Pò Măn và Cốc Nhan, mỗi xóm đã thành lập ngoài, cuốn chéo nách vai. Đàn ông mặc quần kiểu lá tọa, được một đội biểu diễn múa lân, mỗi đội gồm 10 người, bổ đũng, dài tới mắt cá chân; trên đầu quấn khăn màu đen. thường biểu diễn vào các dịp lễ hội, ngày tết. Nhà ở cũng là một nét đặc sắc trong văn hóa của đồng Hàng năm vào ngày mùng 1 tháng Giêng các đội múa bào các dân tộc xã Thị Hoa. Theo truyền thống trước đây kỳ lân lần lượt đi chúc tết ở các xóm trong xã và tham gia của đồng bào, việc làm nhà cửa là dịp tương trợ nhau giao lưu với nước bạn tại Đoỏng Nhường - Long Châu trong làng bản và địa hình. Khi gia đình nào đó có ý định (Trung Quốc). nhiều gia đình chuẩn bị treo sẵn những làm nhà thì mọi người trong bản giúp việc lên rừng khai phong bao lì xì trong và ngoài nhà để mời đội lân, sư 24 25
- vào làm quà thưởng khi múa, tạo không khí tươi vui và Đối với người Nùng, Tày, phong tục hôn nhân là mang may mắn an khang cho mọi nhà. Đến ngày 14 tháng vốn truyền thống văn hóa cổ truyền đặc sắc. Ngày nay Giêng các đội múa lân tham gia biểu diễn phục vụ nhân phong tục hôn nhân ở Thị Hoa vẫn giữ được các nội dân tại lễ hội xuân lồng tồng xóm Phja Đán và một số nơi dung chính từ thời ông cha để lại. Đó là đi dạm hỏi (sam khác. Ngoài ra đội còn tham gia ngày hội truyền thống lùa) kết hợp với tờ mệnh lấy lá bí (au sư minh) rồi làm của huyện, giao lưu với các đội múa lân đến từ các xã. lễ mừng hạp số (páo minh); sau đó hàng năm làm lễ siêu tích (sầư lùa). Vật lễ đi siêu tích gồm 5 bóc1 gạo nếp và Thị Hoa là mảnh đất giàu tiềm năng âm hưởng dân ca gạo tẻ, 2 con gà trống thiến, 2 con vịt, 5 kg thịt lợn, 7 dân tộc của người Tày, Nùng. Các làn điệu dân ca, ngọt chai rượu. Tuy nhiên, nhà gái chỉ nhận một phần của lễ ngào phong phú như: Lượn then, Hà Lều, Pựt lằn, Phong này, số còn lại mang hồi cho nhà trai. Đến ngày cưới, sư… được lưu truyền từ đời này qua đời khác đã phản ánh nhà trai mang sang nhà gái khoảng 70 kg thịt lợn, 1 gánh cuộc sống tinh thần phong phú, đa dạng của đồng bào. Ở gạo nếp (người Nùng), 1 gánh xôi (người Tày), 2 chai Thị Hoa, những làn điệu lượn then của người Tày cũng rượu, 2 con gà thiến luộc, 3 triệu đồng tiền mặt và một số giống như những vùng khác, còn người Nùng có làn điệu trầu, cau. Việc đón dâu cũng được tổ chức đơn giản, chỉ hát Nài sli (khen lài). Các làn điệu hát về tình yêu đôi lứa, có một ông, một bà và 2 thanh niên nam, nữ cùng một ca ngợi về quê hương đất nước, tâm tư tình cảm giữa con hoặc hai người phù rể. Riêng đối với dân tộc Tày, ông người với con người và ca ngợi về các về các vị anh hùng đón dâu được gọi là ông quan lang, thay mặt cho họ nhà dân tộc, về Đảng, Bác Hồ. trai đến làm các thủ tục cần thiết. Ngày nay, thực hiện Các ngày lễ hàng năm đa dạng phong phú, qua đây nếp sống văn hóa mới, một số thủ tục rườm rà đã được thể hiện rõ nét một số đặc trưng về phong tục, tập quán, bỏ bớt, nhưng về cơ bản vẫn được nhân dân các dân đời sống tâm linh của nhân dân các dân tộc Thị Hoa. tộc Thị Hoa gìn giữ. Lễ cưới của dân tộc Nùng, Tày là Ngoài tết Nguyên đán cổ truyền của cả dân tộc, người phong tục đặc sắc, truyền thống văn hóa lâu đời, không dân Thị Hoa còn tổ chức tết tảo mộ (mùng 3-3, Thanh chỉ thể hiện lòng biết ơn, lòng mong muốn mà ở đó còn minh), tết Đoan ngọ, tết Khoăn nà (tháng 6 âm lịch), tết thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. tháng 7, tết trung thu (rằm tháng 8). Riêng tết ăn mừng Trong việc tang lễ, giữa dân tộc Nùng và Tày ở Thị mùa thóc mới (kim khẩu mấư) thì tùy thuộc vào từng Hoa bên cạnh những điểm giống nhau vẫn có những phong tục của từng bản, làng, nhưng thường tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 âm lịch. 1. Một bóc bằng 6 ống và bằng 4 kg. 26 27
- khác biệt, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của từng Truyền thống cần cù trong lao động sản xuất dân tộc. Đối với người Nùng, gia đình có tang lễ chỉ đeo Từ khi di cư đến dựng làng lập bản sinh sống, bằng tang trong vòng 1 năm là mãn tang và đặt bàn thờ riêng bàn tay lao động và khối óc sáng tạo, nhân dân các dân tộc để thắp hương cúng cơm trong vòng 40 ngày đầu, người Thị Hoa đã dựa vào điều kiện thuận lợi của tự nhiên, khắc đàn ông không được cắt tóc, cạo râu. Tang người mẹ phải phục khó khăn, cùng đoàn kết xây dựng xóm bản. Đó là tròn 1 năm mới được làm lễ mãn tang, mãn tang người nét đẹp được người dân Thị Hoa hun đúc thành truyền bố có thể làm trước từ 1-2 ngày. Ngoài ra, ở xã Thị Hoa thống đoàn kết, lao động cần cù, thông minh và sáng tạo. còn có tập tục mừng cháu nhỏ mới sinh, trong 7 hay 11 Cùng với trồng lúa nước, nhân dân các dân tộc Thị ngày, anh em bà con hàng xóm đến mừng, thường mang Hoa còn trồng ngô, khoai và các loại cây hoa màu khác… theo gà và mấy ống gạo nếp để góp phần bồi dưỡng sức kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm; khai thác và chế biến khỏe cho mẹ và cháu nhỏ. lâm sản. Riêng về chăn nuôi, ở xã Thị Hoa còn nổi tiếng Cùng với đó, những tri thức dân gian của đồng bào với giống lợn khoang (lài pheng), thân to, mình dài, thịt các dân tộc xã Thị Hoa rất phong phú, bao gồm những ngon. Hàng năm nhân dân các xóm bản lân cận đều đến kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng, xã mua giống về chăn nuôi. Bên cạnh đó, đồng bào các những bài thuốc dân gian gia truyền… Một số người ở dân tộc Thị Hoa còn tận dụng khai thác các nguồn lương xóm Pò Măn biết dùng một số cây thuốc chữa bệnh tim, thực, thực phẩm từ tự nhiên phục vụ đời sống như: rau gãy xương, người bị rắn độc… cắn, ngoài ra còn biết rừng, măng, nấm, tôm, cua, ốc, lươn… xem địa mạo, làm mo, tào; hoặc một số người ở một số Với đức tính cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, từ xóm cũng biết một số bài thuốc nam chữa các bệnh thông thời xa xưa, đồng bào các dân tộc đã xây dựng nên những thường như cảm cúm, đau bụng… công trình thủy lợi để dẫn nước vào đồng ruộng. Đó là hệ Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, cùng với đời sống thống phai đập, mương máng, những chiếc guồng đặt trên văn hóa, tinh thần phong phú, nhân dân các dân tộc xã Thị các khe suối, lạch… Cũng như người Kinh ở miền xuôi, Hoa cũng đã tạo nên các truyền thống quý báu trong lao kỹ thuật canh tác và nông cụ của đồng bào các dân tộc khá động, sản xuất và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đó là hoàn chỉnh. Từ xa xưa, người nông dân các dân tộc đã biết những truyền thống quý báu mà thế hệ ngày hôm nay luôn chế ra các loại nông cụ như cày, bừa, cuốc, dao… cho đến nâng niu, giữ gìn, phát huy, tạo nên sức mạnh tinh thần to các loại súng, nỏ để săn bắn thú rừng. lớn để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thị Hoa viết Bên cạnh nghề trồng trọt và chăn nuôi, đồng bào các tiếp những trang sử đẹp của quê hương. dân tộc còn rất khéo tay trong các nghề thủ công đan lát. 28 29
- Cả nam và nữ đều biết đan các đồ dùng như: cót, dậu, quyện, với đường biên giới dài, Thị Hoa ngay từ xưa đã bồ, rổ rá… Phụ nữ giỏi nghề dệt vải, thêu thùa, may vá. có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự, do đó Phụ nữ ở xã Thị Hoa từ lâu đời đều biết trồng bông, dệt trong các cuộc khởi nghĩa chống lại sự bành trướng của vải, nhuộm chàm. Khi thiếu nữ đến tuổi gả chồng phải các thế lực phong kiến phương Bắc dưới các triều đại Lý, chuẩn bị một thời gian khá dài, từ trồng bông, kéo sợ, dệt Trần, Lê… nhân dân trong vùng luôn hưởng ứng, ủng hộ vải, cho đến trồng cây chàm ngâm ủ chắt lấy phần hoa để và tham gia tích cực góp phần giành độc lập dân tộc. nhuộm vải. Riêng công việc dệt thổ cẩm còn công phu Vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước ta bị thực dân hơn, do phải nhuộm nhiều loại sợi thành nhiều màu sắc khác nhau để dệt thành các loại hoa văn sặc sỡ. Ngày nay, Pháp xâm lược thì tinh thần yêu nước đó lại rõ nét hơn nghề dệt vải, dệt thổ cẩm ở Thị Hoa đã bị mai một. bao giờ hết, nó kết thành làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, sẵn sàng vùng lên cùng nhân dân cả nước nhấn chìm Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, truyền kẻ thù. thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ. Đó là giá trị tinh thần to lớn, Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra trở thành sức mạnh và động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng dân xã Thị Hoa đoàn kết, chung sức chung lòng vượt qua Việt Nam. Với một lòng tin yêu Đảng, không chịu khuất những khó khăn, cùng nhau xây dựng quê hương ngày phục trước sự thống trị và những chính sách đàn áp, bóc càng ổn định, phát triển. lột của chính quyền thực dân, phong kiến, nhân dân Thị Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm Hoa cùng với đồng bào cả nước vùng lên trong khí thế dân tộc quật cường, góp phần lật đổ ách thống trị của thực Để có được cuộc sống bình yên lao động sản xuất, dân - phong kiến, giải phóng dân tộc, lập nên Nhà nước xây dựng quê hương như ngày hôm nay, nhân dân các dân tộc Thị Hoa qua các thế hệ tiếp nối nhau đã anh dũng cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. nhân dân trong huyện, tỉnh và cả nước đứng lên chống Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm ngoại xâm, tinh thần ấy được nuôi dưỡng, phát triển, hun lược, nhân dân trên địa bàn Thị Hoa đã hết lòng nuôi giấu, đúc thành truyền thống quý báu của người dân nơi đây. che chở, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cán bộ cách mạng Lòng yêu quê hương, đất nước là chất keo kết thành trước sự lùng sục, càn quét khủng bố của quân địch. Nhờ khối vững chắc tạo nên sức mạnh cộng đồng và là bệ đỡ đó, công tác giao liên, vận chuyển tài liệu được dễ dàng, cho truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân các tạo điều kiện tốt nhất để các đồng chí yên tâm công tác. bản, làng nơi đây trong lịch sử. Với địa thế sơn thủy hòa Đồng bào đã không tiếc sức người, sức của chi viện cho 30 31
- chiến trường, ghi thêm vào truyền thống lịch sử vẻ vang xã Thị Hoa những truyền thống quý báu như cần cù, sáng của quê hương. Nơi đây là mảnh đất anh hùng, diễn ra tạo trong lao động; tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các nhiều trận đánh kiên cường, anh dũng đã góp phần đánh dân tộc anh em; tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc và bại âm mưu thọc sâu của địch vào vùng tự do của ta, đồng tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất trước mọi kẻ thù. thời cổ vũ kịp thời, trực tiếp tinh thần kháng chiến của Truyền thống quý báu ấy đã được phát huy và phát triển Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Hạ Lang. từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều gian khổ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng ý chí độc lập, tinh nhưng cũng hết sức vẻ vang đó, nhiều người con ưu tú của thần tự cường dân tộc, nhân dân các dân tộc xã Thị Hoa quê hương Thị Hoa đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ đã và đang gìn giữ, phát huy mạnh mẽ những giá trị văn của Đảng quang vinh như các đồng chí: Nông Cồ Hính, hóa đặc sắc, truyền thống đấu tranh anh hùng kiên cường, Nông Văn Thình, Đàm Máy Nè… bất khuất, góp phần vào sự phát triển chung của huyện Hạ Lang nói riêng, tỉnh Cao Bằng nói chung. Trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc, truyền thống bất khuất, kiên cường đó ngày càng được hun đúc, tôi luyện, đã có hàng trăm thanh niên Thị Hoa lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tình nguyện chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc. Trong số đó, biết bao người đã ngã xuống, nhiều người đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Với những thành tích được ghi nhận và đáng tự hào, ngày 12-12-2000, Đảng bộ và nhân dân xã Thị Hoa đã được Chủ tịch nước ký Quyết định số 645-KT/CTN phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. Như vậy, lịch sử của vùng đất xã Thị Hoa là lịch sử của quá trình đấu tranh gian khổ, anh dũng, lâu dài với thiên nhiên và với mọi thế lực thù địch để tồn tại và phát triển. Tiến trình ấy đã hun đúc cho đồng bào các dân tộc 32 33
- Chương II TIẾP THU ÁNH SÁNG CÁCH MẠNG, CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG TIẾN TỚI GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG NĂM 1946 VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1947 - 1954) I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THỜI KỲ 1930-1945 1. Nhân dân các dân tộc Thị Hoa dưới chế độ thực dân phong kiến Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Việt Nam chính thức bị thực dân Pháp xâm lược. Đầu năm 1885, thực dân Pháp bắt đầu đưa quân tiến đánh Lạng Sơn, dùng cường hào người Việt làm tay sai. Đến cuối năm 1885, quân Pháp chiếm được thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn), Đồng Đăng, Thất Khê và một số vị trí chiến lược quan trọng dọc trên đường số 4 đến tận địa giới tỉnh Cao Bằng. Từ đó, cũng như nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc xã Quang Bí (sau năm 1945 là xã Thị Hoa) phải sống nghẹt thở dưới sự bóc lột hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, mà đại diện cho quyền lực thống trị ở địa phương chính là bọn lý trưởng, khán tổng, kỳ mục,… 34 35
- Sau khi đặt chính sách cai trị trên mảnh đất Hạ Lang, Cứ đến kỳ nộp thuế, nhân dân các dân tộc trong xã Quang thực dân Pháp thành lập các chi khu quân sự, dưới sự Bí lại thêm điêu đứng, ai không nộp được thuế thì bị lý chỉ huy của tên quan hai, đồn trưởng người Pháp và bắt trưởng, cường hào cho tay sai bắt trâu, bò, lợn. Ngoài ra, đầu xây dựng hệ thống đồn bốt ở các nơi như Khau Khà hàng năm chính quyền thực dân, phong kiến còn tìm đủ (xã Quang Long), Bằng Ca (Lý Quốc), Nặm Tốc (xã Lý mọi cách để bắt nhân dân đi phu, phục vụ không công cho Quốc). Riêng ở Quang Bí (Thị Hoa) chúng xây dựng đồn tay sai. Thị Hoa và bốt Nà Giái, nhằm theo dõi, kiểm soát, đàn áp Kinh tế khó khăn, lại bị đàn áp bóc lột đến cùng cực phong trào yêu nước trong khu vực. nên đời sống của nhân dân hết sức khổ cực. Nạn đói, rét vì Ở đồn Thị Hoa nơi giáp với cửa khẩu Trung Quốc không có cơm ăn, áo mặc thường xuyên xảy ra. Một năm và bốt Nà Giái đứng đầu chỉ huy mọi hoạt động là tên sỹ có tới 3-6 tháng nhân dân các dân tộc bị thiếu đói, phải quan người Pháp với 20 lĩnh dõng người ở 3 xã Thái Đức, vào rừng đào củ mài, cây báng… về chế biến làm thức ăn, Thị Hoa, Cô Ngân, đứng đầu quản lý là ông Nông Tấn và không có tiền mua muối, nhiều gia đình phải đốt cỏ tranh, ông Nghệ người ở xóm Đông Nạng. lấy tro ăn thay muối. Trong hai năm 1944-1945, năm nào Khi chính sách cai trị của thực dân Pháp lan tới mảnh xã cũng có người chết đói, chết bệnh sốt rét. Nhà cửa rất đất Quang Bí, nhân dân trong xã còn phải chịu thêm nhiều đơn sơ, chủ yếu làm bằng tranh, tre, nứa lá. Nhà trải bằng thứ thuế vô lý như thuế đinh, thuế ruộng, thuế môn bài, dát, dui bằng nứa hoặc bằng vầu. Mái nhà được lợp bằng thuế khẩu mạ (thóc chăn ngựa), thuế tiểu thương buôn nứa, lá cọ hoặc rơm rạ. bán ở các chợ… Trong đó thứ thuế dã man nhất là thuế Bên cạnh đó nạn thổ phỉ cướp bóc dọc biên giới đinh (thuế bìa). Trước năm 1897, người dân trong độ tuổi thường xuyên diễn ra, khiến đời sống nhân dân sống trong lao động của xã phải nộp mỗi người 0,5 đồng tiền thuế cảnh lo âu, còn thực dân Pháp, phong kiến thì làm ngơ đinh. Sau năm 1897 tăng lên 2,5 đồng. Từ năm 1937, thực cho thổ phỉ mặc sức cướp phá, hoành hành. dân Pháp phân chia dân ra nhiều thứ hạng chủ yếu dựa trên nguồn thu nhập của họ để tính thuế. Ở xã Quang Bí, Cùng với việc bóc lột dân ta về kinh tế, đàn áp về chính bọn tay sai thực dân Pháp còn thu thuế môn bài tại các trị, chúng còn triệt để thi hành chính sách ‘‘ngu dân’’ tàn quán rượu, quán cơm và hội thầu hàng. Với âm mưu thâm độc, kìm hãm việc học hành và thực hiện nô dịch về văn độc nhằm chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc, thực hiện sự hóa. Ánh sáng được đồng bào các dân tộc dùng chủ yếu chỉ đạo của Pháp, tên tay sai là Kẻn Ki (làng Cốc Nhan) được đốt bằng các loại cây nứa khô, cây lau, củi khô hoặc đã thực hiện thu thuế của người Tày ít hơn người Nùng. dầu được lấy từ hạt cây trẩu, cây lai, cây bưởi, cây trám… 36 37
- Chính sách bóc lột của thực dân Pháp đã khiến cho 2. Quá trình hình thành, phát triển phong trào cuộc sống của người dân vô cùng khốn khổ, hầu hết nhân cách mạng thời kỳ 1930-1945 dân đều bị mù chữ. Trước năm 1945, cả châu Hạ Lang chỉ Vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX, dân số xã có hai trường tiểu học Hạ Lang và Bằng Ca, hai trường Quang Bí (Thị Hoa) chỉ có khoảng vài trăm người, đất hương sư Cô Cam (xã An Lạc) và Bá Điểm (xã Việt Chu) rộng, người thưa, núi rừng âm u, làng bản heo hút, kinh tế là hai trường không hoàn chỉnh. Các học sinh được học độc canh tự cung, tự cấp chủ yếu lệ thuộc vào thiên nhiên, chữ Quốc ngữ, đến lớp 2 được học thêm tiếng Pháp. Riêng giao thông đi lại giữa các bản làng với nhau chỉ có những ở Thị Hoa, thời kỳ này cả xã không có trường học nào, chỉ lối mòn nhỏ, nhân dân chủ yếu đi bộ. có lớp học chữ Nho ở một số xóm, còn lại học sinh muốn Dưới sự cai trị và bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đi học chủ yếu sang làng Pác Ái, hương Vũ Đức, huyện và tay sai, đời sống của nhân dân các dân tộc Quang Bí Long Châu (Trung Quốc). Tuy nhiên, học sinh đi học chủ vô cùng cực khổ tăm tối. Do đó, nguyện vọng đánh đổ áp bức bóc lột để giành độc lập tự do, xóa bỏ xiềng xích cho yếu là con cái các gia đình giàu có. mình là yếu tố khách quan. Giáo dục không phát triển, y tế cũng không được Vào những năm 1929 - 1930, tổ chức Hội Việt Nam chính quyền thực dân quan tâm, thuốc men khan hiếm và cách mạng Thanh niên được hình thành và phát triển ở hầu như không có. Đồng bào các dân tộc khi sinh đẻ hoặc các châu Hòa An, Hà Quảng, Mỏ thiếc Tĩnh Túc (thuộc ốm đau bệnh tật chủ yếu tự chữa theo kinh nghiệm dân châu Nguyên Bình). Ở xã Quang Bí có 5 thanh niên hăng gian bằng các loại cây rừng và một số bài thuốc của thầy hái tham gia gồm: Hà Rấu Nề, Hà Hẻn Phù, Hoàng Văn lang. Các loại bệnh thông thường chủ yếu dùng lá cây sắc Ran, Hà Văn Chín, Hoàng Văn Hốc, lấy cơ sở hoạt động uống hoặc đắp chỗ đau, một số bệnh như động kinh, nhũn ở bản Khu Đâư rồi từ đó phát triển ra các xã Thái Đức, nhão được đốt bằng cây bấc đèn (chót tang sảo)… Cô Ngân, Vinh Quý. Tuy phong trào hoạt động chưa cao, nhưng đây là những mầm mống đầu tiên của phong trào Trong hoàn cảnh bị đàn áp về chính trị, áp bức về cách mạng ở xã Quang Bí trước khi có Đảng. kinh tế, kìm kẹp về văn hóa xã hội, nhân dân các dân tộc Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh Quang Bí (xã Thị Hoa ngày nay) vẫn một lòng đoàn kết, dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách cùng nhau vượt qua những khó khăn, chờ ngày đứng lên mạng nước ta. Từ đây nhân dân cả nước cũng như nhân lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về dân các dân tộc Quang Bí đã một lòng đi theo Đảng, theo tay nhân dân. cách mạng. 38 39
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn