Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIA TĂNG THỜI GIAN NGỦ CÓ LIÊN QUAN <br />
VỚI VIỆC GIẢM TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN <br />
CÓ THỜI GIAN NGỦ ÍT? <br />
Tăng Kim Hồng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định việc thay đổi thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến các chỉ số <br />
khách quan của tình trạng béo phì ở trẻ vị thành niên trong thời gian 5 năm hay không? <br />
Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu 5 năm được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2009. <br />
Chiều cao, cân nặng, chu vi vòng eo, bề dày các nếp gấp da cùng với thời gian dành cho hoạt động thể lực, <br />
xem tivi và cho việc ngủ hàng ngày của trẻ cùng với thói quen ăn uống được thu thập hàng năm từ 759 học <br />
sinh cấp II TPHCM. Trẻ có thời gian ngủ ít hơn 6g/ngày vào lúc đầu nghiên cứu (64 trẻ/759 trẻ) được chia <br />
thành hai nhóm: nhóm tăng thời gian ngủ để đảm bảo đủ ≥8giờ/ngày vào lúc kết thúc nghiên cứu (n =34); <br />
và nhóm trẻ vẫn duy trì thói quen ngủ 6giờ/ngày hay ít hơn (n=30). Nhóm trẻ có thời gian ngủ đủ <br />
(≥8giờ/ngày) từ lúc đầu nghiên cứu cho đến kết thúc nghiên cứu (n=695) được xem như là “nhóm chứng”. <br />
Sự thay đổi của các chỉ số của tình trạng béo phì cho mỗi nhóm có thời gian ngủ khác nhau được so sánh <br />
bằng ANOVA. Mô hình hồi qui đa biến GLLAMM được áp dụng để khảo sát mối liên quan dọc giữa thay <br />
đổi BMI và các yếu tố nguy cơ bằng STATA 12.0 <br />
Kết quả: Hai nhóm trẻ có thời gian ngủ ngắn có các đặc điểm lúc bắt đầu nghiên cứu giống nhau. Tuy <br />
nhiên, qua 5 năm khảo sát nhóm trẻ có thời gian ngủ ít và vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này cho đến kết thúc <br />
nghiên cứu có sự gia tăng BMI và mỡ cơ thể hơn nhóm trẻ có thời gian ngủ ít vào lúc bắt đầu nghiên cứu nhưng <br />
có cải thiện thời gian ngủ (1,21±0,33 kg/m2 và 2,36±0,54 kg, p