intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Tổng kết công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:413

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Tổng kết công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) gồm có 3 phần sau: Những yếu tố tác động đến công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); Các giai đoạn phát triển của công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); Một số bài học kinh nghiệm về công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Tổng kết công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

  1. TỈNH ỦY QUẢNG NAM BAN DÂN VẬN TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, BINH ĐỊCH VẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG
  2. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam CƠ QUAN CHỦ TRÌ Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam CHỦ BIÊN Lê Minh Chiến BAN BIÊN SOẠN Huỳnh Thị Thùy Dung Nguyễn Phước Khanh Nguyễn Quang Phúc Lê Thị Thủy Nguyễn Văn Tường Vũ Ngọc Tươi Nguyễn Ngọc Mạnh
  3. LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975), công tác đấu tranh chính trị được Đảng ta xác định là một trong “hai chân”, cùng với công tác binh địch vận là hai trong “ba mũi giáp công” trong phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, và khẳng định “Cùng với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị của quần chúng cũng là hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trong tất cả các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam và đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Phương châm chiến lược này đã được Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Nam vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào tình hình thực tiễn của địa phương, giành được những thắng lợi quan trọng, đánh bại mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ-ngụy, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Quảng Nam (Quảng Nam, Quảng Đà) là một trong những chiến trường trọng điểm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam nên việc tổng kết, đánh giá công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận để rút ra những bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử về phương châm, phương pháp đấu tranh cách mạng và những vấn 5
  4. đề mang tính quy luật trong chiến tranh nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Qua tổng kết để ghi nhận, biểu dương những thành tích, nhất là sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh chính trị và binh địch vận trên chiến trường Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; làm cơ sở để thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác đấu tranh chính trị và binh địch vận theo quy định hiện hành. Qua đó, nhằm tiếp tục giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, vận dụng trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong tình hình mới. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI thống nhất chủ trương và giao cho Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban Liên lạc cán bộ đấu tranh chính trị, binh địch vận tỉnh Quảng Nam và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, biên soạn công trình “Tổng kết công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)”. Đây là công trình mang tính chất tổng kết chiến tranh, lần đầu tiên được nghiên cứu, biên soạn dưới hình thức ghi lại các giai đoạn phát triển của công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận của tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà (thuộc địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam ngày nay) dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng (1954-1962), Tỉnh ủy Quảng Nam (1962-1975), Tỉnh ủy Quảng Đà (1962-1967), Đặc Khu ủy 6
