intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 1999: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

188
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu “So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp năm 2005” được biên soạn nhằm cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về Luật doanh nghiệp. Tài liệu gồm có hai phần, cụ thể là: Phần thứ nhất - Một số điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2005; phần thứ hai - So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp năm 2005. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 1999: Phần 1

  1. CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VIỆT NAM ThS - LS. PHÂn t h ô n g a n h (Chủ biên) s o SÁNH LUẬT DOANH NGHIỆP Năm 1999 và LUẬT DOANH NGHIỆP Năm 2005 NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NÔI - 2006
  2. ❖ CHỦ BIÊN ThS - Ls. Phan Thông Anh ❖ THAM GIA BIÊN SOẠN Ls. Nguyễn Thị Hà Thanh Ls. Trần Thị Minh Nguyệt Lg. Lê Chí Trung Lg. Nguyễn Xuân Hân Lg. Nguyễn Sđn Ls. Đặng Minh Tuyển Ls. E)ỗ Nguyễn Hà Hải Ls. Trần Vản Toản Ls. Nguyễn Hoàng Phúc Ls. Trần Ngọc Quang Khải Ls. Nguyễn Hoàng Phương Ls. Nguyễn Hừu Thê Trạch
  3. LỜI GIỚI THIỆU • Sau gần hai thập niên đổi mới, nén kinh tê Việt Nam đã có thay dổi mang tinh đột phá, phát triển, năng động và hiệu quả. Nhát là sau khi Luật doanh nghiệp nám 1999 được ban hành, môi trường kinh doanh ở nước ta trờ nên thông thoáng hơn, các thành phần kinh tế trong nền kinh tê quốc dân được bình đẳng hơn; khu vực kinh tè tư nhản phát triển mạnh; các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng chú ý đến môi trưỈMg đầu tư ở Việt Nam. Luật doanh nghiệp năm 1999 được triển khai thực hiện, góp phần phát huy được nội lực trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tẻ xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp nám 1999, chỉ mới "vực dậy" được khu vực kinh tê tư nhân trong nước, Luật vẫn còn một khoảng cách nhất định về chính sách khuyến khích đầu tư giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; vẫn còn những tồn tại, khiếm khuyết, thiếu nhất quán, thiếu tinh minh bạch; còn thiếu sự binh đẳng đôi với các doanh nghiệp nói chung. Trước sự thay đổi và phát triển của xả hội, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật doanh nghiệp, một đạo luật thống nhất đê điều chỉnh tất cả loại hinh doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong phạm vi cà nước, nhằm thu hút ngày càng nhiều vôh đầif tư trong và
  4. ngoài nước, tạo môi trường kinh doanh binh đảng và phù hỢp với thông lệ quốc tế. Nhằm giúp bạn đọc và các nhà doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu các quy định mới của Luật doanh nghiệp năm 2005, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn sách “So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nám 2005” do Công ty luật hỢp danh Việt Nam biên soạn, với mong muốn cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích. Cuốn sách gồm có hai phần, cụ thể là: Phần thứ nhất: Một số điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2005; Phần thứ haù So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nám 2005. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! T h á n g 9 n ăm 2006 NHÀ XUẤT BẲN T ư PHÁP
  5. P hần thứ nhất MỘT SỐ ĐIẺM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NẢM 2005
  6. . t
