Gây Tê Và Gây Mê
lượt xem 64
download
Bệnh nhân mỗi khi phải mổ thường rất sợ đau và thường hay đưa ra câu hỏi: “Thế mổ có đau không?”. Để hiểu rõ bác sĩ đã làm gì để giúp bệnh nhân không đau trong khi mổ, chúng ta tìm hiểu thế nào là gây tê, thế nào là gây mê. Gây tê hay gây mê đều làm cho cảm giác đau không còn nữa. - Gây tê là làm giảm đau ở một chỗ hẹp hay một vùng. - Gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên não...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gây Tê Và Gây Mê
- Gây Tê Và Gây Mê Bệnh nhân mỗi khi phải mổ thường rất sợ đau và thường hay đưa ra câu hỏi: “Thế mổ có đau không?”. Để hiểu rõ bác sĩ đã làm gì để giúp bệnh nhân không đau trong khi mổ, chúng ta tìm hiểu thế nào là gây tê, thế nào là gây mê. Gây tê hay gây mê đều làm cho cảm giác đau không còn nữa. - Gây tê là làm giảm đau ở một chỗ hẹp hay một vùng.
- - Gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên não bộ. Tùy theo nhu cầu phẫu thuật đòi hỏi, vùng mổ lớn hay nhỏ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kết quả xét nghiệm như thế nào, cách thức phẫu thuật ra sao mà người ta chọn những cách thức gây tê, gây mê khác nhau. Thường thì Bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê sẽ cùng bàn bạc chọn một phương thức thích hợp nhất để áp dụng cho việc gây tê hay mê. Bất cứ loại tê mê nào cũng đều có những nguy cơ, tuy dù ngày nay độ an toàn của tê mê đã được nâng lên rất cao. Nhưng trong một vài tình trạng sức khỏe nào đó, độ an toàn của gây mê vẫn bị ảnh hưởng. Vì thế, trước khi gây mê, người gây mê sẽ báo cho bệnh nhân biết những điều không tốt có thể xảy ra. 1. Gây tê: Gây tê làm mất cảm giác tại chỗ, làm tê một vùng nhỏ của cơ thể. Người ta dùng thuốc tê tiêm tại chổ và ức chế cảm giác đau đớn. Các trường hợp tiểu phẫu thuật đều được áp dụng tê tại chỗ. Vì tê tại chỗ nên bệnh nhân hoàn toàn tỉnh khi làm phẫu thuật. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiền mê với một vài loại thuốc để bệnh nhân thư giản hoặc ngủ nhẹ. - Gây tê tại chỗ là làm cho một vùng nhỏ không còn cảm giác đau. Gây tê tại chỗ áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ như một vết thương cạn, nhỏ, ngoài da, vết thương ở da đầu, vết thương ngón tay, ngón chân …
- - Gây tê vùng là làm tê một vùng rộng hơn. Tê vùng là chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng. Người ta chích thuốc tê vào tủy sống và những rễ thần kinh tương ứng. Tê vùng làm mất cảm giác một vùng lớn của cơ thể như bụng, lưng hay hai chân, tay. 2. Gây mê Gây mê thì tác động trên não và làm mất cảm giác toàn thân. Người ta có thể chích thuốc qua tĩnh mạch hay cho bệnh nhân ngửi thuốc mê qua đường thở. Với gây mê, bệnh nhân sẽ không hay biết gì và không còn cảm thấy đau khi mổ. Với gây mê, bệnh nhân không biết cuộc mổ xảy ra thế nào và vào thời điểm nào. 3. Tiền mê là gì ? Vì sao cần phải tiền mê ? Đó là dùng một loại an thần trước khi gây mê. Có thể uống hay chích. Cần tiền mê vì : - Chống tiết: dùng để hạn chế tiết dịch ở họng, miệng và ở hệ hô hấp. - Để chống lo lắng. Thuốc chủ yếu là benzodizepam như medizolam, diazepam (valium,seduxen), lorazepam. - Giảm hay ngừa đau. Thuốc giảm đau có thể dùng cho những ai bị đau trước khi phẫu thuật (và cả trong lúc phẫu thuật ).
- - Giảm thể tích và dịch dạ dày để giảm nguy cơ hít dịch vào đường hô hấp. Có khi còn cho bệnh nhân uống thuốc giảm tiết acid hay trung hoà dịch dạ dày để giảm thiểu tổn hại nếu dịch dạ dày trào ngược lên cổ họng và bệnh nhân hít vào đường thở. - Giảm buồn nôn, oẹ, mữa. Nôn mữa có thể xảy ra trong hay sau khi mổ. - Kiểm soát chức năng cơ thể. Sự đáp ứng tự động của cơ thể với đau vì stresse của phẫu thuật. Thuốc còn để giữ nhịp đập của tim, giữ cho huyết áp ổn định. 4. Vậy lựa chộn phương cách gì, dạng tê mê nào cho cuộc phẫu thuật ? Điều này phụ huộc vào nhiều yếu tố : 1- Tùy theo sức khỏe hiện tại và trong quá khứ của bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân có thể bị tiểu đường, bị cường giáp, bị suy tim... Và ngay cả các thành viên trong gia đình bệnh nhân cũng được lưu ý đến để biết có ai bị dị ứng với thuốc mê nào không chẳng hạn. 2- Bệnh nhân bị bệnh gì và cách mổ ra sao ? 3- Kết quả các xét nghiệm như máu, điện tâm đồ...
- Sau đó các bác sĩ gây mê sẽ chọn cho bệnh nhân một loại gây tê hay mê thích hợp. Khi gây mê các bác sĩ theo dõi sát các thông số sinh tồn của bệnh nhân như huyết áp, nhịp tim, và tránh mọi hệ quả thứ phát khác. 5. Trước khi gây mê người bệnh cần phải làm gì? Người bác sĩ gây mê sẽ giải thích cho bệnh nhân nghe những gì sẽ xảy ra trong khi mổ và sau khi mổ. Bác sĩ sẽ dặn bệnh nhân khi nào sẽ nhịn ăn, uống trước khi được phẫu thuật. Nếu bệnh nhân còn dùng thuốc để chữa bệnh gì khác thì cần báo bác sĩ biết để bác sĩ định đoạt có nên tiếp tục uống trước khi mổ hay những ngày sau mổ. Bệnh nhân phải ký giấy thỏa thuận chấp nhận trước khi được gây mê. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết cách chọn lựa gây mê nào tốt nhất cho mình và những rủi ro, những tiện ích và cả những vấn đề khác. Một số lưu ý: - Trước khi được gây mê, bệnh nhân không được ăn ít nhất 6 giờ trước mổ vì đồ ăn cần 6 giờ để đi từ dạ dày đến hết ruột non và qua đại tràng. Nếu bệnh nhân được mổ sáng ngày hôm sau thì phải nhịn ăn, uống, trể nhất là lúc 21 giờ đêm hôm trước. Sáng hôm sau hoàn toàn không ăn uống. - Nếu bệnh nhân được mổ bụng thì ngày hôm trước được súc ruột để làm sạch bụng và nhẹ bụng sau mổ, giúp nhanh trung tiện hơn.
- - Nếu bệnh nhân được mổ đại tràng thì thường súc ruột trước mổ. Cần phải nhịn uống ít nhất 2 giờ trước mổ các chất nước uống. Cần nhịn ăn và uống vì trong khi gây mê hay tê bệnh nhân có thể bị nôn, ựa mà không kiểm soát được nên đồ ăn, thức uống dễ hít vào cuống phổi gây ngạt thở. - Bệnh nhân cũng nên giữ cho mình không quá mập để cải thiện lưu thông máu và giữ cho phổi hoạt động tốt hơn. Nếu quá mập, nên giảm cân để giảm nguy cơ gây mê (thuốc mê, thuốc giản cơ thường tích tụ trong mỡ). - Bệnh nhân cũng nên ngưng hút thuốc lá 6 tuần trước mổ để phổi và tim cơ hội cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Chính thuốc lá làm giảm lượng oxy trong máu và làm tăng thêm những vấn đề hô hấp trong và sau mổ. - Bệnh nhân cũng cần ngưng uống rượu 24 giờ trước mổ vì rượu làm sai lệch hiệu quả của thuốc tê, mê. - Nếu bệnh nhân có uống thuốc tăng sảng khoái hay thuốc nghiện thì nên báo cho bác sĩ biết. 6. Khi tỉnh mê thì việc gì xảy ra? - Ngay sau khi phẫu thuật xong, người bệnh sẽ được đưa ra phòng hồi sức. Người điều dưỡng sẽ săn sóc bệnh nhân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ gây mê. Điều dưỡng viên sẽ theo dõi những dấu hiệu sinh tồn và theo dõi các vết băng bó và hỏi
- han bệnh nhân về sự đau đớn sau mổ. Và nếu bệnh nhân cảm thấy đau, đừng ngại ngùng báo cho điều dưỡng viên biết. - Một số tác động của thuốc mê có thể kéo dài hằng giờ sau mổ. Ví dụ cảm giác tê rần ở đầu chi hay một vùng nào đó của cơ thể nếu bệnh nhân được mổ bằng gây tê tại chỗ hay gây tê vùng. Những tác động này gồm: Nôn mữa, buồn nôn; Hạ thân nhiệt gây run lạnh nhất là lúc tỉnh lại… - Với gây tê trong mổ nhỏ, bệnh nhân có thể về nhà trong ngày. Còn trong mê toàn thân thì bệnh nhân phải nằm lại bệnh viện. Nếu có gì khó chịu, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết ngay. 7. Vì sao có một số người phải gây mê thay vì gây tê? Có thể do một số nguyên nhân sau : - Các trẻ em vì chúng không chịu nằm yên - Những người lớn nhưng quá lo lắng, sợ sệt, không chịu được đau, rối loạn cơ bắp. Những trường hợp này bệnh nhân không thư giãn được và không thể hợp tác với bác sị. - Một số phẫu thuật cần một số tư thế đặc biệt nên khi tỉnh dậy bệnh nhân cảm thấy khó chịu, nhất là khi phẫu thuật kéo dài.
- - Một số phẫu thuật cần giản cơ và làm bệnh nhân không thở tự chủ được và vì thế phải hổ trợ hô hấp. BS. NGUYỄN TĂNG MIÊN BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng đội ngũ điều dưỡng Gây mê hồi sức tại các trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Hải Dương năm 2019
6 p | 9 | 4
-
Đánh giá kết quả điều trị u não loại tế bào gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật cắt u tủy thượng thận
4 p | 18 | 2
-
Nghiên cứu các tác dụng không mong muốn của bupivacain so với levobupivacain hoặc ropivacain cùng phối hợp với fentanyl trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai
5 p | 2 | 2
-
Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số BIS với MAC của sevofluran trong một số thời điểm gây mê kết hợp với gây tê khoang vùng ở trẻ em
5 p | 2 | 2
-
Đánh giá sự hài lòng của sản phụ và nhân viên y tế với phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
3 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu các tác dụng không mong muốn trên mẹ và con của phenylephrin truyền liên tục dự phòng tụt huyết áp trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai
4 p | 2 | 2
-
Đánh giá tác động giảm đau cho sản phụ khi được chăm sóc bởi điều dưỡng gây mê đã được đào tạo quản lý gây tê ngoài màng cứng tại hệ thống y tế Vinmec giai đoạn 2023-2024
6 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống qua khe L5-S1 dưới hỗ trợ siêu âm ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp
8 p | 6 | 2
-
Kết quả quản lý tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2023
7 p | 5 | 2
-
Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường thở của mask mặt so với mask thanh quản khi gây mê hít phối hợp với gây tê khoang cùng cho phẫu thuật bụng dưới ở trẻ em
5 p | 6 | 2
-
Bước đầu nghiên cứu về gây mê hồi sức cho phẫu thuật laser quang đông điều trị hội chứng truyền máu trong song thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
5 p | 6 | 2
-
Đề cương học phần Gây mê hồi sức (Mã học phần: ΑΝΕ 521)
26 p | 5 | 2
-
Hiệu quả chẩn đoán và tính an toàn của nội soi phế quản ống mềm gây mê tại Bệnh viện Quốc tế City
7 p | 14 | 2
-
So sánh tác dụng gây tê tủy sống bằng bupivacain – neostigmin và bupivacain – fentanyl trong phẫu thuật cẳng, bàn chân
5 p | 8 | 1
-
Giáo trình Gây mê hồi sức với bậc bác sĩ đa khoa: Phần 1
218 p | 5 | 1
-
So sánh hiệu quả vô cảm của bupivacain với levobupivacain hoặc ropivacain cùng phối hợp với fentanyl trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai
5 p | 2 | 1
-
Đánh giá hiểu biết và kiến thức của bệnh nhân ngoại khoa về vai trò của bác sĩ gây mê hồi sức
4 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn