YOMEDIA
ADSENSE
Giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng Giêng của dân tộc Hoa tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
3
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng Giêng của dân tộc Hoa tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" nghiên cứu văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng trên địa bàn, là cơ sở đưa ra những giải pháp giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng phù hợp với thực tiễn xã hội.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng Giêng của dân tộc Hoa tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA LỄ HỘI RẰM THÁNG GIÊNG CỦA DÂN TỘC HOA TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Đăng Quang Ngọc1 1. Lớp: D19TQ02, Khoa: Ngoại ngữ. Email: 1922202040006@student.tdmu.edu.vn. TÓM TẮT Trong bài nghiên cứu “Giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng Giêng của dân tộc Hoa tại Thành phố Thủ Dầu Một (Tỉnh Bình Dương)”, do văn hóa là khái niệm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, nó liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người, cho nên tôi không trình bày toàn bộ và quá chuyên sâu vào các vấn đề thuộc về văn hóa mà chủ yếu đưa ra khái niệm cơ bản của Văn hóa, Lễ hội và Văn hóa lễ hội. Từ cơ sở lý luận đó tôi đi sâu vào phân tích nét đẹp văn hóa lễ hội của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), mà chủ yếu là văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng. Sau khi cho người đọc thấy được lịch sử, quá trình phát triển văn hóa lễ hội của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), cũng như hiểu rõ hơn về nét đặc sắc trong lễ hội Rằm tháng giêng trên địa bàn, tôi tiếp tục đưa ra những dẫn chứng cho thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay. Thứ nhất, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến những nét văn hóa dân tộc. Thứ hai, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội dân tộc Hoa là để sử dụng tốt hơn tiềm lực địa phương. Thứ ba, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội dân tộc Hoa là góp phần tạo nền tảng cho hội nhập, hợp tác, phát triển bền vững. Thứ tư, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội dân tộc Hoa nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, bên trong nó cũng chứa đựng những mặt tích cực và tiêu cực. Nhiệm vụ của đề tài là bảo tồn các điểm tích cực, loại bỏ những cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu, góp phần đưa văn hóa phát triển hội nhập bền vững theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, nhận thấy những thực trạng của việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), bao gồm các kết quả tích cực (lễ hội ngày càng thu hút lượng lớn khách thập phương, đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư muốn đến thành phố Thủ Dầu Một, góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh nhà; lễ hội Rằm tháng giêng rộ lên với hình ảnh “Lễ hội miễn phí”; v.v…) và những thách thức cần phải đối mặt (thành viên tham gia trong đoàn rước cộ không đều là con cháu người Hoa, người Hoa thuộc lớp trẻ không còn mặn mà với lễ hội dân tộc mình; vấn đề an ninh vẫn chưa được chú ý cao; ý thức của người dân khi tham gia lễ hội chưa cao; v.v…). Từ các nghiên cứu, tìm hiểu trên, tôi tổng kết và kiến nghị một số giải pháp thích hợp cho việc giữ gìn nét đẹp văn hóa, giữ gìn không gian lễ hội trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện cần có sự chung tay của tất cả mọi người tham gia, từ chính quyền địa phương đến Ban chỉ đạo Lễ hội, Ban Trị sự 4 bang người Hoa đều phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng để tạo ra một 421
- mùa lễ hội an toàn, tươi vui trong lòng mọi người. Cộng đồng người Hoa cần tổ chức những buổi gặp mặt dành cho thế hệ con cháu người Hoa để họ có cái nhìn rõ nét hơn về dân tộc mình, nét riêng văn hóa của mình. Từ đó hình thành nên ý thức gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa của chính dân tộc mình. Tăng cường giám sát vòng ngoài, bảo vệ vòng trong trong mùa lễ hội. Bên cạnh đó, nên tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp của “Lễ hội miễn phí”. Từ khóa: Lễ hội Rằm tháng giêng, lễ hội chùa Bà, rước cộ Bà thành phố Thủ Dầu Một, giải pháp giữ gìn lễ hội Rằm tháng giêng. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc mang một nét văn hóa đặc sắc riêng góp phần vào sự đa dạng văn hóa tại Việt Nam. Trong đó, dân tộc Hoa là dân tộc có số dân đông thứ 9 ở nước ta, chiếm 0,779% so với dân số cả nước[7]. Dân tộc Hoa tại Việt Nam sinh sống ở nhiều nơi từ miền Bắc đến miền Nam, ở nông thôn và cả thành thị. Tại tỉnh Bình Dương, theo số liệu thống kê của Trang điện tử Ủy ban Dân tộc tỉnh Bình Dương năm 2009, tổng số người Hoa trên địa bàn là 14 455 người. Riêng người Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một 11.382 người. Tuy chỉ chiếm tỉ lệ dưới 5% dân số địa phương nhưng người Hoa ở thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) là thành phần dân tộc, dân cư có bề dày lịch sử, văn hóa. Nền văn hóa của dân tộc Hoa mang những sắc màu riêng góp phần vào sự đa dạng văn hóa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) như: lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, lễ hội Chùa Ông Bổn,... Người dân các tỉnh, thành lân cận ngày càng biết đến tỉnh Bình Dương thông qua những lễ hội, những nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc Hoa tại tỉnh nhà, đặc biệt là lễ hội Rằm tháng giêng. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa trong lễ hội Rằm tháng giêng dần bị mai một, có sự pha trộn lai căng, nên không còngiữ được bản sắc. Do vậy, việc nghiên cứu và khẳng định giá trị văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) là vấn đề vừa mang tính thời sự cấp thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài đảm bảo cho quá trình hòa nhập nhưng không bị hòa tan. Đồng thời tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc, tạo dựng nên một khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, bên cạnh đó, nhằm đóng góp vào mục tiêu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cả nước nói chung và văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một nói riêng, tôi chọn: "Giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương)" để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích tài liệu: tôi đã tiến hành thu thập, chọn lọc các tài liệu liên quan, tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, từ điển, bài luận,.. liên quan đến chủ 7 Thống kê dân tộc Việt Nam theo dân số năm 2019. 422
- đề để có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề nghiên cứu, đưa ra những lập luận, giải pháp phù hợp hợp với thực tiễn. Phương pháp lấy số liệu thống kê: tôi đã thu thập các số liệu thống kê về dân số để cho thấy sự phát triển của cộng đồng người Hoa hiện nay trên địa bàn. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kịp thời đưa ra những giải pháp giữ gìn và phát huy nét đẹp của lễ hội Rằm tháng giêng tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) trong giai đoạn hiện nay để lễ hội ngày càng phát triển, không bị mất đi nét đẹp truyền thống. Ngoài ra, bài nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những vấn đề nghiên cứu liên quan sau này như nghiên cứu về lễ hội dân tộc Hoa, nghiên cứu về lễ hội truyền thống, v.v... Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng các công trình đều đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa dân tộc Hoa. Tuy nhiên các công trình chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu giá trị văn hóa dân tộc Hoa nhằm giới thiệu về nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Hoa. Một số đề tài có đề cập đến vấn đề giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa người Hoa nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung, chưa có công trình nghiên cứu chi tiết về lễ hội Rằm tháng giêng của người Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương). Chính vì vậy, tôi hy vọng đề tài “Giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương)” sẽ là bài nghiên cứu tiên phong trong việc nghiên cứu văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng trên địa bàn, là cơ sở đưa ra những giải pháp giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng phù hợp với thực tiễn xã hội. KẾT LUẬN Mỗi dân tộc đều mang một sắc màu văn hóa riêng biệt, thể hiện rõ bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Nét đẹp văn hóa lễ hội được xem là cơ sở để khẳng định sự tồn tại của một dân tộc, giữu gìn những nét đẹp văn hóa lễ hội là một cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa lễ hội của các dân tộc là tìm hiểu và nghiên cứu sáng tạo những nét đẹp văn hóa lễ hội của các dân tộc. Từ đó, tìm ra những nét đặc sắc, đặc trưng để tôn vinh, phát huy, không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống, đặc biệt là các thế hệ trẻ hiện nay. Vấn đề giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội Rằm tháng giêng của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) trong nền kinh tế thị trường như hiện nay đòi hỏi có nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và của dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ con cháu người Hoa – những người đã và đang tiếp nối những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đối với nền văn hóa phong phú, đặc sắc như nền văn hóa của dân tộc Hoa ở thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) thì việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa kễ hội lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh những yếu tố văn hóa tích cực thì chúng ta cũng lên loại bỏ những yếu tố văn hóa được cho là hủ tục, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển dân tộc, cần bảo vệ những giá trị văn hóa đang bị ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế thị trường trước khi giá trị văn hóa đó phai nhạt. Để giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội dân tộc Hoa ở tỉnh Bình Dương, 423
- chúng ta cần chú trọng đến những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; đẩy mạnh công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc,… Để thực hiện tốt các giải pháp này, cần có sự tham mưu của các cấp ủy – chính quyền của tỉnh Bình Dương trong chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương, hướng dẫn động viên nhân dân, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, để mọi người cùng chung tay bảo vệ, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc tốt đẹp, Bên cạnh đó cần có sự quan tâm của Ban trị sự Bốn bang người Hoa trên địa bàn tỉnh để từ đó nâng cao ý thức của người Hoa về vấn đề giữ gìn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, tiến tới xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Tiếng Việt 1. Huỳnh Ngọc Đáng chủ biên (2010). Người Hoa ở Bình Dương. Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương cùng Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 2. Vương Hồng Sển (2007). Sài Gòn năm xưa. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 3. Trần Ngọc Thêm (2001). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Ngô Đức Thịnh (2006). Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 5. Nhiều tác giả (1986). Từ điển Triết học. Nhà xuất bản Tiến bộ. Nước ngoài 6. 邵台新(1997 年 )。中国文化史。中国:大中国图书公。 7. Từ điển tiếng Trung《汉语词典》. 8. Từ điển Hán ngữ hiện đại《现代汉语词典》. Bài báo, tạp chí Tiếng Việt 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 10. Danh sách các dân tộc Việt Nam theo số dân (2019). Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 11. 11.https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c_ Vi%E1%BB%87t_Nam_theo_s%E1%BB%91_d%C3%A2n 12. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969). Di chúc. Báo điện tử Chính phủ. 13. Đại diện bốn bang người Hoa thành phố Thủ Dầu Một (2022). Bài báo cáo trong buổi chúc Tết lãnh đạo tỉnh Bình Dương nhân dịp Tết Nguyên Tiêu – Lễ hội Rằm tháng Giêng năm 2022. Bài báo, tạp chí Nước ngoài 14. Andrée Lyotard (1945). Khái niệm hóa: Từ văn hóa trong nhân học. 15. 廖鹏飞(2012),《圣墩祖庙重建顺济庙记》. http://www.ptwhw.com/?post=5626 16. 《从宫中斗法到燃灯供佛揭秘元宵节张灯缘起》,凤凰网华人佛教综合 (trang mạng Phoenix toàn diện Phật giáo Trung Quốc). https://fo.ifeng.com/changshi/detail_2014_02/12/33726630_0.shtml. 424
- MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRÊN BÀN TIỆC KHI ĐÓN TIẾP THƯƠNG NHÂN NGƯỜI TRUNG QUỐC Đặng Thị Như Tâm1, Nguyễn Như Quỳnh1 1. Lớp: D19TQ05. Khoa: Ngoại ngữ. Email: 1922202040084@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Việt Nam có mối quan hệ trao đổi mua bán rất sâu rộng với các quốc gia khác nhau trên thế giới, từ các nước trong khu vực Asean đến các nước khác châu Âu, châu Mĩ , thì Trung Quốc được đánh giá là “đối tác trên bàn giao dịch” lâu dài và hữu nghị của chúng ta. Vì thế, Việt Nam nắm bắt những cơ hội cũng như rất khéo léo trải qua những rủi ro, thử thách để cùng hợp tác với Trung Quốc phát triển nền kinh tế. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai. Do vậy, Việt Nam cần nắm bắt được những cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đồng thời cần đánh giá và đưa ra chính sách ưu việt để giải quyết những khó khăn, thử thách từ Trung Quốc – đối tác lâu dài cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ. Vì thế, việc gặp mặt trao đổi với các đối tác Trung Quốc là việc không thể thiếu, các công ty Việt Nam cần biết và tìm hiểu những nguyên tắc ứng xử, giao tiếp phù hợp và đúng đắn để đón tiếp các đối tác người Trung Quốc đồng thời thể hiện sự văn minh, lịch sự của người Việt Nam, từ đó sẽ gây được ấn tượng với họ cũng như sẽ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị mang lại các cuộc đàm phán thành công. Ở bài nghiên cứu của chúng tôi về “Một số nguyên tắc trên bàn tiệc khi đón tiếp thương nhân người Trung Quốc”, chúng tôi sẽ chú trọng đi sâu vào việc nghiên cứu, khai thác và phân tích sơ lược về vài nét văn hóa trên bàn tiệc của người Trung Quốc: văn hóa ăn uống, các trường phái ẩm thực nổi tiếng của Trung Quốc, văn hóa rượu. Tiếp theo phân tích cách ứng xử của người Trung Quốc trên bàn tiệc, các nguyên tắc liên quan về vấn đề giao tiếp mà người Trung Quốc chú trọng trên bàn tiệc và trong lúc đàm phán. Các bước chuẩn bị một bữa tiệc đón tiếp thương nhân người Trung Quốc, cách lựa chọn loại rượu và món ăn phù hợp đối với đối tác người Trung Quốc. Nhóm còn nghiên cứu, những điều cần nắm rõ khi kết thúc bữa tiệc đón tiếp thương nhân người Trung Quốc, phân tích rõ quy trình để đón tiếp đoàn đối tác thương nhân Trung Quốc một cách chi tiết nhất, từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành đều có sự tỉ mỉ để đạt được kết quả như mong muốn là kí kết được hợp đồng thương mại với đối tác Trung Quốc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác. Sau cùng là phân tích và đánh giá tầm quan trọng của những nguyên tắc bàn tiệc khi đón tiếp thương nhân Trung Quốc trong thực tiễn đời sống, trong đó có các lợi ích mang lại khi tìm hiểu và áp dụng những nguyên tắc trên bàn tiệc cụ thể là lợi ích mang lại đối với các công ty, doanh nghiệp, đối với đối tác và giúp ích cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học Thủ Dầu Một khi chuẩn bị tốt nghiệp, đi làm khi tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc trên bàn tiệc. Từ khóa: Đón tiếp, thương nhân người Trung Quốc, văn hóa, nguyên tắc 425
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia có ưu thế khi việc giao lưu, kết nối, hợp tác và phát triển cùng các nước trên thế giới quốc tế ngày càng sâu rộng. Như chúng ta được biết trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà Việt Nam có quan hệ buôn bán thì Trung Quốc là thị trường lớn nhất về tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu, đặc biệt là kim ngạch nhập khẩu và nhập siêu, có thể nói Trung Quốc là bạn hàng lớn của Việt Nam. Trong công việc hợp tác thương mại, chúc mừng hợp tác thành công,… không thể nào thiếu đi những buổi tiệc chiêu đãi, đón tiếp các đối tác khách hàng trong và ngoài nước. Từ đó, việc nghiên cứu các nguyên tắc ứng xử trên bàn tiệc là một sự cần thiết cho các nhà doanh nghiệp. Và trong bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã phân tích, đưa ra những lập luận và đúc kết những nguyên tắc văn hóa ứng xử trên bàn tiệc; tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa của người Trung Quốc để có thể hiểu biết hơn về văn hóa của nước bạn, đồng thời cũng là chìa khóa đạt được thành công trong mối quan hệ hợp tác thương mại giữa các công ty, các nhà doanh nghiệp Việt Nam với các công ty lớn của Trung Quốc. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích và tổng hợp: tìm những bài báo khoa học, trang báo uy tín, sách và các bài tiểu luận nghiên cứu khoa học có liên quan để phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đề tài. Phương pháp phân tích logic: tìm hiểu và dựa theo văn hóa ẩm thực, rượu và giao tiếp của người Trung Quốc để tiến hành rút ra những phương pháp giúp cho thương nhân Việt Nam hiểu thêm về cách đón tiếp thương nhân người Trung Quốc. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thông qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã đúc kết được những quy tắc cần thiết và cấm kị khi đón tiếp thương nhân người Trung Quốc. Đánh giá được giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và thương mại quốc tế. Trình bày cụ thể quy trình chiêu đãi và đón tiếp các đối tác người Trung Quốc, từ đó có thể đúc kết những kinh nghiệm để có cách ứng xử tinh tế và phù hợp đạt được kết quả là một cuộc đàm phán thành công giữa hai bên đối tác. Chúng tôi đứng trên lập trường của sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một để phân tích, đưa ra nhận xét và lập luận để đề tài có khả năng cao trong việc ứng dụng vào thực tiễn; giá trị làm đề tài mẫu tham khảo cho những người đã đi làm, các sinh viên chuẩn bị đi làm có xu hướng mở doanh nghiệp hoặc thường xuyên làm việc với các đoàn đối tác thương nhân người Trung Quốc. 4. KẾT LUẬN Việc tìm hiểu về bốn đặc điểm văn hóa đó là văn hóa ăn uống, văn hóa rượu, văn hóa giao tiếp và văn hóa kinh doanh của người Trung Quốc là một trong những yếu tố cần thiết để giúp 426
- chúng ta hiểu thêm về văn hóa đất nước họ và từ đó sẽ có những hành xử thế nào cho hợp lí, đúng với thuần phong mỹ tục của cả hai nước. Chuyện kinh doanh trên bàn tiệc là một trong những cách phổ biến của giới thương nhân. Cho nên, việc nghiên cứu về các trình tự từ sắp xếp thời gian và địa điểm đến cách ăn uống, giao tiếp, cách đàm phán và tặng quà để nắm chắc phần thành công trong quá trình đàm phán. Bài nghiên cứu còn đưa ra những lập luận khi gặp và đàm phán với đối tác người Trung Quốc trên bàn tiệc và việc cần làm những gì để tạo được một ấn tượng tốt ngay từ ban đầu, những điều cấm kỵ cần tránh khi giao tiếp, cách tạo mối quan hệ với họ. Không những thế, bài nghiên cứu còn đưa ra một số phương pháp, lời khuyên để có được một cuộc đàm phán thành công trên bàn tiệc. Giá trị thực tiễn của bài nghiên cứu này là giúp phía doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nhân có quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác Trung Quốc hiểu biết hơn và có cách áp dụng đúng các phương pháp khi đoán tiếp họ và cũng chính từ đó Việt Nam thành công trong việc giữ được mối quan hệ thân tín, hữu nghị với Trung Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Dương Huân (03/2012), Tìm hiểu phong cách đàm phán của người Trung Quốc, Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88). 2. Đinh Thị Thanh Huyền (05/2009), Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung Quốc tới việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Ngoại Thương. 3. Đỗ Lượng (06/04/2021). Văn hóa rượu – Nét đặc sắc của văn hóa Trung Quốc. https://spk.vn/van- hoa-ruou-net-dac-sac-cua-van-hoa-trung-quoc/ 4. Đinh Thị Nhàn và nnk., Tìm hiểu về đặc trưng đối với hoạt động giao tiếp của khách Trung Quốc, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 5. Ngọc Oanh (02/02/2019). Những điều cơ bản khi thiết đãi đối tác trong kinh doanh (Kỳ 1). https://locobee.com/mag/vi/2019/02/02/van-hoa-cong-so-nhung-dieu-co-ban-khi-thiet-dai-doi-tac- trong-kinh-doanh-ki-1/ 6. Ngọc Oanh (09/02/2019). Những điều cơ bản khi thiết đãi đối tác trong kinh doanh (Kỳ 2). https://locobee.com/mag/vi/2019/02/09/van-hoa-cong-so-nhung-dieu-co-ban-khi-thiet-dai-doi-tac- trong-kinh-doanh-ki-2/ 7. Nguyễn Huy Phú và nnk., giáo Trình Quản trị tiệc, Chương 2: Kế hoạch tổ chức và điều hành tiệc, tr.40. 8. Lâm Quyên, Tiểu luận về Văn hóa kinh doanh Trung Quốc, GVHD Lưu Thị Thanh Mai. 9. Lê Nhật Tân, Tiểu Luận Đàm phán với thương nhân người Trung Quốc, Đại Học Hoa Sen. 10. Nguyễn Thị Hồng Vinh và nnk., (12/2020), Giao tiếp trong kinh doanh – Kĩ năng đón tiếp khách hàng và chăm sóc khách hàng sự kiện, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại học CNTT & Truyền Thông Việt – Hàn. 11. Phòng LT-HTQT, Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa thiên Huế(11/07/2014). Các vấn đề cơ bản về đón tiếp khách nước ngoài. https://sngv.thuathienhue.gov.vn/?gd=11&cn=298&tc=1514 427
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn