TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƢỜNG GIAN CƠ<br />
BẬC THANG BẰNG HỖN HỢP LIDOCAIN - BUPIVACAIN METHYLPREDNISOLON<br />
Nguyễn Ngọc Thạch*; Trần Hoài Nam*; NguyÔn Ngäc Huy**<br />
TÓM TẮT<br />
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) đường gian cơ bậc thang bằng hỗn hợp lidocain<br />
6 mg/kg, bupivacain 30 mg và methylpresnisolon 40 mg cho 39 bệnh nhân (BN) tại Khoa Gây mê,<br />
Bệnh viện 103 từ 4 - 2010 đến 4 - 2011, chúng tôi nhận thấy: thời gian tiềm tàng 8,13 ± 0,51 phút;<br />
thời gian tác dụng gây tê 135,43 ± 12,57 phút; ức chế cảm giác đau ở mức độ 2 là 17,95%; mức độ<br />
3: 82,05%. Chất lượng ức chế cảm giác đau ở mức độ tốt 89,76%. Tác dụng không mong muốn duy<br />
nhất là hội chứng Claude Bernard-Horner (3,75%).<br />
* Từ khóa: Gây tê ®ám rối thần kinh cánh tay; Lidocain; Bupivacain; Methylprednisolon.<br />
<br />
INTERSCALEN BRACHIAL PLEXUS BLOCK WITH ADMIXTURE<br />
OF LIDOCAINE BUPIVACAINE METHYLPREDNISOLONe<br />
SUMMARY<br />
39 patients were carried out interscalen brachial plexus block with admixture of lidocaine 6 mg/kg,<br />
bupivacaine 30 mg, and methylprednisolone 40 mg at Department of Anesthesiology, 103 Hospital<br />
from April, 2010 to April, 2011, we found: onset of sensory block 8.13 ± 0.51 minutes; total analgesia<br />
duration 135.43 ± 12.57 minutes; sensory block at the level 2 and 3 were respectively 17.95 and 82.05;<br />
at excellent level 89.76%. The only undesirable effect was Claude Bernard-Horner syndrome (3.75%).<br />
* Key words: Brachial plexus block; Lidocaine; Bupivacaine; Methylprednisolone.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay là kỹ<br />
thuật gây tê vùng, thường sử dụng để vô<br />
cảm và giảm đau trong và sau phẫu thuật<br />
chi trên. Kỹ thuật này giúp tránh tác dụng<br />
không mong muốn của thuốc mê trong gây<br />
mê toàn thể và stress khi đặt ống nội khí<br />
quản. Giảm thiểu đáp ứng stress và sử<br />
dụng thuốc mê tối thiểu mang lợi ích cho<br />
BN mắc các bệnh lý tim mạch và hô hấp.<br />
Ngày nay, có nhiều loại thuốc được bổ<br />
sung vào dung dịch thuốc tê trong gây tê<br />
ĐRTKCT để khởi tê nhanh và phong bế<br />
kéo dài. Steroid có đặc tính kháng viªm và<br />
<br />
giảm đau. Trên thế giới đã có một số nghiên<br />
cứu về gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp<br />
thuốc tê như lidocain, bupivacain cùng các<br />
dẫn xuất của steroid như dexamethason,<br />
methylprednisolon [5, 6, 9]... Tuy nhiên, tại<br />
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh<br />
vực này. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá:<br />
- Tác dụng vô cảm của phương pháp gây tê<br />
ĐRTKCT đường gian cơ bậc thang bằng hỗn<br />
hợp lidocain, bupivacain và methylprednisolon.<br />
- Các tác dụng không mong muốn của<br />
phương pháp này.<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
** Bệnh viện 175<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Phạm Gia Khánh<br />
GS. TS. Lê Trung Hải<br />
<br />
166<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
39 BN người lớn ở Khoa Chấn thương<br />
Chỉnh hình, có chỉ định phẫu thuật chi trên<br />
và gây tê ĐRTKCT tại phòng mổ, Bệnh viện<br />
103 từ tháng 4 - 2010 đến 4 - 2011.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có chống chỉ<br />
định của phương pháp gây tê ĐRTKCT,<br />
thời gian phẫu thuật dự kiến kéo dài hơn<br />
180 phút.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm<br />
sàng ngẫu nhiên, tiến cứu, tự chứng, mô tả<br />
có phân tích.<br />
* Phương tiện nghiên cứu:<br />
- Hỗn hợp thuốc gây tê: lidocain 2% ống<br />
40 mg/2 ml (Xí nghiệp Dược phẩm TW 1,<br />
Việt Nam) liều 6 mg/kg; marcain (bupivacain<br />
hydrochlorid) 0,5% ống 100 mg/20 ml (hãng<br />
Astra - Zeneca, Úc) liều 30 mg; solumedrol<br />
(methylprednisolon, hãng Pfizer, Mỹ) ống<br />
40 mg/1 ml liều 40 mg.<br />
- Dụng cụ gây tê: máy kích thích thần<br />
kinh ngoại vi (hãng B/Braun, Đức).<br />
- Monitor theo dõi điện tim, huyết áp,<br />
nhịp thở, SpO2 (hãng NihonKohden, Nhật).<br />
- Dịch truyền, thuốc an thần, thuốc giãn<br />
cơ, thuốc mê, thuốc vận mạch, đèn và ống<br />
nội khí quản.<br />
* Kỹ thuật gây tê:<br />
- Chuẩn bị BN: giải thích phương pháp<br />
gây tê, uống seduxen 5 mg vào 21 giờ đêm<br />
trước mổ. Trước gây tê: BN nằm ngửa trên<br />
bàn mổ, gối đầu; thở O2 2 - 3 lít/phút, đường<br />
truyền tĩnh mạch ngoại vi ở tay kim luồn<br />
18 G (không cùng bên với tay đo huyết áp),<br />
<br />
kết nối với máy kích thích thần kinh ngoại<br />
vi. Theo dõi trên monitroring điện tim, huyết<br />
áp, tần số thở, SpO2.<br />
- Thực hiện kü thuật gây tê ĐRTKCT sử<br />
dụng máy kích thích thần kinh ngoại vi:<br />
+ Người thực hiện kỹ thuật gây tê: rửa<br />
tay, mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, đi<br />
găng vô trùng. Sát trùng da vùng gây tê<br />
bằng betadin 10%, sau đó, sát trùng lại<br />
bằng cồn 700.<br />
+ Tư thế BN khi gây tê: BN nằm ngửa,<br />
tay xuôi theo thân, kê gối mỏng dưới vai<br />
bên định gây tê, đầu quay sang phía đối<br />
diện với vị trí gây tê.<br />
+ Vị trí chọc kim gây tê: vị trí chọc kim là<br />
giao điểm giữa đường kẻ ngang bờ trên sụn<br />
giáp và khe cơ bậc thang trước và giữa.<br />
+ Kỹ thuật sử dụng máy kích thích thần<br />
kinh (KTTK): gây tê trong da tại vị trí chọc<br />
kim gây tê bằng 2 ml lidocain 2%. Gắn điện<br />
cực dương của máy ở vị trí da 1/3 trên<br />
xương ức, điện cực âm được nối với kim<br />
gây tê. Chọc kim gây tê vuông góc với da<br />
của BN (tại vị trí đã được gây tê trong da)<br />
theo hướng từ ngoài vào trong, từ trước ra<br />
sau, từ trên xuống dưới. Điều chỉnh máy<br />
hoạt động với tần số 2 Hz; 0,1 ms, ngưỡng<br />
kích thích ban đầu 1,2 mA. Chọc kim gây tê<br />
qua da, khi kim đạt độ sâu khoảng 20 mm,<br />
tiến kim chậm, mỗi lần khoảng 1 - 2 mm<br />
nhằm dò tìm đáp ứng co cơ của chi trên.<br />
Khi thấy có đáp ứng co cơ, chứng tỏ kim dò<br />
đã kích thích ĐRTKCT. Giảm dần ngưỡng<br />
kích thích xuống 0,5 mA, nhưng vẫn duy trì<br />
kích thích co cơ, hút bơm tiêm gây tê, nếu<br />
không có máu chảy ra thì tiêm 1 ml hỗn hợp<br />
thuốc tê, đáp ứng vận động co cơ giảm rõ<br />
rệt rồi mất hẳn, sau đó, tiêm nốt phần hỗn<br />
hợp thuốc tê còn lại.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Tuổi, giới, cân nặng.<br />
<br />
169<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
- Phân loại vị trí phẫu thuật.<br />
- Cường độ dòng kích thích.<br />
- Thời gian chờ tác dụng ức chế cảm<br />
giác: đánh giá thời gian từ lúc tiêm thuốc tê<br />
đến lúc mất cảm giác đau tại vị trí phẫu<br />
thuật bằng phương pháp châm kim (pinprick).<br />
- Thời gian ức chế cảm giác: tính từ lúc<br />
mất cảm giác đau đến khi bắt đầu xuất hiện<br />
lại cảm giác đau tại vị trí phẫu thuật.<br />
- Thời gian phẫu thuật: từ lúc bắt đầu<br />
rạch da đến khi khâu mũi da cuối cùng.<br />
- Phân loại ức chế cảm giác đau theo<br />
phân độ Vester-Andersen (1984): có 4 mức<br />
độ từ 0 - 3; trong đó, mức độ 2 và 3 được<br />
xem là mức tê phẫu thuật.<br />
- Chất lượng ức chế cảm giác đau trong<br />
phẫu thuật: đánh giá dựa theo phân độ của<br />
Abouleizh gồm 3 mức: tốt, trung bình, kém.<br />
- Theo dõi mạch, huyết áp trung bình,<br />
tần số thở, SpO2 trước và sau gây tê (có<br />
bảng thời gian theo dõi các chỉ số này).<br />
- Tác dụng không mong muốn: chọc kim<br />
vào mạch máu, khoang ngoài màng cứng<br />
hoặc dưới nhện, hội chứng Claude Bernard<br />
- Horner, gây tê dây thần kinh hoành, dây<br />
thần kinh quặt ngược, ngộ độc thuốc tê,<br />
ức chế hô hấp, nôn, buồn nôn, ngứa…<br />
* Các thời điểm theo dõi:<br />
T0: khi BN lên phòng mổ; T1: khi gây tê;<br />
T5: sau gây tê 5 phút; T10: sau gây tê 10<br />
phút; T15: sau gây tê 15 phút; T20: sau gây<br />
tê 20 phút; T30: sau gây tê 30 phút; T60: sau<br />
gây tê 60 phút; T90: sau gây tê 90 phút;<br />
T120: sau gây tê 120 phút; T150: sau gây tê<br />
150 phút; T180 : sau gây tê 180 phút.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học trên phần mềm Epi.info V.3.5.3 for<br />
Windows, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi<br />
p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tác dụng vô cảm.<br />
Phương pháp gây tê ĐRTKCT đường<br />
gian cơ bậc thang sử dụng máy kích thích<br />
thần kinh ngoại vi là một phương pháp vô<br />
cảm dễ thực hiện và khá an toàn cho phẫu<br />
thuật chi trên. Hiện nay, để rút ngắn thời<br />
gian tiềm tàng gây tê cũng như kéo dài thời<br />
gian tác dụng gây tê, có nhiều loại thuốc<br />
được phối hợp sử dụng cùng với thuốc tê<br />
như adrenalin, các thuốc giảm đau thuộc<br />
nhóm opioid... Tuy nhiên, sử dụng phối hợp<br />
thuốc tê với adrenalin có thể không phù<br />
hợp với BN huyết áp cao, thiếu máu cơ tim<br />
hoặc phẫu thuật ở ngón tay, ngón chân;<br />
sử dụng phối hợp thuốc tê với các thuốc<br />
giảm đau nhóm opioid có thể gây buồn<br />
nôn, nôn, ức chế hô hấp... Gần đây, các<br />
dẫn xuất của steroid như dexamethason,<br />
methylprednisolon được sử dụng phối hợp<br />
với thuốc tê đã mang lại kết quả khả quan<br />
[6, 9]. Steroid giảm đau bằng giảm viêm và<br />
phong bế dẫn truyền ở các sợi C nh¹y cảm<br />
đau [9]. Ảnh hưởng kéo dài phong bế của<br />
steroid do tác động tại chỗ chứ không phải<br />
do tác động toàn thân, ảnh hưởng này của<br />
nó được hoạt hóa thông qua thụ thể steroid<br />
[5, 8].<br />
* Tuổi, giới, cân nặng BN ( n = 39):<br />
Tuổi trung bình: 31,17 10,84 (dao động<br />
17 - 55 tuổi). Tỷ lệ nam/nữ: 33/6. Cân nặng<br />
trung bình: 53,53 5,91 kg (dao động 40 72 kg).<br />
* Phân loại vị trí phẫu thuật:<br />
Vai, xương đòn: 02 BN (5,13%); cánh tay:<br />
10 BN (25,64%); cẳng tay: 13 BN (33,33%);<br />
bàn tay: 14 BN (35,90%).<br />
* Thời gian phẫu thuật (n = 39):<br />
<br />
170<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
< 60 phút: 13 BN (33%); 60 - 120 phút:<br />
18 BN (52,5%); > 120 phút: 8 BN (20,5%).<br />
Ngắn nhất 20 phút, lâu nhất 170 phút, trung<br />
bình 71,1 ± 35,90 phút.<br />
* Cường độ dòng kích thích (n = 39):<br />
< 0,5 mA: 6 BN (15,6%); 0,5 - 0,8 mA:<br />
29 BN (74%); > 0,8 mA: 4 BN (10,4%).<br />
Cường độ dòng kích thích trung bình: 0,61<br />
± 0,04 mA.<br />
Độ sâu của kim gây tê tính từ ngoài da:<br />
nông nhất 1,2 cm; sâu nhất 2,4 cm; trung<br />
bình 1,86 ± 0,36 cm.<br />
* Thời gian chờ tác dụng ức chế giảm<br />
đau (n = 39):<br />
< 10 phút: 37 BN (94,6%); 11 - 15 phút:<br />
1 BN (2,6%); > 15 phút: 1 BN (2,6%); nhanh<br />
nhất 2 phút, lâu nhất 21 phút, trung bình<br />
8,13 ± 0,51 phút.<br />
* Thời gian ức chế cảm giác (n = 39):<br />
< 120 phút: 12 BN (30,77%); 120 - 150<br />
phút: 18 BN (46,15%); > 150 phút: 9 BN<br />
(23,08%); trung bình: 135,43 ± 12,57 phút,<br />
đủ bảo đảm vô cảm và giảm đau trong<br />
và sau phẫu thuật, vì thời gian phẫu thuật<br />
trong nghiên cứu này là 71,1 ± 35,90 phút.<br />
Shretha (2003) [7] gây tê ĐRTKCT đường<br />
trên đòn với hỗn hợp lidocain 2%; bupivacain<br />
0,5%; adrenalin 1/200.000 và dexamethason<br />
8 mg đã thông báo thời gian tiềm tàng<br />
là 14,5 ± 2,10 phút; thời gian tác dụng:<br />
12,75 ± 5,33 giờ. Shretha (2007) [8] gây tê<br />
ĐRTKCT đường trên đòn với hỗn hợp<br />
bupivacain 0,5% 2 mg/kg và dexamethason<br />
8 mg nhận thấy: thời gian tiềm tàng 16,76 phút;<br />
thời gian tác dụng 1028,17 phút. Ali Movafegh<br />
(2006) [5] gây tê ĐRTKCT đường nách với<br />
hỗn hợp lidocain 1,5% và dexamethason<br />
8 mg thông báo thời gian tiềm tàng 14 ± 5<br />
phút; thời gian tác dụng gây tê 242 ± 76<br />
phút. Stan T (2004) [9] gây tê ĐRTKCT<br />
đường nách với hỗn hợp 20 ml mepivacain;<br />
20 ml bupivacain; 0,2 ml epinephrin; 40 mg<br />
methylprednisolon nhận thấy: thời gian<br />
<br />
giảm đau 23 giờ. Theo Nguyễn Viết Quang<br />
(2010) [4]: thời gian tác dụng gây tê 123,46<br />
± 12,64 phút.<br />
* Mức độ ức chế cảm giác đau trong<br />
phẫu thuật (n = 39):<br />
Mức độ 2: 7 BN (17,95%); mức độ 3:<br />
32 BN (82,05%). Đây là các mức độ gây tê<br />
đảm bảo cho phẫu thuật.<br />
* Chất lượng ức chế cảm giác đau trong<br />
phẫu thuật:<br />
Tốt: 35 BN (89,76%); khá: 3 BN (7,68%);<br />
trung bình: 1 BN (2,56%). Những BN đạt mức<br />
độ khá và trung bình không phải chuyển<br />
sang gây mê, đã được bổ sung thêm thuốc<br />
an thần giảm đau đường tĩnh mạch nên vẫn<br />
có thể chịu đựng được phẫu thuật. Theo<br />
Dương Văn Đoàn (1986) [2]: tỷ lệ thành<br />
công vô cảm gây tê ĐRTKCT là 84,7%.<br />
B¶ng 1: Ảnh hưởng đến tuần hoàn,<br />
hô hấp (n = 39).<br />
THỜI ĐIỂM<br />
CHỈ SỐ<br />
<br />
Mạch (chu kỳ/phút)<br />
<br />
TRƯỚC<br />
GÂY TÊ<br />
<br />
84,90 ± 8<br />
<br />
SAU GÂY TÊ<br />
30 PHÚT<br />
<br />
p<br />
<br />
81,87 ± 5,73 > 0,05<br />
<br />
Huyết áp trung<br />
bình (mmHg)<br />
<br />
86,56 ± 2,19 80,40 ± 2,35 > 0,05<br />
<br />
Tần số thở<br />
(lần/phút)<br />
<br />
22,67 ± 2,81 21,50 ± 2,54 > 0,05<br />
<br />
SpO2 (%)<br />
<br />
99,97 ± 0,43 99,97 ± 0,43 > 0,05<br />
<br />
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về<br />
các thông số mạch, huyết áp trung bình, tần<br />
số thở, SpO2 trước và sau gây tê 30 phút<br />
(p > 0,05).<br />
2. Tác dụng không mong muốn.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ gặp<br />
hội chứng Claude Bernard - Horner với tỷ lệ<br />
3,75%. Ngoài ra, không gặp trường hợp<br />
nào chọc vào mạch máu, đỉnh phổi, khoang<br />
dưới nhện, ngoài màng cứng, gây tê dây<br />
thần kinh hoành, dây thần kinh quặt ngược,<br />
ngộ độc thuốc tê, ngứa, nôn và buồn nôn.<br />
Đoàn Phú Cương (2010) [1] nghiên cứu<br />
gây tê ĐRTKCT bằng marcain và adrenalin<br />
với máy kích thích thần kinh ngoại vi gặp<br />
<br />
171<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br />
<br />
9,09% biến chứng chọc vào mạch máu và<br />
hội chứng Claude Bernard - Horner 3,03%.<br />
Nguyễn Viết Quang (2010) [4] nghiên cứu<br />
gây tê ĐRTKCT bằng lidocain và adrenalin<br />
dưới hướng dẫn của siêu âm chỉ gặp tai<br />
biến vỡ bao thần kinh (3,3%) và không gặp<br />
các biến chứng tổn thương thần kinh, chọc<br />
vào mạch máu, hội chứng Claude Bernard Horner, tràn khí màng phổi, chọc vào khoang<br />
màng cứng, khoang dưới nhện.<br />
KẾT LUẬN<br />
Gây tê ĐRTKCT đường gian cơ bậc thang<br />
bằng hỗn hợp lidocain 6 mg/kg, bupivacain<br />
30 mg và methylpresnisolon 40 mg cho 39<br />
BN tại Khoa Gây mê, Bệnh viện 103 từ<br />
tháng 4 - 2010 đến 4 - 2011, chúng tôi nhận<br />
thấy: thời gian chờ tác dụng ức chế cảm<br />
giác 8,13 ± 0,51 phút; thời gian ức chế cảm<br />
giác 135,43 ± 12,57 phút; ức chế cảm giác<br />
đau ở mức độ 2: 17,95%; mức độ 3:<br />
82,05%. 89,76% đạt chất lượng ức chế cảm<br />
giác đau ở mức độ tốt. Tác dụng không<br />
mong muốn duy nhất là hội chứng Claude<br />
Bernard - Horner (3,75%).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đoàn Phú Cương, Lê Hải Trung, Đoàn Như<br />
Hoa. Sử dụng máy dò vị trí thần kinh trong gây<br />
tê ĐRTKCT đường trên đòn để phẫu thuật bỏng<br />
và di chứng bỏng chi trên. Y học thực hành.<br />
2010, 744, tr.33-35.<br />
<br />
2. Dương Văn Đoàn. Gây tê ĐRTKCT có<br />
hướng dẫn theo đường Kulenkampff. Luận văn<br />
tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II. Trường Đại học<br />
Y Hà Nội. 1986.<br />
3. Công Quyết Thắng. Gây tê ĐRTKCT. Bài<br />
giảng Gây mê-hồi sức tập II. Nhà xuất bản Y học.<br />
Hà Nội. 2006, tr.7-15.<br />
4. Nguyễn Viết Quang và CS. Đánh giá kết<br />
quả bước đầu gây tê ĐRTKCT dưới hướng dẫn<br />
của siêu âm. Tạp chí Điện quang Việt Nam. 2010.<br />
5. Ali Movafegh, Mehran Razazian, Fatemeh<br />
Hajimaohamadi and Alipasha Meysamie.<br />
Dexamethasone added to lidocaine prolongs<br />
axillary brachial plexus blockade. Anesth Analg.<br />
2006, 102, pp.263-267.<br />
6. Vieira PA, Pulai I, Tsao GC, Manikantan P,<br />
Keller B, Connelly NR. Dexamethasone with<br />
bupivacaine increases duration of analgesia in<br />
ultrasound-guided interscalene brachial plexus<br />
blockade. Eur J Anaesthesiol. 2010, Mar, 27 (3),<br />
pp.285-288.<br />
7. Shrestha BR, Maharjan SK, Tabedar S.<br />
Supraclavicular brachial plexus block with and<br />
without dexamethasone - A comparative study.<br />
Kathmandu University Medical Journal. 2003,<br />
Vol 1, No 3, pp.158-160.<br />
8. Shrestha BR, Maharjan SK, Shrestha S.<br />
Comparative study between tramadol and<br />
dexamethasone as an admixture to bupivacaine<br />
in supraclavicular brachial plexus block. JNMA.<br />
2007, Vol 46, No 4, Issue 168, pp.158-164.<br />
9. Stan T, Goodman E, Cardida B, Curtis RH.<br />
Adding methylprednisolone to local anaesthetic<br />
increases the duration of axillary brachial plexus block.<br />
Reg Anaesth Pain Med. 2004, 29, pp.380-381.<br />
<br />
Ngµy nhËn bµi: 13/9/2012<br />
Ngµy giao ph¶n biÖn: 30/11/2012<br />
Ngµy giao b¶n th¶o in: 28/12/2012<br />
<br />
172<br />
<br />