  5. Quảng Đà (1967-1975) trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công trình ngoài lời nói đầu, phụ lục, mục lục, gồm ba phần: - Phần thứ nhất: Những yếu tố tác động đến công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). - Phần thứ hai: Các giai đoạn phát triển của công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận tỉnh Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) - Phần thứ ba: Một số bài học kinh nghiệm về công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để hoàn thành công trình này, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với Ban Liên lạc cán bộ đấu tranh chính trị, binh địch vận tỉnh Quảng Nam tổ chức sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng, tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm nhằm xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan để công trình được xuất bản có chất lượng, đảm bảo yêu cầu về tính Đảng, tính khoa học, khách quan, trung thực. Ban Dân vận Tỉnh ủy trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự hỗ trợ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, Ban liên lạc cán bộ đấu tranh chính trị, binh địch vận tỉnh Quảng Nam, Ban Liên lạc cán bộ đấu tranh chính trị, binh địch vận Đặc khu Quảng Đà; sự tham gia công tác nhiệt tình của các đồng chí nguyên là 7
  6. cán bộ lãnh đạo, cán bộ chỉ huy đấu tranh chính trị, binh địch vận trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà qua các thời kỳ, các nhà nghiên cứu, các cơ quan có liên quan... đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp tư liệu, góp ý để hoàn thành công trình này. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song do nguồn tư liệu lưu trữ không còn đầy đủ, không thể hiện toàn diện các mặt của công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận; đội ngũ cán bộ tham gia lãnh đạo công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phần nhiều đã hy sinh, từ trần; số nhân chứng còn sống hầu hết tuổi đã cao, trí nhớ giảm sút nên nội dung công trình chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết. Ban Dân vận Tỉnh ủy rất mong nhận được sự cảm thông và trân trọng đón nhận mọi ý kiến góp ý, các tư liệu lịch sử của các đồng chí lãnh đạo, các nhân chứng lịch sử và bạn đọc để hoàn thiện công trình trong lần tái bản. Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam trân trọng giới thiệu công trình này đến các đồng chí và bạn đọc gần xa. BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY QUẢNG NAM 8
  7. Phần thứ nhất NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ, BINH ĐỊCH VẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) 1. Những yếu tố thuận lợi - Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Quảng Nam là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở trung độ của đất nước1. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp Biển Đông. Địa hình phân chia thành ba vùng rõ rệt. Vùng rừng núi chiếm ¾ diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía tây và tây nam, địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh, hướng dốc từ tây sang đông. Vùng trung du tiếp giáp với vùng rừng núi, có nhiều đồi núi thấp và gò đồi xen kẻ với ruộng vườn. Vùng đồng bằng ven biển tương đối hẹp, kéo dài từ giáp thành phố Đà Nẵng đến giáp tỉnh Quảng Ngãi; đường bờ biển dài hơn 125km, có nhiều cảng nước sâu. 1. Theo Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 06/11/1996, quyết định tách tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó, tỉnh Quảng Nam được tái lập và bộ máy hành chính đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. 9
  8. Quảng Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hệ thống sông ngòi khá chằng chịt, có độ dốc lớn do bắt nguồn từ núi cao đổ ra biển nên vừa tạo thế chia cắt phức tạp trong nội địa giữa vùng này với vùng khác bởi các con sông, lại vừa tạo thế liên hoàn giữa miền núi và đồng bằng. Các hệ thống sông lớn là Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang… Từ vị trí địa lý, đặc điểm địa hình như trên đã hình thành ba vùng chiến lược trên địa bàn tỉnh hình thành khá rõ rệt: Vùng rừng núi, là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc thiểu số Cơtu, Gié - Triêng, Xêđăng, Cor. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây giàu lòng yêu nước và tình cảm gắn bó son sắt với Đảng, với Bác Hồ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, rừng núi Quảng Nam có độ che phủ cao, là nơi được lựa chọn để xây dựng căn cứ địa cách mạng của Liên Khu ủy 5, Khu ủy 5, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tỉnh ủy Quảng Nam, Quảng Đà, Đặc Khu ủy Quảng Đà. Miền Tây Quảng Nam còn tiếp giáp với vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Thừa Thiên Huế nên có sự liên lạc, giữ vững đầu mối lãnh đạo của Đảng giữa hai tỉnh trong thời kỳ khó khăn của cách mạng giai đoạn 1954-1959. Đây còn là tuyến hành lang quan trọng trên tuyến đường Trường Sơn, là đầu mối tiếp nhận nguồn chi viện từ miền Bắc. Đây cũng là nơi đứng chân củng cố, xây dựng phát triển lực lượng, tích lũy vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh khi phong trào cách mạng gặp khó khăn, là nơi xuất phát các cuộc tiến công của lực lượng vũ trang xuống đồng bằng, vào các đô thị khi thời cơ đến. 10
  9. Hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của vùng rừng núi, kẻ thù thường xuyên mở các cuộc hành quân quy mô lớn nhằm xóa bỏ cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực, cắt đứt tuyến đường chi viện Bắc - Nam. Chúng thường đổ quân, chiếm đóng các chốt điểm, lập các chi khu quân sự, quận lỵ nằm sâu trong vùng rừng núi, gây cho ta nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để lực lượng đấu tranh chính trị, binh vận tiến công làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, tạo điều kiện để lực lượng vũ trang bao vây, chia cắt, tiêu hao tiêu diệt địch. Vùng đồng bằng có đất đai khá phì nhiêu, được bồi đắp phù sa từ sông Thu Bồn, sông Vu Gia và các con sông khác trong tỉnh. Đây là vùng đông dân, hình thành các làng xã, mang nét đặc trưng của văn hóa làng, nhất là tính cố kết cộng đồng cao. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông và nghề làm biển, kinh tế tương đối phát triển, có nguồn nhân lực, vật lực dồi dào. Vì vậy, đây là địa bàn địch rất quan tâm bình định để khai thác sức người, sức của phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược. Về phía ta đây là nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến, là địa bàn thuận lợi để xây dựng thực lực cách mạng, phát động đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, binh vận, phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân tiến công địch. Do đó, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng đồng bằng luôn là địa bàn diễn ra các hoạt động quân sự, đấu tranh chính trị, các hoạt động tranh chấp, giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Ta thường xuyên lấy đồng bằng làm bàn đạp để bao vây, chia cắt, tiến công vào các đô thị, 11
  10. buộc địch phải dàn mỏng lực lượng bị động đối phó. Đây là địa bàn tạo nên thế mạnh của đấu tranh chính trị, binh vận và đấu tranh vũ trang trong các giai đoạn của chiến tranh. Vùng đô thị, là nơi tập trung khá đông dân cư, trung tâm kinh tế, văn hóa, là nơi đóng các cơ quan đầu não và các căn cứ quân sự của Mỹ-ngụy, trong đó Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp lớn thứ hai ở miền Nam, Chu Lai (từ năm 1965) là căn cứ hậu cần quan trọng của quân viễn chinh Mỹ ở miền Trung Việt Nam. Do vị trí chiến lược quan trọng, địch thường xuyên tập trung một lực lượng lớn quân đội, cảnh sát và các đảng phái phản động, hình thành hệ thống phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, tổ chức vành đai bảo vệ kết hợp với các thủ đoạn kèm kẹp, bình định quyết liệt để bảo vệ an toàn cho hậu phương chiến lược của chúng. Nơi đây, ta không có lực lượng vũ trang tại chỗ để hoạt động tác chiến, tuy nhiên nhân dân các đô thị phần lớn là nhân dân lao động, trong đó số đông là đồng bào từ vùng nông thôn ra đô thị, có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với vùng nông thôn, họ lại có tinh thần yêu nước và căm thù giặc. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ người dân từng sống trong vùng tự do, được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần, được Đảng, chính quyền cách mạng và các đoàn thể giác ngộ cách mạng, động viên phát huy tinh thần yêu nước, trực tiếp tham gia sinh hoạt chính trị trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nên có tình cảm gắn bó với cách mạng. Bên cạnh đó, trong các vùng đô thị, vùng ven đô thị, ta chủ trương xây dựng các căn cứ lõm, lõm chính trị và nhất là hoạt động liên tục của các đội công tác, du kích đã góp phần 12
  11. hỗ trợ đắc lực cho hoạt động trong đô thị. Do vậy, đây là địa bàn có điều kiện thuận lợi để xây dựng thực lực cách mạng, phát động quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận dưới hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp để hỗ trợ lực lượng vũ trang thọc sâu, đánh hiểm vào các cơ quan đầu não, các mục tiêu kinh tế, quân sự của địch, gây tiếng vang và tác động lớn về mặt chính trị, làm rối loạn hậu phương của địch. - Về đặc điểm xã hội và truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Nam Mảnh đất Quảng Nam, Quảng Đà là địa bàn sinh sống của 5 dân tộc anh em (Kinh, Cơtu, Gié-Triêng, Xêđăng, Cor) với tổng dân số khoảng gần 1,05 triệu người vào năm 19541, sau tăng lên khoảng 1,4 triệu người (1970), trong đó người Kinh chiếm đa số với khoảng 90% dân số2, ngoài ra còn một bộ phận người Hoa tập trung chủ yếu ở Tam Kỳ, Hội An. Nguồn gốc cư dân Quảng Nam chủ yếu là nông dân nghèo ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ di cư vào từ thế kỷ XV, nhất là sau khi vua Lê Thánh Tông thành lập Quảng Nam thừa tuyên; một số người “tòng binh lập nghiệp” được phân công ở lại trấn giữ biên ải, di dân lập ấp. Ngoài ra, đại bộ phận là những cư dân Đại Việt do đời sống khổ cực 1. Ban Thường vụ Cửu Long (mật danh của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam), Báo cáo về quá trình phát triển phong trào trong tỉnh từ khi hòa bình lập lại (1954) đến nay (3.1965), ngày 25-3-1965. Tài liệu số G-8+7-III, lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, tr.01. 2. Tỉnh ủy Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam-Thành ủy Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng: Địa chí Quảng Nam-Đà Nẵng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010, tr.323. 13
  12. phải đi tìm vùng đất mới để sinh cư lập nghiệp. Đến vùng đất mới hoang vu, chiến tranh liên miên, lại bị bọn quan lại phong kiến áp bức, bóc lột, họ đã bền bỉ chống chọi với thiên nhiên, gan góc đấu tranh với bất công xã hội, vượt qua muôn vàn gian khổ, hiểm nguy để xây dựng cuộc sống mới. Nguồn gốc xuất thân và những bước thăng trầm của lịch sử đó đã góp phần hình thành nên đức tính cần cù, chịu khó, đoàn kết, trọng nhân nghĩa, tính tình ngay thẳng, bộc trực, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ chính nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để phù hợp với tình hình cách mạng, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính. Tháng 02-1956, Liên khu ủy 5 quyết định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên khu ủy. Đến tháng 01-1960, sáp nhập thành phố Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam thành tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Đến tháng 12-1962, nhằm đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Mỹ-ngụy và nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chủ trương của Khu ủy 5, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia tách thành tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà. Địa giới tỉnh Quảng Nam từ huyện Quế Sơn đến giáp giới tỉnh Quảng Ngãi gồm các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà My. Đến năm 1963, huyện Tam Kỳ chia tách thành thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ), huyện Bắc Tam Kỳ (huyện Phú Ninh ngày nay) và huyện Nam Tam Kỳ (huyện Núi Thành ngày nay). Huyện Trà Sơn chia tách thành huyện Trà My (nay là huyện Bắc Trà My và Nam Trà My) và huyện Phước Sơn. Đến tháng 14
  13. 7-1969, chính quyền cách mạng thành lập thêm huyện Quế Tiên gồm một số xã thuộc Quế Sơn, Thăng Bình và Tiên Phước. Địa giới tỉnh Quảng Đà từ huyện Duy Xuyên, Hội An đến giáp giới tỉnh Thừa Thiên - Huế, bao gồm: Thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Hòa Vang và Thống Nhất. Tháng 3-1963, huyện Thống Nhất giải thể để lập 03 huyện mới là Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang. Năm 1964, thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Đà trực thuộc Khu ủy 5. Đến tháng 11-1967, thành phố Đà Nẵng sáp nhập với tỉnh Quảng Đà thành Đặc khu Quảng Đà. Quá trình chia tách địa giới hành chính gắn liền với quá trình chia tách của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng thành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Đà, Đặc Khu ủy Quảng Đà. Tuy nhiên, nhờ kế thừa truyền thống đoàn kết của Đảng bộ từ ngày đầu mới thành lập, hai đảng bộ luôn giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng hai địa phương. Trong những thời điểm khó khăn, nhiều cơ quan, đoàn thể của tỉnh Quảng Đà, Đặc Khu ủy Quảng Đà đứng chân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; nhiều chiến dịch quân sự, phong trào đấu tranh chính trị có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai địa phương. Đặc biệt, hai đảng bộ thường xuyên giữ mối liên hệ, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, từng bước cùng nhau vượt qua khó khăn, đưa phong trào cách mạng tiến lên giành thắng lợi. Nằm ở trung độ của cả nước, với điều kiện tự nhiên 15
  14. thuận lợi, Quảng Nam có vai trò địa chính trị đặc biệt quan trọng trong suốt hành trình mở cõi và đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Là vùng đất “đầu sóng ngọn gió”, “phên dậu phía Nam” của Tổ quốc, Quảng Nam không chỉ là vùng đất đứng chân với dinh trấn Thanh Chiêm, tạo thế và lực để các chúa Nguyễn chống lại chúa Trịnh đàng Ngoài mà còn là bàn đạp, cơ sở quan trọng để tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Vị trí “yết hầu” của Quảng Nam còn thể hiện rõ qua các thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Lịch sử đã giao cho Quảng Nam đi đầu trong công cuộc chống thực dân, đế quốc xâm lược gắn liền với sự kiện liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công vào Đà Nẵng ngày 01-9-1858, mở đầu cuộc xâm lược đầu tiên của đế quốc phương Tây vào Việt Nam. Hơn 107 năm sau, ngày 08-3-1965, đế quốc Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, tiếp theo vào chiếm đóng Chu Lai (huyện Núi Thành, Quảng Nam ngày nay), mở đầu cuộc xâm lược trực tiếp vào miền Nam, Việt Nam kéo dài 10 năm (3/1965-3/1975). Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Quảng Nam là một trong những nơi mà các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi và ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào chung trên cả nước như: phong trào Nghĩa Hội Cần vương với các sĩ phu Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến...; phong trào Duy Tân với các chí sĩ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp, Lê Cơ…; Duy Tân Hội và phong trào Đông Du với các chí sĩ Tiểu La Nguyễn Thành, Châu Thượng Văn, Đỗ Đăng Tuyển…; phong trào chống sưu, chống thuế (1808) khởi đầu tại Quảng Nam, sau đó lan nhanh ra 10 16
  15. tỉnh Trung kỳ từ Thanh Hóa đến Phú Yên; là quê hương của nhiều nhà chí sĩ như Thái Phiên, Trần Cao Vân, Đỗ Tự, Phan Thành Tài, Lê Đình Dương… đóng vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội năm 1916. Mặc dù các phong trào yêu nước của nhân dân Quảng Nam trước năm 1930 đều bị kẻ thù dìm trong biển máu, nhưng đã hun đúc nên truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường, đoàn kết một lòng, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống các thế lực áp bức và kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Truyền thống đó đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân, được phát huy cao độ và trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo nên sức mạnh to lớn để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Từ khi Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ra đời (28/3/1930), nhân dân Quảng Nam một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm theo Đảng làm cách mạng để giải phóng quê hương, đất nước. Chính truyền thống đó đã trở thành nền tảng để hình thành khối đoàn kết toàn dân về quan điểm lập trường, để mỗi người dân có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trước những thời điểm vận nước lâm nguy. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không có một tộc họ nào, xóm làng nào không có người thoát ly tham gia cách mạng hoặc tham gia giúp đỡ cách mạng. Chính những mối quan hệ huyết thống, tình làng nghĩa xóm đã thường xuyên tác động đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận quần chúng bị địch lợi dụng, những người lầm đường, lạc lối đứng trong hàng ngũ 17
  16. của địch, làm cho họ luôn hoang mang, dao động. Có người làm việc cho địch nhưng luôn hướng về quê hương, về gia đình. Vì vậy, khi được cách mạng tuyên truyền, vận động, họ sớm thức tỉnh, sớm nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của địch, nhận ra những sai lầm của bản thân để quay về với cách mạng, cùng nhân dân chống kẻ thù chung. Đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân vùng tạm bị chiếm ở các huyện cánh Bắc có phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh; nhân dân kết hợp nhuần nhuyễn phương châm đấu tranh chính trị, binh ngụy vận với các đòn tiến công của lực lượng vũ trang, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, tiêu biểu như chiến công của Ban binh vận huyện Đại Lộc trong việc vận động binh lính địch làm nội ứng, góp phần vào chiến thắng tiêu diệt đồn Núi Lở, huyện Đại Lộc vào tháng 5-1949, mở đầu cho phong trào kết hợp công tác binh vận và quân sự trong tiến công tiêu diệt địch ở chiến trường Quảng Nam; trận đánh đồn Thu Bồn năm 1950; các phong trào đấu tranh chống chiêu an, dồn dân, cướp lúa của nhân dân các xã Điện Phong, Điện Quang (huyện Điện Bàn), Đại Hòa, Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc) vào năm 1949, 1950; cuộc đấu tranh chống bắt lính, bắt phu của 500 gia đình ở xã Điện Phong đã vận động được 205 ngụy binh bỏ hàng ngũ địch về với nhân dân vào năm 1952; cuộc đấu tranh chính trị kết hợp trao trả tù binh tại Hội An vào ngày 10-6-1954… Những kinh nghiệm bước đầu này, nhất là kinh nghiệm trong đấu tranh trực diện với quân viễn chinh Pháp và tay sai (Việt binh đoàn, Bảo an đoàn); xây dựng cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ địch; vận 18
  17. động gia đình binh sĩ tham gia đấu tranh chính trị tiếp tục được quân và dân Quảng Nam kế thừa, phát triển lên thành nghệ thuật đấu tranh ở trình độ cao hơn, vận dụng ở cả ba vùng chiến lược và phát huy hiệu quả trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là điều kiện thuận lợi căn bản nhất của công tác đấu tranh chính trị, binh địch vận trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ra đời sớm (28/3/1930), qua thực tiễn lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập (1930- 1945), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã thể hiện được bản lĩnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong suốt 15 năm (1930-1945), Đảng bộ tỉnh đã trải qua nhiều lần bị đánh phá, bể vỡ, cơ quan Tỉnh ủy và nhiều phủ ủy, huyện ủy bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giam cầm, tra tấn, sát hại; hầu hết các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, huyện ủy đều nếm trải đòn tra tấn của quân thù trong các nhà tù thực dân, đế quốc1. Tuy vậy, các đồng chí đảng viên của Đảng bộ vẫn tuyệt đối trung thành, giữ vững ý chí kiên trung, bất khuất, trở thành hạt nhân lãnh đạo các phong trào đấu tranh trong các nhà tù. Sau khi ra tù, các đồng chí đã tích cực hoạt động, bắt nối liên lạc để khôi phục phong trào. Dưới sự lãnh 1. Trong đó có 04 lần bể vỡ lớn, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Phủ ủy, Huyện ủy bị gián đoạn, đó là các giai đoạn: từ tháng 10-1930 đến đầu năm 1933; từ tháng 5-1935 đến tháng 7-1936, từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1940 và từ tháng 10-1943 đến tháng 4-1944. 19
  18. đạo của Trung ương, Xứ ủy, sau mỗi lần bể vỡ, tổ chức đảng lại được củng cố vững chắc hơn trước, tinh thần cách mạng, ý chí đấu tranh kiên cường của đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng lên, kinh nghiệm tích luỹ được nhiều hơn. Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của mình gắn với những quyết định đúng đắn, kịp thời để lãnh đạo thành công cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đưa Quảng Nam trở thành một trong những tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất cả nước. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, giữ vững vùng tự do, đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của địch ở vùng tạm bị chiếm đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam tiếp tục thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, sức sống mãnh liệt trong lòng nhân dân, được nhân dân hết lòng đùm bọc, che chở. Chính nhờ có Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, một thế hệ đảng viên tuyệt đối trung thành, kiên trung, bất khuất, biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tiễn của địa phương để lãnh đạo quân và dân Quảng Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, nhiều lúc tưởng chừng không thể vượt qua được để đưa phong trào cách mạng tiến lên giành những thắng lợi quan trọng. Chính sự vững vàng, linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh đã giúp cho các cấp ủy đảng sớm xác 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0