TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG PROPOFOL TRUYỀN KIỂM SOÁT<br />
NỒNG ĐỘ ĐÍCH KẾT HỢP VỚI FENTANYL TIÊM TĨNH MẠCH<br />
DƢỚI CHỈ DẪN CỦA ĐIỆN NÃO ĐỒ SỐ HÓA<br />
TRONG CHỌC HÚT NOÃN<br />
Hoàng Văn Bách*; Nguyễn Văn Minh*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu trên 66 bệnh nhân (BN) nữ độ tuổi từ 21 - 45 dưới gây mê tĩnh mạch (TM) bằng<br />
propofol truyền kiểm soát nồng độ đích (Target Controlled Infusion: TCI) kết hợp với tiêm fentanyl<br />
TM để chọc hút noãn làm thụ tinh trong ống nghiệm. Theo dõi và điều chỉnh độ mê theo thang điểm<br />
lâm sàng PRST (Blood Pressure, Heart Rate, Sweat, and Tear) và theo điện não số hóa (Entropy).<br />
Kết quả: xác định được nồng độ đích (Effect Site Concentration: Ce) của propofol phù hợp với kích<br />
thích đau của thủ thuật, mê nhanh, tỉnh nhanh, kiểm soát được tim mạch, hô hấp. Tuy nhiên, xuất<br />
hiện một số cử động nhưng không ảnh hưởng đến thủ thuật. Đậm độ đích của propofol phù hợp<br />
trong thủ thuật 3,5 µg/ml.<br />
* Từ khoá: Truyền kiểm soát nồng độ đích; Propofol; Fentanyl; Chọc hút noãn.<br />
<br />
INTRAVENOUS ANESTHESIA WITH Target Controlled<br />
Infusion OF PROPOFOL COMBINED WITH FENTANYL<br />
INFECTION IN THE GUIDELINE OF ENTROPY<br />
FOR OCCYTE RETRIEVAL<br />
SUMMARY<br />
The study was carried on 66 women, aging from 21 to 45, who were given TCI anesthesia with<br />
propofol and fentanyl for the oocyte retrieval in IVF procedure. Anesthetic degrees were monitored<br />
with PRST and Entropy in order to find out the suitable effect site concentrations of propofol in every<br />
step of the procedure, which was 3.5 µg/ml in stable clinical situations.<br />
* Key words: Target-controlled infusion; Propofol; Fentanil; Oocyte retrieval.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chọc hút noãn để thụ tinh trong ống<br />
nghiệm được thực hiện qua kim chọc dò<br />
gắn trên đầu dò siêu âm qua đường âm đạo.<br />
Đây là một thủ thuật gây đau do kim chọc<br />
qua thành âm đạo, chọc buồng trứng và do<br />
<br />
áp lực hút trong quá trình lấy noãn. Vì vậy,<br />
thủ thuật này là nỗi lo sợ và không nhận<br />
được hợp tác của phụ nữ mỗi khi phải làm<br />
thủ thuật [2]. Để chọc được chính xác, hút<br />
được nhiều và tránh chọc vào bàng quang,<br />
ruột, cần phải bất động và giảm đau tốt.<br />
<br />
* Bệnh viện Bưu điện<br />
Người phản hồi: (Corresponding): Hoàng Văn Bách (hoangvanbach@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/1/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/1/2014<br />
<br />
194<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
Có nhiều kỹ thuật vô cảm được thực hiện<br />
như tiền mê kết hợp với gây tê vùng<br />
(nhược điểm: người bệnh lo lắng, giảm đau<br />
không hoàn toàn), gây tê tủy sống (nhược<br />
điểm: gây tụt huyết áp, phải truyền dịch và<br />
không được về trong ngày nên ít sử dụng),<br />
gây mê bốc hơi bằng mask thanh quản hay<br />
được sử dụng hơn vì kiểm soát hô hấp tốt,<br />
mê nhanh, tỉnh nhanh nhưng cần phải có<br />
máy gây mê và chi phí tốn kém hơn.<br />
Gây mê TM bằng propofol truyền kiểm<br />
soát nồng độ đích kết hợp với tiêm trước<br />
fentanyl TM dưới chỉ dẫn của điện não số hóa<br />
(Entropy) cho phép điều chỉnh độ mê dựa<br />
vào bằng chứng khách quan để giảm tối ưu<br />
liều thuốc mê đủ với kích thích đau của thủ<br />
thuật nhưng vẫn có thể đảm bảo hô hấp của<br />
người bệnh [5]. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm:<br />
- Xác định Ce của propofol trong khi làm<br />
thủ thuật.<br />
- Đánh giá hiệu quả vô cảm và tác dụng<br />
không mong muốn.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- 66 phụ nữ được chỉ định chọc hút noãn<br />
theo lịch trình để thụ tinh trong ống nghiệm<br />
tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện<br />
Bưu điện.<br />
- Không mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch,<br />
thần kinh, tâm thần.<br />
- Kết quả xét nghiệm CTM, sinh hóa trong<br />
giới hạn bình thường.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Tiến cứu, quan sát phân tích.<br />
- BN được giải thích để hiểu rõ kỹ thuật<br />
gây mê, thước đánh giá mức đau (VAS: giá<br />
trị từ 0 - 10) VAS < 3 được coi là không đau<br />
và đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
- Không tiền mê, thở mát oxy 3 lít/phút.<br />
- Fentanyl 2 µg/kg tiêm TM → chờ 2 phút<br />
→ khởi mê.<br />
- Nhóm 1: khởi mê propofol - TCI: đặt Ce<br />
= 2,5 µg/ml tại thời điểm mất đáp ứng với<br />
<br />
lời nói hoặc mất phản xạ mi mắt, đặt đầu dò<br />
âm đạo và tiến hành thủ thuật. Điều chỉnh<br />
nồng độ thuốc mê tăng giảm từng mức 0,5<br />
µg/ml dựa theo thang điểm đánh giá lâm<br />
sàng PRST. Ngừng thuốc mê propofol ngay<br />
khi chọc xong noãn cuối cùng.<br />
- Nhóm 2: khởi mê propofol - TCI: đặt<br />
Ce = 2,5 µg/ml điều chỉnh nồng độ thuốc<br />
mê tăng giảm từng mức 0,5 µg/ml dựa vào<br />
biến đổi giá trị Entropy (Entropy là sóng của<br />
điện não được số hóa tích hợp thành 2 chỉ<br />
số RE và SE), tiến hành thủ thuật khi 60<br />
≥ SE ≥ 40. Ngừng thuốc mê propofol ngay<br />
khi chọc xong noãn cuối cùng.<br />
- Phương tiện nghiên cứu: bơm tiêm<br />
điện Fresenius Kabi sử dụng mô hình dược<br />
động học của Marsh để gây mê, máy theo<br />
dõi đa thông số của Datex-Ohmeda về RE,<br />
SE, SpO2, tần số thở, huyết áp động mạch<br />
trung bình, tần số tim.<br />
- Lấy số liệu nghiên cứu: Ce, RE, SE,<br />
SpO 2, tần số thở, huyết áp động mạch<br />
trung bình, tần số tim.<br />
- Thời điểm lấy số liệu: T1: trên bàn thủ<br />
thuật (trước khi tiêm fentanyl); T2: mất phản<br />
xạ mi mắt; T3: ngay khi chọc xong noãn đầu<br />
tiên; T4: ngay khi chọc xong noãn cuối cùng;<br />
T5: phục hồi phản xạ mi mắt; T6: tỉnh hoàn<br />
toàn có thể ra khỏi bàn thủ thuật.<br />
- Phân loại mức mê thành 3 mức [5]:<br />
mức A (mức tỉnh): T1, T6. Mức B (mức chuyển<br />
tiếp giữa tỉnh và mê): T2, T5. Mức C (mức<br />
làm thủ thuật): T3, T4.<br />
- Bóp bóng hỗ trợ hô hấp khi SpO2 < 90%<br />
hoặc tần số thở < 10. Tiêm TM ephedrin<br />
3 mg/lần và tiêm nhắc lại khi huyết áp động<br />
mạch trung bình < 20% so với giá trị nền.<br />
* Một số thuật ngữ sử dụng trong nghiên<br />
cứu:<br />
- Thời gian thủ thuật: từ khi đặt đầu dò<br />
siêu âm đến khi kết thúc thủ thuật.<br />
- Thời gian gây mê: từ khi bơm thuốc mê<br />
đến khi tỉnh đáp ứng đúng theo mệnh lệnh.<br />
<br />
196<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
- Thời gian khởi mê tính từ khi bơm<br />
thuốc mê đến khi mất phản xạ mi mắt.<br />
- Thời gian thoát mê tính từ khi ngừng<br />
thuốc mê đến khi đáp ứng đúng theo lệnh.<br />
- Cử động không ảnh hưởng đến thủ<br />
thuật: là những cử động không làm di<br />
chuyển mông và đùi ở tư thế sản khoa.<br />
* Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học<br />
đã được hội đồng Nghiên cứu khoa học<br />
Bệnh viện Bưu Điện phê duyệt.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
VÀ BÀN LUẬN<br />
66 BN nữ độ tuổi từ 21 - 45 chia thành 2<br />
nhóm.<br />
Nhóm 1 (n = 31): độ tuổi trung bình<br />
29,42 ± 4,42, cân nặng 54,48 ± 6,82 kg.<br />
Nhóm 2 (n = 35): độ tuổi trung bình 29,83 ±<br />
5,27, cân nặng 52,54 ± 5,08 kg. Sự khác<br />
biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê<br />
về tuổi (p = 0,736) và cân nặng (p = 0,190).<br />
Như vậy, đối tượng ở 2 nhóm như nhau.<br />
Bảng 1: Giá trị của RE, SE của nhóm 2<br />
tại 3 mức mê.<br />
<br />
RE<br />
<br />
95,74 ±<br />
2,64<br />
<br />
76,94 ±<br />
9,77<br />
<br />
61,27 ±<br />
11,32<br />
<br />
SE<br />
<br />
88,27 ±<br />
2,37<br />
<br />
70,03 ±<br />
9,23<br />
<br />
56,04 ±<br />
10,35<br />
<br />
Các giá trị RE, SE giảm dần từ tỉnh sang<br />
mê. Mức A (mức tỉnh) có giá trị RE và SE<br />
cao nhất tương ứng với nồng độ propofol<br />
thấp nhất (Ce = 0,56 ± 0,23 µg/ml). Mức B<br />
(mức chuyển tiếp từ tỉnh sang mê và ngược<br />
lại) là kết quả của tăng nồng độ thuốc mê<br />
trong giai đoạn khởi mê và thải trừ thuốc<br />
mê trong giai đoạn thoát mê. Tại mức B, giá<br />
trị của RE và SE tương ứng với nồng độ<br />
propofol Ce = 2,39 ± 0,32 µg/ml. Mức C là<br />
mức có kích thích đau của thủ thuật với giá<br />
trị: RE = 61,27 ± 11,32 và SE = 56,04 ±<br />
10,35 tương ứng với nồng độ propofol<br />
Ce = 3,50 ± 0,40 µg/ml. Như vậy, Ce của<br />
<br />
propofol tăng lên độ mê sâu hơn thể hiện<br />
bằng giảm dần các giá trị điện não (RE,<br />
SE). Để hạn chế sự thức tỉnh trong khi mổ<br />
hoặc làm thủ thuật do gây mê không đủ liều<br />
hoặc gây mê quá liều dẫn đến ảnh hưởng<br />
tim mạch và thần kinh, điện não số hóa là<br />
bằng chứng khách quan để điều chỉnh<br />
thuốc mê [5, 6], khi tỉnh, giá trị BIS nằm<br />
trong khoảng 85 - 100, an thần (65 - 84),<br />
mê đủ sâu khi giá trị 40 ≤ BIS ≤ 60 [6]. SE<br />
tương đương với BIS, trong theo dõi điện<br />
não bằng Entropy, RE có giá trị cao hơn SE<br />
từ 3 - 10 đơn vị. Khi mê sâu, RE tiến gần<br />
tới SE, chỉ số RE tăng nhanh hơn SE nên<br />
cảnh báo thức tỉnh sớm hơn SE [6]. Giá trị<br />
của RE, SE tại mức C nằm trong giới hạn<br />
khuyến cáo duy trì mê và phù hợp với kết<br />
quả nghiên cứu của Circeo [1], nồng độ<br />
propofol của nhóm 2 tại mức làm thủ thuật<br />
(Ce = 3,50 ± 0,40 µg/ml) đạt cao nhất trong<br />
3 mức và cao hơn kết quả nghiên cứu của<br />
Demet Coskun là an thần bằng propofol<br />
trong thủ thuật (Ce = 1,5 và 2,5 µg/ml) [2, 3].<br />
Kết quả của Handa (2007) ở mức làm thủ<br />
thuật Ce = 4,1 µg/ml khi dùng propofol đơn<br />
thuần và Ce = 3,3 µg/ml khi kết hợp với<br />
N2O [4]. Như vậy, Ce của propofol thay đổi<br />
phụ thuộc vào thuốc giảm đau bổ sung.<br />
Bảng 2: Nồng độ đích của propofol tại 3<br />
mức mê.<br />
1<br />
2<br />
1<br />
<br />
± SD (µ/ml)<br />
0,47 ± 0,25<br />
0,56 ± 0,23<br />
2,37 ± 0,21<br />
<br />
2<br />
<br />
2,39 ± 0,32<br />
<br />
1<br />
<br />
3,40 ± 0,32<br />
<br />
2<br />
<br />
3,50 ± 0,40<br />
<br />
X<br />
Mức A<br />
Mức B<br />
<br />
Mức C<br />
<br />
p<br />
0,165<br />
0,788<br />
<br />
0,278<br />
<br />
Khác biệt về nồng độ đích của propofol<br />
giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05). Tại mức làm thủ thuật có nồng<br />
độ thuốc mê cao nhất. Điều này cho thấy<br />
điều chỉnh độ mê dựa vào dấu hiệu lâm<br />
sàng PRST rất đáng tin cậy, vì tần số tim,<br />
<br />
197<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
huyết áp chỉ phụ thuộc kích thích đau của<br />
thủ thuật (không bị nhiễu do mất máu như<br />
trong mổ).<br />
Bảng 3: Thay đổi về hô hấp, tim mạch<br />
giữa 2 nhóm tại 3 mức mê.<br />
X ± SD<br />
Møc A<br />
SpO2<br />
(%)<br />
<br />
Tần số thở<br />
(nhịp/phút)<br />
<br />
Møc C<br />
<br />
T h « nè g N h ã nm<br />
<br />
99,32 ± 98,53 ± 98,48 ± 0,894<br />
0,51<br />
0,93<br />
0,92<br />
<br />
2<br />
<br />
99,34 ± 98,54 ± 98,31 ±<br />
0,69<br />
0,71<br />
0,78<br />
15,93 ± 14,68 ± 13,90 ± 0,136<br />
1,30<br />
0,95<br />
1,30<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
2<br />
1<br />
2<br />
<br />
15 64 ± 14,67 ± 13,51 ±<br />
0,69<br />
0,94<br />
0,75<br />
87,56 ± 79,59 ± 75,79 ± 0,792<br />
5,03<br />
4,23<br />
4,25<br />
85,7 ± 79,64 ± 75,50 ±<br />
4,63<br />
5,26<br />
4,62<br />
84,64 ± 81,31 ± 81,30 ± 0,080<br />
11,01<br />
9,65<br />
9,64<br />
<br />
Thời gian thủ<br />
thuật (phút)<br />
<br />
Thời gian gây<br />
mê (phút)<br />
<br />
Thời gian khởi<br />
mê (giây)<br />
<br />
Thời gian thoát<br />
mê (phút)<br />
<br />
84,86 ± 79,07 ± 76,48 ±<br />
11,25<br />
10,63<br />
8,53<br />
<br />
Khác biệt về SpO2, tần số thở, huyết áp<br />
và tần số tim giữa 2 nhóm không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05).<br />
Bảng 4: Tác dụng không mong muốn.<br />
T h « n g<br />
<br />
Bảng 5: Đặc điểm gây mê và thủ thuật.<br />
<br />
p<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
Huyết áp<br />
động<br />
mạch trung<br />
bình<br />
(mmHg)<br />
Tần số tim<br />
(nhịp/phút)<br />
<br />
Møc B<br />
<br />
theo điện não số hóa sớm hơn, kịp thời hơn<br />
so với dấu hiệu lâm sàng PRST. Cử động<br />
nhẹ gặp ở cả 2 nhóm, nhóm 2 ít hơn nhóm<br />
1 nhưng không ảnh hưởng đến thủ thuật.<br />
<br />
N h ã m<br />
Cã<br />
Kh«ng<br />
<br />
Bóp bóng hỗ trợ<br />
3/31<br />
28/31<br />
khi SpO2 < 90% (9,7%) (90,3%)<br />
hoặc tần số thở<br />
< 10<br />
Cử động không<br />
10/31<br />
21/31<br />
ảnh hưởng thủ (32,3%) (67,75%)<br />
thuật<br />
(1)<br />
(2)<br />
(3)<br />
Tỉnh, đau trong<br />
0<br />
31<br />
khi làm thủ thuật<br />
Co thắt phế quản<br />
0<br />
31<br />
Nôn & buồn nôn<br />
0<br />
31<br />
Sử dụng<br />
0<br />
31<br />
ephedrin để nâng<br />
huyết áp<br />
<br />
N h ã m<br />
Cã<br />
Kh«ng<br />
0/35<br />
(0%)<br />
<br />
35/35<br />
(100%)<br />
<br />
6/35<br />
(17,1%)<br />
<br />
29/35<br />
(82,9%)<br />
<br />
(4)<br />
0<br />
<br />
(5)<br />
35<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
35<br />
35<br />
35<br />
<br />
Không có hiện tượng thức tỉnh, đau<br />
trong khi làm thủ thuật, nhóm 2 không cần<br />
bóp bóng hỗ trợ, trong một thời gian ngắn<br />
tại thời điểm khởi mê khi chưa có kích thích<br />
đau có thể do điều chỉnh nồng độ thuốc mê<br />
<br />
Tổng liều<br />
propofol (mg)<br />
<br />
Số noãn<br />
<br />
X ±<br />
<br />
1<br />
<br />
31<br />
<br />
15,87 ± 5,14<br />
<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
14,86 ± 6,42<br />
<br />
1<br />
<br />
31<br />
<br />
19,42 ± 5,76<br />
<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
18,24 ± 6,62<br />
<br />
1<br />
<br />
31<br />
<br />
98,58 ± 20,59<br />
<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
104,29 ± 31,74<br />
<br />
1<br />
<br />
31<br />
<br />
4,65 ± 1,66<br />
<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
4,33 ± 1,59<br />
<br />
1<br />
<br />
31<br />
<br />
210,87 ± 71,05<br />
<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
218,86 ± 64,89<br />
<br />
1<br />
<br />
31<br />
<br />
16,10 ± 7,37<br />
<br />
2<br />
<br />
35<br />
<br />
13,26 ± 6,43<br />
<br />
p<br />
0,485<br />
<br />
0,447<br />
<br />
0,396<br />
<br />
0,433<br />
<br />
0,635<br />
<br />
0,99<br />
<br />
Thời gian thủ thuật, thời gian khởi mê,<br />
thoát mê, số noãn chọc và tổng liều thuốc<br />
mê khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
giữa 2 nhóm (p > 0,05). Điều này cho thấy<br />
điều chỉnh thuốc mê theo dấu hiệu lâm<br />
sàng PRST cũng như dựa vào điện não<br />
Entropy rất có giá trị trong gây mê làm thủ<br />
thuật chọc hút noãn.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tại thời điểm làm thủ thuật duy trì nồng<br />
độ đích của propofol ở mức 3,50 ± 0,40 µg/ml<br />
hay 3,40 ± 0,32 µg/ml là phù hợp.<br />
- Hiệu quả vô cảm tốt, có thể bắt gặp cử<br />
động nhẹ, nhưng không ảnh hưởng đến thủ<br />
<br />
198<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br />
<br />
thuật. Giảm SpO2, tần số thở có thể gặp,<br />
nhưng không nghiêm trọng, cần theo dõi<br />
sát để hỗ trợ hô hấp kịp thời.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Circeo L, Grow D, Kashikar A, Gibson C.<br />
Prospective, observational study of the depth of<br />
anesthesia during oocyte retrieval using a total<br />
intravenous anesthetic technique and the Bispectral<br />
index monitor. Fertil Steril. 2011, 96 (3), pp.63-637.<br />
2. Demet Coskun, Berrin Gunaydin, Ayca<br />
Tas, et al. Target controlled infusion of propofol<br />
with two different fentanyl doses care during oocyte<br />
retrieval SOAP, Abstract number 13. 2010.<br />
<br />
3. Demet Coskun, Berrin Gunaydin, Ayca Tas, et<br />
al. A comparison of three different targetcontrolled remifentanil infusion rates during<br />
target-controlled propofol infusion for oocyte<br />
retrieval. Clinics (Sao Paulo). 2011, 66 (5),<br />
pp.881-815.<br />
4. Handa-Tsutsui F, Kodaka M. Effect of<br />
nitrous oxide on propofol requirement during<br />
target-controlled infusion for oocyte retrieval. Int<br />
J Obstet Anesth. 2007, 16 (1), pp.13-26.<br />
5. Martorano P. P, Facco E, Falzetti G. and<br />
Pelaia P. Spectral entropy assessment with<br />
auditory evoked potential in neurouanesthesia,<br />
Clinical Neurophysiology. 2007, 118, pp.505-512.<br />
6. Rodenas L. S, Palazon J. H and<br />
Domenech P. Comparative study of the spectral<br />
entropy and bispectral index during propofol<br />
sedation. Monitoring: Equipment and Computer.<br />
2010, p.136.<br />
<br />
199<br />
<br />