EVFTA với xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam
lượt xem 3
download
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tạo lợi thế về chi phí cho việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam vào EU. Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiểu được các yêu cầu về chất lượng, chứng chỉ từ các quốc gia nhập khẩu và có hành động đáp ứng song mức độ còn chưa đầy đủ cũng như gặp khó khăn trong việc đầu tư vào công nghệ bảo quản, nắm bắt thông tin, ngôn ngữ, tài liệu marketing, chi phí vận tải và đặc biệt là đảm bảo chất lượng nhất quán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: EVFTA với xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam
- EVFTA VỚI XUẤT KHẨU QUẢ VẢI TƢƠI CỦA VIỆT NAM TS. Mai Thế Cƣờng Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Trịnh Chi Mai Học viện Ngân hàng Tóm lược: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tạo ợi thế về chi phí cho việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam vào EU. Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiểu được các yêu cầu về chất ượng, chứng chỉ từ các quốc gia nhập khẩu và có hành động đáp ứng song mức độ còn chưa đầy đủ cũng như gặp khó khăn trong việc đầu tư vào công nghệ bảo quản, nắm bắt thông tin, ngôn ngữ, tài iệu marketing, chi phí vận tải và đặc biệt à đảm bảo chất ượng nhất quán. Để phát huy ợi thế của EVFTA, các doanh nghiệp nên sử d ng cách tiếp cận về phát triển thị trường hơn à cách tiếp cận về x c tiến xuất khẩu. Việc ựa chọn thị trường m c tiêu à quyết định chủ động của doanh nghiệp. Các tổ chức x c tiến thương mại và chính phủ có thể cung cấp thông tin, đào tạo và phối hợp tạo ập một cơ sở hậu cần thuận ợi cho xuất khẩu. Từ khóa: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), quả vải tươi, Xuất khẩu. 1. Giới thiệu Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và EVIIPA) chính thức được k kết tại Hà Nội sau 9 năm đàm phán. Ngày 12 tháng 2 năm 2020, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua EVFTA và EVIPA. Như vậy, về phía châu Âu, Hiệp định EVFTA cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Về phía Việt Nam, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua, EVFTA sẽ ngay lập tức có hiệu lực (Trung tâm WTO, 2020). Quả vải tươi thuộc nhóm nông sản mà EU xóa bỏ ngay thuế quan với Việt Nam. Bài viết này cập nhật các cam kết thuế quan đối với quả vải tươi Việt Nam trong EVFTA và tập trung rà soát các vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu quả vải tươi của các doanh nghiệp Việt Nam đi thị trường thế giới nói chung và thị trường Châu Âu (EU) nói riêng. Từ đó, bài viết đưa ra một số gợi đối với các bên liên quan để tăng cường xuất khẩu sản phẩm này. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết này được thực hiện dựa trên việc rà soát các tài liệu liên quan đến việc trồng quả vải, xuất nhập khẩu quả vải trên thế giới, các tài liệu hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu từ Chương trình ―Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương‖ hợp tác giữa Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Vietrade) và Cục Hợp tác Kinh tế Thụy Sỹ (Seco), tài liệu cập nhật về các cam kết của Việt Nam và EU trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) của Trung tâm WTO. Các số liệu thống kê được lựa chọn từ các báo cáo trong 532
- chương trình, tổng hợp từ nguồn thống kê thương mại cho phát triển kinh doanh quốc tế (Trademap.org) và thống kê từ các địa phương. Các thông tin sơ cấp về yêu cầu từ thị trường nước ngoài và các vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam được tổng hợp từ 3 cuộc hội thảo về (i) xác định năng lực và mức độ sẵn sàng xuất khẩu (tháng 9 năm 2015), (ii) thiết kế và triển khai bản kế hoạch phát triển xuất khẩu (tháng 11 năm 2015) và (iii) tiếp cận thị trường xuất khẩu (tháng 1 năm 2016) và 3 chuyến khảo sát thực địa. Khảo sát Bắc Giang, Hải Dương vào tháng 8, tháng 9 năm 2015 và khảo sát thị trường Dubai (thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) vào tháng 1-2 năm 2016. Các cam kết của EU và Việt Nam đối với quả vải tươi được trích dẫn từ bộ tài liệu truyền thông của Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (Mutrap). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1 Cam kết thuế quan đối với quả vải tươi Việt Nam trong EVFTA EU cam kết xóa bỏ ngay thuế quan khi Hiệp định có hiệu lực đối với quả vải tươi (thuộc nhóm 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả). Hiện tại, quả vải tươi đang chịu thuế trên 20% khi xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU (Mutrap & Trung tâm WTO VCCI, 2017). Bảng 1. Cam kết của EU cho rau quả Việt Nam trong EVFTA Cam ết của EU đối với rau Phạm vi áp dụng STT quả Việt Nam 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và 1 Xóa bỏ ngay thuế quan các chế phẩm từ rau quả Áp thuế ―giá nhập cảnh‖ (entry 24 dòng thuế (chiếm 4,4%) với các sản phẩm 2 price) nhóm dưa chuột tươi và đông lạnh, chanh,… 08 dòng thuế với các sản phẩm trong nhóm 3 Áp thuế hạn ngạch nâm chi agaricus, ngô ngọt,… 4 Duy trì thuế nhập khẩu 01 dòng Nguồn: Mutrap & Trung tâm WTO VCCI (2017) 3.2 Sản lượng quả vải Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ Quả vải là loại quả có nguồn gốc từ châu Á. Đây là là loại quả không chín sau thu hoạch (không thể chín được hơn) và chỉ ăn được thịt của quả. Quả vải có vỏ ngoài (vỏ quả) để bảo vệ thịt quả và độ dày của vỏ tùy thuộc vào từng giống vải. Vỏ ngoài của quả vải chứa 60% nước. Quả vải có sắc tố màu đỏ đặc trưng (anthocyane), nhạy cảm với nhiệt độ và mất nước. Quả vải (lychee) xuất khẩu trên thị trường thế giới dưới 9 dạng: quả vải tươi (fresh lychee), đóng hộp (canned lychee), bột vải (lychee puree), kẹo và sấy khô (lychee sweets & dried lychee), mứt (lychee jam), si-rô (lychee syrup), nước p (lychee juice), trà (lychee tea) và mỹ phẩm chăm sóc da (lychee skin care). Các nước trồng quả vải và xuất khẩu quả vải tươi trên thế giới được chia làm 2 nhóm 533
- gồm các nước ở Bắc Bán Cầu và các nước ở Nam Bán Cầu. Việt Nam thuộc các nước ở Bắc Bán Cầu. Các nước ở Bắc Bán Cầu xuất khẩu quả vải trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 7 (trừ Israel và Tây Ban Nha có thời gian muộn hơn). Cụ thể: tháng 3 đến tháng 6 có Thái Lan; tháng 5 – tháng 6 là Mỹ; tháng 5 đến tháng 7 là Trung Quốc; tháng 6 đến tháng 7 là Đài Loan; tháng 7 đến tháng 9 là Israel; tháng 8 đến tháng 9 là Tây Ban Nha và từ tháng 5 đến tháng 6 là Ấn Độ, Việt Nam, Nepal, Bangladesh. Các nước ở Nam Bán Cầu xuất khẩu quả vải trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 2 gồm các quốc gia Reunion, Mauritius, Madagascar, Nam Phi, Úc. Việc trồng quả vải trên thế giới tập trung chủ yếu tại các nước ở Bắc Bán Cầu trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là 3 quốc gia trồng quả vải lớn nhất thế giới với sản lượng lần lượt chiếm 57%, 24% và 6% sản lượng toàn thế giới năm 2014. Khu vực các quốc gia châu Á chiếm tới 95% sản lượng trồng quả vải trên thế giới. Ấn Độ và Trung Quốc chủ yếu tiêu thụ nội địa. Bảng 2. Sản lượng trồng quả vải trên thế giới năm 2014 Các quốc gia Các quốc gia Sản lương Sản lương ở Bắc Bán Tỷ trọng (%) ở Nam Bán Tỷ trọng (%) (tấn) (tấn) cầu Cầu Trung Quốc 1.482.000 57,00 Madagascar 100.000 3,85 Ấn Độ 624.000 24,00 Reunion 12.000 0,46 Việt Nam 156.000 6,00 Nam Phi 8.600 0,33 Đài Loan 80.000 3,08 Mauritus 4.500 0,17 Thái Lan 43.000 1,65 Úc 2.500 0,10 Nepal 14.000 0,54 Khác 51.600 1,99 Băng la đ t 13.000 0,50 Mexico 4.000 0,15 Pakistan 3.000 0,12 Israel 1.200 0,05 Mỹ 600 0,02 Tổng sản lượng quả vải của thế giới 2.600.000 tấn 100% Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở số iệu trong báo cáo “Regional Export Development P an” của Chương trình Nâng cao năng ực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương (SECO/Vietrade), tháng 8 năm 2014. 3.3 EU chiếm phần nhỏ trong tỷ trọng xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam Số liệu nhập khẩu quả vải tươi (mã HS 08109020) không được thống kê thống nhất tại một nguồn. Tác giả đã tra cứu các nguồn số liệu xuất khẩu bao gồm bản đồ thống kê thương mại quốc tế (trademap), số liệu hải quan của các quốc gia liên quan song chưa tập hợp được đầy đủ số liệu cho riêng quả vải tươi. 534
- Một dấu hiệu tích cực đối quả vải tươi của Việt Nam là tất cả quả vải đến vụ đều được bán hết tại vườn. Quả vải tươi của Việt Nam đã được xuất khẩu đi trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam đang chủ yếu xuất khẩu đi Trung Quốc (trên 95% tổng sản lượng xuất khẩu quả vải đi thị trường thế giới trong các năm từ 2012 đến 2016). Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 83.500 tấn, trị giá hơn 33,9 triệu USD, chiếm tới 90,7% tổng lượng xuất khẩu quả vải (Hương Nguyễn, 2019). Việc xuất khẩu đi các thị trường khác nói chung và EU nói riêng còn nhỏ mặc dù sản lượng đang tăng lên hàng năm trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2020. Việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập được vào các thị trường khó tính, yêu cầu chặt chẽ về kiểm dịch thực vật nhập khẩu khi Việt Nam đàm phán thành công với các cơ quan liên quan của các quốc gia bạn hàng như Mỹ, Úc vào năm 2014, Nhật Bản và EU vào năm 2019. Kết quả khảo sát cho thấy với các thị trường đã tiêu dùng quả vải tươi thì quả vải Việt Nam đều có cơ hội bởi hai l do: Một là người tiêu dùng quen với quả vải tươi và hai là, các nhà nhập khẩu (thương mại, siêu thị) cởi mở trong việc nhập khẩu mặt hàng này. Báo cáo của Michel Jahiel (2015) chỉ ra các khu vực và quốc gia nhập khẩu quả vải tươi bao gồm: châu Âu (chủ yếu qua Pháp), Mỹ, Canada, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Trung Quốc. Bảng 3. Các quốc gia/khu vực nhập khẩu quả vải tươi và nguồn nhập khẩu Kỳ giao Sản lƣơng Khu vực STT dịch nhập hẩu Nguồn nhập hẩu và sản lƣợng (tấn) nhập hẩu chính (tấn) Các nước Nam Bán Cầu (Madagascar: Cuối 22.000 18.000; Nam Phi: 3.600; Mauritus: 250; năm Liên minh Reunion: 200) 1 châu Âu Các nước Bắc Bán Cầu (Thái Lan: 500; Israel: Mùa Hè 1.200 400; Tây Ban Nha: 200; các nước khác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam: 100) Các nước Bắc Bán Cầu (Mexico, Israel, 2 Mỹ Mùa Hè 4.000 Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) Các tiểu Cuối Các nước Nam Bán Cầu (chủ yếu là Nam 1.500 vương quốc năm Phi & Madagascar) 3 Ả rập thống Các nước Bắc Bán Cầu (Mexico, Israel, Mùa Hè 1.000 nhất Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam) Việt Nam (104.000 tấn xuất khẩu đi Trung Trên 4 Trung Quốc Mùa Hè Quốc*, tổng sản lượng trồng trọt là 104.000 380.000 tấn**) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Miche Jahie (2015), Ngọc Hân (2016) & Mai Hiền (2019). Ghi ch : Sản ượng nhập khẩu của các quốc gia à số iệu cho năm 2014. Sản ượng xuất khẩu của Việt Nam à số iệu năm 2016. Tổng sản ượng của Việt Nam à số iệu năm 2019. 535
- Các quốc gia và khu vực Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Singapore, Malaysia nhập khẩu vào mùa Hè. Số liệu chi tiết chưa được tập hợp đầy đủ song số liệu nhập khẩu quả tươi của Hồng Công cho thấy khu vực này nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan (66,8%), Việt Nam (12,02%), Trung Quốc (2,07%). Số liệu của Singapore cho thấy quốc gia này nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan (28,39%), Việt Nam (15,79%), Trung Quốc (11,62%) (Trademap, 2016). 3.4 Yêu cầu của các nhà nhập khẩu trên thị trƣờng thế giới và EU đối với quả vải tƣơi Các nhà nhập khẩu châu Âu yêu cầu quả vải cần đồng nhất về chất lượng, màu sắc đỏ đẹp và đảm bảo các yêu cầu đặt ra của các chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Quả vải tươi xuất khẩu đòi hỏi việc bảo quản, đóng gói, dán nhãn phù hợp (CBI, 2019). Quả vải tươi có thể xuất khẩu bằng đường biển hoặc đường hàng không. Các quốc gia khác nhau yêu cầu xử l quả vải tươi khác nhau, đặc biệt là với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Chile, Argentina và Brazil. Tính đến năm 2020, Mỹ, Úc yêu cầu chiếu xạ trong khi Pháp, châu Âu, Nga, thị trường Trung Đông đồng cho việc xử l lưu hu nh. Việc xuất khẩu quả vải tươi vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chưa được chấp nhận. Chi tiết các yêu cầu về xuất khẩu quả vải tươi vào EU có thể tham khảo tại trang web của CBI. Chứng chỉ Global Gap được các nhà nhập khẩu (siêu thị) tại Trung Đông yêu cầu phải có để đưa được hàng vào siêu thị (đặc biệt đối với các siêu thị đến từ các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ). Các công ty gốc Ấn Độ và Pakistan trên thị trường Trung Đông dễ dãi hơn với việc nhập khẩu quả vải song cũng yêu cầu quả vải phải đạt được chất lượng tốt khi đến thị trường. Các nhà nhập khẩu châu Âu lại yêu cầu các chứng chỉ như Global Gap, chứng chỉ sản xuất hữu cơ (organic) nếu đưa hàng vào bằng đường hàng không, chứng chỉ thương mại công bằng Fair Trade (Equitable - FLO Cert) hay GRASP (Global G.A.P Risk Assessment on Social Practice). 3.5 hó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tổ chức xuất khẩu quả vải tươi Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ở các địa phương thường làm giống nhau (đóng hộp, đông lạnh với các sản phẩm tương tự nhau gồm quả vải, dưa chuột, cà chua, cà rốt, măng) trong khi việc nắm bắt thông tin và yêu cầu của thị trường nước ngoài về xuất khẩu còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu quả vải tươi. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bảo quản, giữ tươi, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Pháp, Úc (tỷ lệ thành công thấp, vào khoảng 40% đến 50% quả vải giữ được chất lượng sau khi đến thị trường) do các yếu tố liên quan đến hậu cần như đảm bảo nhiệt độ trong quá trình vận chuyển, làm thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp địa phương gặp phải rào cản ngôn ngữ khi mà các chủ doanh nghiệp không trực tiếp sử dụng được tiếng Anh để làm việc với đối tác nước ngoài. Tài liệu marketing của các doanh nghiệp còn hạn chế, mang tính giới thiệu về doanh nghiệp nhiều hơn là thể hiện khả năng diễn giải bằng ngôn ngữ và lợi ích mà khách hàng quan tâm. 536
- Các doanh nghiệp đều không có một bản kế hoạch phát triển xuất khẩu được viết ra với mục tiêu và hành động cụ thể. Để tăng thời gian bảo quản sản phẩm, các doanh nghiệp đã đầu tư vào hệ thống kho lạnh với các hệ thống cấp đông nhanh từng cá thể IQF (Individual Quickly Freezer) cũng như hiểu rằng việc có được chứng chỉ là cần thiết cho việc xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu biết được các yêu cầu về phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System) nhưng để đạt được đến chuẩn quốc tế công nhận thì chưa phổ biến. Tại Việt Nam, quả vải được trồng chủ yếu tại Bắc Giang và Hải Dương. Quả vải được lựa chọn là một trong số các ngành xuất khẩu tiềm năng tại miền Bắc Việt Nam và qua đó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (Alain Chevalier, 2014). Chứng chỉ VietGap phổ biến tuy nhiên khách hàng trên thị trường thế giới không biết về chứng chỉ này và chứng chỉ này không có nghĩa với khách hàng trên thị trường thế giới. Các khách hàng trên thị trường thế giới yêu cầu chứng chỉ Global Gap trong khi tiêu chuẩn này chỉ được áp dụng rất ít ở một số khu vực tại Bắc Giang và Hải Dương. Ví dụ, tính đến tháng 12 năm 2019, tỉnh Hải Dương chỉ có trên 300 ha vải được chứng nhận VietGAP; trên 80% diện tích vải Hải Dương được sản xuất theo quy trình VietGAP trong khoảng 10.000 ha vải, tập trung ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh (Hoàng Duy, 2020), số liệu về GlobalGap không đáng kể. Tương tự, tính đến tháng 8 năm 2019, tỉnh Bắc Giang chỉ có 218 ha vải trồng theo tiêu chuẩn Global Gap (trong tổng 28 nghìn ha vải) được Mỹ cấp mã số IRADS (18 mã số vườn) với 394 hộ sản xuất, tập trung tại huyện Lục Ngạn (Hạ Vy, 2019). Trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ là chủ yếu thì xuất khẩu sang các nước như Trung Đông, Malaysia, Singapore, Hồng Công được thực hiện bằng đường tàu biển với thời gian từ 20-27 ngày. Quả vải tươi được xuất khẩu tới các thị trường Mỹ, EU (chủ yếu là Pháp), Úc bằng đường hàng không. Việc vận chuyển bằng đường hàng không tốn k m, chiếm từ 60% đến 80% giá xuất khẩu trong khi cả việc vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển đều chưa đảm bảo chất lượng tốt của quả vải khi sang đến thị trường nước ngoài. 4. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất hẩu quả vải tƣơi của Việt Nam Quả vải tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU chiếm tỷ trọng nhỏ song sẽ được hưởng lợi từ việc áp mức thuế thấp hơn với các nước chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU như Thái Lan, Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có lợi thế về giá tốt hơn. Quả vải tươi chỉ là một trong số các sản phẩm xuất khẩu (cả tươi và chế biến) của doanh nghiệp. Một công việc ưu tiên của doanh nghiệp là viết ra, cập nhật và hoàn thiện các bản Kế hoạch phát triển xuất khẩu (Export Development Plan) quả vải 2020-2025, làm cơ sở hành động cho việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Việc lựa chọn danh mục mặt hàng xuất khẩu và cải biến sản phẩm theo cách tiếp cận về phát triển thị trường sẽ hữu ích hơn là cách tiếp cận về xúc tiến xuất khẩu. 537
- Các doanh nghiệp phải là người chủ động trong công tác nghiên cứu thị trường; tham gia hội chợ ở các thị trường mục tiêu; học hỏi kinh nghiệm tổ chức hậu cần; tổ chức trình diễn, giới thiệu quả vải thiều Việt Nam đến với thị trường quốc tế. Đối với việc thâm nhập thị trường thế giới, thị trường cụ thể được doanh nghiệp lựa chọn nên là các thị trường dễ dàng được kết nối bằng đường hàng không và đường biển với thời gian vận chuyển ít hơn 3 tuần, chấp nhận các phương pháp bảo quản mà Việt Nam đã thực hiện được (xử l lưu hu nh, chiếu xạ) và đặc biệt là tìm kiếm các nhà nhập khẩu đã có kiến thức, hiểu biết tốt về sản phẩm. Dự kiến các thị trường tập trung của các doanh nghiệp Việt Nam, theo thứ tự quan trọng là nội địa; Trung Quốc, các thị trường gần như Đông Nam Á, Đông Á, Trung Đông; các thị trường xa như Mỹ, EU (chủ yếu là Pháp) bởi vì các thị trường này đã quen dùng quả vải và dễ phục vụ. Tuy nhiên, việc lựa chọn thị trường mục tiêu và sản phẩm phải là quyết định của doanh nghiệp chứ không thể là quyết định của các cơ quan quản l hay tổ chức xúc tiến. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn thị trường gần, dễ tính thì lại có các doanh nghiệp lựa chọn các thị trường xa, khó tính. Tất cả các doanh nghiệp đều cần được tạo điều kiện thuận lợi. Các tổ chức xúc tiến thương mại có thể tập trung cung cấp thông tin về chứng chỉ, yêu cầu thị trường, đóng gói, bảo quản, đào tạo kỹ năng tiếp cận thị trường. Điều cuối cùng và quan trọng nhất trong dài hạn, đó là việc tạo lập một cơ sở hậu cần thuận lợi cho việc xuất khẩu theo nghĩa nâng cao chất lượng, giảm thiểu thời gian để đưa được quả vải tươi theo chất lượng thị trường yêu cầu đến với người tiêu dùng trên thế giới nói chung và EU nói riêng. Việc này đòi hỏi sự nhất quán và phối hợp từ khâu trồng trọt đến tiêu thụ; từ người nông dân trồng quả vải đến doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan quản l nhà nước (chất lượng giống, phương pháp trồng, bảo quản, thu hoạch, thủ tục hải quan và các hiệp định hợp tác, công nhận quốc tế về phương pháp trồng trọt và chất lượng sản phẩm) để phát huy các tác động tích cực của EVFTA đối với ngành trồng trọt và xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham hảo tiếng Anh 1. CBI (2019), ―Exporting lychees to Europe‖, [online] at https://www.cbi.eu/market- information/fresh-fruit-vegetables/lychee/, accessed on 17.34 on February 18, 2020. 2. Chevalier Alain (2014), ―Vietnam Regional Export Potential Assessment – Summary of Findings‖, May. 3. Mai The Cuong (2016), ―Final Report: Consultation on Export Development of Lychee‖, SECO/VIETRADE Project: Decentralized Trade Support Services for Strengthening the International Competitiveness of Vietnamese SME‟s, March. 538
- 4. SECO/VIETRADE Project: Decentralized Trade Support Services for Strengthening the International Competitiveness of Vietnamese SME‘s (2014), ―Regional Export Development Plan‖, August. 5. Trademap – Trade Statistics for International Business Development (2016), Statistical Data for 081090, [online] at http://trademap.org, accessed on 11.25 on August 10, 2016. Tài liệu tham hảo tiếng Việt 1. Hoàng Duy (2020), ―Hải Dương sẵn sàng xuất khẩu trực tiếp vải thiều sang Nhật‖, [trực tuyến] tại địa chỉ https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/hai-duong-san-sang-xuat-khau- truc-tiep-vai-thieu-sang-nhat-40975.html, truy cập hồi 18.48 ngày 18 tháng 2 năm 2020. 2. Mai Hiền (2019), ―Quả vải Việt Nam đứng thứ ba thế giới về sản lượng‖, [trực tuyến] tại địa chỉ http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/165541/bac-giang--san-luong-vai- thieu-tieu-thu-vuot-du-bao-10-nghin-tan.html, truy cập 13.30 ngày 14 tháng 8 năm 2016. 3. Hương Nguyễn (2019), ―Xuất khẩu vải thiều: Từng bước chinh phục thị trường Trung Quốc‖, [trực tuyến] tại địa chỉ http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/xuat-khau-vai-thieu- tung-buoc-chinh-phuc-thi-truong-trung-quoc-714408.html, truy cập 18.12 ngày 18 tháng 2 năm 2020. 4. Michel Jahiel (2015), ―Thương mại quốc tế ngành quả vải: Cơ hội cho trái cây Việt Nam‖, bài trình bày tại Hội thảo Xây dựng và thực thi Kế hoạch Xuất khẩu Quả vải, tháng 9 năm 2015. 5. Mutrap & Trung tâm WTO VCCI (2017), EVFTA với ngành rau quả và ngành chế biến các sản phẩm thịt Việt Nam. 6. Nguyễn Qu nh (2016), ―Bắc Giang có 1.000 tấn vải thiều chuẩn GlobalGAP dành cho xuất khẩu‖, [trực tuyến] tại địa chỉ http://vov.vn/kinh-te/bac-giang-co-1000- tan-vai-thieu-chuan-globalgap-danh-cho-xuat-khau-522514.vov, truy cập 10.55 ngày 20 tháng 7 năm 2016. 7. Hạ Vy (2019), ―Mở rộng diện tích trồng vải VietGap, GlobalGap‖, [trực tuyến] tại địa chỉ https://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/41164502-mo-rong-dien-tich-trong-vai- vietgap-globalgap.html, truy cập 18.30 ngày 18 tháng 2 năm 2020. 8. Trung tâm WTO (2020), ―Việt Nam – EU: EVFTA‖, [trực tuyến] tại địa chỉ http://www.trungtamwto.vn/fta/199-viet-nam--eu-evfta/1, truy cập 17.20 ngày 18 tháng 2 năm 2020. 539
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn