intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghi nhận mới loài Rungia sarmentosa valeton – họ ô rô (acanthaceae) cho hệ thực vật Việt Nam

Chia sẻ: Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này, mô tả đặc điểm nhận dạng và ghi nhận mới loài Rungia sarmentosa cho hệ thực vật Việt Nam. Như vậy, tổng số loài của chi Rungia hiện biết ở Việt Nam là 10 loài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghi nhận mới loài Rungia sarmentosa valeton – họ ô rô (acanthaceae) cho hệ thực vật Việt Nam

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br /> <br /> GHI NHẬN MỚI LOÀI Rungia sarmentosa Valeton –<br /> HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM<br /> ĐỖ VĂN HÀI, NGUYỄN KHẮC KHÔI<br /> <br /> Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,<br /> Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> Trên thế giới, chi Rungia có khoảng 50 loài, phân bố rộng rãi ở khu vực nhiệt đới và cận<br /> nhiệt đới [2]; chủ yếu mọc ở vùng ẩm ƣớt hoặc ven đầm lầy. Benoist (1935) đã ghi nhận có 6<br /> loài thuộc chi này ở Đông Dƣơng [1]. Theo Đỗ Văn Hài & Dƣơng Đức Huyến (2009) [4], chi<br /> này có 9 loài ở Việt Nam. Khi nghiên cứu các mẫu vật của chi Rungia lƣu giữ tại Phòng tiêu<br /> bản thực vật (HN), của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng nhƣ so sánh đặc điểm hình<br /> thái với các mẫu vật thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) đƣợc lƣu giữ tại các phòng tiêu bản, lần đầu<br /> tiên chúng tôi phát hiện loài Rungia sarmentosa có ở Việt Nam. Các mẫu vật thuộc loài này<br /> đƣợc chúng tôi thu tại một số tỉnh nhƣ Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và hiện<br /> đƣợc lƣu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật (HN), của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.<br /> Trong bài báo này, chúng tôi mô tả đặc điểm nhận dạng và ghi nhận mới loài Rungia<br /> sarmentosa cho hệ thực vật Việt Nam. Nhƣ vậy, tổng số loài của chi Rungia hiện biết ở Việt<br /> Nam là 10 loài.<br /> I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Đối tƣợng nghiên cứu là các đại diện của chi Rung – Rungia ở Việt Nam bao gồm các mẫu<br /> tiêu bản đƣợc lƣu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật (HN), của Viện Sinh thái và Tài nguyên<br /> sinh vật, Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU), Viện<br /> Thực vật Côn Minh, Trung Quốc (KUN), Viện Thực vật Hoa Nam, Trung Quốc (IBSC).<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Chúng tôi đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là<br /> phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng phổ biến trong phân loại thực vật. Dựa vào đặc điểm<br /> hình thái của các cơ quan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản để so sánh, trong đó chủ yếu dựa vào<br /> đặc điểm của cơ quan sinh sản vì đây là cơ quan ít biến đổi và ít chịu tác động của các điều kiện<br /> môi trƣờng bên ngoài. Mẫu vật của Việt Nam đƣợc phân tích và so sánh với mẫu chuẩn (typus)<br /> của loài này đƣợc lƣu giữ ở Phòng tiêu bản GZU (Áo).<br /> II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Sau khi phân tích và định loại, các đặc điểm của loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam đã<br /> đƣợc chúng tôi mô tả nhƣ dƣới đây.<br /> Rungia sarmentosa Valeton – Rung bò<br /> Val. 1908. Icon. Bogor. 3: tab. 257.<br /> Cây thảo mọc bò sát mặt đất; thân phủ lông tơ; lóng dài 25-40 mm. Lá đơn mọc đối, cuống<br /> lá cỡ 20-60 mm, có lông; phiến lá hình trứng-hình bầu dục, cỡ 2-5 x 1,2-2 cm, đầu lá nhọn; gốc<br /> lá nhọn và men theo cuống; mặt trên nhẵn, có nhiều tế bào đá dày và mịn; mặt dƣới lá có lông<br /> dày mịn; gân bên khoảng 4-5 đôi; gân phụ cấp 3 nổi rõ mặt dƣới. Cụm hoa bông thƣờng ở đầu<br /> cành đôi khi ở nách lá, xếp lợp dày, cỡ 2,5-7 cm. Lá bắc 4 hàng, xếp lợp; 2 hàng lá bắc không<br /> mang hoa và 2 hàng mang hoa. Lá bắc bất thụ hình mác hẹp, cỡ 9-10 mm, phủ lông mịn cả hai<br /> 121<br /> <br /> HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br /> <br /> mặt; mép có rìa lông tơ. Lá bắc hữu thụ cỡ 12-13 mm, hình mác hẹp, phủ lông mịn cả hai mặt<br /> và mép có rìa lông tơ. Lá bắc con 2, cỡ 8-9 mm, hình mác hẹp, có lông dày mịn hai mặt, mép có<br /> rìa lông. Đài 5 thùy, các thùy đài gần nhƣ bằng nhau, xẻ sâu đến gần gốc; thùy đài hình mác<br /> hẹp, cỡ 6-7 mm. Tràng hoa màu trắng, ngoài có lông tơ mịn, cỡ 1-1,5 cm; 2 môi: môi trên xẻ 2,<br /> môi dƣới xẻ 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên, có các đốm tím ở môi dƣới. Nhị 2, chỉ nhị<br /> nhẵn; bao phấn 2 ô đính lệch nhau. Bầu và vòi nhụy có lông tơ; đĩa mật hình khuyên. Quả nang,<br /> hình trứng ngƣợc. Hạt có nhiều điểm tuyến dày.<br /> <br /> Hình 1: Rungia sarmentosa Valeton<br /> 1. cành mang cụm hoa; 2. Lá bắc (không mang hoa);<br /> 3. Lá bắc (mang hoa); 4. Lá bắc con và đài 5. Tràng mở; 6. Nhị<br /> (hình Đ. V. Hài; vẽ theo mẫu PTV 673 (HN);<br /> ngƣời vẽ: HS. Lê Kim Chi)<br /> Loc. class.: Indonesia: Java. Typus: H. Zollinger 596 (GZU, photo!).<br /> Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 1-4. Mọc rải rác dƣới tán rừng, ven đƣờng mòn,<br /> nơi ẩm.<br /> Phân bố: Thừa Thiên-Huế (Phú Lộc: Lộc Trì), Gia Lai (Kbang: Sơ Pai), Đắk Lắk (Krông<br /> Bông: Khuê Ngọc Điền), Lâm Đồng (Bảo Lộc)<br /> <br /> 122<br /> <br /> HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br /> <br /> Mẫu nghiên cứu: THỪA THIÊN-HUẾ, HN-NY 39 (HN). - ĐẮK LẮK, PTV 673 (HN). LÂM ĐỒNG, N. T. Bân 467 (HN).<br /> III. KẾT LUẬN<br /> Đã mô tả đặc điểm hình thái của loài Rungia sarmentosa, kèm theo thông tin về phân bố,<br /> mẫu nghiên cứu, và hình vẽ chi tiết của loài.<br /> Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn họa sĩ Lê Kim Chi đã vẽ hình minh họa cho<br /> bài báo này và dƣ án “Tiềm năng sinh học của nguyên liệu sinh học ở Việt Nam”, dự án “Hợp<br /> tác với Vườn thực vật New York” đã hỗ trợ kinh phí cho bài báo này. Đặc biệt xin cảm ơn Tiến<br /> sĩ C. Scheuer (Trƣởng phòng tiêu bản GZU) đã cung cấp ảnh chụp mẫu chuẩn của loài.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Benoist, R., 1935. Flore Générale de l’Indo-Chine, Paris, 4: 640-644.<br /> 2. Deng, Y. F., C. C. Hu, T. F. Daniel, J. Wood, J. R. I. Wood, 2011. Flora of China,<br /> Volume, Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis, 19: 430-432.<br /> 3. Hansen, B., 1989. Notes on SE Asean Acanthaceae 1. Nordic Journal of Botany, 9 (2): 209-215.<br /> 4. Đỗ Văn Hài & Dƣơng Đức Huyến, 2009. Chi Rung (Rungia Nees) thuộc họ Ô rô<br /> (Acanthaceae Juss.) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hội<br /> nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, Hà Nội 22/10/2009. Nxb. Nông nghiệp.<br /> 5. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 3: 40-41.<br /> 6. Trần Kim Liên, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 3:<br /> 251-281.<br /> 7. Lo, H. S., 1978. Notes on the genus Rungia (Acanthaceae) in China. Acta Phytotaxonomica<br /> Sinica (in Chinese), 16(4): 92<br /> 8. Miquel, F. A. W., 1856. Flora van Nederlandsch Indie, Leipzig, Vol. 2: 825-826.<br /> 9. Valeton in J. G. Boerlage, Melchior Treub, 1908. Icones Bogorienses, Brill Archive,<br /> Volume 3: 145-146.<br /> <br /> Rungia sarmentosa Valeton (ACANTHACEAE Juss.):<br /> NEW RECORD FOR THE FLORA OF VIETNAM<br /> DO VAN HAI, NGUYEN KHAC KHOI<br /> <br /> SUMMARY<br /> The genus Rungia comprises 50 species in the world and mainly distributed in tropical and<br /> subtropical regions. Hitherto 10 species of the genus have been recorded in Vietnam. Present<br /> study reports the occurrence of Rungia sarmentosa in Vietnam for the first time.<br /> Voucher specimens are preserved in the herbarium of the Institute of Ecology and Biological<br /> Resources, Hanoi, Vietnam (HN).<br /> <br /> 123<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0