intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chí Cà (1962-2018)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chí Cà (1962-2018) gồm các nội dung chính như sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội - con người xã Chí Cà; nhân dân các dân tộc xã Chí Cà trong thời kỳ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1962-1975); nhân dân các dân tộc xã Chí Cà cùng nhân dân cả nước tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975-1985). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chí Cà (1962-2018)

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ CHÍ CÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ CHÍ CÀ (1962 - 2015) Xuất bản năm 2018 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 22-11-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, nhằm ghi lại những đóng góp to lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược cũng như trong hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để động viên, cổ vũ nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, củng cố và xây dựng tình yêu quê hương, đất nước, tích cực tham gia thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Chí Cà tổ chức biên soạn cuốn sách“Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Chí Cà 1962 – 2018. Ngày 30/4/1962 Chí Cà được chia thành 2 xã Chí Cà, Pà Vầy Sủ. Ngày 01/4/1965 Huyện Hoàng Su Phì được tách thành 2 Huyện Su Phì, Xín Mần. Trong đó Chí Cà là một xã biên giới nằm ở vị trí phía Tây của huyện Xín Mần, trong thời kỳ trước năm 1962, Chí Cà là một trong những địa phương có phong trào đấu tranh bảo vệ biên giới quyết liệt của huyện Xín Mần nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung. Là một xã có đồi núi dốc, nhiều khe suối chia cắt, có vị trí quan trọng về chiến lược quân sự vì vậy người dân nơi đây luôn hợp tác với Đảng, Nhà nước xây dựng quê hương, đất nước. Trong những năm 1978 đến 1984, Chí Cà 2
  3. cũng là nơi Trung Quốc chống phá, lấn chiếm biên giới. Đồng bào các dân tộc nơi đây trong những ngày tháng đấu tranh đã nêu cao tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, không quản hy sinh, ra sức ủng hộ Đảng và Nhà nước bảo vệ thôn, bản, quê hương, thời kỳ này Chính phủ đã cho nhân dân sơ tán xuống các thôn nội địa, có một số sơ tán đi Bắc Quan, Quang Bình … đến năm 1990 nhân dân đã hồi cư quay trở về, từ đó nhân dân xã Chí Cà không ngừng có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ huyện Xín Mần, đồng bào các dân tộc trong xã, luôn phát huy tinh thần đoàn kết sáng tạo trong lao động sản xuất, khắc phục mọi khó khăn tô đậm thêm giá trị về truyền thống lịch sử đấu tranh, lao động, sản xuất và đời sống văn hoá tinh thần của cha ông. Được sự giúp đỡ của Ban Thường vụ Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đã tạo điều kiện cho xã tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, nhân chứng lịch sử, các bậc lão thành cách mạng của xã viết lại truyền thống đấu tranh - xây dựng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã. Góp phần khơi dậy lòng tự hào, củng cố niềm tin cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở xã Chí Cà. 3
  4. Trong quá trình sưu tầm tư liệu, còn gặp nhiều khó khăn do tài liệu bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử phần nhiều đã qua đời, hoặc có những người còn sống nhưng sức khoẻ yếu nên không thể hồi tưởng hết các sự kiện đã diễn ra. Bởi vậy, việc biên soạn cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm của các đồng chí cùng bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện trong những lần tái bản sau. Ban thường vụ Đảng ủy xã trân trọng giới thiệu cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Chí Cà 1962 -2015” với toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Chí Cà cùng bạn đọc. 4
  5. Chương I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI - CON NGƯỜI XÃ CHÍ CÀ 1. Điều kiện tự nhiên Chí Cà là xã biên giới nằm ở phía Tây huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang. xã cách trung tâm Huyện lỵ 38km. Phía Bắc giáp Trấn Chiến Sang – Mã Quan – Vân Nam Trung Quốc. Có đường biên giới dài 6,7km và 6 cột mốc từ mốc 186 thôn Bản Phố ( qua lối mở 188) đến mốc 191 thôn Hậu Cấu – Chí Cà giáp thôn Hậu Cấu Hán – xã Xín Mần. Phía Đông giáp xã Xín Mần, xã Thèn Phàng. Phía Nam giáp xã Thèn Phàng, thị trấn Cốc Pài. Phía Tây giáp xã Pà Vầy Sủ và Trung Quốc. Chiều rộng …… Địa hình xã Chí Cà được hình thành khá đa dạng, phức tạp, có độ dốc lớn, nhiều khe suối sâu chia cắt. Có dãy núi đường biên giới từ mốc 186 đến 191 đang được Nhà nước quan tâm xây dựng đường biên, cột mốc, là ranh giới giữa xã Pà Vầy Sủ với Chí Cà, với Chí Cà với xã Xín Mần, là ranh giới giữa Việt Nam – Trung quốc với điểm cao 1.992m so với mực nước biển có ý nghĩa rất quan trọng về chiến lược quân sự trong chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia nên từ thế kỷ thứ 19 Nhà nước đã Xây dựng hệ thống quân sự, hầm hào tại đây; giờ đây Chí Cà còn có thêm cửa khẩu lối mở 188 đã và đang được đầu tư đường giao thông, xây dựng đường biên cột mốc tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhân dân giao lưu các mặt hàng thiết yếu với nước bạn Trung Quốc. Chiều dài 5
  6. của xã từ thôn Bản Phố đến thôn Hậu Cấu, có tổng chiều dài 6,695km. Khí hậu của Chí Cà chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mưa to, gió lốc bất thường kèm theo mưa đá gay sạt lở đất, ảnh hưởng đến các loại cây trồng. Mùa rét từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong tháng 12 đến tháng 3 thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài, sương mù dày đặc, có mưa tuyết và băng giá thường xảy ra tại các thôn biên giới Bản Phố, Hậu Cấu gây ảnh hưởng đến đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi, lương thực chỉ sản xuất được một vụ; Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây nên nhiều khó khăn cho nhân dân các dân tộc trên các lĩnh vực sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và đảm bảo Quốc phòng - An ninh… Tổng diện tích toàn xã là 2.776,41ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 2.569.71 ha; đất lâm nghiệp 341,96 ha; đất thổ cư 22,14ha. Chí Cà có nhiều tiềm năng cho việc phát triển lâm nghiệp, trên rừng có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng về chủng loại. Rừng của Chí Cà đã tạo nên một thiên nhiên phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, rừng đã cung cấp cho người dân biết bao lâm sản quý giá như sa mộc, cây tự nhiên phục vụ cho làm nhà; các loại cây quý giá như cây đinh, lát, gù hương, cây nghiến nổi tiếng gần 10 thế kỷ tại thôn Hồ Mù Chải, các dược liệu như thảo quả, sa nhân, hà thủ ô, củ mài..; các loại hoa quả như mận, đào, lê, hồng không hạt; các thú rừng như khỉ, cày hương, gà rừng ... Song, đến nay, do tập quán du canh, phát nương, làm rẫy từ lâu đời và do ý thức bảo vệ và phát triển rừng chưa cao, tình trạng khai thác gỗ và săn bắt động vật bừa bãi,… đã làm cho 6
  7. vốn rừng, quỹ động thực vật ngày càng cạn kiệt, nhiều loài gỗ quý, động vật quý hiếm không còn trên địa bàn xã. Để kiểm soát lại sự khai thác bừa bãi không có kế hoạch trước đây, đồng thời thực hiện những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phát triển rừng. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã đã và đang tăng cường phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đẩy mạnh giao đất, giao rừng đến hộ gia đình trong hơn 20 năm qua xã đã trồng mới được hơn 1.500ha rừng. Từ đó đã nâng độ che phủ của rừng năm 1990 khoảng 32% lên 48,5% năm 2016. Hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã hiện nay đang được quan tâm chú trọng, ngoài con đường lưu thông từ Huyện đến xã, thì hệ thống giao thông đến các thôn bản cũng đã được mở rộng cho xe ô tô đến trung tâm thôn, bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân trong xã. Bên cạnh đó là những yếu tố thuận lợi được đem lại từ sự hoàn thiện cơ bản của hệ thống hạ tầng cơ sở xã như: trụ sở, xây dựng nông thôn mới, trường học, trạm y tế hai tầng; các đơn vị chủ lực, đặc thù đứng chân trên địa bàn, như Trạm Biên phòng, Tổ xây dựng kinh tế 314 đã góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, là xã có địa hình phức tạp, đồi núi dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe núi nên hàng năm cứ đến mùa mưa, lũ, đã gây sạt lở, sói mòn làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con 7
  8. nhân dân. Để khắc phục những khó khăn, trở ngại về điều kiện tự nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết tận dụng và khai thác những mặt thuận lợi của tự nhiên, gắn với thực hiện điều chỉnh mùa vụ thích hợp với điều kiện thời tiết trong năm, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt. Tất cả những yếu tố không thuận lợi về điều kiện tự nhiên đã tạo ra những khó khăn không nhỏ trên con đường phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh – quốc phòng của xã. Điều này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã cần tiếp tục cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục khó khăn, đồng thời cần phải có những chủ trương, giải pháp thích hợp để phát triển. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc xã Chí Cà Chí Cà theo tên gọi người dân địa phương là “Chí Quà”1 có từ rất lâu. Trong chặng đường dài lịch sử của thời dựng nước, vùng đất này là một phần nhỏ của Châu Vị Xuyên thuộc trấn Tuyên Quang của Nhà nước Đại Việt, do thổ tù họ Ma nối đời quản trị. Dưới thời pháp thuộc, toàn bộ phủ Tương Yên, trong đó có Vị Xuyên thuộc khu quân sự số 2, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 20 tháng 8 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy, thuộc đạo quan binh ba. Từ đó huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang; về sau huyện Vị Xuyên lại được chia thành 02 huyện: huyện Vị Xuyên và huyện Hoàng Su Phì; thời kỳ này, vùng đất Chí Cà thuộc huyện 1 Theo lý giải người dân địa phương là đồi núi chống cỏ danh nhiều với nhiều con chim gáy ké cà cà, bắt nguồn theo tên gọi của người Hoa hán Chí là gà, Cà là con chim gáy ké cà cà. 8
  9. Hoàng Su Phì. Ngày 30/4/1962 Chí Cà được chia thành 2 xã Chí Cà, Pà Vầy Sủ. Ngày 01/04/1965 huyện Hoàng Su Phì được chia thành hai huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần lúc này Chí cà thuộc xã biên giới của huyện Xín Mần. Xã Chí Cà có 5 dân tộc cùng sinh sống trên 10 thôn bản. Bao gồm dân Mông, Tày, Nùng, La Chí, Kinh. Trong đó dân tộc Mông chiếm 74,7%, dân tộc Tày chiếm 7,7%, dân tộc Nùng chiếm 11,4%, dân tộc La Chí chiếm 5%, còn lại là dân tộc kinh là những người tham gia công tác có đăng ký hộ khẩu thường trú dài hạn tại xã (theo số liệu thống kê của chi cục thống kê Huyện Xín Mần tháng 6/2018), dân số của toàn xã là 595 hộ với 3.087 khẩu (năm 2018). Đến tháng 8/2018, Đảng bộ xã Chí Cà có 152 đảng viên sinh hoạt tại 15 chi bộ; Ban chấp hành Đảng bộ xã có 18 đồng chí, Ban thường vụ Đảng ủy có 6 đồng chí. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trong quá trình lao động và sáng tạo, chinh phục tự nhiên không mệt mỏi, con người nơi đây đã tạo dựng cho mình một thế ứng xử với tự nhiên - xã hội để tồn tại và không ngừng phát triển. Trong quá trình phát triển ấy đồng thời cũng tạo ra những nét bản sắc văn hóa của từng dân tộc thống nhất trong một cộng đồng, qua đó đã tạo ra một tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Tinh thần này càng được thể hiện một cách mạnh mẽ từ khi có Đảng dẫn đường, chỉ lối. Về sản xuất nông nghiệp, Chí Cà có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi đảm bảo trồng được các loại nông sản 9
  10. như thóc, ngô, khoai, sắn, ý dỹ, tam giác mạch, đậu tương và các thứ khác để tồn tại và phát triển. Ngoài gieo trồng cây lương thực trên địa bàn xã còn trồng được cây hồng không hạt được thị trường trong và ngoài huyện biết đến, nhiều người tiêu dùng ca ngợi, là một trong những thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế. Về sản xuất công nghiệp: nhìn chung chưa phát triển chủ yếu là một số ngành, nghề truyền thống như rèn đúc, nông cụ sản xuất cầm tay, dệt vải lanh, thổ cẩm,vv… Về chăn nuôi: trên địa bàn xã chủ yếu là phát triển đàn trâu, bò, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn phát triển chăn nuôi các vật nuôi phổ biến như gà, vịt, ngan, cá, ong mật rừng và một số vật nuôi khác. Những năm cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, khi màn đêm của chủ nghĩa thực dân phong kiến vẫn còn bao trùm dầy đặc trên đất nước ta. Khi đó, vùng Chí Cà (thuộc huyện Hoàng Su Phì) chưa có cơ sở Đảng, lúc này mọi hoạt động của địa phương trong đấu tranh cách mạng, giành và củng cố bảo vệ chính quyền đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ Việt Minh. Đặc biệt, từ khi có chi bộ Đảng đầu tiên ở Hoàng Su Phì cũng đồng thời khi ấy ánh sáng cách mạng của Đảng đã bắt đầu nhen nhóm ở vùng Xín Mần. Từ người cách mạng đầu tiên là đồng chí Lê Minh Cầm (tức Mai Anh), đồng chí Tu, đồng chí Minh, đến với Hoàng Su Phì để vận động, giác ngộ tinh thần cách mạng của nhân dân và được bà con các dân tộc Chí Cà đùm bọc và một lòng ủng hộ. Từ đó đã dần xây dựng được căn 10
  11. cứ cách mạng vững chắc, tạo ra thế bàn đạp cho việc đánh Pháp, tiễu phỉ và bọn thổ ty tay sai, giải phóng huyện Hoàng Su Phì, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Trong những giai đoạn tiếp theo qua các cuộc kháng chiến chống Mỹ và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, xây dựng quê hương, nhân dân xã Chí Cà đã không ngừng tham gia đóng góp về sức người, sức của cùng cả nước làm nên những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng trăm người con của xã lên đường tham gia chiến đấu, trong đó có 04 người đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Cùng với truyền thống quý báu yêu lao động và đấu tranh giành độc lập, giữ gìn sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đời sống xã hội của nhân dân Chí Cà còn chứa đựng nhiều bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Sau mỗi mùa vụ, đồng bào nơi đây thường tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian vui nhộn, như: lễ hội dịp tết nguyên đán đánh yến, đánh sảng của dân tộc Mông, lễ cúng rừng, rằm tháng 2 dân tộc Nùng, Mông, rằm tháng 7 của dân tộc Tày, La Chí .. Ngoài ra, còn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tính tập thể của từng dân tộc hoặc cũng có nhiều yếu tố truyền thống đặc sắc mà đến nay vì nhiều lý do tác động đã bị mai một. Ngày nay, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc xã Chí Cà đã không ngừng được nâng lên, nhân dân trong xã đã được hưởng những phúc lợi về 11
  12. vật chất, tinh thần, như: điện lưới Quốc gia; hệ thống đường giao thông, các chính sách hỗ trợ cho người nghèo …vv, Việc thực hiện các phong trào văn hóa, gia đình văn hóa đã được thực hiện và đạt được những kết quả tốt đẹp, nếp sống văn hóa mới mỗi ngày được xây dựng vững chắc. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, phát huy truyền thống đấu tranh, xây dựng của địa phương, thực hiện chỉ đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ huyện Xín Mần, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Chí Cà đã và đang cố gắng phấn đấu, nhằm xây dựng quê hương trở thành một trung tâm năng động, phát triển, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của khu vực. 3. Nhân dân các dân tộc xã Chí Cà thời kỳ trước năm 1962 Thời kỳ này, Chí Cà là xã vùng biên nằm ở vùng núi cao, sâu hiểm trở giáp với Trung Quốc thuộc huyện Hoàng Su Phì bị thực dân pháp đô hộ và chính quyền đế quốc phong kiến kiểm soát chặt chẽ. Bọn Pháp lập nhiều đồn binh khống chế nhân dân. Sự tiếp xúc giữa nhân dân vùng Chí Cà với nhân dân các xã khác trong huyện bị ngăn trở. Người dân Chí Cà bị bóc lột nặng nề về kinh tế, bị áp bức đến nghẹt thở về chính trị, phần lớn nhân dân lao động đều bị mù chữ. Để tiện cho việc chỉ đạo cách mạng, giữa năm 1940, Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ cho thành lập Khu Đ2 nhằm phát triển phong trào cách mạng ở những nơi đó. Phong trào cách mạng phát triển đến một số nơi của Hà Giang như ở Bắc Quang, cán bộ Việt Minh tuyên 2 Khu Đ gồm các tỉnh Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cao, Tuyên Quang, Hà Giang. 12
  13. truyền, giác ngộ về đường lối cách mạng, giải thích chương trình cứu nước của Mặt trân Việt Minh, nhiệm vụ đánh đuổi Nhật – Pháp để giành độc lập nước nhà. Phong trào cách mạng được đồng bào các dân tộc giác ngộ và hưởng ứng. Sau khi bị thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng càn quét, khủng bố dã man, phong trào tạm lắng xuống. Trong lúc này, ở Chí Cà cán bộ Việt Minh vẫn phải đến được với đồng bào dân tộc, nhân dân vẫn chưa chịu sống dưới ách đô hộ của Pháp, bọn tay sai phản động, bọn thổ ty, bọn lính dõng tăng cường kiểm soát gắt gao. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp nhằm độc chiếm Đông Dương. Ngay đêm hôm đó, Trung ương Đảng ra chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Phải phát động một cao trào kháng Nhật mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, làm tiền đề cho Cuộc tổng khởi nghĩa và sẵn sàng chuyển sang hình thức Tổng khởi nghĩa giành chính quyền một khi có đủ điều kiện. Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 1945, trước phong trào cách mạng của dân tộc ta với khí thế mạnh mẽ đang lan rộng, Nhật thấy khó có thể tồn tại nếu lực lượng của chúng dàn mỏng khắp mọi nơi trong tỉnh. Vì vậy, chúng đã rút bỏ những vị trí nhỏ, tập trung lực lượng về những đồn bốt quan trọng thuộc các thị trấn, thị xã. Cùng lúc đó, bọn Quốc dân đảng tràn vào địa phương, ra sức vơ vét cướp bóc của cải của nhân dân vùng Xín Mần nói chung, xã Chí Cà nói riêng, khiến nhân dân trong vùng càng thêm điêu đứng, khổ cực. 13
  14. Ngày 10-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng Minh vô điều kiện. Nắm lấy thời cơ có một không hai, ngày 12-8-1945, Ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng ra lệnh cho giải phóng quân, các lực lượng vũ trang tự vệ, chính quyền các cấp và nhân dân trong Khu đứng lên khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945 tại Tân Trào đã khai mạc Quốc dân Đại hội. Đại hội định ra quốc kỳ, quốc ca, và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng, còn gọi là Chính phủ lâm thời, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, giành chính quyền trong phạm vi cả nước. Ngày 2-9- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những sự kiện lịch sử trọng đại này đã tác động mạnh đến phong trào cách mạng của Hà Giang. Nhân dân các dân tộc xã Chí Cà cùng nhân dân trong tỉnh càng thêm tin tưởng và đi theo con đường cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra. Ngày 29-8-1945, quân Nhật rút khỏi Hà Giang thì ngay chiều 30-8-1945, quân đội Tưởng kéo vào Bản Máy, Xín Mần, Khuôn Lùng... Đi đến đâu, chúng đều cướp lương thực, thực phẩm, bắt nhiều người đi phục dịch gây nên lòng căm thù cao độ trong nhân dân các dân tộc trong Huyện. Chớp được thời cơ mâu thuẫn giữa thổ ty, cường hào địa phương với tàn quân Quốc dân Đảng ngày càng thêm sâu sắc ta đưa 2 tiểu đội từ Bắc Quang tiến vào giải 14
  15. phóng Hoàng Su Phì. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, căng thẳng và không cân sức giữa một bên là quân ta với vũ khí thô sơ và không đầy đủ với một bên là bọn Quốc dân đảng có lực lượng đông với nhiều vũ khí lại dựa vào bọn phản động tay sai. Nhưng với lòng dũng cảm, kiên cường, quân ta đã đánh quyết liệt, đánh đến cùng, đồng thời ta vừa tiếp tục tổ chức bao vây địch, vừa động viên thuyết phục, tuyên truyền giác ngộ đồng bào theo cách mạng. Địch bị cô lập cao độ, đêm 12-11-1945, chúng bỏ chạy sang Trung Quốc. Ngày 13-11-1945, ta làm chủ huyện lỵ Hoàng Su Phì. Ngày 15-11-1945, nhân dân Hoàng Su Phì họp mít tinh chào mừng quê hương được giải phóng. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời huyện Hoàng Su Phì. Nhân dân các dân tộc ở Hoàng Su Phì, trong đó có xã Chí Cà, bắt đầu làm chủ cuộc sống của mình. Ngày 25-12-1945, thị xã Hà Giang được giải phóng. Ngày 6-1-1946, thi hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc ở Hoàng Su Phì, trong đó có nhân dân các dân tộc xã Chí Cà, vui mừng phấn khởi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cuộc bầu cử này, nhân dân các dân tộc xã Chí Cà thực sự được hưởng quyền dân chủ, tự mình góp phần xây dựng chính quyền nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền đã thuộc về nhân dân. Phấn khởi trước thắng lợi của cách mạng chưa được bao lâu cũng như đồng bào cả nước, nhân dân các dân tộc Hoàng Su Phì, trong đó có xã Chí Cà lại tiếp tục đương đầu với những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn. Đó là nạn thù trong, giặc ngoài. Ở miền Nam Việt 15
  16. Nam, quân đội Anh vào Sài Gòn, theo sau chúng là quân đội Viễn chinh Pháp. Ở miền Bắc, cuối tháng 8.1945, hai mươi vạn quân Tưởng núp dưới danh nghĩa quân đồng minh kéo vào giải giáp quân đội Nhật, âm mưu của chúng là tiêu diệt Đảng và chính quyền cách mạng mà nhân dân ta mới giành được. Sau khi quân đội Nhật rút khỏi Hà Giang (ngày 29-8- 1945), quân đội Tưởng và bọn Quốc dân Đảng đã tràn qua biên giới và có mặt nhiều nơi ở Hà Giang. Một toán quân Tưởng theo đường Thanh Thủy vào chiếm đóng thị xã Hà Giang, chúng chiếm các đồn từ biên giới đến thị xã và hãm hiếp phụ nữ, cướp bóc dã man các bản làng nơi chúng đi qua. Chúng câu kết với bọn thổ ty phản động, che trở cho bọn Việt gian Quốc dân Đảng. Tại thị xã Hà Giang, chúng lập ra tỉnh Đảng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng do Hoàng Quốc Chính làm chủ nhiệm. Chúng dựng lên một chính quyền phản động do một tên tay sai Nhật làm tỉnh trưởng. Sau khi chiếm được thị xã Hà Giang, chúng tung quân đi chiếm các đồn lẻ ở dọc biên giới trong đó có xã Chí Cà và dựng lên chính quyền tay sai ở các địa phương do bọn cường hào, địa chủ, thổ ty nắm giữ. Trước tình hình trên, chính quyền cách mạng ở Hoàng Su Phì một mặt tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng: ra sức chống giặc ngoại xâm, diệt giặc đói, diệt giặc dốt, xây dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân. mặt khác giúp đỡ nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất, thành lập quận công an nhằm củng cố, xây dựng lực lượng đấu tranh phản cách mạng tiêu diệt bọn gián điệp, chỉ điểm, đặc vụ. 16
  17. Sau hiệp ước Hoa - Pháp ký kết ngày 28-2-1946, tháng 3-1946, Pháp đưa quân ra bắc, để tranh thủ thời gian hoà hoãn xây dựng lực lượng. Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã ký hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và bản tạm ước (14-9-1946). Nhưng với bản chất phản động, hiếu chiến, thực dân pháp ngang nhiên vi phạm hiệp định và tạm ước, chúng tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược. Trước tình hình đó, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cả nước kháng chiến. Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sáng 20-12-1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền khắp cả nước: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...”. Ngày 22-12-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị toàn dân kháng chiến. Thực hiện chỉ thị của Đảng, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở Hà Giang, Đảng bộ tỉnh tập trung vào kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thành lập Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang và một số cơ quan giúp việc cho cấp ủy và chính quyền. Đảng bộ tỉnh còn tích cực xúc tiến việc thành lập các tổ chức cơ sở đảng, tăng cường cán bộ, đảng viên nòng cốt cho các huyện của tỉnh, chú trọng tới công tác xây dựng và phát triển đảng trong quần chúng, chuẩn bị lực lượng để kháng chiến lâu dài. Đặc biệt, để kịp thời lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa tiễu trừ bọn thổ phỉ đang hoạt động mạnh ở khu vực phía Tây của Tỉnh, ngày 16-5-1947, Tỉnh uỷ Hà Giang đã ra quyết định thành lập chi bộ cơ quan huyện 17
  18. Hoàng Su Phì và chỉ định đồng chí Lê Minh Cầm (tức Mai Anh) làm Bí thư Chi bộ. Ngay sau khi chi bộ ra đời, trước những khó khăn, thách thức của huyện, như: nền kinh tế kiệt quệ, đại đa số dân số mù chữ, bệnh tật hoành hành, các tổ chức quần chúng ở các xã còn đang trong quá trình hình thành, thêm vào đó là nạn thổ phỉ hoành hành, cướp bóc khắp nơi, Trong tháng 7 và tháng 8 năm 1947, ở vùng biên giới thuộc huyện Hoàng Su Phì thường xảy ra các vụ cướp của, giết người như ở các xã Bản Máy, Xín Mần, Chí Cà, Cốc Pài do bọn Quốc dân đảng và thổ phỉ gây ra. Để kịp thời khắc phục những khó khăn, thách thức, Chi bộ đã tiến hành kiện toàn tổ chức các Hội cứu quốc và Ban Việt Minh từ xã đến huyện, chuẩn bị thành lập chính quyền xã, huyện và dựa vào các tổ chức quần chúng động viên nhân dân trong huyện tích cực tăng gia sản xuất, tham gia kháng chiến, xây dựng cuộc sống mới. Đầu năm 1948, sau khi Pháp thất bại trong Chiến dịch Sông Lô, buộc chúng phải rút khỏi Tuyên Quang, Việt Trì, mặt trận chính của Liên khu 10 chuyển sang hướng tây – bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Mai Đà (Hòa Bình) và tây – nam Phú Thọ. Thực hiện kế hoạch chiếm giữ vùng biên giới, địch tăng cường các hoạt động quân sự và chính trị ở Hoàng Su Phì. Tới ngày 1-4-1948, thực dân Pháp được bọn phản động ở địa phương dẫn đường đánh chiếm toàn bộ Hoàng Su Phì, trong đó có vùng Chí Cà. Mặc dù bộ đội và du kích tổ chức chặn đánh địch quyết liệt, song với ưu thế hơn hẳn về lực lượng, vũ khí, 18
  19. địch tạm thời giành thắng lợi. Từ tháng 5 đến tháng 9-1948, bọn thổ ty lần lượt nhảy ra làm tay sai cho Pháp. Thời kỳ này, xã Chí Cà cũng nằm trong vùng chiếm đóng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Chúng đã tổ chức các cuộc cướp phá, cấm dân làm nương, ruộng đất bỏ hoang. Ngoài ra, còn khuyến khích phát triển các hình thức mê tín, cờ bạc, rượu chè, cúng bái. Chúng tìm cách mua chuộc đồng bào các dân tộc để tìm diệt những người có cảm tình với cách mạng, khủng bố cơ sở cách mạng của ta, làm cho đời sống hàng ngày của nhân dân các dân tộc trong xã ngày cơ cực, túng đói. Tháng 6-1948, được sự phối hợp của Trung ương và tỉnh bạn, quân và dân Hà Giang đã mở các chiến dịch đánh địch ở Lao Chải (Vị Xuyên), Yên Bình (Bắc Quang), Bản Qua (Hoàng Su Phì). Các đơn vị võ trang tuyên truyền của ta đi vào vùng tạm chiếm của địch tuyên truyền, vận động giác ngộ nhân dân dưới nhiều hình thức: nói chuyện chính sách, thắng lợi của Việt Minh, viết truyền đơn, cách chống khủng bố, chống đi phu, đi lính, không nộp thóc thuế, trừng trị những tên đầu sỏ mà dân oán ghét… gây cơ sở kháng chiến, củng cố lực lượng du kích, động viên nhân dân tham gia đánh địch. Tháng 11-1948, ta tiến công chiếm đồn Bản Máy, Xín Mần buộc địch phải rút chạy; Tháng 12-1948, địch phản kích, ta tạm rút khỏi Xín Mần, Bản Máy; Từ ngày 1 đến ngày 24-1-1949, địch chiếm đóng xã Xín Mần và một số nơi khác của Hoàng Su Phì. Thực hiện chủ trương của Trung ương và tỉnh Hà Giang, các cán bộ, đảng viên tiếp tục được tăng cường đi 19
  20. sâu vào vùng địch kiểm soát, trong đó có xã Chí Cà để tuyên truyền, vận động, giác ngộ nhân dân vùng tạm chiếm. Được giác ngộ, nhân dân trong vùng tạm chiếm, trong đó có nhân dân các dân tộc xã Chí Cà hết lòng ủng hộ và tin tưởng vào kháng chiến. Họ chống bắt phu, bắt lính, không tiếp tế cho giặc. Lực lượng du kích đã xây dựng cơ sở và tổ chức chiến đấu ngay trong lòng địch. Ngày 6-9-1949, tại xóm Nặm Lỳ, xã Quảng Nguyên, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Xỉn Khâu (xã Chế Là) được thành lập (đây là chi bộ xã đầu tiên của huyện Xín Mần sau này). Chi bộ có ba đảng viên do đồng chí Nguyễn Tiến Lộc làm Bí thư và hai đồng chí Lò Seo Vu và Thào Seo Sài là đảng viên cộng sản đầu tiên của xã. Chi bộ ra đời đã kịp thời đề ra những nhiệm vụ phát triển lực lượng trung kiên, lựa chọn quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng; xây dựng lực lượng dân quân, phát triển phong trào cách mạng sâu rộng sang vùng đồng bào Nùng sinh sống và các dân tộc khác. Ngày 21-1-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba do Trung ương Đảng triệu tập đã đánh giá những tiến bộ của nhân dân ta trong thời gian qua và chỉ ra nhiệm vụ trước mắt của kháng chiến là: phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của địch trước mưu mô của đế quốc Mỹ - Anh, gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Hội nghị chủ trương thực hiện chế độ tổng động viên theo khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2