Ebook Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận (1930 - 2010): Phần 2
lượt xem 4
download
Phần 2 cuốn sách "Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận (1930 - 2010)" tiếp tục cung cấp nội dung về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận đoàn kết đấu tranh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975-2010)... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận (1930 - 2010): Phần 2
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn ( 1930 - 20 10) PH ẦN H A I Mặt trận Ti mIN NHTHUẬN ĐOÀNKÉT TOÀN Ềầũ TRONG Sự NGHIỆPRÂYDỰNGm iẩ® HỆĩi issếe [1975 - 20 101 Chương IV M ẶT TRẬN TỞ QUÓC VIỆT NAM TỈNH NINH THUẬN ĐOÀN K ÉT TOÀN DÂN KHAC PHỤC HẬU QUẢ CHIEN TRANH, PH ÁT TRIẺN KINH TẾ-XÃ HỘI, XÂY D ựN G VÀ BẢO VỆ TỒ QUÓC (1975-1991) L Tổ chức và hoạt động M ặt trận tinh Ninh Thuận sau giải phóng (1975-1976) 1. Tình hìnhNinhThuậnsau giai Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đinh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Tuy trải qua quá trình chiến đấu lâu và gian khổ, “phải hy sinh nhiều của, nhiều người”, nhưng cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Ninh Thuận sau ngày giải phóng (16 - 4 - 1975), do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, kinh tế-xã hội của tỉnh nghèo nàn lạc hậu, tình hình trật tự xã hội diễn biến phức tạp, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. 145
- Lịch sử Một trộn Tổ QUỐC Việt Nom tỉnh Ninh Thuộn ( 1 930 - 2 0 10) về kinh tế - xã hội, Ninh Thuận chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, còn một số cơ s ở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại sau giải phóng nhưng chủ yếu là sửa chữa ô tô, chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ, manh mún. Các CO' s ở thủ công nghiệp phần lớn thuộc s ờ hữu tư nhân, tiểu chủ. Cơ s ở vật chất phục vụ cho sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu, nhất là ở vùng căn cứ kháng chiến, nhân dân thiếu thốn về vật chất, tinh thần. Trải qua cuộc kháng chiến ác liệt, kéo dài, ruộng đất bị hoang hóa, nhiều vùng bom mìn còn sót lại. về an ninh trật tự, chiến tranh để lại nhiều hậu quả về tệ nạn xã hội, hàng nghìn người tha phương trở về, ngụy quân, ngụy quyền đầu hàng đang thiếu công ăn việc làm, nạn thất nghiệp gia tăng, nhiều gia đình không có ruộng đất. Trong đó, một số ngụy quân, ngụy quyền vẫn ngoan cố, không ra trình diện và đang âm mưu chống phá cách mạng. Nhiều vấn đề xã hội cấp bách đang đặt ra cho chính quyền cách mạng cần sớm giải quyết. Vê tổ chức hành chính, sau ngày giải phóng, tỉnh Ninh Thuận gồm có thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Hải, huyện An Phước, huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ai. Toàn tỉnh có 54 xã phường với dân số hơn 262.000 người. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 16 dông chí, do đồng chí Trần Đệ (Ba Công) làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phan Việt Sơn (Năm Tính), Phó Bí thư 146
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận (1930 - 2010) Tỉnh ủy, Chủ tịch ửy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh; đồng chí Nguyễn Đình Tấn, ủ y viên Thường trực Tỉnh ủy làm Phó Chủ tịch ủ y ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh; đồng chí Phan Thanh Châu, ủ y viên thư ký ủ y ban và các đồng chí Quân sự tỉnh, Công an tỉnh làm ủ y viên ủ y ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh. v ề tổ chức Đảng, Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ các huyện An Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Toàn Đảng bộ Ninh Thuận có 105 chi bộ cơ sỏ' với 1.790 đảng viên. Để giải quyết các vấn đề sau ngày giải phóng, tháng 5-1975, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đề ra những nhiệm vụ cấp bách: Kiên quyết truy quét địch, nhanh chóng thiết lập trật tự trị an, nhằm sớm ổn định tình hình để tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong tình hình mới. Ra sức củng cố và xây dựng lực lượng chính trị vũ trang, xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, lấy công nông chuyên chính làm nền tảng, chính quyền phải thực sự của dân, do dân và vì dân. Trước hêt tập trung xây dựng chính quyền ở các thôn, xã và từng bước triên khai bộ máy tỉnh, huyện. Khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, từng bước giải quyết những tệ nạn xã hội do 147
- Lịch sử Một trộn Tổ QUỐC Việt Nom tỉnh Ninh Thuộn (1 9 3 0 - 20 10) chế độ cũ để lại, chú ý xây dựng phát triển nông nghiệp, giải quyết đời sống cho nhân dân lao động ở thị xã. Từng bước chuyển tư tưởng, chuyển chỉ đạo về việc cũng cố xây dựng bộ máy của các cấp, các ngành phù hợp với tình hình nhiệm vụ m ói Để ổn định tình hình, Tỉnh ủy đề ra chủ trương về nhiệm vụ cấp bách trước mắt là chỉ đạo các cấp chính quyền quân lý địa phương trên tinh thần nhanh chóng ốn định tình hình, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. ủ y ban quân quản vừa kịp thời tiếp quản các cơ quan, công sở của địch, vừa phổ biến giáo dục các chính sách đối với ngụy quân, ngụy quyền; kêu gọi đăng ký trình diện, nộp vũ khí; đồng thời bao vây gọi hàng, truy diệt những tàn binh lấn trốn, những tên côn đồ, trộm cắp và phản động FuIro. ủ y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tăng cường hoạt động, phối hợp các tổ chức thành viên phụ nữ, thanh niên, nông hội, công hội tổ chức vận động hội viên tham gia tuyên truyền, vận động các gia đình có người thân, con em theo chế độ cũ ra trình diện; tham gia khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sông nhân dân; vận động nhân dân thực hiện các chính sách mới sau ngày giải phóng. Chính quyền, các đoàn thể một mặt kêu gọi đối tượng ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện, mặt khác các địa phương đẩy mạnh truy quét số ngoan cố, chống 148
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận ( 1930 - 20 10) đối. “Cuối tháng 5-1975, đã có 11.006 đối tượng là ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động ra kê khai đăng ký học tập cải tạo, truy bắt 81 tên tội phạm hình sự, 53 đối tượng chính trị. Ngoài ra, có 3.322 cán bộ, công nhân viên, giáo chức thuộc các công sở, nhà máy, xí nghiệp đăng ký trình diện”68. Tuy nhiên, tình hình an ninh còn nhiều diễn biến phức tạp, một bộ phận ngụy quân, ngụy quyền vẫn tim cách lẩn tránh, không chịu ra trình diện. Chúng xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, tìm cách chống phá cách mạng, cầm đầu là Huỳnh Ngọc sắng, Vạn Thanh Bình, Kiều Ngọc Quyên, chúng lén lút vào các thôn đồng bào Chăm để lôi kéo thanh thiếu niên, thành lập lực lượng chống cách mạng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn sau ngày giải phóng nhưng nhân dân Ninh Thuận rất vui mừng vì quê hương được giải phóng, đất nước hòa bình, thống nhất; Đảng bộ và nhân dân giàu truyền thống cách mạng, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên được tôi luyện trong kháng chiến; các dân tộc trong tinh đoàn kêt trong kháng chiến, nay tiêp tục phát huy tinh thân đoàn kêt, cần cù trong lao động, sàn xuất. Đây lả nhân tô quan trọng trong quá trình khôi phục các hoạt động kinh tê, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà. 68. Côngcmlinh Ninh Thuận. Công an nliân dân biên niên sự kiện lịch sử (1975-2000), Ninh Thuận 149
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn (1 9 3 0 - 20 10) 2. Vậnđộng quầnchúng dângia quàn và kh ôi phục cáchoạt động văn hóa, xã Ngày 20-9-1975, Bộ Chính trị có Nghị quyết về việc giải thể khu, hợp nhất tinh. Theo đó, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tuyên Đức giải thề và thành lập tinh Thuận Lâm. Ngàỵ 20-12-1975, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 19-NQ/TW về việc sáp nhập các tỉnh Ninh Thuận, Bhih Thuận, Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải69, tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang. Ngày 06-1-1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Quyết định số 05-QĐ/NS-TW thành lập Ban Chấp hành Đáng bộ lâm thời tinh gồm 31 đồng chí, do đồng chí Lê Văn Hiền làm Bí thư Tình ủy; đồng chí Trần Đệ làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Tỉnh Thuận Hải chính thức đi vào hoạt động ngày 01-02-1976, tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang. Các cơ quan Mặt trận lâm thời các cấp được thành lập. Đối với cấp tinh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thuận Hải chỉ định Ban Thường trực Mặt trận gồm 4 vị: Nguyễn Quý Đôn, Nguyễn Nhất Tâm, Đặng Chế Hoa, Chamaléa Chấn, do ông Nguyễn Quý Đôn, ủ y viên Thường vụ Tinh ủy, làm Chủ tịch Mặt trận kiêm Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Nguyễn Nhất Tâm làm Phó Chủ tịch Mặt trận; ông Phan Văn Thinh, Chánh Văn phòng và ông Đỗ Đạt Khoáng phụ trách tổ chức. 69. Ngày 20 - 9 -1975,Bộ Chinhtrị củ việc gicii thê khu, hợp nhất lình.Theo đó, nhập các Ninh Thuận, Bình Thuận,LâmĐồng, TuyênĐức thành lập Thuậnnhimg sau đó, giảithê tĩnh Thuận Lâm. 150
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn ( 1930 - 2 0 1ũ) Ông Nguyễn Quý Đôn ủ y viên T hường vụ, Chủ tịch M ặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thuận Hải (1976-1979) và (1981-1984) Ở các huyện, cấp ủy chi định một đồng chí kiêm nhiệm. Thị xã Phan Rang có Ban Mặt trận. Một số xã, phường, thị trấn có cán bộ phụ trách công tác Mặt trận. Các thành viên của Mặt trận các cấp là Phụ nữ, Nông dân, Công đoàn, Thanh niên và những cá nhân tiêu biểu, có uy tín trong các tôn giáo, trí thức, thương gia. Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương tinh đề ra một số nhiệm vụ trước mắt: điều chỉnh lại ruộng đất, tăng cường cải tiến quản lý kinh tế, quản lý xã hội; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Từ cuối năm 1975, Tỉnh ủy 151
- Lịch sử Một trộn Tổ QUỐC Việt Nom tỉnh Ninh Thuộn (1 9 3 0 - 20 10) và ửy ban đã cử hàng trăm cán bộ quân dân chính Đảng xuống cơ sở mở đợt học tập, vận động nhân dân thực hiện chính sách ruộng đất. Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội cả nước, Mặt trận và các đoàn thể có nhiều hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và nhiệm vụ của nhân dân trước tình hình mới, nhiệm vụ mới. Mặt trận tỉnh đã phối hợp với các đoàn thể, các ngành tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI, Quốc hội của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất. Công tác hiệp thương, giới thiệu đại biểu ứng cử vào Quốc hội được Mặt trận tổ chức thực hiện đúng luật và đạt kết quả tốt. Ngày 25 - 4 - 1976, cử tri trong tỉnh đã nô nức đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội với tỷ lệ đạt trên 90%. Tỉnh Thuận Hải được bầu 9 đại biểu Quốc hội (2 đại biểu Trung ương và 7 đại biểu của tỉnh). Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân và thống nhất Mặt trận, tinh đã phát động các đợt thi đua, củng cố phát triển hội viên, xây dựng tổ chức của các đoàn thể. Cuối năm 1976, Đoàn thanh niên có 44 chi đoàn với 396 đoàn viên; Hội Phụ nữ tỉnh xây dựng được 29 Ban Chấp hành Hội Phụ nữ xã, phường với 177 ủy viên; Hội Nông dân tỉnh xây dựng được 21 Ban Chấp hành xã, phường với 83 ủy viên; Công đoàn có 968 đoàn viên tham gia sinh hoạt trong các cơ quan, xí nghiệp. 152
- Lịch sử Một trộn Tổ quổc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn (1930 - 2010) Mặt trận tỉnh tổ chức, động viên nhân dân đoàn kết tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, tập trung giáo dục chính trị tư tưởng, tham gia tiếp quản, công tác khôi phục, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Để giải quyết nhanh vấn đề lương thực, thực phẩm, vận động nhân dân quan tâm phát triển trồng trọt, chăn nuôi và trồng một số cây hoa màu. Trong thời gian ngắn, khắc phục được tình trạng thiếu đói trong nhân dân. v ề văn hóa, xã hội, thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển giáo dục, Mặt trận các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tu sửa lại trường, lớp; vận động đưa học sinh đến lớp. Đồng thời, tăng cường mở rộng Mặt trận, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân về tình hình nhiệm vụ cách mạng, các chính sách Đảng, Nhà nước; vận động bài trừ văn hóa phẩm phàn động, thu hồi và tiêu hủy hàng chục tấn sách báo, băng đĩa đồi trụy, phản động. Trong thời gian sau ngày giải phóng, nhiệm vụ cách mạng tỉnh nhà nói chung và Mặt trận các cấp là ôn định tình hình, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, từng bước xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thê. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Mặt trận cùng các tổ chức thành viên dã vận động nhân dân tham gia tiếp quản, khôi phục kinh tế, văn hóa, xã hội. 153
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Vỉệt Nam tỉnh Ninh Thuộn (1 9 3 0 - 20 10) .Đ 3 ộng viêncác tầng lớp nhân gia công tác cài tạo và phát triểncác Từ ngày 31-01 đến ngày 04-02-1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội đã quyết định thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền thành một Mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đề ra nhiệm vụ của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới là phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, trong cuộc đấu tranh ngăn ngừa nhũng hành động vi phạm đường lối, chính sách, vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức động viên nhân dân tham gia các phong trào hành động cách mạng. Đoàn đại biểu tỉnh Thuận Hải có 3 đồng chí tham dự gồm Nguyễn Quý Đôn, Chamaléa Chấn và Đặng Chế Hoa. Thực hiện chủ trương của Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã tô chức, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân học tập các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chương trình 8 điểm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tỉnh ủy tổ chức triển khai học tập quán triệt Nghị quyêt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đến cán bộ, đảng viên và tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân. Mặt trận cùng các tổ chức thành viên cùng với chính 154
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tĩnh Ninh Thuộn (1930 - 2010) quyền địa phương nhanh chóng ổn định và tổ chức xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Phát động quần chúng tham gia vào phong trào cách mạng địa phương. Nhiều phong trào quần chúng diễn ra sôi nổi trên nhiều lĩnh vực, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền cách mạng. Tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh. Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động chính sách ruộng, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, đưa lại quyền làm chủ ruộng đất về nhân dân. Phát huy thế mạnh các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, thực phẩm, từng bước khôi phục và phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Các ngành Tài chính, Ngân hàng, Thương nghiệp phục vụ kịp thời yêu cầu sàn xuất, góp phần ổn định sinh hoạt trong nhân dân. Mặt trận Tổ quốc đi đầu trong việc vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất. Hàng vạn nhân dân thị xã được vận động hồi cư hoặc đi lập nghiệp ở các vùng kinh tế mới. Bên cạnh đó, tiến hành tổ chức cho nông dân học tập chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước. Qua học tập, đa số nông dân hiểu chủ trương của Đảng và Chính phủ phải đấu tranh xóa bỏ chiếm hừu ruộng đât, bóc lột của địa chủ ở nông thôn, đem lại quyền làm chủ ruộng đất cho nhân dân. Khi nông dân dược chia ruộng đất, phấn khởi tham gia các tổ, đội đoàn kết sàn xuất. 155
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn ( 1930 - 20 10) Để thực hiện công tác cải tạo và phát triển các thành phần kinh tế, tỉnh chủ trương cán bộ, công nhân viên chức ở các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành kinh tế , xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục phải được tăng cường về số lượng và chất lượng. Trong thời gian ngắn, hệ thống chính quyền và các đoàn thể t ừ tỉnh đ ế n CO' s ở từng bước phát huy vai trò, chức năng trong việc quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò vận động, đoàn kết các tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần tự lực tự cường trong lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Tuy vậy, công tác khôi phục, cải tạo, phát triến kinh tế - xã hội vẫn còn những hạn chế: các vùng trong tỉnh phát triển không đồng đều, một số ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chưa đạt chỉ tiêu, các ngành lưu thông phân phối chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Hoạt động của Mặt trận các cấp có chuyển biên nhưng chưa thật hiệu quả; công tác vận động của Mặt trận thiếu chiều sâu. Đời sống nhân dân nhìn chung còn nhiều khó khăn, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng kinh tê mới và vùng hôi cư. Quần chúng tuy đã qua nhiêu đợt giáo dục phát động nhưng một bộ phận, ý thức cách mạng chưa cao, quyền làm chủ tập thể chưa được phát huy. 156
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn (1930 - 2010) II. P h át triển xây dựng M ặt trận ngày càng vững m ạnh (1977 - 1985). 1 ích cực .T thực hiện đường lối, nhiệm vụ công tác của Đảng Nhủ Từ ngày 27 đến ngày 07-3-1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thuận Hải diễn ra tại thị xã Phan Rang- Tháp Chàm. Đại hội đánh giá “từ sau giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ ta vừa khẩn trương lãnh đạo xây dựng và củng cố nền chuyên chính vô sản để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, góp phần thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, vừa tập trung sức lực khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành từng bước công cuộc cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới”. Đại hội xác định các đoàn thể quần chúng và Mặt trận là một bộ phận hợp thành của hệ thống chuyên chính vô sản. Cho nên, cùng với việc thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, chù yếu bằng Nhà nước, phải thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động thông qua các đoàn thể quần chúng. Do đó, công tác Mặt trận, dân vận ra sức tuyên truyền, giáo dục, tập hợp quần chúng, thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng mà xây dựng, củng cố các đoàn thể vững mạnh, tăng cường khối đoàn kêt 157
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận (1 9 3 0 - 20 10) liên minh công-nông vững chắc để phát động phong trào cách mạng của quần chúng, chủ yếu là phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ, ngày 27-4-1977, tiến hành họp nhất huyện An Phước, Ninh Sơn, Bác Ái, thị trấn Tháp Chàm thành huyện An Sơn. Họp nhất huyện Ninh Hải, thị trấn Phan Rang và 4 xã An Hải, Phước Hải, Phước Diêm, Phước Dinh của huyện An Phước thành huyện Ninh Hải. Như vậy, địa bàn Ninh Thuận cũ gồm 2 huyện An Sơn và N inh Hải. Thực hiện chủ trương của Uy ban M ặt trận Tô quốc Việt Nam và của Thường vụ Tỉnh ủy, từ ngày 21 đến ngày 24 - 5 -1978, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thuận Hải lần thứ I đã diễn ra tại thị xã Phan Thiết. Đại hội đẫ đánh giá tình hình công tác Mặt trận từ sau giải phóng đến nay. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Mặt trận năm 1978 - 1985, bầu các thành viên ủ y ban M ặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khóa I và củng cố tổ chức M ặt trận các cấp. Ông Nguyễn Quý Đôn được Đại hội bầu làm Chủ tịch; các ông Nguyễn Thúc Khôi, Cham aléa Chấn, Đặng Chế Hoa và Trần Hiếm làm Phó Chủ tịch. Đối với các huyện, thị xã và các đoàn thể thành viên của Mặt trận cũng được củng cố về tổ chức. Năm 1979, 158
- Lịch sở Một trộn Tổ quốc Vỉệt Nam tỉnh Ninh Thuộn (1930 - 2010) ông Nguyễn Quý Đôn được điều động làm Bí thư thị xã Phan Thiết, ông Nguyễn Đức Thành làm Quyền Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh. M ở rộng các hình thức tập hợp quần chúng theo nghề nghiệp, theo nhu cầu đời sống, sinh hoạt văn hóa để thu hút đông đảo quần chúng còn ở ngoài tổ chức. Hết sức quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các đoàn thể. Phải ổn định đội ngũ cán bộ các đoàn thể và M ặt trận theo qui hoạch. Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo công tác dân vận, lãnh đạo chặt chẽ M ặt trận và các đoàn thể, phân công cấp ủy viên phụ trách Mặt trận và từng đoàn thể: công - nông - thanh - phụ. Quang cànhĐại hộidại biếu M tìnhThuậnHài lầnthử ĩ, 159
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn ( 1930 - 20 10) tì c Hoàng Ouốc Việt, Chu tịch ủy ban Mặí trận Tổ quốc Việt Nam , (bên phai) và Đ/c Lê Văn Hiển Bi thư Tinh ủy tại Đại hội M ặt trận Tổ quốc Việt Nam tình Thuận Hải lần 1 Mặt trận các cấp phối hợp với các ngành Công an. Quân đội làm tốt công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự an toàn xã hội, liên tục mở lóp học chính trị, nhiều cuộc tọa đàm rộng rãi ở tỉnh, huyện, thị với đại biểu của dân tộc, với các đại biểu là giáo dân đạo Thiên chúa, Tin lành và Phật giáo nhằm tố giác âm mưu đen tối nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của địch và của bọn tay sai phản động còn lén lút chống phá cách mạng. Kêt quả, ta đã phá tan toàn bộ tổ chức chính trị của chúng bên trong và làm tan rã lực lượng vũ trang ngoài rừng của bọn Fulro,... Những hoạt động ấy còn có ý nghĩa chính trị lớn lao là tăng cường khối đoàn kết toàn dân, trừng 160
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nỉnh Thuộn (1930 - 2010) trị bọn phản động tay sai, củng cố lòng tin của đồng bào, dân tộc thiểu số và của tín đồ các tôn giáo vào chính sách đoàn kết, bình đẳng giữa các dần tộc. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Mặt trận các cấp phát huy tích cực vai trò động viên các tầng lớp Ìihân dân trong tỉnh hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Mục tiêu chung của các phong trào là tích cực lao động sàn xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc, ổn định đời sống nhân dân. Trong đó, công nhân viên chức là lực lượng đóng góp lớn cho phong trào thi đua yêu nước. Phong trào lao động sáng tạo phát triển với những hình thức và nội dung phong phú, đạt kết quả tốt. Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã làm lợi cho nhà nước hàng chục triệu đồng. Phong trào phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp được đẩy mạnh đã góp phần cơ giới hóa một phần khâu làm đất, chống hạn, cung cấp nông cụ cho hợp tác xã. Với thế mạnh về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, thích họp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế như nho, mía, bông vải, thuốc lá và chăn nuôi cừu, dê, bò; với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất như thủy điện Đa Nhim, thủy lợi Nha Trinh, Lâm cấm . Với tinh thần hăng hái, thi đua lao động, nhân dân tham gia hàng ngàn ngày công để xây dựng, củng cô 161
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Vỉệt Nam tỉnh Ninh Thuộn ( 1930 - 20 10) các hệ thống tưới tiêu, kênh mương nội đồng. Không khí lao động sôi nổi, khẩn trương diễn ra khắp nơi trong tỉnh. Ngoài ra, còn phát động phong trào “Sản xuất giỏi, năng suất cao”, vận động nhân dân đi khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích các cây màu, lương thực như: bắp, khoai lang, mì. Những năm 1977-1978, tuy thời tiết không thuận lợi nhung số diện tích gieo trồng của huyện An Sơn và Ninh Hải vẫn tăng 7.769 ha so với năm 1976, đạt bình quân 42.500 ha; lương thực thu hoạch được 85.559 tấn, tăng 11.770 tấn so với năm 1976, giải quyết cơ bản nhu cầu lương thực của địa phương. Mặt trận và các đoàn thể phối hợp với chính quyền các thực hiện có hiệu quả công tác đền ơn đáp nghĩa cho các đối tượng chính sách; tổ chức các cuộc vận động xây dựng nếp sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội; xóa nạn mù chữ và từng bước phát triển hệ bổ túc văn hóa; đầu tư mạng lưới y tế, tủ thuốc dân lập; quan tâm công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em, vận động sinh đẻ có kế hoạch. Các đoàn thể thành viên khác như Hội Phụ nữ có vai trò to lớn trong việc tập hợp, giáo dục, động viên phụ nữ thực hiện “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực hiện nam nữ bình đẳng”, tham gia tích cực phong trào hợp tác hóa ở nông thôn với phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng đât nước”, đã động viên đông đảo hội viên khắc phục khó khăn, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội; các cấp Hội tích cực vận động nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đinh hạnh phúc. 162
- Ụch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuộn (1930 - 2010) Nhân dân tham gia xây dụng công Ông Nguyễn Đúc Thành Quyền Chủ tịch ủ y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thuận Hải (1979 - 1980) 163
- Lịch sử Một trộn Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuôn ( 1930 - 20 10) Hội Nông dân tiếp tục phát huy truyền thống tự lực, tự cường, đã tích cực thực hiện tốt chính sách mộng đất, duy trì sản xuất, đảm bảo tự túc lương thực, thực phẩm trong tỉnh, góp phần ổn định tình hình đời sống nông thôn. Củng cố, xây dựng các tổ đoàn kết sản xuất, tố hợp tác lao động nông nghiệp. Nông dân phấn khởi, tự nguyện tham gia vào hợp tác xã, các tồ hợp tác lao động nông nghiệp. Đến cuối 1979, trên địa bàn Ninh Thuận đã xây dựng được 68 hợp tác xã, 31 tổ đội sản xuất, 9 tổ máy kéo. Nhiều hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, đời sống của xã viên từng bước được cải thiện. Đoàn Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã tham gia trên các Mặt trận nông nghiệp, khai hoang, phục hóa, xây dựng đường sắt, làm thủy lợi... là lực lượng lao động chủ yếu trên các nông trường 1 6 - 4 , Quán Thẻ, Thành Sơn; công trình thủy lợi Sông Pha, Sông Lu, Nha Trinh-Lâm cấm và các công trường xây dựng nhà ở các khu kinh tế mới. Trong thời gian 1977 - 1979, ủ y ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực thực hiện đường lối, chính sách và nhiệm vụ công tác cùa Đảng, Nhà nước. Tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm về các vấn đề dân tộc, tôn giáo thu hút trên 750 lượt người tham dự nhằm quán triệt chính sách Mặt trận, dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Mặt trận từ huyện đến xã được củng cố, đã phối hợp với chính quyên, các ngành tổ chức quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyêt đến với nhân dân. Thường xuyên vận động 164
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Phần 1
331 p | 49 | 12
-
Lịch sử Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Phần 2
223 p | 50 | 10
-
Ebook Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2015): Phần 1
180 p | 18 | 7
-
Ebook Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận (1930 - 2010): Phần 1
146 p | 15 | 4
-
Ebook Lịch sử chính quyền nhân dân tỉnh Phú Yên (1945-2009): Phần 1
66 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Bình Thuận (1930-2008): Phần 2
184 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam (1930-2015): Phần 1
250 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam (1930-2015): Phần 2
350 p | 10 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 1975-2010 (Tập 3): Phần 2
303 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Trần Phú (1981-2010)
169 p | 8 | 3
-
Ebook Lịch sử lực lượng cảnh sát hình sự công an tỉnh Thái Nguyên (1974-2010): Phần 2
176 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Đồng Văn (1945-2015)
153 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn