Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
<br />
GÂY MÊ HỒI SỨC Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
Ổ BỤNG Ở NGƯỜI LỚN CÓ HỖ TRỢ ROBOT DA VINCI<br />
Phạm Văn Đông*, Đỗ Chí Cường*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật có hổ trợ robot lần đầu tiên được tiến hành tại Mỹ vào cuối thập niên 1980 và ngày<br />
nay phổ biến ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong những thập kỹ qua, phẫu thuật nội soi có hổ trợ robot được<br />
áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. Phẫu thuật robot mang đến những ưu điểm trong phẫu thuật nội soi<br />
như thẩm mỹ hơn, giảm đau sau mổ tốt hơn, ít biến chứng phẫu thuật và hồi phục sớm hơn nên thời gian nằm<br />
viện ngắn hơn. Nhiều hệ thống robot đã được áp dụng trong nhiều chuyên khoa khác nhau. Gần đây, hệ thống<br />
phẫu thuật robot da Vinci là hệ thống robot được sử dụng nổi bật tại Việt Nam. Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí<br />
Minh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ robot trong phẫu thuật nội soi người lớn. Những cài<br />
đặt và vận hành trong phẫu thuật có hổ trợ của robot khác với các phẫu thuật thường quy. Các bác sỹ gây mê hồi<br />
sức cũng cần hiểu biết về những ảnh hưởng, những thay đổi khi phẫu thuật có sự hổ trợ robot để có kế hoạch gây<br />
mê và hồi sức an toàn cho bệnh nhân. Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên sử dụng hệ thống robot da Vinci vào ngày<br />
20 tháng 10 năm 2017. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá gây mê hồi sức ở bệnh nhân người lớn<br />
được phẫu thuật nội soi ổ bụng có hổ trợ robot da Vinci.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập số liệu của tất cả bệnh nhân có chỉ định<br />
phẫu thuật nội soi ổ bụng có hổ trợ robot DaVinci từ 01/10/2017 - 28/2/2018 tại khoa Bệnh Gây mê hồi sức Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy.<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ nam/nữ: 2/1, tổng số 36 bệnh nhân. Tuổi trung bình 51,5 ± 6,5, tuổi nhỏ nhất 25,<br />
lớn nhất 76 tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm tỉ lệ 38,9%. BMI trung bình 22,4 ± 0,39, lớn nhất 27 và nhỏ nhất<br />
17. Loại phẫu thuật của khoa ngoại tổng quát là 10 trường hợp, khoa gan mật tụy và tiết niệu đều là 13 trường<br />
hợp. Tất cả thuốc mê duy trì trong phẫu thuật đều sử dụng kết hợp propofol kết hợp sevorane. Thời gian nằm viện<br />
trung bình là 15,6 ± 1,67 ngày, thấp nhất là 7 ngày và cao nhất là 38 ngày. Thời gian phẫu thuật trung bình 431<br />
± 65 phút, thấp nhất là 240 phút của khoa gan mật tụy và cao nhất là 630 phút của khoa ngoại tiết niệu. Số lượng<br />
mất máu trung bình là 432,7 ± 182 mL, trong đó có 4 trường hợp cần truyền máu, cao nhất là 4 đơn vị hồng cầu<br />
lắng 350 mL, một trường hợp truyền 3 đơn vị và 2 trường hợp truyền 2 đơn vị. Tổng số dịch truyền trung bình<br />
trong phẫu thuật là 2831,1 mL, cao nhất 4500 mL và thấp nhất 1200 mL. Các kết quả trong quá trình phẫu thuật<br />
được ghi nhận không có trường hợp nào mất ý thức, không có tử vong và đều được xuất viện theo dự kiến, không<br />
có biến chứng tổn thương đầu chi trong và sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp nôn ói sau phẫu<br />
thuật (8,3%), 2 trường hợp phù đầu cổ (5,5%) và 6 trường hợp phù kết mạc (16,7%). Về ảnh hưởng huyết động<br />
có 20 trường hợp (55,5%) có rối loạn nhịp chậm hoặc tụt huyết áp cần sử dụng ephedrine hoặc phenylephedrine<br />
sau đó mạch và huyết áp ổn định, chỉ có 2 (5,5%) trường hợp cần phải sử dụng vận mạch đến khi chuyển ICU<br />
nhưng sau đó cũng ngừng được vận mạch.<br />
Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có chỉ định được phẫu thuật nội soi có hổ trợ robot đều có kết quả phẫu<br />
thuật tốt nhờ những lợi điểm của robot, bác sỹ gây mê hồi sức cần theo dõi và điều trị thích hợp với những<br />
thay đổi của vấn đề hô hấp - tim mạch, các ảnh hưởng đi kèm khi bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg và có<br />
bơm hơi trong ổ bụng.<br />
Từ khóa: phẫu thuật nội soi, robot da Vinci, gây mê hồi sức<br />
<br />
<br />
* Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Chí Cường. ĐT: 0914084055 Email: chicuongdo2@gmail.com.<br />
98<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANAESTHESIA FOR ROBOT-ASSISTED LAPAROSCOPIC SURGERY IN ADULTS<br />
Pham Van Dong, Do Chi Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 3- 2018: 98 - 104<br />
<br />
Background: Robot-assisted surgery was first employed by the end of 1980s, and has since become popular<br />
in the U.S., Europe, Japan, and South Korea for complex surgeries. Over the past decade, robot-assisted surgery<br />
has become widespread in a variety of operations. Basically, robotic surgery offers the benefits of laparoscopic<br />
surgery, such as improved cosmesis, reduced postoperative pain, and wound complications, and faster recoveries,<br />
with shorter hospital stays. Several robotic systems have attempted to enter the field of robotic surgery. Presently,<br />
the da Vinci system of Intuitive Surgical is the only commercially available robotic system, and is predominant in<br />
Vietnam. Binh Dan hospital in Hochiminh city is the first in the country to perform robotic endoscope surgeries<br />
for adult patients. The settings for robotic surgery require specific considerations that differ from conservative<br />
surgical techniques. The modern anesthesiologist should keep abreast of these changes, and consider the impact on<br />
the anesthetic plan and patient safety. Ho Chi Minh City-based Cho Ray Hospital puts into operation its newest<br />
robotic endoscopic surgery system on October 23rd. These issues will be reviewed in this article.<br />
Methods: A retrospective, cross-sectional study of all the patients having indication of robot-assisted<br />
laparoscopic surgery in adults at Anesthesiology and critical care department in Cho Ray Hospital from Oct 1st,<br />
2017 to Feb 28th, 2018.<br />
Results: The ratio between male and female was approximately 2:1 among all 36 inpatients. The mean age<br />
was 51.5 ± 6.5 with the oldest at 76 and the youngest at 25 years old. The mean body mass index (BMI) was 22.4<br />
± 0.39. There were 10 cases from general surgery department. In addition, urology, liver and pancreas combined<br />
had 13 cases. Maintenance of general anesthesia included propofol and severance. Average length of stay in<br />
hospitals was 15.6 ± 1.67 days, with the minimum 7 days and the maximum 38 days. The mean time from<br />
induction to the end of surgery was 431± 65 minutes, with the minimum of 240 minutes (liver and pancreas) and<br />
the maximum of 630 minutes (urology department). The average amount of blood loss was 432.7 ± 182 mL. Four<br />
patients received blood transfusion with a maximum of 4 packed red blood cells unit. The mean of perioperative<br />
intravenous fluids was 2831.1, with the minimum of 1200 mL and the maximum of 4500 mL. The surgical<br />
complications observed included no case of cognitive dysfunction, death, digit injury, head and neck edema<br />
(5.5%), conjunctival edema (16.7%), arrhythmia (bradycardia) or low pressure (55.5%), postoperative nausea<br />
and vomiting (8.3%), need for ICU (5.5%), need for vasopressor agents (5.5%).<br />
Conclusion: Although the majority of patients generally tolerate robot-assisted surgery well and appreciate<br />
the benefits, anesthesiologists must consider the changes in the cardiopulmonary system that occur when patients<br />
are placed in Trendelenburg position, and when pneumoperitoneum is created.<br />
Keywords: laparoscopic surgery, robot da Vinci, anesthesia<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ mẫu “người máy” đầu tiên được sử dụng trên<br />
lâm sàng. Và được Cơ quan Quản lý Thực<br />
Ngày nay sự tiến bộ của khoa học và y học phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận. Các<br />
đã mang lại nhiều bước nhảy vọt trong điều kỹ sư nhận thấy rằng kỹ thuật khéo léo và độ<br />
trị các bệnh lý nội khoa và ngoại khoa. Thời chính xác trong điều khiển dụng cụ phẫu<br />
đại của “người máy” (robot) trong phẫu thuật thuật của hệ thống “người máy” sẽ chính xác<br />
vào những năm đầu thập niên 1990s, khi lần hơn bác sĩ thông qua hệ thống cáp quang dẫn<br />
đầu tiên, Hệ thống nội soi tự động cho tư thế truyền để điều khiển hệ thống “người máy”.<br />
tối ưu, màn hình kiểm soát bằng giọng nói là Kể từ đó nhiều mẫu “người máy” được phát<br />
<br />
<br />
99<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
triển. Tháng 4 năm 1997, các phẫu thuật ngày 5 tháng 2 năm 2018. Theo dõi monitoring<br />
“người máy” (robot) đầu tiên được thực hiện với các chỉ số thường quy (ECG, độ bão hoà oxy<br />
bởi Jacques Himpen và Guy Cardiere sử dụng qua mạch nảy, nhiệt độ, các thông số hô hấp) và<br />
hệ thống phẫu thuật Da Vinci. Hệ thống phẫu các thông số xâm lấn (huyết áp, CVP, khí máu).<br />
thuật này được FDA chấp thuận tháng 7 năm Sau khi gây mê với sufentanil, propofol và<br />
2000 cho phẫu thuật nội soi nói chung. Năm rocuronium liều 0,6 mg/kg, sẽ đặt nội khí quản.<br />
2000, có khoảng 1.500 trường hợp phẫu thuật Duy trì mê sufentanil và rocuronium truyền tĩnh<br />
có robot hỗ trợ được thực hiện; đến năm 2004, mạch liên tục, duy trì mê với sevorane kết hợp<br />
tăng lên đến hơn 20.000 trường hợp(7). Năm propofol, theo dõi độ mê BIS, độ giãn cơ, dịch<br />
2011, tăng lên đến 360.000 trường hợp phẫu truyền duy trì 2 – 3 mg/kg/giờ(9). Ondansetron<br />
thuật bằng hệ thống da Vinci được thực hiện 4 mg tiêm tĩnh mạch. Tư thế bệnh nhân<br />
trên thế giới trong đó có khoảng 146.000 Trendelenburg với 2 tay dọc theo thân mình, các<br />
trường hợp phẫu thuật cắt tử cung và 113.000 tấm silicone được lót dưới vai, sử dụng các dây<br />
trường hợp phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt. chuyên dụng để cố định quanh ngực. Tiêu<br />
Tháng 1 năm 2009, Tiến sĩ Todd Tillmanns báo chuẩn loại trừ bao gồm những trường hợp<br />
kết quả của các nghiên cứu lớn nhất về việc sử chống chỉ định thông thường của các trường hợp<br />
dụng hệ thống phẫu thuật robot da Vinci phẫu thuật nội soi robot như: suy tim, thiếu máu<br />
trong phẫu thuật phụ khoa và ung thư. Tuy cơ tim, thiểu dưỡng cơ tim, thiểu dưỡng tuần<br />
nhiên, quá trình phẫu thuật gây mê hồi sức hoàn não, tăng áp lực nội sọ, tăng nhãn áp, tăng<br />
cho những bệnh nhân mổ nội soi ổ bụng có hổ thán máu, kén phổi, tràn khí màn phổi tự phát,<br />
trợ robot sẽ xảy ra biến chứng nếu không nắm dày dính màng phổi…Ý nghĩa thống kê được<br />
vững những biến đổi sinh lý, nhất là hệ thống xác lập ở mức α = 0,05.<br />
tuần hoàn hô hấp(3). Do đó, bác sỹ gây mê hồi KẾT QUẢ<br />
sức phải không ngừng học hỏi để đáp ứng<br />
được nhu cầu ngày càng cao của các phẫu Chúng tôi nghiên cứu trên 36 hồ sơ bệnh án<br />
thuật. Tuy vậy chúng tôi tin rằng với những để đánh giá những thay đổi về tuần hoàn, dịch<br />
kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ góp phần truyền, mất máu và các biến chứng có thể gặp<br />
không nhỏ trong việc định hướng sử dụng trong quá trình gây mê hồi sức do tư thế<br />
phương pháp điều trị này trong thời gian tới. Trendelenburg và bơm hơi trong ổ bụng, với tỉ lệ<br />
nam/nữ = 2/1 (12 nữ, 24 nam).<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Bảng 1. Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo tuổi<br />
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, Nhóm tuổi Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
thu thập số liệu của tất cả bệnh nhân người lớn < 60 22 61,1<br />
(≥ 18 tuổi) được phẫu thuật nội soi ổ bụng có hổ 60 14 38,9<br />
trợ robot da Vinci tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh Tổng cộng 36 100<br />
<br />
viện Chợ Rẫy; bao gồm khoa ngoại tổng quát Tuổi trung bình 51,5 ± 6,5, tuổi nhỏ nhất 25,<br />
(phẫu thuật cắt trực tràng thấp + nối, cắt đại lớn nhất 76 tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm tỉ<br />
tràng chậu hông..), khoa ngoại gan mật tụy lệ 38,9%. BMI trung bình 22,4 ± 0,39, lớn nhất 27<br />
(phẫu thuật Whipple, cắt thân đuôi tụy, cắt đuôi và nhỏ nhất 17.<br />
tụy, cắt nang tụy, cắt tử cung…), khoa ngoại tiết Máu mất trong phẫu thuật<br />
niệu (phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến, cắt bang Mất máu độ 1 (2000 mL) lần lượt là:<br />
rò bàng quang âm đạo, tạo hình khúc nối niệu 83%, 8%, 6% và 3% (Biểu đồ 1).<br />
quản…). Chúng tôi thu thập được số liệu của 36<br />
trường hợp từ ngày 20 tháng 10 năm 2017 đến<br />
<br />
<br />
100<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tổng số dịch truyền trung bình trong phẫu<br />
thuật là 2831,1 ± 164 mL, cao nhất 4500 mL và<br />
thấp nhất 1200 mL.<br />
Bảng 3. Tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo khoa phẫu thuật<br />
Khoa Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Ngoại tổng quát 10 27,8<br />
Ngoại gan mật tụy 13 36,1<br />
Ngoại tiết niệu 13 36,1<br />
Tổng cộng 36 100<br />
<br />
Loại phẫu thuật của khoa ngoại tổng quát là<br />
10 trường hợp, khoa gan mật tụy và tiết niệu đều<br />
là 13 trường hợp. Tất cả thuốc mê duy trì trong<br />
phẫu thuật đều sử dụng kết hợp propofol kết<br />
Biểu đồ 1. Tỉ lệ mất máu trong phẫu thuật hợp sevorane.<br />
Bảng 2. Tổng dịch truyền trong phẫu thuật<br />
Số lượng mất máu trung bình là 432,7 ± 182<br />
Tổng dịch Thời gian phẫu thuật<br />
p mL, trong đó có 4 trường hợp cần truyền máu,<br />
truyền < 6 giờ (tỉ lệ %) ≥ 6 giờ (tỉ lệ %)<br />
600<br />
Ngoại TQ (10) 0 4 (11,1%) 4 (11,1%) 2 (5,6) 0<br />
Ngoại GMT (13) 1 (2,8%) 3 (7,4%)3 7 (19,4%) 1 (2,8%) 1 (2,8%)<br />
Ngoại TN (13) 0 4 (11,1%) 5 (13,9%) 3 (7,4%) 1 (2,8%)<br />
Tổng (36) 0 5 14 9 8<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình 431 ± 65 can thiệp. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thời<br />
phút, thấp nhất là 240 phút của khoa gan mật tụy gian phẫu thuật trung bình 431 phút, thấp nhất<br />
và cao nhất là 630 phút của khoa ngoại tiết niệu. là 240 phút của khoa gan mật tụy và cao nhất là<br />
630 phút của khoa ngoại tiết niệu. Số lượng mất<br />
BÀN LUẬN<br />
máu trung bình là 432,7 mL, trong đó có 4<br />
Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot làm giảm tỉ trường hợp cần truyền máu, cao nhất là 4 đơn vị<br />
lệ mắc bệnh và cải thiện chức năng của nhiều cơ hồng cầu lắng 350 mL, một trường hợp truyền 3<br />
quan. Mặc dù, các bác sỹ gây mê cần hiểu biết đơn vị và 2 trường hợp truyền 2 đơn vị; tổng số<br />
đầy đủ, chuẩn bị tư thế tốt và những thách thức dịch truyền trung bình trong phẫu thuật là<br />
phải đối mặt do tư thế Trendelenburg thường 2831,1 mL, cao nhất 4500mL và thấp nhất 1200<br />
gây ra những biến chứng. Bơm hơi vào ổ bụng mL. So với Pruthi và cộng sự cho thấy thời gian<br />
trong phẫu thuật nội soi giúp quan sát phẫu phẫu thuật trung bình của cắt bàng quang và<br />
trường tốt. Áp lực thường trong giới hạn 12 – 15 tiền liệt tuyến 6,1 giờ và mất máu trung bình 313<br />
mmHg và CO2 thường là khí hay được sử dụng. mL; phẫu thuật cắt bàng quang với thời gian<br />
Ảnh hưởng của hơi trong ổ bụng tới các cơ quan trong phòng mổ trung bình 4,6 giờ và mất máu<br />
như tim, thận, phổi, hệ thống miễn dịch qua 2 trung bình 271 ml(12). Lowrance và cộng sự thông<br />
yếu tố: bản thân hơi trong ổ bụng và CO2 đóng báo thời gian trung bình trong phòng mổ của<br />
vai trò như một loại thuốc(2). Meininger và cộng phẫu thuật robot là 287 phút(8). Trong một nghiên<br />
sự nghiên cứu ảnh hưởng của tim phổi do tư thế cứu tiền cứu có so sánh giữa mổ mở với mổ<br />
Trendelenburg trong phẫu thuật nội soi robot robot Ng và cộng sự cho thấy thời gian ở phòng<br />
cho thấy có sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí mổ trung bình đối với mổ mở là 5,85 giờ và 6,25<br />
động mạch, cung lượng tim giảm trong quá trình giờ đối với mổ robot(10). Nhiều nghiên cứu cũng<br />
bơm hơi vào ổ bụng(9). Torrielli và cộng sự cho cho thấy kéo dài thời gian ở phòng mổ do cách<br />
thấy gia tăng áp lực ổ bụng lên 10 mmHg liên tiếp cận với robot(13). Menekse Oksar trong<br />
quan đến giảm chỉ số tim ở tư thế nghiên cứu của mình cũng cho thấy có sự gia<br />
Trendelenburg, tăng huyết áp trung bình (MAP) tăng có ý nghĩa thời gian ở phòng mổ đối với<br />
và tăng sức cản mạch ngoại biên và thường ít khi phẫu thuật robot. Trong đánh giá truyền máu<br />
trở lại giá trị trung bình sau khi xả khí ra khỏi ổ đối vối mổ mở và robot của phẫu thuật nội soi<br />
bụng(14). Falabella và cộng sự chỉ ra rằng tư thế cắt tiền liệt tuyến tận gốc, Kordan và cộng sự cho<br />
Trendelenburg gia tăng thể tích nhát bóp và thấy phẫu thuật robot ít máu mất và ít thay đổi<br />
MAP(2). Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy hematocrit hơn so với mổ mở(6). Menekse Oksar<br />
tư thế Trendelenburg làm giảm tần số tim và cần<br />
<br />
<br />
102<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cho rằng mất máu nhiều hơn và cần truyền máu, cảm (vagal tone). Hơn nữa, truyền fentanyl cũng<br />
tắc ruột sau phẫu thuật nhiều hơn trong phẫu có vai trò trong những trường hợp này. Tuy<br />
thuật u bàng quang bằng phương pháp mổ mở. nhiên, nhịp chậm không xảy ra nữa sau khi xử<br />
Mất máu trung bình trong mổ mở cắt bàng trí và truyền fentanyl liên tục sau đó và trong<br />
quang tận gốc của Lowrance và cộng sự là 750 thời gian khác của phẫu thuật. Qua nghiên cứu,<br />
mL và 38% bệnh nhân cần phải truyền máu(6,11). chúng tôi cũng khuyến cáo rằng tư thế<br />
Menekse Oksar trong nghiên cứu mổ robot cắt Trendelenburg phải cẩn trọng để tránh những<br />
bàng quang cho thấy không có bệnh nhân nào thương tổn thần kinh, các chi, gân. Vai và chân<br />
cần truyền máu so với mổ mở. Mặc dù, biến phải được lót và bảo vệ, lồng ngực cố định ở<br />
chứng khi mổ robot được báo cáo nhiều nhưng mức phù hợp trong quá trình thông khí. Trong<br />
biến chứng liên quan đến gây mê thường ít khi nghiên cứu của chúng tôi, nhiệt độ luôn được<br />
xảy ra. Tư thế Trendelenburg có thể là nguyên theo dõi và duy trì quanh ngưỡng 36,5oC bởi<br />
nhân gây ra giảm khả năng dự trữ chức năng, phẫu thuật kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chuyển<br />
thể tích thông khí, độ đàn hồi phổi và có thể gia hóa của bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân được<br />
tăng xẹp phổi(1,4). Về biến chứng, nghiên cứu hưởng lợi vì những lợi ích mà phẫu thuật có hổ<br />
chúng tôi không có biến chứng tổn thương đầu trợ robot mang lại; tuy nhiên, các bác sỹ gây mê<br />
chi trong và sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận hồi sức cần có những hiểu biết về những thay<br />
có 3 trường hợp nôn ói sau phẫu thuật (8,3%), 2 đổi sinh lý trong quá trình mổ robot. Đặc biệt,<br />
trường hợp phù đầu cổ (5,5%) và 6 trường hợp các bác sỹ gây mê cần xem xét những thay đổi<br />
phù kết mạc (16,7%). Về ảnh hưởng huyết động của hệ thống tim phổi và những biến đổi xảy ra<br />
có 20 trường hợp (55,5%) có rối loạn nhịp chậm khi bơm hơi vào ổ bụng. Với những hiểu biết về<br />
hoặc tụt huyết áp cần sử dụng ephedrine hoặc sự thay đổi đó sẽ giúp cho việc can thiệp kịp<br />
phenylephedrine sau đó mạch và huyết áp ổn thời, tránh được những biến chứng và hồi phục<br />
định, chỉ có 2 (5,5%) trường hợp cần phải sử nhanh chóng.<br />
dụng vận mạch đến khi chuyển ICU nhưng sau KẾT LUẬN<br />
đó cũng ngừng được vận mạch.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Phần lớn<br />
Trong những nghiên cứu gần đây, những<br />
bệnh nhân có chỉ định được phẫu thuật nội soi<br />
biến chứng liên quan đến tư thế trong quá trình<br />
có hỗ trợ robot đều có kết quả phẫu thuật tốt nhờ<br />
phẫu thuật như phù đầu mặt, phù kết mạc, sưng<br />
những lợi điểm của robot, bác sỹ gây mê hồi sức<br />
lưỡi, triệu chứng như tắc nghẽn đường hô hấp<br />
cần theo dõi và điều trị thích hợp với những thay<br />
trên nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi tiêu<br />
đổi của vấn đề hô hấp - tim mạch, các ảnh hưởng<br />
chuẩn để chuyển bệnh thường sau khi cải thiện<br />
đi kèm khi bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg và<br />
các triệu chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
có bơm hơi trong ổ bụng. Tuy vậy chúng tôi tin<br />
không cho thấy có biến chứng tổ thương thần<br />
rằng với những kết quả thu được từ nghiên cứu<br />
kinh, cũng tương tự như Yee và cộng sự, và<br />
sẽ góp phần không nhỏ trong việc định hướng<br />
trong nghiên cứu của Menekse Oksar(11,15). Rối<br />
sử dụng phương pháp điều trị này trong thời<br />
loạn nhịp thường do nhiều nguyên nhân trong<br />
gian tới.<br />
phẫu thuật nội soi. So với nghiên cứu Menekse<br />
Oksar cũng thấy hầu như nhiều trường hợp và TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
biến chứng xảy ra ngay khi bệnh nhân được 1. Andersen LPH, Hansen EG, et al (2014). Optimized<br />
Anesthesia and Analgesic Regimen for Robotic Colorectal<br />
chuyển sang tư thế Trendelenburg hoặc trước Surgery. J Anesth Clin Res 5 p. 385.<br />
khi phẫu thuật. Có thể giải thích tình trạng này 2. Falabella A, Moore-Jeffries E, et al (2007). Cardiac function<br />
do thay đổi tư thế và/hoặc phản xạ do căng giãn during steep Trendelenburg position and CO2<br />
pneumoperitoneum for robotic-assisted. Anaesthesiol Scand, 49,<br />
phúc mạc, điều này làm tăng phản xạ phó giao p. 778-783.<br />
<br />
<br />
<br />
103<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
3. Herling SF, Dreijer B, Thomsen T, Møller AM (2014). Total 11. Oksar M, Akbulut Z, et al (2013). Anesthetic considerations for<br />
intravenous anaesthesia versus inhalational anaesthesia for robotic cystectomy: a prospective study. Brazilian Journal of<br />
transabdominal robotic assisted laparoscopic surgery. Anesthesiolog, 64(2), p.109-115.<br />
Cochrane Database of Systematic Reviews 12. 12. Pruthi RS, Smith A, Wallen EM (2008). Evaluating the<br />
4. Irvine M et al (2014). Anaesthesia for robot-assisted learning curve for robot-assisted laparoscopic radical<br />
laparoscopic surgery. Anaesthesia Critical Care & Pain, 9(4) cystectomy. J Endourol, 22, p. 2469-2474.<br />
p.125–129. 13. Ruurdam JP, Visser PL Broeders IAML (2003). Analysis of<br />
5. Kakar PN, Das J, Roy PM, Pant V (2011). Robotic invasion of Procedure Time in Robot-Assisted Surgery: Comparative<br />
operation theatre and associated anaesthetic issues: A review. Study in Laparoscopic Cholecystectomy, Computer Aided<br />
Indian J Anaesth; 55 p.18-25. Surgery, 8:1, p.24-29.<br />
6. Kordan Y, Barocas DA, et al (2010). Comparison of transfusion 14. Torrielli R, Cesarini M, et al (1990). Hemodynamic changes<br />
requirements between open and robotic-assisted laparoscopic during celioscopy: a study carried out using thoracic electric<br />
radical prostatectomy. BJU Int, 106, p. 1036-1040. bioimpedance. Can J Anaesth, 37, p.46-51.<br />
7. Lee JR (2014). Anesthetic considerations for robotic surgery. 15. Yee DS, Katz DJ, et al (2010). Extended pelvic lymph node<br />
Korean J Anesthesiol. Jan; 66(1): p. 3–11. dissection in robotic-assisted radical prostatectomy: surgical<br />
8. Lowrance WT, RumohrJA, et al (2008). Contemporary open technique and initial experience. Urology, 75, p.1199-1204.<br />
radical cystectomy: analysis of perioperative outcomes. J<br />
Urol, 179, p. 1313-1318.<br />
9. Meininger D, Byhahn C, et al (2005). Positive end-expiratory<br />
Ngày nhận bài báo: 17/12/2017<br />
pressure improves arterial oxygenation during prolonged Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/02/2018<br />
pneumoperitoneum. Acta Anaesthesiol Scand 49(6), p. 778-883.<br />
10. Ng CK, Kauffman EC, et al. (2010) A comparison of<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2018<br />
postoperative complications in open versus robotic<br />
cystectomy. Eur Urol, 57 p. 274-281.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
104<br />