Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930-2015): Phần 2
lượt xem 0
download
Nội dung cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930 - 2015) do NXB Thuận Hóa xuất bản, được biên soạn gồm 6 chương: Vinh Hải - vùng đất, con người và truyền thống kinh tế, văn hóa - xã hội; Vinh Hải trong công cuộc vận động giải phóng dân tộc và khởi nghĩa giành chính quyền (1930-1945); Vinh Hải trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); Vinh Hải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); Vinh Hải trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương, bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1975-1990); Vinh Hải tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương (1990-2015). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hải (1930-2015): Phần 2
- Chương 4 VINH HẢI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) 4.1. Nhân dân Vinh Hải đấu tranh bảo vệ và củng cố lực lượng cách mạng, góp phần tiến tới đồng khởi (1954-1960) 4.1.1. Tình hình đất nước và quê hương Vinh Hải sau Hiệp định Genève tháng 7-1954 Chiến thắng vang dội của chiến dịch Điện Biên Phủ (5- 1954) đã buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút quân về nước. Căn cứ Hiệp định Genève, nước ta tạm chia làm 2 miền với 2 chế độ chính trị, xã hội khác nhau; lực lượng đôi bên sẽ thực hiện chuyển quân tập kết và một hiệp thương tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 7-1956. Thực tế lúc này, mặc dù quân Pháp vẫn kéo dài việc rút quân, nhưng miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hoàn thành và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội; riêng ở miền Nam, trong khi thực dân Pháp rũ bỏ trách nhiệm thi hành Hiệp định đình chiến, thì đế quốc Mỹ viện cớ không tham gia ký Hiệp định, đã thay chân Pháp dùng lực lượng tay sai đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng Chính phủ (7- 7-1954), nhằm tiếp tục cuộc chiến tranh tại miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và là căn cứ quân sự để tấn công miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình diễn biến như vậy, để tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng trên phạm vi cả nước, từ ngày 15 đến 17-7- 1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị lần 123
- thứ 6 (khóa II) và ra Nghị quyết về phương châm, sách lược đấu tranh của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là: “... chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hòa bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và thực hiện dân chủ trong toàn quốc. Khẩu hiệu của ta là: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”1. Chỉ 2 tháng sau khi Hiệp định Genève được ký kết, để khẳng định sự có mặt công khai của mình ở miền Nam Việt Nam, tháng 9-1954, chính phủ Mỹ đưa tướng Cô-lin (Collins) sang làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Tiếp theo đó, người Mỹ lôi kéo một số đồng minh phương Tây (Pháp, Anh, Úc... ) và Đông Nam Á (Phi-lip- pin, Thái Lan) cùng thành lập khối Liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO - Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này. Đầu năm 1957, dưới chiêu bài “giúp đỡ”, Mỹ bắt đầu viện trợ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa về quân sự, kinh tế,… nhằm xây dựng miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, cơ sở kinh tế mang màu sắc thực dân kiểu mới. Mục đích sâu xa hơn của chính phủ Mỹ trong vấn đề này là tách lãnh thổ miền Nam Việt Nam ra thành một quốc gia riêng biệt; hay nói chính xác hơn đó được xem là một phần của lãnh thổ nước Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở miền Nam, từ tháng 7-10/1955, nhóm thân cận của Ngô Đình Diệm với sự chỉ đạo của người Mỹ, đã tổ chức các hoạt động gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, nhằm 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.70 124
- suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Chính phủ ông Ngô Đình Diệm sau khi tổ chức cuộc bầu cử, lập quốc hội lập hiến (5- 1956), đã ban hành hiến pháp “Việt Nam Cộng hoà” (10-1956),... Những hoạt động cùng lời tuyên bố của ông Ngô Đình Diệm vào thời điểm ấy: “Sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Genève, bất cứ phương diện nào chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó”, là minh chứng cho việc họ [chính quyền ông Ngô Đình Diệm] từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, về một cuộc tổng tuyển cử tự do trên cả nước để thống nhất nước Việt Nam như Hiệp định Genève đã ký kết năm 1954. Ở vùng Trị - Thiên, Huế không chỉ là trung tâm hành chính vùng/nơi tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mà còn là trung tâm chính trị thứ hai sau Sài Gòn; vì vậy, ngoài bộ máy chính quyền cấp tỉnh Thừa Thiên, Mỹ - Diệm còn thiết lập một bộ máy cai trị cấp miền ở Huế (gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên). Địa giới hành chính các tỉnh được chia nhỏ để tập trung cho việc xây dựng, củng cố thế lực và thâu tóm quản lý. Tỉnh Thừa Thiên, được chia thành 9 quận nông thôn và 3 quận nội thành1. Quận Phú Lộc gồm địa bàn các xã dọc theo đường Quốc lộ I từ Nong đến Lăng Cô. Các xã được thành lập trong kháng chiến cũng bị tách ra nhằm mục đích xóa dấu ấn của cách mạng và ký ức tốt đẹp về những năm tháng kháng chiến chống Pháp oanh liệt trong lòng người dân. Theo đó, xã Thế Lộc được 1 Đảng bộ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (1999), Thừa Thiên Huế kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 23. 125
- lập năm 19491, nay tách ra thành 3 xã Vinh Giang, Vinh Hiền và Vinh Hải thuộc quận Vinh Lộc. Bộ máy hành chính của xã gồm Xã trưởng, Xã phó và viên thư ký giúp việc. Quyền hành công vụ mỗi xã tập trung trong Hội đồng xã gồm 20 người, đứng đầu là Chủ tịch, Phó chủ tịch và viên thư ký. Hội đồng xã có quyền soạn ra các điều luật để quản lý địa phương cũng như thừa hành các qui định từ cấp chính quyền quận. Về chính trị, với chủ trương lấy thuyết “Nhân vị”2làm nền tảng cho chế độ, chính quyền Ngô Đình Diệm cho lập Đảng Cần lao nhân vị nhưng thực chất là tập hợp lực lượng làm chỗ dựa cho chính quyền tay sai, đồng thời âm mưu lừa phỉnh quần chúng về một hệ tư tưởng mới. Dưới danh nghĩa “Phong trào cách mạng quốc gia”, chính quyền tay sai cũng cho ra đời nhiều tổ chức phản động từ cấp trung ương đến cơ sở xã như: “Thanh niên diệt cộng”, “Phụ nữ liên đới”… mà thành phần chủ yếu gồm Việt gian và những người trí thức bị lôi kéo, nhằm tuyên truyền, nói xấu cách mạng và những người cộng sản. Nhằm đánh vào những người tham gia kháng chiến, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng thiết lập 2 trung tâm cải huấn ở Thừa Thiên (Mộc Đức - Phú Vang và Phong Sơn - Phong Điền). Dựa vào đó, các thành phần phản động ở địa phương bắt đầu trỗi dậy, tập hợp lực lượng, tham gia vào bộ máy ngụy quyền cơ sở. Tổ chức “Hương dũng” - tập hợp của thành phần Việt gian ở thôn, xã cũng lần lượt ra đời với nhiệm vụ do 1 Bao gồm các xã: Đại Đồng (Nghi Giang, Nam Trường, Đơn Chế) và xã Đại Hiền (Phú An, Vinh Hòa, Đông Dương, Hà Am, Tăng Sà, Đông Am, Kiên Nha và Mỹ Á). 2 Chủ nghĩa Nhân vị của Emmanuel Mouier (1905-1950), nhà triết học duy tâm Pháp, với quan niệm: con người (nhân vị) là những bản thể tinh thần (có trước vật chất) theo nghĩa duy tâm, có giá trị cao nhất, trên các giá trị khác (chính trị, kinh tế, xã hội). 126
- thám cơ sở cách mạng, nhằm chuẩn bị kế hoạch đánh phá quyết liệt lực lượng của ta trong thời gian sắp đến. Về quân sự, được sự hỗ trợ của người Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm cải tổ lực lượng quân ngụy của Pháp và đơn phương tuyên bố chiến tranh. Trước hết, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành tấn công các đảng phái đối lập, tiến tới tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng; và, cuối cùng từng bước tìm cách ổn định và xây dựng chính quyền hợp pháp, hợp hiến ở miền Nam Việt Nam. Ở Thừa Thiên - Huế, để kiểm soát và kìm kẹp dân chúng, tiến đến tiêu diệt phong trào cách mạng tại vùng đất này, chính quyền Sài Gòn ra sức đầu tư xây dựng lực lượng quân đội thành một “quân đội quốc gia” hùng mạnh bằng việc tăng cường bắt lính, trang bị vũ khí hiện đại,… và thực hiện rải quân chủ lực chiếm đóng các trục đường từ Tứ Hạ vào Huế, từ Hòa Mỹ về Thuận An, từ Phú Bài về đầm Cầu Hai,... Ở quận Phú Lộc, lực lượng quân ngụy gồm có các đại đội lính bảo an, các trung đội dân vệ, các đội biệt kích “hắc báo”,… là tập hợp những phần tử phản động, có hận thù với cách mạng, thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân vào vùng từng là căn cứ du kích của ta trong kháng chiến chống Pháp, nhằm phô trương thanh thế, uy hiếp, lừa bịp quần chúng, đồng thời thăm dò lực lượng của ta. Ngoài việc tham gia vào hoạt động quản lý địa phương, lực lượng nói trên còn tiến hành đàn áp, lùng sục, bắt bớ cán bộ cách mạng ở cơ sở,... do đó vũ khí cũng được trang bị không thua gì lực lượng vũ trang chủ lực như: súng IR15, súng phóng đạn M79... Ở địa bàn các xã, còn có các trung đội dân vệ, tổng vệ, thanh niên chiến đấu, lực lượng “bình định nông thôn”,... là tập hợp các thành phần phản động, chiêu hồi, chỉ điểm. Nhiệm vụ của đội quân này là cưỡng ép các 127