  7. I. s ự CẦN THIẾT BAN HÀNH VÀ QUAN ĐIỂm c h ỉ ĐẠO XẢY DựNG LUẬT DOANH N G H IỆP NĂM 2005 • • • • 1. Sự c ầ n th iế t b an h à n h L u ậ t d o a n h n g h iệp n ảm 2005 Trong thời kỳ dổi mói, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ỏ nưóc ta đã từng bưóc được xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật dầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật khuvến khích đầu tư trong nước. Luật thương mại. Luật cạnh tranh, Luật phá sản và nhiều dạo luật khác được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sỏ pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tê, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tê - xả hội. Tuy vậy, trước yêu cầu nội tại vê đẩy nhanh lốt' độ phát triển kinh tế, xóa dói giảm nghèo, yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tê quốc tế, hộ Lhống pháp luật doanh nghiệp đã bộc lộ những khiếm khuyết và không còn phù hdp. Hệ thôVig pháp luật về loại hình doanh nghiệp vẫn bị ''chia cắt", tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Do đó, doanh nghiệp có cùng loại hình pháp lý nhưng khác nhau vê sỏ hữu và thành phần kinh tế, thì dược “đôĩ xử' bất bình đẳng về: - Thủ tục, điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường; - Cđ cấu, thẩm quyền và cách thức tổ chức quản lý nội bộ:
  8. So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp năm 2005 - Phạm vi kinh doanh, các quyển và mức dộ tự chủ thực hiện các quyển kinh doanh; - Mức độ và phương thức tổ chức lại kinh doanh; - Chế độ và phương thức quản lý nhà nước đốì với doanh nghiệp... Việc ban hành thống nhất Luật doanh nghiệp đả trở thành một giải pháp cơ bản cần thiết dáp ứng yêu cầu nội tại khách quan về hoàn thiện thể chê kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nưốc cho phát triển kinh tế, nhất là nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế; khơi dậy tính năng động, tự tin của các doanh nghiệp, doanh nhân; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp - một động lực quan trọng của sự phát triển. Việc ban hành một đạo luật thống nhất điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp là bưỏc tiến quan trọng, tạo khung pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định, minh bạch và phù hợp; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu. 2. N hử ng q u a n đ iểm chỉ đ ạo việc xây d ự n g L u ậ t d o a n h n g h iệ p n ă m 2005 Việc xây dựng Luật doanh nghiệp năm 2005 dựa trên những quan điểm chỉ đạo sau đây; - Thể chế hóa đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách đã được khảng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng; nhất là chính 10
  9. Phẩn thứ nhất. Một số điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2005 sách phát triên nền kinh lê nhiều ihành phần, coi các thành phần kinh tê dều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tê thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa: chính sách phát huy tối da nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; - Đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nưóc; đổi mới một cách căn bản chức nàng, nhiệm vụ và phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước, lạo điều kiện và động lực để doanh nghiệp nhà nước huy động thêm được vôVi đầu tư từ bên ngoài, tiếp thu và đổi mới công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại; qua đó nâng cao hiệu quả và nàng lực cạnh Iranh của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của khu vực kinh tê nhà nước nói chung; - Kế thừa những quy dịnh tiến bộ, tích cực của Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nhà nưỏc năm 2003, khắc phục những tồn tại, hạn chê như tính thiếu nhất quán, phân biệt đối xử, thiếu bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu; - Đảm bảo quyển tự do kinh doanh của mọi chủ thể, hỗ trỢ doanh nghiệp trong việc tạo lập, vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp có hiệu quả, dúng pháp luật. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tê có quyển kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư - kinh doanh phù hợp và được nhà nưốc bảo hộ. Nhà nước tôn trọng quyển tự chủ kinh doanh hỢp pháp của doanh nghiệp, áp dụng thống nhất chê 11
  10. So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nảm 2005 độ đảng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ cơ chê “xin - cho”, “phê duyệt" bất hỢp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp: - Đổi mới một cách cơ bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý nhà nưóc đối vỏi doanh nghiệp. Nhà nưóc không can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, mà hỗ trợ, tạo điểu kiện thuận lợi thông qua cơ chế, chính sách và có sự quản lý nhà nưởc để doanh nghiệp phát triển lành mạnh: coi việc khuyến khích, hưóng dẫn và trỢ giúp là m ột trong những chức nảng chính; coi nhà đầu tư và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cđ quan hành chính nhà nưóc. Những quy định trước đây có lợi cho doanh nghiệp thì được tiếp tục thực hiện trong thòi hạn đã cam kết trước đó. Tôn trọng quyền của doanh nghiệp trong tổ chức quản lý nội bộ, tự chủ thỏa thuận và quyết định các quan hộ nội bộ phù hợp pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế. Đồng thòi, bảo đảm cho các cơ quan quản lý nhà nưỏc thực hiện quyển kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp; - Bảo đảm sự phù hỢp với đặc điểm, trình độ phát triển của nến kinh tế nước ta đang chuyển đổi, vừa đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tê khu vực và th ế giới. Nội dung của Luật doanh nghiệp phải phù hỢp với n h ữ n g điểu ước quốc tế mà nưóc ta đã cam kết trong các thỏa th uận đa phương và song phương, nhất là các nguyên tắc cơ bản như “Đóì xử quốc gia” và “Tối huệ quốc", pổng thời, phải đón trưóc được xu th ế hội nhập, góp phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện môi trưòng kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, đủ mức hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với khu vực. 12
  11. II. c ơ CẤU VÀ NHỬNG SỬA Đ ổ l, Bổ S U N G C H Ủ YẾU CỦA LUẬT DOANH N G H IỆ P NĂM 2005 1. Cơ cấu L u ậ t d o a n h n g h iệ p Luật doanh nghiệp năm 2005 gồm 10 chương với 172 điều, trong đó có 3 điều luật giữ nguyên, 105 điều luật bố sung, sửa đổi và 64 điều luật mới, cụ thể là: Chương 1. N h ữ n g q u y đ ịn h ch u n g , gồm 12 điều (từ Điều 1 dên Điểu 12), trong đó có 4 điều mới và 8 điều bổ sung, sửa đổi; Chương II. T h à n h lập d o a n h n g h iệ p và d ă n g ký k in h d o a n h , gồm 25 điều (từ Điểu 13 đến Điêu 37), trong đó có II điều mới và 14 điều bổ sung, sửa đổi; Chương III. C ông ty t r á c h n h iệ m h ữ u h ạn, gồm 39 điều (từ Điều 38 dến Điều 76), trong đó có 16 điều mới và 23 điều bổ sung, sửa đổi; Chương rv. C ông ty cổ p h ầ n , gồm 53 điều (từ Điều 77 đến Điếu 129), trong đó có 2 điều giữ nguyên, 13 điều mới và 38 điều bô sung, sửa đổi; Chương V. C ông ty hỢp d a n h , gốm 11 điều (từ Điểu 130 đến Điểu 140), trong đó có 9 điều mới và 2 điều hổ sung, sửa đổi; Chương VI. D o a n h n g h iệ p t ư n h á n , gồm 5 điều (từ Điều 141 đên Điểu 145), trong đó có 1 điều giữ nguyên và 4 điều được 13
  12. So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghỉệp nảm 2005 bổ sung, sửa đổi; Chương VII. N hóm công ty, gồm 4 điều (từ Điều 146 đến Điểu 149), trong đó quy định cả 4 điều mới; Chương VIII. Tổ ch ứ c lại, giải t h ể v à p h á sản d o a n h nghiệp, gồm 11 điều (từ Điều 150 dến Điều 160), trong đó có 2 điều mới, và 9 điều bô sung, sửa đổi; Chương IX. Q u ả n lý n h à nư ớc d ố i với d o a n h nghiệp, gồm 5 điều (từ Điều 161 đến Điềul65), trong đó tất cả 5 điều đều được bổ sung, sửa đổi; Chương X. Đ iểu k h o ả n th i h à n h , gồm 7 điều (từ Điểu 166 đến Điểu 172), trong đó có 5 điều mới và 2 điều bổ sung, sửa đổi. 2.N hững bổ sung, sửa đổi ch ủ yếu củ a L uật doanh nghiệp Luật doanh nghiệp năm 2005 đã sửa đổi, bố sung những điểm chủ yếu sau đây: - Luật áp dụng thống nhất cho bôVi loại hình cơ bản của doanh nghiệp, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hỢp danh và doanh nghiệp tư nhản, không phân biệt tính châ't sở hữu và thành phần kinh tế; - Tiếp tạc đơn giản hoá thủ tục, giảm rào cản gia nhập ihị trường, nhất là đối vói đầu tư nưốc ngoài, theo hướng áp dụng phổ biến đăng ký kinh doanh thay cho chế độ cấp phép như hiện nay; - Những khống chê về mức sở hữu (30%) đối vói đầu tư nước 14
  13. Phẩn thứ nhất. Một số điểm móri cùa Luật doanh nghiệp năm 2005 ngoài về cđ bản dã được loại bỏ. liòí các ngành, nghề hạn chê kinh doanh; • Các nhà đầu tư nưốc ngoài sẽ có quyển tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Tức là họ có quvên lựa chọn một trong bốn loại hình, chứ không bị bắt buộc phải sử dụng duy nhất loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn; ■ Doanh nghiệp có vôVi đầu tư nước ngoài sẽ có quyển tự chủ cao hơn trong thực hiện kinh doanh, trong cơ cấu lại, mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh; doanh nghiệp đa dự án sẽ thay thế doanh nghiệp dơn dự án; • Khung quản trị sẽ thống nhất và áp dụng như nhau đối với doanh nghiệp trong nưốc và doanh nghiệp có vốn đầu tư nưốc ngoài. Quy định bắt buộc áp dụng nguyên tắc nhất trí trong quyết định một số vâVi đê sẽ không còn được áp dụng; • Tàng cường, củng cô thêm các quyền của cố đông; và bảo vệ hơn quvền và lợi ích của cổ đông thiểu số; • Bổ sung các quy định quản lý vốn, hạn chê nguy cơ lạm dụng nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn; • Tăng thêm quy định vêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đốì vói những ngưòi quản lý; - T hiết lập c h ế độ thù lao, tiền lương gắn VỎI kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty; • Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên Hội đồng thành viên. Hội dồng quản trị và Giám 15
  14. So sánh Luật doanh nghiệp nảm 1999 và Luật doanh nghiệp nẳm 2005 đốc. đặc biệt là các nghĩa vụ trung thành, trung thực và cản trọng; - Vai trò, vỊ trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát được nâng cao, tảng cường và được quy định cụ thể; - Cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan nhà nưỏc, các cấp chính quyển trong quản lý nhà nước cũng được quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Nhìn tổng quát, nội dung của Luật doanh nghiệp năm 2005 đã thể chế hóa được những chủ trương của Đảng về hội nhập, cài thiện môi trưòng kinh doanh và phát triển các thành phần kinh tế; đã khắc phục được phần lón những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp. Dư luận đồng tình ủng hộ và đánh giá cao nội dung của Luật và cho rằng, Luật doanh nghiệp năm 2005 8ẻ gỡ bỏ được hàng loạt rào cản đối với việc hình thành và phát triển doanh nghiệp; tiếp tục đóng góp lón vào cải thiện môi trưòng kinh doanh ở nước ta. 16
  15. III. NHỬNG ĐiỂM MỚI TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 1. Dối với d o a n h n g h iệ p n h à nước Luật doanh nghiệp năm 2005 không còn điều chỉnh doanh nghiẹị) nhà nước với tính cách như một loại hình doanh nghiệp chủ dạo trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước hiện dang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nưốc năm 2003 có nghĩa vụ chuyên đổi Ihành công ty trách nhiệm hửu hạn, công ty cổ phần và hoạt động theo đạo luật chung là Luật doanh nghiệp nãm 2005. Lộ trình dể chuyển đổi theo quy định là bôn năm kể Lừ ngàv Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thi hành. Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định, trong thời hạn chuyên đổi doanh nghiệp nhà nước, các quy định của Luật doanh nghiệp nhà nưỏc năm 2003 vẫn được tiếp tục áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nưổc nếu Luật doanh nghiệp năm 2005 không có quy định. Việc chuvển dôi các doanh nghiệp nhà nưóc sang tổ chức hoạt dộng theo hình thức công tv cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, về bản chất là sự chuyển đổi hình thức pháp lý quản trị doanh nghiệp, không phải là sự chuyển dổi hình thức và tính chất sỏ hữu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nưỏc vẫn tồn tại, phát triển dưới hình thức tổ chức mới. Các doanh ntỊhiộp vẫn có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại 17 2 SSL-A
  16. So sérth Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nàm 2005 diện chủ sở hữu nhà nước, vẫn có cơ chê thực hiện quyển chủ sỏ hữu vốn nhà nưốc, bảo tồn phát triển vốn nhà nước,... Sự quản trị các doanh nghiệp nhà nưốc được thực hiện giống như đối với doanh nghiệp cùng loại hình ở trong và ngoài nước. Điểu này sẽ giúp công ty nhà nước có điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn trong thiết lập và thực hiện quan hệ kinh doanh vớ\ các bạn hàng, nhất là bạn hàng nước ngoài. 2. Đối với d o a n h n g h iệ p có vốn d ầ u t ư nước n goài Luật doanh nghiệp năm 2005 không còn phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nưóc ngoài và các nhà đầu tư trong nưốc. Khoảng cách giữa các điều luật của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã được rút ngắn một cách đáng kể, cụ thể như sau: ■ Điểu kiện gia nhập thị trường dối vói nhà đầu tư nưốc ngoài áp dụng như dối với nhà đầu tư trong nưóc (trình tự, thủ tục,...), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được dăng ký kinh doanh với các thủ tục và điều kiện cơ bản giống như đối vói doanh nghiệp trong nước, ngoại trừ hai điểm khác biệt sau đây: + Nhà đầu tư nước ngoài còn phải áp dụng chế độ ‘'cấm đúp”. Điều này có nghĩa là ngoài những ngành, nghề cấm kinh doanh áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà dầu tư nước ngoài, thì nhà đầu tư nước ngoài còn bị cấm kinh doanh trong một sô ngành, nghề khác do Chính phủ ban hành danh mục các ngành, nghề cấm kinh doanh áp dụng riêng cho nhà dầu tư nưổc ngoài; 18 2SSL-0
  17. Phẩn thứ nhất. Mộỉ số diêm mới của Luật doanh nghiệp nảm 2005 + Dôi với một sô ngành nghề, lĩnh vực đầu tư có điều kiện như: tài chính, ngán hàng; lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng; văn hóa, thông tin, báo chí, xuâ't bản; dịch vụ giải trí; kinh doanh bất động sản; khảo sát, tìm kiếm, thảm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sinh thái; phát triển sự nghiệp giáo dục dào tạo và một sô lĩnh vực khác theo quv định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài phải có thêm một sô điều kiện so với điều kiện áp dụng đôĩ với các nhà đầu tư trong nước. ■ Luật doanh nghiệp nảm 200Õ không quy định mức vốn pháp định đôĩ với nhà đầu tư nước ngoài, vốn pháp định chỉ quy định như một điều kiện dối vối một sô ngành, nghề mà pháp luật quy định áp dụng chung cho mọi nhà đầu tư. Luật không quy định mức vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyển góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà dầu tư nước ngoài bị khống chế trong một số ngành, lĩnh vực nhất dịnh. Nhà đầu tư nước ngoài dược quyển chuyển nhượng cổ phần, vốn góp của mình trong doanh nghiệp như mọi thành viên, cổ đông khác trong doanh nghiệp theo các quy dịnh chung của từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ góp vôn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đôi với một số lĩnh vực, ngành, nghề sẽ bị khống chế ỏ một tỳ lệ nhất định do Chính phủ ban hành căn cứ vào sự phát triển kinh tế xă hội trong từng thời kỷ và phù hỢp với các cam kết trong điểu ưỏc quốc tê mA Việt Nam là thành vièn. 19
  18. So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp năm 2005 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy dinh các điều luật thòng thoáng hơn vì một sô" lý do cơ bản sau đây: - Việc Luật doanh nghiệp nảm 2005 không quy định mức vôVí đầu tư tối thiểu nhằm phù hỢp với nguyên tắc "đôi xử quốc gia” trong các hiệp định và điểu ước có liên quan mà Việt Nam đã và sẽ ký kết; - Tạo điểu kiện cho các nhà đầu tư nhỏ trong nưỏc góp vôVi liên doanh với các nhà đầu tư nưóc ngoài, tiếp cận công nghệ, kỹ nảng quản lý và thị trưòng nước ngoài. Ngoài ra, các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước rất cần được sự bảo hộ và giúp đở bằng các công cụ khác như cung cấp thông tin về thị trường, cơ hội kinh doanh, hỗ trợ đào tạo quản trị kinh doanh, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ và xúc tiến đầu tư, thương mại và các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh khác hơn là khống chê mức vốn đầu tư tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta; • Qua áp dụng Luật doanh nghiệp năm ỉ 999, Luật dầu tư nưốc ngoài, kinh nghiệm trong nưóc và quốc tê cho thấy, việc khống chế mức vốn đầu tư tối thiểu nói chung và dối vỏi nhà đầu tư nưôc ngoài nói riêng thường không dễ thực hiện, gây lãng phí, tốn kém và ít hiệu quả. Mức vốn tối thiểu áp dụng phổ biến được xác định thường chỉ là ý định chủ quan hơn là có cản cứ khoa học và thực tiễn hỢp lý và sự xác nhận của ngân h àn g hay bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác về sô vốn đầu tư tối thiểu đều có thể trở nên hình thức, không phản ánh đúng chính xác thực tế 20
  19. Phẩn thứ nhất. Một số điểm mói của Luật doanh nghiệp nám 2005 của vốn đầu tư. Vì vậy, việc khống chế mức vốn đầu tư tổí thiểu đối với nhà đầu tư nưỏc ngoài không những hạn chê luồng vốn đầu tư nước ngoài và việc thực thi kém hiệu quả còn có thể tạo ra nguy cơ gây nhầm lẫn cho đối tác đầu tư trong nước và các bên có liên quan. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật doanh nghiệp nảm 2005 có hiệu lực, có quyển thực hiện theo một trong hai cách sau đáy: ■ Đăng ký lại và lổ chức quản lý, họat dộng theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật có liên quan, lộ trình thực hiện việc chuvển dổi là 2 nãm. kể từ ngày Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực; - Doanh nghiệp có quyền không đảng ký lại. nhưng chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghê và thời hạn được ghi trong giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng các ưu đãi dầu tư theo quy định của Chính phủ. 2. Q uyển và n gh ĩa vụ c ủ a d o a n h n g h iệp a. Quyền của dvanh nghiệp Các quy định của Luật doanh nghiệp năm 200Õ vẫn tiêp tục thể hiện nguvên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyển tự quyết trong quản lý của doanh nghiệp. Nhi^ nưốc Việt Nam thừa nhận quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của mọi tổ chức, cá nhân thông qua việc áp dụng cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp, tạo sự thông thoáng 21
  20. So sánh Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp năm 2005 trong việc đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp; dồng thời, Luật doanh nghiệp nám 2005 cũng khảng định quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh; tăng cường tính tự chủ và tự quyết của doanh nghiệp trong tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp. Các quy định của Luật cùng thể hiện sự bình đảng các quyển và nghĩa vụ của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. So vỏi các quy định về quyền và nghĩa vụ quy định trong Luật doanh nghiệp nàm 1999, các điểu khoản vê quyển và nghía vụ của doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2005 được áp dụng chung cho các chủ thể, không phân biệt doanh nghiệp trong nưóc và ngoài nước. Các nhà đầu tư nước ngoài và trong nưóc có quyển tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh. Một quy định khác của Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng có ý nghĩa tích cực là xóa bỏ sự khống chế mức sở hữu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nưỏc ngoài (Luật doanh nghiệp năm 1999 khống chê mức sỏ hữu của nhà đầu tư nưốc ngoài là 30%). Điểu khoản mở này là động cơ thúc đẩy các nhà dầu tư nưốc ngoài mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào thị trường Việt Nam và thúc đẩy các nhà đầu tư tảng vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, các điểu khoản về quyền của doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp nảm 2005 lạo diều kiệìi thuận lợi cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyên tự chủ cao hơn trong thực hiện các dự án kinh doanh, mỏ rộng và đa dạng hóa ngầnh, nghề kinh doanh {Điểu 8). 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2