intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Thủy (1945-2018)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Thủy (1945-2018)" giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy qua các thời kỳ lịch sử (1945 - 2018): Nêu bật quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc qua các giai đoạn lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Thủy (1945-2018)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN VỊ XUYÊN ĐẢNG BỘ XÃ THANH THUỶ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ THANH THUỶ (1945 - 2018) Xuất bản, năm 2019
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thanh Thủy là xã biên giới có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Vị Xuyên và là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Trên địa bàn xã có 14 dân tộc cùng sinh sống và có truyền thống đoàn kết, giàu lòng yêu nƣớc, kiên cƣờng dũng cảm trong đấu tranh, cần cù, thông minh trong lao động, sản xuất. Từ khi có Đảng lãnh đạo, tinh thần dũng cảm, kiên cƣờng của đồng bào các dân tộc trong xã không ngừng đƣợc củng cố và phát huy mạnh mẽ. Nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đã đoàn kết một lòng theo Đảng và Bác Hồ đứng lên đấu tranh giành chính quyền, chống Pháp, đuổi Nhật, diệt Phỉ, chi viện sức ngƣời, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc; năm 1963 xã Thanh Thủy đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng Bằng khen về "thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc". Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới tổ quốc (1979 - 1989), Thanh Thủy trở thành trọng điểm đánh phá của địch ở biên giới phía Bắc. Nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đã kiên cƣờng bám trụ, vừa chiến đấu vừa sản xuất, đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Quốc gia. Tổng kết phong trào thi đua quyết thắng năm 1983, trung đội dân quân tập trung B32 xã Thanh Thủy đạt danh hiệu "quyết thắng". Để tổng kết kinh nghiệm, ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Thanh 3
  4. Thủy, nhằm rút ra những bài học lịch sử bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu, vận dụng, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phƣơng. Thực hiện Kế hoạch số 61/KH-HU. Ngày 11/3/2016 của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Vị Xuyên về nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, thị trấn. Ban Thƣờng vụ Đảng ủy xã Thanh Thủy đã chỉ đạo sƣu tầm, nghiên cứu, biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Thủy 1945-2018”. Cuốn sách giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy qua các thời kỳ lịch sử (1945 - 2018): Nêu bật quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc qua các giai đoạn lịch sử. Trên cơ sở đó kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh, quyết tâm vƣợt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, Ban Thƣờng vụ Đảng ủy luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các ban, ngành liên quan; của cán bộ lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử đã từng công tác, chiến đấu trên địa bàn xã Thanh Thủy, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. 4
  5. Mặc dù bộ phận biên soạn đã có rất nhiều cố gắng nhƣng nguồn tƣ liệu thất lạc nhiều nên cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc xa gần đóng góp xây dựng để nâng cao chất lƣợng cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Thủy 1945 - 2018” đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc. T/M BCH ĐẢNG BỘ BÍ THƢ Phan Văn Vuông 5
  6. Chương I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI XÃ THANH THỦY I. Điều kiện tự nhiên Xã Thanh Thủy nằm ở vị trí địa lý 220 54' 12'' Kinh độ Bắc, 1040 51' 27 '' Kinh độ Đông; nằm ở phía Bắc của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm huyện lỵ 41 km, cách trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang 20 km. Phía đông giáp xã Minh Tân và xã Phong Quang; phía tây giáp xã Thanh Đức và xã Xín Chải; phía nam giáp xã Phƣơng Tiến; phía bắc giáp trấn Thiên Bảo - MaLyPho - Vân Nam - Trung Quốc. Diện tích tự nhiên toàn xã là: 4.362,54 ha; trong đó đất nông nghiệp 3.259,37 ha; đất phi nông nghiệp 284,24 ha; đất chƣa sử dụng 818,93 ha. Toàn xã có 07 thôn, trong đó có 02 thôn giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc (thôn Nặm Ngặt và Giang Nam giáp ranh với Trấn Thiên Bảo, huyện Ma Li Pho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), với đƣờng biên giới dài 8,186 km, từ mốc 256 đến mốc 267. Thanh Thủy là xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, là điểm cuối của Quốc lộ 2; tháng 2 năm 2014 cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy đƣợc nâng cấp lên Cửa khẩu Quốc tế, giao thƣơng hàng hóa với nƣớc láng giềng Trung Quốc. Vì vậy, xã có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế. Xã Thanh Thủy có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Địa hình nhiều thung lũng nối tiếp nhau với chiều dài khoảng 12 km, là 6
  7. vùng thung lũng nhỏ hẹp, thấp sâu dƣới chân núi đất, đá cao, tạo nên nhiều cánh đồng nhỏ, đất đai phì nhiêu, màu mỡ; có nƣớc, có rừng đƣợc nhân dân khai thác sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp từ nhiều đời nay. Nằm trên đƣờng biên giới có các điểm cao 1.509m, điểm cao 1.800A, 1800B, điểm cao 1.250m: Vùng giáp biên có các điểm cao 772, điểm cao 685.…, là một trong những địa bàn phòng thủ chiến lƣợc phía Tây sông Lô của huyện Vị Xuyên với nhiều đơn vị chủ lực của Bộ Quốc phòng đứng chân bảo vệ biên giới trong thời kỳ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (1979 - 1989). Xã Thanh Thủy nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa, độ ẩm không khí trung bình đạt hơn 84%. Mùa hè trùng với gió mùa Đông - Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều (biến động từ 140,6 - 762,5 mm), thƣờng gây ra tình trạng lũ quét, sạt lở, xói mòn. Mùa đông trùng với gió mùa Đông - Bắc và gió Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; thời tiết lạnh, ít mƣa (biến động từ 9,7 - 169,2 mm), gây nên tình trạng thiếu nƣớc cho sản xuất, sinh hoạt. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, vùng núi cao thƣờng xuyên mát mẻ, vùng thấp nóng bức hơn, nhiệt độ trung bình từ 21 - 23 độ C; thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Hệ thống sông suối, ngòi, nƣớc mạch của xã Thanh Thủy khá phong phú, lớn nhất là dòng sông Lô bắt 7
  8. nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn xã, bên cạnh đó còn có suối Thanh Thủy, Thanh Sơn, Cốc Nghè, Nà Toong,... Ngoài ra còn nhiều khe suối nhỏ, mạch nƣớc chảy quanh năm bắt nguồn từ lƣng chừng các dãy núi cao thuộc dải núi Tây Côn Lĩnh... Đó là nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân trong xã. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hƣởng của môi trƣờng rừng dẫn đến một số thôn vùng cao thiếu nƣớc sản xuất về mùa khô. Trƣớc những năm 1970 của thế kỷ XX trở về trƣớc, tài nguyên rừng của xã Thanh Thủy cũng rất phong phú, chủ yếu là rừng nguyên sinh và tạp giao xen lẫn, có nhiều chủng loại động, thực vật đa dạng và phong phú, gỗ quý có giá trị kinh tế cao nhƣ: Gỗ đinh, trai, nghiến, lát…; nhiều lâm, thổ sản quý nhƣ: Mật ong rừng, mộc nhĩ, nhiều loại thuốc quý...; cùng với nhiều động vật quý hiếm nhƣ: Hổ, gấu, khỉ, sơn dƣơng, gà rừng… Rừng đã mạng lại cho nhân dân các dân tộc trong xã một nguồn lợi đáng kể. Song do tập quán du canh, phát nƣơng, làm rẫy từ lâu đời và do ý thức bảo vệ, phát triển rừng chƣa cao, tình trạng khai thác gỗ và săn bắt động vật bừa bãi,… đặc biệt là những năm 1979 - 1989, Thanh Thủy là địa bàn trọng điểm bắn phá của địch đã làm cho vốn rừng, quỹ động thực vật ngày càng cạn kiệt, nhiều loài gỗ quý, động vật quý hiếm không còn trên địa bàn xã. 8
  9. II. Điều kiện xã hội Thời kỳ Pháp thuộc (năm 1928), xã Thành Thủy đƣợc lập thành tổng Thanh Thủy với 16 làng: Phà Hản, Nà Sát, Làng Pinh (Thanh Sơn ngày nay), Lùng Đoóc, Cốc Nghè, Nà Toong, Nà Cáy, Làng Lò, Nặm Ngặt, Nặm Tà, Nặm Nịch, Cồ Dề Phùng, Nặm Lạn, Nặm Tẳm, Tả Mù Cán, Nà La1. Đến cuối năm 1929, tổng Thanh Thủy trở thành xã Thanh Thủy thuộc tổng Yên Định, châu Vị Xuyên. Ngày 16/9/1949, Ủy ban kháng chiến Hành chính Liên Khu 10 ra quyết định số 433- QĐ/HC về thành lập các xã thuộc huyện Vị Xuyên, theo đó xã Thanh Thủy là một trong 29 xã thuộc huyện Vị Xuyên với 16 thôn. Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 221-CP về chia và sáp nhập các đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang, xã Thanh Thủy đƣợc chia thành 3 xã: Thanh Thủy, Thanh Hƣơng và Thanh Đức. Sau khi chia tách, xã Thanh Thủy còn 4 thôn: Làng Lò, Cốc Nghè, Nà Sát và Phà Hán. Ngày 14/5/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 185-CP về điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện thuộc tỉnh Hà Tuyên, theo đó tách xóm Nặm Ngặt của xã Thanh Đức và thôn Pinh, xóm Lùng Đoóc của xã Phƣơng Tiến để sáp nhập vào xã Thanh Thủy. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay xã Thanh Thủy có 7 thôn: Giang Nam, Nặm Ngặt, Thanh Sơn, Nà Sát, Nà Toong, Lùng Đoóc, Cốc Nghè. 1 Theo Quyết định số 1322 của Thống sứ Bắc Kỳ. 9
  10. Là địa bàn cƣ trú của 14 dân tộc2, trong đó đông nhất là dân tộc Tày chiếm 28,2%, dân tộc Dao chiếm 25,8%. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2018 toàn xã có 597 hộ với 2.626 nhân khẩu. Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc trong xã luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, gắn bó với những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tích cực khai phá, cải tạo đất đai, tạo ra những thửa ruộng, những nƣơng rẫy tốt tƣơi, đã biến những gò sƣờn đồi thành những nƣơng, ruộng, góp phần nâng cao đời sống. Trong quá trình phát triển ấy đã tạo cho đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong xã khá phong phú, đặc sắc. Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa riêng. Nhiều nghi lễ, lễ hội đƣợc gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ nhƣ: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; lễ cúng thần rừng (Đông sủ) của dân tộc Nùng ở thôn Phà Hán đƣợc tổ chức vào tháng 7 (âm lịch) hàng năm, tuy nhiên khi Hợp tác xã Phà Hán hạ sơn xuống ven bờ sông Lô định cƣ thì lễ cúng thần rừng dân tộc Nùng không tổ chức. Đặc biệt, phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên thể hiện tinh thần hƣớng về cội nguồn, đƣợc ngƣời dân Thanh Thủy thực hiện trang nghiêm và lƣu truyền từ đời này qua đời khác. 2 Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Dao, Dân tộc Mông, Dân tộc Nùng, Dân tộc Hoa, Dân tộc La Chí, Dân tộc Sán Dìu, Dân tộc Ngạn, Dân tộc Giấy, Dân tộc Cao Lan, Dân tộc Mƣờng, Dân tộc Cờ Lao, Dân tộc Pu Péo 10
  11. Trƣớc cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân xã Thanh Thủy cũng nhƣ nhân dân cả nƣớc sống dƣới ách thống trị, bóc lột của thực dân, phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Về kinh tế, Thực dân Pháp và địa chủ tay sai ra sức vơ vét bóc lột, khai thác tài nguyên, khoáng sản nhƣ: vàng, quặng và các loại gỗ quý. Chúng bắt nhân dân đi phu làm đƣờng, xây đồn, đắp lũy ở bất cứ nơi nào đem lại kinh tế cho chúng và những nơi có lợi cho mục đích quân sự. Ngƣời đi phu phải lao động trong điều kiện đói khổ, ốm đau không có thuốc men điều trị, đã có rất nhiều ngƣời chết vì bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập nếu không đáp ứng đƣợc các nhu cầu hèn hạ của chúng, nhân dân luôn phải chịu cảnh cơ cực, lầm than, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp; ngoài sự bóc lột trên, ngƣời dân còn phải chịu nạn lao dịch thuế khoá nặng nề của thực dân đè lên đầu lên cổ. Cơ sở hạ tầng, giao thông thiếu thốn, chỉ có đƣờng dành cho ngựa và ngƣời đi bộ. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, ốm đau chỉ có cúng bái, không có thầy thuốc; các tệ nạn xã hội nhƣ: trộm cắp, nghiện ngập, rƣợu chè, 100% nhân dân trong xã mù chữ… Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” gây mâu thuẫn mất đoàn kết giữa các dân tộc để các dân tộc chống lại nhau, quên mất thù chính là thực dân Pháp. Với chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân Việt Nam nói 11
  12. chung và nhân dân xã Thanh Thủy nói riêng càng thêm điêu đứng, khổ cực. Giá nông sản xuống thấp, sƣu thuế ngày càng nặng thêm, không những bần cố nông bị lao đao mà cả một số trung nông, phú nông cũng bị phá sản.. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân cả nƣớc, nhân dân Thanh Thủy đã đứng lên hƣởng ứng và đi theo Đảng làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nƣớc. Có thể khẳng định, dƣới thời Pháp thuộc, đời sống của nhân dân xã Thanh Thủy cũng nhƣ các địa phƣơng khác của trong cả nƣớc rất lạc hậu và cực khổ. Cũng chính từ đây, cùng với nhân dân trên địa bàn tổng Yên Định, châu Vị Xuyên, nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đã nhen nhóm tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp, căm thù sâu sắc bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh giải phóng quê hƣơng khỏi áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đã đoàn kết một lòng kiên trì đấu tranh vƣợt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh để giành lấy chính quyền, tích cực phấn đấu xoá bỏ những tàn dƣ do chế độ thực dân phong kiến để lại, bắt tay vào xây dựng chế độ mới. 12
  13. Chương II DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ THANH THỦY ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, GIỮ GÌN AN NINH TRẬT TỰ; CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG XHCN, GÓP PHẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, ĐẾ QUỐC MĨ 1945 - 1975 I. Chi bộ xã Thanh Thủy được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và diệt phỉ (1945 – 1954). Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thành lập, sƣ ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đƣờng lối của cách mạng Việt Nam. Ngày 19/5/1941 Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lƣợng quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nƣớc phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tại Hà Giang, do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, nên phong trào cách mạng phát triển muộn hơn. Từ năm 1939 phong trào cách mạng ở Hà Giang mới đƣợc nhen nhóm gây dựng và từ năm 1943 phát triển mạnh. Tháng 9/1943 cơ sở cách mạng đƣợc xây dựng ở Đƣờng Âm, Bắc Mê; cuối năm 1944 phát triển tới Ngọc Long, Du 13
  14. Già, Đƣờng Thƣợng (Yên Minh); đến đầu năm 1945 phát triển mạnh ra hầu khắp các xã khu Quản Bạ châu Vị Xuyên. Tại những nơi này, Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc nhƣ Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc và du kích, tự vệ cứu quốc đƣợc thành lập, trực tiếp giữ gìn an ninh trật tự và giải quyết các công việc hành chính ở địa phƣơng. Đầu năm 1942, quân Nhật đến Hà Giang mở rộng chiếm đóng toàn tỉnh. Ngày 10/3/1945, tức ngày 26 tháng giêng năm Ất Dậu (26/01/1945 âm lịch), ngƣời dân xã Thanh Thủy thấy một tốp lính lùn ngồi trên 2 ô tô từ Hà Giang lên Thanh Thủy, đến đầu cầu treo thì nổ súng bắn lên Đồn cao (Ba Đanh). Bọn lính Pháp ở đồn Thanh Thủy tháo chạy toán loạn, số lính Pháp ngƣời Việt thì luồn rừng tìm đƣờng về quê, lính ngƣời Pháp chủ yếu chạy sang Trung quốc; tên Quan hai cƣỡi ngựa chạy sang Trung Quốc qua đƣờng thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy. Khoảng thời gian này, cán bộ Việt Minh đã đến Thanh Thủy liên hệ với những ngƣời có tƣ tƣởng chống thực dân Pháp ở Nà Cáy và Nà Toong để tuyên truyền đƣờng lối cách mạng. Tháng 8 năm 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh; nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi cả nƣớc. Ngày 02/9/1945 Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nƣớc nhà độc lập. Tại Hà 14
  15. Giang phát xít Nhật rút khỏi các đồn lẻ kéo về đóng ở thị xã, ngày 15/8/1945 phát xít Nhật đầu hàng đồng minh; ngày 29/8/1945 quân Nhật rút khỏi thị xã Hà Giang. Ngày 30/8/1945, gần 20 vạn quân Quốc dân đảng (Trung Hoa) tràn vào miền Bắc Việt Nam với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, cùng thời gian này, một cánh quân Quốc dân đảng thuộc Quân đoàn 52 của Long Vân theo đƣờng Ma Li Pho qua Thanh Thủy, chúng kéo theo đội quân của “Việt Nam Quốc dân đảng” vào chiếm đóng thị xã Hà Giang; tập hợp bọn tay sai của Pháp - Nhật trƣớc đây chiếm đồn bốt, dựng chính quyền tại các địa phƣơng do Thổ ty, Bang tá nắm giữ. Tại đồn Quản Bạ, quân Tƣởng Giới Thạch chiếm đồn, sau đó bàn giao đồn cho lực lƣợng Việt Nam Quốc dân Đảng. Lực lƣợng Việt Minh cùng lúc phải đối phó với quân đội Tƣởng Giới Thạch, bọn Việt Nam Quốc dân đảng và Thổ ty phong kiến. Lúc này phong trào cách mạng từ Bắc Mê, Quản Bạ đã lan rộng khắp các xã xung quanh thị xã Hà Giang. Lực lƣợng Việt Minh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cách mạng trong các tầng lớp nhân dân và quan chức cũ về đƣờng lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh và Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc của Đảng. Tháng 11/1945, dƣới sự chủ trì của cán bộ Việt Minh, hội nghị bàn về thành lập chính quyền cách mạng ở Thanh Thủy đƣợc nhóm họp tại hang Thẳm Puồng (thôn Giang Nam). Hội nghị có 13 ngƣời, ở các thôn trong 15
  16. xã3, những đại biểu này là những ngƣời con ƣu tú của xã đƣợc cán bộ Việt Minh tuyên truyền, giác ngộ cách mạng. Hội nghị đƣợc gia đình ông Nguyễn Văn Tự và bà Lý Thị Điền (cách cửa hang không xa) bao bọc và chu cấp hậu cần; hội nghị đã bàn, thống nhất thành lập ban Việt Minh xã Thanh Thủy và cử ông Nguyễn Minh Phòng làm Chủ nhiệm. Cuối tháng 12/1946, Ủy ban hành chính lâm thời xã Thanh Thủy đƣợc thành lập gồm 5 thành viên. Ông Phàn Vần Síu (thôn Nặm Lầu) đƣợc chỉ định làm Chủ tịch, ông Lý Sào Tráng (thôn Phà Hán) làm Phó Chủ tịch, ông Mùng Văn Quân (thôn Nà Cáy) làm Ủy viên Quân sự, ông Nguyễn Văn Thìn (thôn Nắm Phảu) là Ủy viên thƣ ký. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời đã phải đƣơng đầu với những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng đó là nạn đói, nạn mù chữ, thiên tai, địch họa. Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Tƣởng, lấy danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân đội Nhật tràn vào, bọn phản động tay sai núp bóng cũng bám theo. Ở miền Nam, quân đội Anh kéo vào, theo sau chúng là một số đơn vị quân đội Pháp. Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp gây chiến ở Sài Gòn mở đầu chiến tranh xâm lƣợc nƣớc 3 (1) Ông Nguyễn Minh Phòng (Nặm Tạ), (2) Mai Văn Phúc, (3) Mùng Văn Quân (Nà Cáy), (4) Lù Dìn Lèng (Nà Sát), (5) Lý Sào Tráng, (6) Lý Sào Chấn (Phà Hản), (7) Lý Văn Sáng (Nà Toong), (8) Nguyễn Văn Thìn (Nắm Phảu), (9) Lù Văn Hội (Làng Lò), (10) Nguyễn Văn Rẩm (Làng Pinh), (11) Dằm Văn Nhiều (Nặm Nịch), (12) Phàn Vần Síu (Nặm Lầu), (13) Đặng Văn Ghiền (Nặm Ngặt) 16
  17. ta lần thứ hai. Ngày 25/11/1945 Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc", xác định kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lƣợc. Thực hiện Chỉ thị của Trung ƣơng Đảng, xã Thanh Thủy đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp, chống giặc đói, giặc dốt; vận động, tập hợp khối đại đoàn kết của toàn dân chống thực dân Pháp, giữ vững chính quyền cách mạng. Để hợp pháp hoá chính quyền dân chủ nhân dân các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng tổ chức Cuộc tổng tuyển cử trong toàn quốc, bầu ra Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hội đồng Nhân dân các cấp. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, ngày 06/01/1946 trong không khí tƣng bừng, phấn khởi của quân và dân cả nƣớc, nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy nô nức đi bầu cử, bầu ra những đại biểu ƣu tú, đại diện cho nhân dân các dân tộc trong xã vào Quốc hội. Thắng lợi này đã làm thất bại âm mƣu chia rẽ, phá hoại chính quyền cách mạng Việt Nam còn non trẻ của địch. Cuối năm 1946, quan hệ giữa ta và Pháp hết sức căng thẳng, thực dân Pháp âm mƣu cƣớp nƣớc ta một lần nữa. Ngày 20 tháng 11 năm 1946 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn, tiếp đó chúng cho quân đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Tại Hà Nội, Pháp luôn khiêu khích và gây ra nhiều vụ đổ máu. Trƣớc những hành động gây chiến ngày càng trắng trợn của quân Pháp, ngày 17/12/1946 Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng quyết định phát động cả nƣớc kháng chiến và đề 17
  18. ra những vấn đề cơ bản của đƣờng lối kháng chiến. Đêm 19/12/1946 cả nƣớc bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc truyền khắp cả nƣớc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Ngày 22/12/1946 Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị “toàn dân kháng chiến”, Chỉ thị đã nêu rõ mục đích cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Đƣờng lối chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ và tự lực cánh sinh. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch và thực hiện chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và huyện Vị Xuyên, nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đã tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vừa xây dựng và củng cố lực lƣợng dân quân du kích để sẵn sàng đối phó với âm mƣu xâm lƣợc của kẻ thù, bảo vệ hậu phƣơng. Ngày 16/01/1947 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nƣớc “Tiễu thổ kháng chiến”. Trƣớc yêu cầu nhiệm vụ chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn, thị xã phải triệt 18
  19. để tản cƣ. Trong thời gian này, nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đã đóng góp hàng trăm ngày công tham gia phá bỏ cầu cống, dựng chƣớng ngại vật trên trục quốc lộ số 2 và những nơi hiểm yếu để ngăn chặn hƣớng tấn công của địch. Chính quyền, các đoàn thể và lực lƣợng dân quân du kích của xã phân công từng đồng cán bộ xuống các thôn bản tuyên truyền, vận động nhân dân; giác ngộ quần chúng thực hiện đƣờng lối của Đảng. Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nên tƣ tƣởng của ngƣời dân thông suốt; đã thu hút đƣợc đông đảo nhân dân các dân tộc trong xã tích cực tham gia phát triển sản xuất nâng cao đời sống, giữ gì trật tự trị an, hƣởng ứng xây dựng phong trào cách mạng. Uy tín của Đảng ngày càng đƣợc nâng cao trong quần chúng và đã trở thành niềm tin của các dân tộc, thúc đẩy mọi ngƣời thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Những kết quả đó đƣợc thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm vì sự nghiệp cách mạng và lòng tin tƣởng tuyệt đối vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nhất định thắng lợi. Đầu năm 1948, vùng trống biên giới duy nhất thực dân Pháp chƣa chiếm đƣợc chính là Đồng Văn và Vị Xuyên, hòng bịt nốt "đoạn thủng" này, ngày 03/4/1948 thực dân Pháp và phản động đánh chiếm huyện lỵ Hoàng Su Phì; ngày 10/4/1948 địch chiếm đƣợc Nậm Ty, Nậm Ong, đánh ra Yên Bình (Bắc Quang); ngày 14/4/1948 địch vƣợt Tây Côn Lĩnh đánh và chiếm Thanh Thủy, Lao Chải (Vị Xuyên) nhằm cắt đứt quốc lộ 2, bao vây tỉnh lỵ Hà Giang từ hai hƣớng. Sau hơn một 19
  20. tháng liên tục mở các cuộc tiến công chiếm đất, giành dân, buộc địch phải tạm ngừng tiến công vì khó khăn thiếu thốn về quân số, hậu cần. Chúng tập trung củng cố các vị trí đã chiếm đƣợc, lực lƣợng địch trên toàn mặt trận Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên có gần 2.000 tên, thành phần chỉ huy phần đông là lính Pháp cũ (trong đó có 30 sỹ quan Pháp), đóng giữ trên 20 đồn bốt từ Thanh Thủy, Lao Chải (huyện Vị Xuyên) qua Hoàng Su Phì, Cốc Pài tới Khuôn Lùng, Yên Bình (Bắc Quang) tạo thành một vòng cung khống chế biên giới Việt - Trung đoạn qua hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, uy hiếp tỉnh lỵ Hà Giang và quốc lộ 2. Đối với vùng ta kiểm soát, chúng câu kết với thổ phỉ vùng biên giới đánh phá, cƣớp bóc thƣờng xuyên các xã gần tỉnh lỵ nhƣ Cao Bồ, Phƣơng Độ, Phong Quang, Minh Tân. Máy bay Pháp liên tục bắn phá phố An Cƣ, Tân Quang, Vĩnh Tuy và Quốc lộ 2, Thanh Thủy trở thành chiến trƣờng chính của Liên khu 10. Cũng trong thời gian này, một nhóm phản cách mạng do Phàn Vần Síu (ngƣời dao ở Thanh Thủy), Vàng Phủ Dền (ngƣời Mông ở Lao Chải) và Lý Dâu Khái (ngƣời Dao ở Hán Dƣơng) theo Quốc Dân Đảng cầm đầu khởi loạn vũ trang, đánh chiếm các thôn của Thanh Thủy (trừ thôn Phà Hản), chúng lấy thôn Nà Sát làm trung tâm và cơ quan chỉ huy ở thôn Nặm Ngặt. Bọn phản loạn này đã bắt và thủ tiêu một du kích của xã Phong Quang đang dẫn đƣờng cho hai Bộ đội quân chủ lực của ta tìm cách liên lạc với ông Lý Sào Tráng (ngƣời thôn Phà Hản) là phó Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến xã Thanh Thủy. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0