- gia đình có người thân đi tập kết ra miền Bắc hoặc những người đã từng tham gia kháng chiến, phải công khai mọi hoạt động hàng ngày trong đời sống và ly khai với cách mạng. Trước tình hình trên, quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng về chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Tỉnh ủy Thừa Thiên đã tổ chức hội nghị cán bộ các cấp huyện, xã, nhằm phổ biến sự chuyển hướng chỉ đạo từ cuộc đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị dưới các hình thức: đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi dân sinh, dân chủ... Để có cơ sở đấu tranh chính trị với nội dung như trên, Tỉnh ủy chỉ đạo các Huyện ủy tổ chức học tập, phổ biến nội dung Hiệp định cho toàn thể đảng viên và chủ trương tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân nhằm giúp mọi người hiểu việc chia cắt hai miền Nam - Bắc theo Hiệp định chỉ là tạm thời; việc đàn áp người dân, việc khủng bố, trả thù những người kháng chiến trở về hay những gia đình có người thân đi tập kết ra miền Bắc,... đều là vi phạm Hiệp định. Ban thi hành Hiệp định Genève của huyện Phú Lộc được thành lập và ngay sau đó Ban đã điều động cán bộ, đảng viên về tăng cường cho các xã, hoạt động dưới hình thức hợp pháp, giúp nhân dân khôi phục đời sống sinh hoạt sau chiến tranh, đồng thời giải thích, tuyên truyền giúp người dân hiểu được nội dung và tinh thần Hiệp định Genève, để từ đó người dân tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử vào tháng 7-1956. Về công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các Huyện ủy song song việc tổ chức lực lượng vũ trang chuyển quân tập kết, cũng đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở lại, bí mật bám địa bàn, tiếp tục xây dựng lực lượng cơ sở, gây dựng phong trào cách mạng. Nhanh chóng chuyển hoạt động của tổ chức Đảng các cấp từ công khai vào bí mật, thực hiện phương 128
- thức “Đảng tồn tại trong lòng quần chúng”. Mục đích của sự thay đổi phương thức hoạt động của tổ chức Đảng lúc này là đảm bảo sự tinh gọn nhưng chất lượng để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, ở cấp cơ sở thành lập các xã ủy và chi bộ theo đơn vị thôn hoặc liên thôn. Một số đảng viên không đủ tiêu chuẩn hoặc kém về năng lực cũng có quyết định dừng sinh hoạt Đảng hoặc động viên chuyển sang tham gia phong trào quần chúng ở địa phương. Đảng bộ huyện Phú Lộc do đồng chí Lê Sáu (quê Vinh Giang) làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Nguyễn Văn (quê Vinh Mỹ) làm Phó Bí thư, Huyện ủy viên gồm có: đồng chí Lê Công Đăng (quê Vĩnh Lộc), đồng chí Hoàng Chính (Luyến). Đồng chí Trần Dũng (quê Vinh Giang) làm Xã đội trưởng, phụ trách “thủy diện” (mặt nước) ở vùng Truồi1. Toàn huyện có 10 Đảng bộ xã, 68 Chi bộ nhỏ với 417 đảng viên2. Như vậy, từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Phú Lộc, trong đó có nhân dân Vinh Hải dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuyển sang một bước ngoặc mới: từ chỗ nông thôn, đồng bằng là vùng tạm chiếm nay chuyển thành vùng địch kiểm soát; từ chỗ có chính quyền, quân đội, có tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng hoạt động công khai, nay chỉ còn lực lượng chính trị của quần chúng, cán bộ và đảng viên phải rút vào hoạt động bí mật; từ đấu tranh vũ trang nay chuyển sang đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi cải thiện dân sinh và thực hiện quyền dân chủ… Những thay đổi cơ bản về thế và lực, về hình thức lẫn phương pháp đấu tranh cách mạng nói trên đã có tác động rất lớn đến đời sống chính trị - xã hội của nhân dân Thế Lộc trong những 1 Theo ông Hoàng Anh Đề, nguyên Huyện đội trưởng huyện đội Phú Lộc (giai đoạn 1973-1975), hiện trú tại 9/20 La Sơn Phu Tử, phường Tây Lộc, TP. Huế. 2 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975), Sđd, tr. 200. 129
- năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, Vinh Hải là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh, nhân dân Vinh Hải đã đi theo cách mạng từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, những thế hệ đảng viên nơi đây đã được Đảng rèn luyện, giáo dục và trưởng thành qua thử thách,... Tất cả những giá trị tốt đẹp đó chắc chắn sẽ được kế thừa và phát huy dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thế Lộc. 4.1.2. Nhân dân Vinh Hải đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống âm mưu “tố cộng”, “diệt cộng”, bảo vệ và củng cố lực lượng cách mạng (1954-1960) - Phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève về đình chiến, hiệp thương tổng tuyển cử và đòi cải thiện dân sinh, dân chủ Chỉ một tuần sau khi các lực lượng vũ trang của cách mạng tập kết ra miền Bắc, dưới sự hậu thuẫn của người Mỹ, chính quyền tay sai tiến hành các hoạt động chống phá Hiệp định Genève. Trên địa bàn vùng núi của Thừa Thiên, với âm mưu xóa căn cứ cách mạng, biến nơi này thành các khu dinh điền, nhằm ngăn chặn, chia cắt phong trào cách mạng miền núi với đồng bằng..., địch tập trung lực lượng càn quét vào chiến khu Hòa Mỹ (Phong Điền), Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). Ở vùng nông thôn đồng bằng, hầu hết các căn cứ cách mạng từ Phong Điền đến Phú Lộc đều bị phong tỏa, lùng sục,... Trong bối cảnh ấy, phần lớn cán bộ, đảng viên của tỉnh nhà đều bị ngụy quyền bắt giam; các cuộc vui liên hoan chào mừng hòa bình của quần chúng nhân dân đều bị quân địch đàn áp dã man. Để cổ súy và thị uy cho tinh thần chống cộng, chính quyền tay sai còn khoanh vùng và lập ra “trung tâm cải huấn” ở thôn Mộc Đức (Phú Thứ - Phú Vang). Những vụ thảm sát đẫm máu ở Kim Đôi (Quảng Điền), Đông Lộc (Phú Vang), Vinh Hòa (Phú Lộc),... 130
- trong giai đoạn này, mãi mãi được lịch sử ghi dấu là chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai ở vùng đất Thừa Thiên - Huế. Từ tháng 8-1954, trên tinh thần chuyển hướng chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, dưới các hình thức đòi dân sinh, dân chủ; hoan nghênh Hiệp định Genève, mừng hòa bình,... Huyện ủy Phú Lộc đã khẩn trương phổ biến tình hình, nội dung và nhanh chóng củng cố lại tổ chức Đảng trên toàn địa bàn. Ngoài việc chuẩn bị công tác chuyển quân tập kết, Huyện ủy cũng quán triệt sâu sắc về nhận thức tư tưởng, nhiệm vụ của mỗi đảng viên trong tình hình mới: Không hoang mang dao động hoặc nóng vội trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù; tuyên truyền cho nhân dân thấu hiểu các khẩu hiệu “độc lập, thống nhất”, “quân đội quốc gia” chỉ là giả hiệu, để từ đó vận động nhân dân hết lòng bảo vệ cán bộ cách mạng trước sự truy lùng của kẻ thù...v.v... Ở xã Thế Lộc, chính quyền ngụy một mặt khôi phục lại quyền lợi của Việt gian, địa chủ, cường hào trước đây từng bị cách mạng đả kích mạnh trong kháng chiến; mặt khác nuôi dưỡng, dung túng thành phần ác ôn, phản động để tập hợp thành đội quân tay sai chuyên dò la, theo dõi những người từng tham gia kháng chiến. Số cán bộ, đảng viên trước đây thoát ly tham gia cách mạng, nay trở về quê hương đều bị địch khống chế, kiểm soát chặt chẽ. Dưới danh nghĩa tịch thu lúa gạo cách mạng, chính quyền tay sai trắng trợn cướp bóc rất nhiều tài sản của nông dân. Bị dồn đến thế cùng cực về vấn đề cơm áo, bị o ép về tinh thần, sinh hoạt đi lại,... sự phẫn uất của người dân Thế Lộc chất chứa trong lòng chỉ chờ dịp bùng phát. Tuy nhiên, trước âm mưu và sự lộng hành của chính quyền 131
- tay sai, Xã ủy Thế Lộc do đồng chí Hoàng Đồng (Xứng)1làm Bí thư, đã quán triệt từng cán bộ, đảng viên phải đi sâu sát giải thích cho nhân dân nhận ra âm mưu thâm độc của kẻ thù và hướng cuộc đấu tranh vào mục tiêu đòi dân sinh, dân chủ, chống khủng bố, chống việc trả thù cán bộ kháng chiến và những người yêu nước, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, bảo vệ quyền lợi ruộng đất mà cách mạng đem lại cho nhân dân, đòi khôi phục đời sống bình thường sau chiến tranh…v.v… Giai đoạn này, Đảng bộ Thế Lộc gồm có 10 chi bộ nhỏ với 59 đảng viên2. Thông qua các hoạt động như thăm hỏi bà con chòm xóm, tổ chức cho nhân dân tham gia liên hoan “bữa cơm đoàn kết” để chia tay con em, cán bộ lên đường đi tập kết miền Bắc… cán bộ, đảng viên ở Thế Lộc đã kết nối được tình thân giữa cách mạng và quần chúng. Chính việc làm đó đã góp phần tác động một số gia đình có con em đi lính cho cho chính quyền tay sai, và họ đã tự giác kéo đến các đồn bốt, kêu gọi con em mình trở về với gia đình, tham gia vào phong trào đón mừng hòa bình trên quê hương cùng bà con thôn xóm. Lúc này, theo chỉ đạo của Huyện ủy, các tổ chức Hội, Đoàn Cứu quốc vốn thành lập trong kháng chiến được chuyển thành các tổ chức “hội” mang tính chất khuyến nông hoặc hướng về từ đường gia tộc (họ, phái, chi...). Trên tinh thần tương thân tương ái, hoạt động của các hội, phái như vậy đã hình thành nên phong trào quyên góp sôi nổi, góp phần không nhỏ trong việc cứu trợ các gia đình bị thiệt hại do chiến 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975), Sđd, tr. 199-200 2 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975), Sđd, tr. 199-200 132
- tranh, trợ cấp thương binh trong kháng chiến giải ngũ về địa phương,... trên quê hương Vinh Hải. Lúc này, trên địa bàn quận Vinh Lộc, phong trào đòi hiệp thương tổng tuyển cử cũng phát triển rất sôi nổi. Hình thức cụ thể nhất là tại mỗi xã, người dân lập bản kiến nghị, tập hợp chữ ký rồi đưa đơn lên chính quyền quận, đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà... Sự kiện nổi bật nói lên tinh thần đấu tranh của người dân Vinh Hải trong giai đoạn này là vào ngày 22-8-1955, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Xã ủy, người dân Vinh Hải cùng nhập vào dòng người từ các ngã đường thôn xóm, kéo lên Huế tham gia vào cuộc đình công, bãi chợ, biểu tình tại Phu Văn Lâu - Huế. Sau đó, cùng đoàn người biểu tình tiếp tục giương cao băng cờ, biểu ngữ, biểu tình trên đường phố dẫn tới dinh Tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, đòi chính quyền miền Nam phải tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève. Khí thế biểu tình mạnh mẽ của nhân dân Thừa Thiên - Huế trong thời điểm đó đã khiến Ngô Đình Diệm lo sợ, phải đích thân từ Sài Gòn ra Huế tìm cách ổn định tình hình bằng việc tổ chức trưng cầu dân ý để xoa dịu dân chúng và thực hiện ý đồ phế vua Bảo Đại, tự mình ứng cử Tổng thống. Nắm được âm mưu này, Tỉnh ủy chủ trương vận động nhân dân đồng lòng phản đối, tẩy chay Ngô Đình Diệm. Ở một số xã trong huyện Phú Lộc, nhân dân đồng loạt hô hào vứt thùng phiếu trưng cầu dân ý xuống sông và tổ chức mít tinh, diễn thuyết vạch trần bộ mặt bán nước của Ngô Đình Diệm. Có thể nói, trong giai đoạn từ tháng 8-1954 đến đầu năm 1955, quán triệt các nghị quyết của Trung ương, chỉ thị của Tỉnh ủy và được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Phú Lộc, dưới các khẩu 133
- hiệu “hòa bình”, “cơm áo”, “cứu đói như cứu hỏa”… cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Thế Lộc đã vận động được đông đảo nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị. Từ sự khơi dậy và phát triển của phong trào quần chúng đấu tranh chính trị, Đảng bộ Thế Lộc đã xây dựng được các cơ sở cách mạng tại xã nhà, làm chỗ dựa tin cậy cho Đảng trong công tác củng cố lực lượng cách mạng, chuẩn bị bước vào những năm tháng cam go nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Như vậy, trong những tháng ngày thi hành Hiệp định đình chiến trên quê hương Vinh Hải, các cán bộ, đảng viên Đảng bộ Thế Lộc đã để lại trong tâm trí mỗi người dân niềm tin yêu và cảm phục. Tình cảm đó là điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên làm tốt công tác vận động, hướng quần chúng vào cuộc đấu tranh mới - đấu tranh chính trị để giữ gìn lực lượng và phát triển lực lượng. Trong công tác xây dựng Đảng, bài học kinh nghiệm quý của Đảng ta là chủ trương thành lập các chi bộ thôn. Có thể nói, sự ra đời các chi bộ thôn thời kỳ này không chỉ có tác dụng củng cố tổ chức Đảng ở cơ sở, bảo đảm sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Đảng trước những biến ứng mới ở địa phương,... mà còn thực hiện tốt chủ trương bám sát dân, đi vào trong dân để củng cố niềm tin của dân đối với sự nghiệp cách mạng, để từ đó người dân tự nguyện chở che, bao bọc cán bộ cách mạng, làm chỗ dựa an toàn cho Đảng tồn tại. - Đấu tranh chống chiến dịch “tố Cộng”, “diệt Cộng” để bảo toàn lực lượng cách mạng Sự phát triển phong trào quần chúng ở các địa phương tại Thừa Thiên đã khiến chính quyền Sài Gòn lo sợ. Một mặt, Tổng thống Ngô Đình Diệm phải từ Sài Gòn ra Huế trực tiếp thị sát tình hình, đưa ra các lời hứa hảo nhằm xoa dịu tình hình dân chúng; mặt khác, họ cũng ngấm ngầm chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” nhằm uy hiếp tinh thần người 134
- dân, bao vây, cô lập những người cộng sản, tiến đến xóa bỏ những ảnh hưởng của Đảng trong lòng nhân dân và tiêu diệt lực lượng cách mạng trên vùng đất miền Trung. Từ giữa năm 1955, ở miền Trung, Thừa Thiên - Huế là một trong những trọng điểm “tố Cộng” của chính quyền Mỹ - Diệm do Ngô Đình Cẩn trực tiếp chỉ huy. Ở cấp quận, chính quyền tay sai lập ra các “Ủy ban tố Cộng”; ở cấp xã, thôn cũng có “Ban tố Cộng”. Đây thực chất là sự câu kết giữa lực lượng quân ngụy - chính quyền tay sai với mạng lưới mật vụ ở cơ sở, nhằm “đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, “dùng Việt cộng trị Việt cộng”, “khuấy nước đọng bùn”,... như lời của đội quân tuyên huấn của chính quyền tay sai từng rêu rao. Chính quyền tay sai tiến hành phân loại người dân và buộc mọi người phải tham gia vào các lớp học tập “tố Cộng” với 3 mức độ khác nhau: Loại A gồm những người tham gia kháng chiến và gia đình có con em đi tập kết; loại B gồm những người có cảm tình với cách mạng và loại C gồm những người có con em tham gia ngụy quân ngụy quyền. Chính quyền Mỹ - Diệm chia chiến dịch “tố Cộng” ở Phú Lộc làm 3 đợt: Đợt I từ 15-7-1955, gọi là “chiến dịch Phan Chu Trinh”, nội dung là bắt nhân dân tập trung theo đơn vị thôn, tố cáo cách mạng, bắt chị em viết tờ ly khai chồng con là cán bộ, đảng viên, ly khai cách mạng. Đợt II từ cuối năm 1955 gọi là chiến dịch “Trịnh Minh Thế”, chủ yếu là bắt bớ, khai thác, truy kích, bắt tập trung hàng trăm đảng viên và các gia đình có liên hệ với cách mạng. Địch lùng sục, bắt bớ một số đồng chí cán bộ Huyện ủy, Xã ủy. Đợt III vào đầu năm 1956, chủ yếu là triệt hạ uy thế “Việt cộng”. Chúng bắt cán bộ kháng chiến, đảng viên và nhân dân tuyên thệ trung thành với “chủ nghĩa quốc gia”, xé cờ Đảng Cộng 135
- sản,... Hầu hết nhân dân mà chúng xếp loại A không ai tuyên thệ trung thành với chúng và không ai xé cờ Đảng. Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, giai đoạn này trên địa bàn xã Vinh Hải, hàng ngày chính quyền tay sai liên tục thực hiện các vụ bắt bớ, tra tấn người dân vô tội. Hỗ trợ cho chính quyền trong chiến dịch “tố Cộng” và “diệt Cộng”, quân ngụy xây dựng các ấp chiến lược tại các trọng điểm. Những gia đình có người thân đi tập kết ra Bắc đều bị ép đi học tập tại trại cải huấn ở quận Vinh Lộc. Với những ai thuộc diện tình nghi, ngụy quyền đều tiến hành bắt giam, tra khảo và đánh đập đến thương tật. Rất nhiều người bị bắt đày đi các nhà lao Thừa Phủ, Chín Hầm, Côn Đảo, Chí Hòa. Song song các hoạt động đàn áp, bắt bớ, chính quyền Mỹ - Diệm còn cho ra đời nhiều tổ chức đoàn thể, đảng phái phản động với âm mưu đánh phá cơ sở Đảng và phong trào quần chúng. Ở mỗi thôn, xóm, ngụy quyền cấp xã còn lập ra các nhóm gọi là “liên gia tương trợ”, “ngũ gia liên bảo” gồm từ 3-5 gia đình, do một liên gia trưởng đứng đầu, có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động đi lại, làm ăn của các thành viên gia đình trong liên gia; tuy nhiên, đó thực chất là thực hiện sự kiểm soát, kìm kẹp nhân dân trong mục tiêu chống Cộng của chính quyền tay sai ở cấp xã. Cuối năm 1955, trên địa bàn Phú Lộc, nhiều cán bộ, các đảng viên nòng cốt bị bắt; một số đảng viên kiên cường đã hy sinh trong sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù. Đầu năm 1956, các cơ sở Đảng ở Phú Lộc bị địch khủng bố nặng nề, các Xã ủy tan vỡ gần hết. Đến đây, chính quyền tay sai từ cấp quận đến xã ở Phú Lộc gần như đã đánh bật được lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân; phong trào cách mạng ở Phú Lộc nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên nói chung tạm thời lắng xuống. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên đã họp và chỉ thị cho các Huyện ủy rút số cán bộ, đảng viên 136
- còn lại lui về hoạt động bí mật; tuy nhiên, chủ trương phát động quần chúng đấu tranh chống chính sách “tố Cộng” của ngụy quyền vẫn tiếp tục triển khai dưới các hình thức linh hoạt hơn. Có thể nói, trong trang sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của quân dân Thừa Thiên Huế, trong đó có nhân dân Vinh Hải, năm 1955-1956 là thời kỳ khó khăn nhất song cũng là thời kỳ anh dũng, ngoan cường nhất. Đó là trong hoàn cảnh bị vây ráp và khủng bố khốc liệt bởi chính quyền tay sai, phong trào cách mạng Phú Lộc bị tổn thất nặng nề, nhưng nhân dân Phú Lộc nói chung và Vinh Hải nói riêng vẫn một lòng chung thủy sắt son với cách mạng. Riêng ở Vinh Hải, mặc cho ngụy quyền thực hiện vòng vây siết chặt, nhiều cơ sở quần chúng vẫn tìm cách kết nối liên lạc với cán bộ, chở che và nuôi giấu cán bộ; điển hình có thể kể đến cơ sở cách mạng như ông Nguyễn Văn Doãn, nguyên thôn trưởng thôn Mỹ Á đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho cán bộ Huyện ủy về hoạt động tại làng Mỹ Á trong thời gian này1. Sự gan dạ, niềm tin sắt son vào cách mạng của người dân Vinh Hải trong giai đoạn này đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng của quê hương Vinh Hải. Còn đối với cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Thế Lộc, dù bị kẻ thù vây ráp bốn bề, dù có lúc không lấy được lương thực trong dân nhưng cái đói, cái khát đã không lung lay được ý chí của người cộng sản trong việc bám dân, bám đất, giữ trọn niềm tin vào Đảng với lời thề “sống cùng Đảng, chết không rời Đảng”; rồi khi bị kẻ địch bắt giam, vẫn giữ khí tiết của người cộng sản,... Tất cả những điều này đã hội tụ và tạo thành điểm sáng để kết nối niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng ở Vinh Hải trong những tháng ngày cam go của giai đoạn cách mạng từ năm 1955-1956. 1 Giấy xác nhận thành tích của ông Nguyễn Văn Doãn, do đồng chí Lê Sáu, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, xác nhận năm 2004. 137
- - Xây dựng căn cứ, khôi phục phong trào cách mạng. Đầu năm 1957, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế chủ trương chuyển hướng chỉ đạo: Xây dựng căn cứ địa miền núi, tạo điều kiện giải phóng miền núi, làm bàn đạp tiến công địch, khôi phục và phát triển phong trào cách mạng ở đồng bằng. Riêng các huyện nông thôn đồng bằng cũng ra sức xây dựng căn cứ lớn, khôi phục phong trào cách mạng, chuẩn bị vị trí đứng chân cho lực lượng tại chỗ mang tính chiến lược khi thời cơ đến. Sau cuộc họp của Tỉnh ủy ở thôn Ấp Rùng (xã Thượng Long, Phú Lộc) (tháng 11-1957), hoạt động xây dựng căn cứ địa cách mạng ở miền núi Thừa Thiên được tiến hành khẩn trương. Các cơ quan của tỉnh, thành phố Huế và các huyện đều chuyển hướng hoạt động lên miền núi, cùng ăn cùng ở cùng tăng gia sản xuất với đồng bào dân tộc tí người nơi đây. Cuối năm 1958, Ban Cán sự Đảng miền núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế được thành lập, cơ sở Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ giải phóng cũng được thành lập trong các bản làng. Trên cơ sở đó, các hình thức đấu tranh chính trị ở miền núi cũng được tổ chức, tập dượt chặt chẽ, nhằm chuẩn bị những điều kiện và phương án an toàn nhất cho phong trào cách mạng ở đây khi quân địch thực hiện chính sách đàn áp. Đầu năm 1959, nhận thấy nguy cơ mở rộng của một vùng căn cứ cách mạng ở miền Tây Thừa Thiên - Huế, chính quyền Mỹ - Diệm mở cuộc càn quét với qui mô lớn lên vùng núi, nhằm đánh phá căn cứ của ta và mở đường cho hành lang chiến lược Bắc - Nam sẽ đi qua nơi đây. Ở nông thôn đồng bằng, để hỗ trợ cho các hoạt động chống Cộng, chính quyền tay sai áp dụng luật “10/1959”, bắt nhân dân vào sống tập trung tại các “khu định cư”. Dưới sự khủng bố tàn bạo của chính quyền tay sai, những phụ nữ có chồng tập kết không tránh khỏi bị cưỡng hiếp hoặc buộc phải lấy chồng khác; rồi những gia đình có người thân hoạt động nằm 138
- vùng hoặc đi tập kết miền Bắc đều phải chịu sự theo dõi giám sát của hệ thống mật vụ, chỉ điểm ở địa phương. Có thể nói, không khí ngột ngạt bao trùm lên trong đời sống sinh hoạt của bà con trong thôn xóm với sự nghi kỵ lẫn nhau, không riêng gì ở quê hương Vinh Hải mà trên toàn miền Nam. Nhận định tình hình miền Nam lúc này có nhiều chuyển biến quan trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 (3-1959) với nội dung cụ thể: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Phương pháp cách mạng và phương pháp đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, và dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ...”1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 đã phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của cán bộ và đồng bào miền Nam. Nghị quyết 15 ra đời không chỉ thổi bùng ngọn lửa “phong trào Đồng khởi” và từ đó làm xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ, mà còn tạo ra sự chuyển biến trong ý thức mỗi đảng viên, từ đó tuyên truyền giác ngộ cho quần chúng, giúp họ nhận thức đúng đắn về đường lối cách mạng trong giai đoạn mới. Trong tiến trình lãnh đạo, Nghị quyết 15 đánh dấu sự chuyển 1 http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthan htuu. 139
- hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tháng 7-1959, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị cán bộ cốt cán để tiếp thu Nghị quyết 15 và đề ra nhiệm vụ cụ thể trong tình hình mới; trong đó nhấn mạnh việc phát động quần chúng vùng nông thôn đồng bằng đấu tranh bằng phương pháp dựng từng người, nhen từng nhóm, khôi phục từng thôn xóm, qua đó khôi phục thực lực cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng. Tại Hội nghị, công tác xây dựng Đảng cũng được nhấn mạnh. Triển khai Nghị quyết 15, Huyện ủy Phú Lộc gồm 6 đồng chí: Lê Sáu, Lê Công Đăng, Hoàng Biên (Nhơn), Nguyễn Hà (Chí), Đặng Luyện, Trần Hỷ1 tiến hành củng cố lại Đảng bộ, tổ chức và xây dựng lại tổ chức Đảng ở cơ sở, nhằm nhanh chóng vực dậy phong trào cách mạng huyện nhà. Cuối năm 1959, Đảng bộ Phú Lộc kết nạp thêm 4 đảng viên mới, đồng thời công tác phát triển đảng viên hoạt động đơn tuyến bí mật cũng bắt đầu triển khai. Việc thực hiện Nghị quyết 15 của Đảng ở Phú Lộc cũng được mở đầu bằng cuộc phát động treo cờ Đảng và rải truyền đơn kêu gọi quần chúng đứng lên đánh đổ quân thù, ở bến đò Phụng Chánh (Mỹ Lợi) và bến đò Vinh Hòa (Thế Lộc)2. Đến đây, có thể nói, thế tương đối ổn định của chính quyền Mỹ - Diệm đã bước đầu bị phá vỡ; đường lối, chủ trương, sách lược của Đảng trong từng giai đoạn và mỗi thời kỳ được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, làm cho mọi người phấn khởi, tin tưởng 1 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975),Sđd, tr. 217 2 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975),Sđd, tr. 218 140
- vào sự nghiệp cách mạng. Đây là điều kiện thuận lợi để khôi phục tổ chức, nhen nhóm lực lượng cách mạng sau nhiều năm tan rã. Như vậy, cùng với phong trào toàn tỉnh và huyện, phong trào cách mạng ở Vinh Hải đã vượt qua thời kỳ đen tối nhất dưới sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù. Từ chỗ cán bộ Đảng bị đánh bật ra khỏi cơ sở, phong trào quần chúng tạm lắng xuống, đến cuối năm 1959, phong trào đã được tổ chức lại trên cơ sở “dựng từng người, từng xóm, từng thôn ấp”, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân trong huyện và tỉnh. Có thể nói, từ sau ngày hòa bình lập lại, phong trào cách mạng ở Vinh Hải đã trải qua giai đoạn khó khăn tưởng chừng không thể vực dậy được. Tuy nhiên, vượt qua tất cả, nhiều đảng viên cộng sản ở Vinh Hải đã giữ vững khí tiết của người cộng sản, đó là những nhân tố đảm bảo sự tiếp nối và phát triển liên tục của phong trào cách mạng ở Vinh Hải. Quá trình đấu tranh cách mạng 1954-1960 của nhân dân Vinh Hải cũng chứng tỏ sự tiếp nối truyền thống quật cường của con người nơi đây theo dòng lịch sử; đồng thời quá trình đó cũng tỏ rõ sự nhạy bén, sáng suốt trong vai trò lãnh đạo của tập thể cấp ủy trước các diễn biến lịch sử. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Thế Lộc, nhân dân Vinh Hải đã vượt qua nhiều khó khăn, giữ vững lòng tin với cách mạng; lực lượng vũ trang xã nhà từng bước được xây dựng và phát triển từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao, góp phần cùng nhân dân huyện nhà chuyển phong trào cách mạng trên địa bàn từ thế bị kìm kẹp sang thế tiến công cách mạng, mở ra thời kỳ đồng khởi ở Thừa Thiên Huế (1960-1964). 141
- 4.2. Nhân dân Vinh Hải xây dựng lực lượng, phát triển chiến tranh nhân dân, đánh bại âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Ngụy (1960-1964) 4.2.1. Nhân dân Vinh Hải đấu tranh nới lỏng thế kìm kẹp của chính quyền Mỹ-Diệm, tiến tới “phá kìm” Đầu năm 1960, phong trào cách mạng ở Thừa Thiên Huế có những chuyển biến mới, một số vùng giải phóng được hình thành làm chỗ dựa để chuẩn bị các điều kiện cho cuộc đồng khởi. Trên cơ sở đó, tháng 2-1960, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp và chủ trương phát động khởi nghĩa miền núi, tiến tới làm chủ, xây dựng căn cứ địa cách mạng để từ đó phát triển khởi nghĩa ở đồng bằng; còn ở đồng bằng thì tiến hành diệt ác ôn, đẩy mạnh xây dựng lực lượng cơ sở ở nông thôn. Lúc này, trên toàn miền Nam, phong trào “Đồng khởi” phát triển rầm rộ khắp nơi, đi đầu là Bến Tre (17-01-1960). Cuộc “Đồng khởi” vĩ đại bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960) - là tổ chức của các lực lượng nhân sĩ trí thức ở miền Nam đoàn kết đấu tranh phản đối chế độ Mỹ - Diệm lập ấp chiến lược, dồn quân bắt lính, lê máy chém khắp miền Nam... Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn chính sách đàn áp khủng bố mang tính chất “chiến tranh một phía” của đế quốc Mỹ, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng miền Nam, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang tiến công mạnh mẽ, rộng khắp. Sự kiện này cũng đồng thời là một đòn bất ngờ đánh vào chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Mỹ, buộc Mỹ - Diệm phải chuyển hướng sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bằng phương thức dựa vào lực lượng nguỵ quân, nguỵ quyền 142
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 8 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn