TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG PROPOFOL VÀ FENTANYL CHO<br />
THỦ THUẬT CHỌC HÚT NOÃN<br />
Trịnh Xuân Trường*; Hoàng Văn Chương**; Nguyễn Ngọc Thạch**<br />
Nguyễn Trung Kiên**; Nguyễn Văn Khoa**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: đánh giá hiệu quả vô cảm và các tác dụng không mong muốn của gây mê tĩnh<br />
mạch (TM) bằng propofol và fentanyl cho thủ thuật chọc hút noãn. Đối tượng và phương pháp:<br />
80 bệnh nhân (BN) có chỉ định chọc hút noãn, chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 40 BN. BN của hai<br />
nhóm đều được tiền mê bằng tiêm TM 50 mcg fentanyl và 0,25 mg atropin ngay trước khởi mê<br />
và khởi mê bằng tiêm TM propofol 1% liều 2 mg/kg. BN nhóm 1 được duy trì mê bằng truyền<br />
propofol qua bơm tiêm điện. BN nhóm 2 được duy trì mê bằng tiêm TM ngắt quãng propofol.<br />
Kết quả: tỷ lệ BN có điểm PRST là 0 tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2<br />
(p < 0,05). Tỷ lệ BN có điểm PRST là 1 tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm 1 thấp hơn<br />
nhóm 2 (p < 0,05). Thời gian thoát mê ở nhóm 1 (4,86 ± 1,04 phút) nhanh hơn so với nhóm 2<br />
(6,1 ± 0,75 phút) (p < 0,05). Tổng liều propofol ở nhóm 1 (187,28 ± 24,66 mg) thấp hơn so với<br />
nhóm 2 (206,32 ± 22,43 mg) (p < 0,05). Đau ở chỗ tiêm gặp ở nhóm 1 là 10% và nhóm 2 là<br />
7,5% (p > 0,05); SpO2 < 95% ở nhóm 1 (2,5%) thấp hơn nhóm 2 (10%) (p < 0,05) và hạ huyết<br />
áp ở nhóm 1 (5%) thấp hơn nhóm 2 (17,5%) (p < 0,05). Kết luận: gây mê TM bằng propofol và<br />
fentanyl hiệu quả và an toàn cho thủ thuật chọc hút noãn.<br />
* Từ khóa: Chọc hút noãn; Gây mê tĩnh mạch propofol.<br />
<br />
Propofol and Fentanyl Intravenous Anaesthesia for Oocyte<br />
Retrival Procedure<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate anaesthesia efficacy and unwanted effects of propofol and fentanyl<br />
intravenous anaesthesia for oocyte retrival procedure. Subject and methods: 80 cases had<br />
indication for oocyte retrival procedure and were divided into two groups, 40 cases for each<br />
group. Cases of both group just before anaesthesia induction had intravenous injection of<br />
fentanyl 50 mcg and atropine 0.25 mg for premedication and anaesthesia induction by<br />
intravenous injection of propofol 1% 2 mg/kg. Cases of the first group were maintained by<br />
propofol pump intravenous infusion. Cases of the second group were maintained by propofol<br />
intermittent intravenous injection. Results: The rate of patients with PRST score = 0 at studying<br />
times in the first group were higher than in the second group (p < 0.05). The rate of patients<br />
with PRST score = 1 at studying times in the first group were lower than in the second group<br />
* Bệnh viện Quân y 354<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Thạch (thachgmhs@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 09/10/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/12/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2015<br />
<br />
111<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
(p < 0.05). Recovery duration in the first goup (4.86 ± 1.04 mins) was faster than in the second<br />
one (6.1 ± 0.75 mins) (p < 0.05). Propofol dosage in the first group (187.28 ± 24.66 mg) was<br />
lower than in the second one (206.32 ± 22.43 mg) (p < 0.05). Pain at injection site occurred in<br />
the first group and in the second one 10% and 7.5%, respectively (p > 0.05). The case rate with<br />
SpO2 < 95% in the first group (2.5%) was lower than in the second one (10%) (p < 0.05). The<br />
hypotension rate in the first group (5%) was lower than in the second group (17.5%) (p < 0.05).<br />
Conclusions: Propofol and fentanyl intravenous anaesthesia is efficacy and safe for oocyte<br />
retrival procedure.<br />
* Key words: Oocyte retrival; Propofol intravenous anaesthesia.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay có nhiều phương pháp vô<br />
cảm cho thủ thuật chọc hút noãn trong<br />
phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm<br />
(IVF) như gây tê tại chỗ, gây tê vùng và<br />
gây mê toàn thể. Phương pháp vô cảm<br />
cho thủ thuật này không những phải bảo<br />
đảm hiệu quả an toàn cho BN mà còn<br />
không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh<br />
thành công.<br />
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều<br />
nghiên cứu đầy đủ về vô cảm ở BN chọc<br />
hút noãn. Chính vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài với mục đích:<br />
- Đánh giá hiệu quả vô cảm của<br />
propofol-fentanyl trong gây mê chọc noãn.<br />
- Đánh giá các tác dụng không mong<br />
muốn của phương pháp này.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
80 BN có chỉ định chọc hút noãn làm<br />
phương pháp IVF tại Trung tâm Mô phôi,<br />
Học viện Quân y từ 11 - 2013 đến 4 - 2014.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu, có chỉ định gây mê<br />
112<br />
<br />
ngoài phòng mổ, từ 20 - 45 tuổi, phân loại<br />
ASA I - II.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có chống chỉ<br />
định gây mê TM với propofol, fentanyl,<br />
BN mắc bệnh lý tâm thần kinh hoặc khó<br />
giao tiếp về ngôn ngữ, có biến chứng do<br />
thủ thuật.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, có đối<br />
chứng. BN được bốc thăm ngẫu nhiên để<br />
vào hai nhóm nghiên cứu:<br />
- Nhóm 1 (n = 40): khởi mê tiêm TM<br />
propofol 1% liều 2 mg/kg trong 30 giây,<br />
duy trì mê bằng truyền propofol qua bơm<br />
tiêm điện.<br />
- Nhóm 2 (n = 40): khởi mê tiêm TM<br />
propofol 1% liều 2 mg/kg trong 30 giây,<br />
duy trì mê bằng tiêm từng liều propofol<br />
bổ sung.<br />
* Phương tiện, vật liệu nghiên cứu:<br />
Propofol (biệt dược diprivan) ống 200<br />
mg/20 ml (Hãng Astra-Zeneca, Thụy §iển),<br />
fentanyl ống 100 mcg/2 ml (Hãng Polfa,<br />
Ba lan). Bơm tiêm điện Terumo (Hãng<br />
Terumo, Nhật Bản). Máy theo dõi (Hãng<br />
NihonKohden, Nhật Bản).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
* Phương pháp tiến hành:<br />
- Chuẩn bị BN: kiểm tra xét nghiệm và<br />
tình trạng nhịn ăn uống trước thủ thuật 6<br />
tiếng. Thiết lập đường truyền TM bằng<br />
kim luồn 20 G. Theo dõi điện tim ở đạo<br />
trình DII, huyết áp không xâm nhập. Thở<br />
oxy qua mask, lưu lượng 3 lít/phút.<br />
- Tiền mê: tiêm TM 50 mcg fentanyl và<br />
0,25 mg atropin ngay trước khởi mê.<br />
- Khởi mê: cả hai nhóm đều khởi mê<br />
bằng tiêm chậm TM propofol 2 mg/kg. Khi<br />
BN mất ý thức và mất phản xạ mi mắt,<br />
thực hiện thủ thuật chọc hút noãn dưới<br />
hướng dẫn siêu âm.<br />
- Duy trì mê:<br />
+ Nhóm 1: duy trì mê bằng truyền<br />
propofol liều 6 mg/kg/giờ ngay sau khi<br />
khởi mê qua bơm tiêm điện. Nếu điểm<br />
đánh giá độ mê trên lâm sàng (PRST)<br />
≥ 3, tiêm TM ngắt quãng bổ sung qua<br />
bơm tiêm điện liều 0,5 mg/kg.<br />
+ Nhóm 2: duy trì mê bằng tiêm TM<br />
ngắt quãng bổ sung từng liều propofol<br />
0,5 mg/kg sau mỗi 4 - 5 phút khi điểm<br />
PRST ≥ 3.<br />
- Kết thúc mê: ngừng tiêm propofol và<br />
ngừng truyền propofol qua bơm tiêm điện<br />
ngay khi kết thúc thủ thuật, chuyển BN về<br />
phòng hồi tỉnh, sau 3 giờ lưu tại phòng<br />
hồi tỉnh, cho BN về nhà nếu không có tác<br />
dụng không mong muốn.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm BN: tuổi, cân nặng, thời<br />
gian thực hiện thủ thuật chọc hút noãn<br />
tính từ khi bắt đầu chọc kim lấy noãn tới<br />
113<br />
<br />
khi xong lần chọc kim lấy noãn cuối cùng,<br />
tổng số lượng noãn chọc được.<br />
- Hiệu quả vô cảm:<br />
+ Thời gian khởi mê (giây): tính từ khi<br />
tiêm thuốc propofol cho đến khi BN mê,<br />
mất phản xạ mi mắt.<br />
+ Thời gian mê (phút): tính từ khi BN<br />
mê đến khi BN tỉnh táo định hướng đúng<br />
bản thân, không gian, thời gian.<br />
+ Thời gian thoát mê (phút): tính từ<br />
khi ngừng thủ thuật đến khi BN tỉnh táo<br />
định hướng đúng bản thân, không gian,<br />
thời gian.<br />
+ Độ mê trên lâm sàng bằng bảng<br />
điểm PRST ở các thời điểm nghiên cứu<br />
T1, T2, T3.<br />
+ Số lần cử động của BN trong khi<br />
chọc hút noãn.<br />
+ Liều lượng propofol khởi mê, tổng<br />
liều propofol đã dùng trong gây mê.<br />
- Tác dụng không mong muốn: buồn<br />
nôn và nôn, nấc, đau tại chỗ tiêm, hạ<br />
huyết áp, SpO2 < 95%.<br />
* Các thời điểm theo dõi nghiên cứu:<br />
T0 (ngay trước tiền mê); T1 (khi mất<br />
đáp ứng lời nói, mất phản xạ mi mắt);<br />
T2 (khi thực hiện thủ thuật được 2 phút);<br />
T3 (ngay trước khi kết thúc thủ thuật);<br />
T4 (khi hồi tỉnh); T5 (khi xuất viện).<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm<br />
Epi.info 7.0, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
khi p < 0,05. Số liệu được biểu diễn dưới<br />
dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
hoặc tỷ lệ %.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN<br />
Bảng 1: Đặc điểm BN (n = 80).<br />
1 (n = 40)<br />
<br />
2 (n = 40)<br />
<br />
p<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
33,38 ± 5,29<br />
<br />
32,4 ± 4,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cân nặng (kg)<br />
<br />
50,3 ± 4,24<br />
<br />
50,82 ± 4,62<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian chọc noãn (phút)<br />
<br />
7,89 ± 3,67<br />
<br />
8,25 ± 3,16<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Số lượng noãn (noãn):<br />
≤ 10<br />
<br />
25 (62,5%)<br />
<br />
27 (67,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 10<br />
<br />
15 (37,5%)<br />
<br />
13 (32,5%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian thực hiện thủ thuật ở nhóm 2 trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,25 ±<br />
3,16 phút, nhanh hơn so với Hoàng Văn Bách (15,87 ± 5,14 phút) [1].<br />
2. Hiệu quả vô cảm.<br />
Bảng 2: Hiệu quả vô cảm (n = 80).<br />
1 (n = 40)<br />
<br />
2 (n = 40)<br />
<br />
p<br />
<br />
Thời gian khởi mê (giây)<br />
<br />
87,94 ± 11,63<br />
<br />
91,65 ± 23,79<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian gây mê (phút)<br />
<br />
13,43 ± 2,84<br />
<br />
12,62 ± 3,78<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời gian thoát mê (phút)<br />
<br />
4,86 ± 1,04<br />
<br />
6,1 ± 0,75<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Liều propofol khởi mê (mg)<br />
<br />
112,4 ± 23,56<br />
<br />
106,68 ± 20,37<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng liều propofol (mg)<br />
<br />
187,28 ± 24,66<br />
<br />
206,32 ± 22,43<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
0,68 ± 0,36<br />
<br />
1,68 ± 0,32<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Số lần BN cử động khi chọc noãn (lần)<br />
<br />
Trong gây mê ngoại trú, thời gian khởi mê, gây mê và thoát mê là tiêu chuẩn hàng<br />
đầu được đÆt ra. Thời gian khởi mê và gây mê trung bình giữa 2 nhóm khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, thời gian thoát mê của nhóm 1<br />
(4,86 ± 1,04 phút) nhanh hơn so với nhóm 2 (6,1 ± 0,75 phút), sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
Đỗ Thị Na gây mê TM propofol cho thủ<br />
thuật nội soi đại tràng nhận thấy, thời gian<br />
gây mê và thoát mê lần lượt là 21,60 ±<br />
12,04 phút và 10,10 ± 3,95 phút [3]. Tào<br />
Ngọc Sơn an thần bằng propofol tiêm<br />
ngắt quãng nội soi đại tràng nhận thấy<br />
thời gian thoát mê 3,65 2,67 phút [4].<br />
114<br />
<br />
Trong điều kiện gây mê ngoài phòng<br />
mổ với áp lực của BN đông và nhân<br />
lực hạn chế, việc rút ngắn thời gian<br />
gây mê và hồi tỉnh giúp giải quyết được<br />
nhiều BN hơn. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
cho thấy phương pháp gây mê bằng<br />
bơm tiêm điện tỏ ra ưu việt hơn so với<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
phương pháp duy trì mê bằng tiêm liều<br />
ngắt quãng khi rút ngắn đưîc thời gian<br />
thoát mê.<br />
Liều lượng propofol khi khởi mê giữa<br />
hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05). Tổng liều propofol ở<br />
nhóm 1 (187,2 ± 24,6 mg) thấp hơn so với<br />
nhóm 2 (206,3 ± 22,4 mg), khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05), do đó thời gian<br />
thoát mê ở nhóm 1 nhanh hơn nhóm 2.<br />
Đỗ Thị Na thông báo tổng liều propofol<br />
sử dụng trong thủ thuật nội soi đại tràng<br />
là 145,85 ± 53,23 mg [3]. Tào Ngọc Sơn<br />
an thần bằng propofol tiêm ngắt quãng<br />
cho thủ thuật nội soi đại tràng nhận thấy<br />
tổng liều propofol là 89,19 45,85 mg<br />
[4]. Có lẽ, do các tác giả này tiền mê bằng<br />
tiêm TM hypnovel 0,05 mg/kg trước khi<br />
khởi mê bằng propofol nên tổng liều<br />
propofol sử dụng ít hơn chăng?.<br />
Như vậy, với tổng liều propofol thấp<br />
hơn, nhưng gây mê đủ sâu ở nhóm bơm<br />
tiêm điện đã tạo thuận lợi cho thủ thuật<br />
nội soi và thoát mê nhanh hơn, cho thấy<br />
đây là phương pháp phù hợp với gây mê<br />
ngoài phòng mổ.<br />
Số lần cử động cản trở nội soi ở nhóm<br />
1 (0,6 ± 0,3) thấp hơn nhóm 2 (1,6 ± 0,3),<br />
<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Trong nghiên cứu của Tào Ngọc Sơn, số<br />
lần cử động cản trở nội soi là 0,85 ± 0,56<br />
[4].<br />
Trong gây mê TM chọc hút noãn, nếu<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho bác sỹ thực<br />
hiện thủ thuật sẽ rút ngắn được thời gian<br />
làm thủ thuật, dẫn đến giảm lượng thuốc<br />
mê tiêu thụ ở BN và cũng giảm lượng<br />
thuốc mê trong noãn, góp phần gia tăng<br />
tỷ lệ thụ tinh thành công.<br />
* Điểm PRST giữa 2 nhóm:<br />
Để đánh giá độ mê lâm sàng, chúng<br />
tôi sử dụng bảng điểm PRST của Evans<br />
[5]. Bảng điểm này căn cứ vào mức độ<br />
thay đổi của huyết áp, nhịp tim, vã mồ hôi<br />
và chảy nước mắt trong gây mê giúp đưa<br />
ra những thông báo về mức độ đầy đủ<br />
của gây mê và giảm đau đối với kích<br />
thích phẫu thuật, thủ thuật [5]. Trong quá<br />
trình phẫu thuật, nếu nồng độ thuốc mê<br />
và thuốc giảm đau không đủ để ức chế<br />
các phản xạ đau đều có thể làm tăng nhịp<br />
tim, tăng huyết áp, vã mồ hôi và chảy<br />
nước mắt. Điểm PRST tối thiểu 0 điểm,<br />
tối đa 8 điểm, khi PRST ≥ 3 điểm, cần phải<br />
xem xét cho thêm thuốc giảm đau hoặc<br />
tăng liều thuốc mê.<br />
<br />
Bảng 3: Bảng điểm PRST.<br />
PRST<br />
<br />
Nhãm 1 (n = 40) n (%)<br />
Điểm 0<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhãm 2 (n = 40) n (%)<br />
<br />
Điểm 1<br />
<br />
Điểm 2<br />
<br />
Điểm 0<br />
<br />
Điểm 1<br />
<br />
Điểm 2<br />
<br />
T1<br />
<br />
32 (80)<br />
<br />
8 (20)<br />
<br />
0<br />
<br />
21 (52,5)<br />
<br />
19 (47,5)<br />
<br />
0<br />
<br />
T2<br />
<br />
35 (87,5)<br />
<br />
5 (12,5)<br />
<br />
0<br />
<br />
25 (62,5)<br />
<br />
15 (37,5)<br />
<br />
0<br />
<br />
T3<br />
<br />
37 (92,5)<br />
<br />
3 (7,5)<br />
<br />
0<br />
<br />
28 (70)<br />
<br />
12 (30)<br />
<br />
0<br />
<br />
115<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />