intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị của trò chơi trong việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh phổ thông

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây phương pháp CLT (phương pháp dạy ngôn ngữ theo giao tiếp) đã được áp dụng ở nước ta và có một số hiệu quả nhất định. Một trong những hoạt động của phương pháp này là trò chơi và nó không còn xa lạ gì với giáo viên Anh ngữ ở hầu hết các trung tâm ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết trò chơi có thể được áp dụng trong trường phổ thông hay không. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu giá trị của việc sử dụng trò chơi khi dạy ngữ pháp cho học sinh phổ thông nên câu hỏi nghiên cứu chính mà tác giả đặt ra là: “Giá trị giáo dục của trò chơi đối với việc dạy ngữ pháp là gì?”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị của trò chơi trong việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh phổ thông

  1. Năm học 2009– 2010 GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI TRONG VIỆC GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Trần Lê Tuyết Ánh, Võ Thị Bảo Châu (Sinh viên năm 4, Khoa tiếng Anh) GVHD: TS Nguyễn Thanh Tùng 1. Mở đầu Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng thịnh vượng, tiếng Anh đã khẳng định được vị thế của mình trong kỉ nguyên mới toàn cầu hoá. Thế nên việc dạy và học tiếng Anh ở nước ta ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Tuy nhiên, phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh đang sử dụng hiện nay tại các trường phổ thông bị xem như một thất bại vì học sinh phổ thông không có khả năng hoặc không tự tin nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Anh. Chính vì vậy, phương pháp giáo dục cần được đổi mới để đảm bảo học sinh có thể giao tiếp được. Gần đây phương pháp CLT (phương pháp dạy ngôn ngữ theo giao tiếp) đã được áp dụng ở nước ta và có một số hiệu quả nhất định. Một trong những hoạt động của phương pháp này là trò chơi và nó không còn xa lạ gì với giáo viên Anh ngữ ở hầu hết các trung tâm ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết trò chơi có thể được áp dụng trong trường phổ thông hay không. Chính vì lý do đó mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. 2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu giá trị của việc sử dụng trò chơi khi dạy ngữ pháp cho học sinh phổ thông nên câu hỏi nghiên cứu chính mà chúng tôi đặt ra là: “Giá trị giáo dục của trò chơi đối với việc dạy ngữ pháp là gì?”. Để trả lời cho câu hỏi này, hai câu hỏi phụ được đặt ra: - Trò chơi có thể giúp cho học sinh đạt được điểm số mong muốn ở mức độ nào trong các kì kiểm tra: + Kiểm tra viết (chủ yếu là về ngữ pháp)? + Kiểm tra về giao tiếp (chủ yếu là kĩ năng nói)? 21
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH - Sử dụng trò chơi có ảnh hưởng gì tới suy nghĩ và tình cảm của học sinh đối với việc học ngữ pháp? 2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành ở trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong với sự tham gia của 2 lớp 11 (tổng cộng là 61 học sinh). 3. Kết quả nghiên cứu Kết quả thu được sau nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: 3.1. Về kiến thức của học sinh (thể hiện qua các bài kiểm tra) - Trước khi tiến hành can thiệp về mặt phương pháp, 2 nhóm học sinh được chọn có trình độ ngang nhau về kiến thức ngữ pháp. - Sau khi có sự can thiệp về mặt phương pháp, nhóm học sinh được học ngữ pháp bằng trò chơi có biểu hiện tốt hơn nhóm học theo phương pháp truyền thống: + Họ nắm bắt được những hình thái ngữ pháp được học và vượt qua được kì kiểm tra về hình thái ngữ pháp. + Ngoài ra họ còn áp dụng thành công những hình thái ngữ pháp đó vào trong giao tiếp. 3.2. Về suy nghĩ, tình cảm của học sinh (thể hiện qua bảng khảo sát) Nhìn chung, học sinh có thái độ rất tích cực đối với việc học ngữ pháp nói chung và việc học ngữ pháp bằng cách chơi trò chơi nói riêng. Thái độ đó còn chuyển biến tích cực hơn nữa nhờ vào sự can thiệp về mặt phương pháp. Học sinh yêu thích và đánh giá rất cao phương pháp mới; đồng thời, học sinh ngày càng tin tưởng vào những lợi ích của trò chơi trong học tập. Khảo sát còn cho thấy qua cuộc thử nghiệm, những vấn đề phát sinh và các trở ngại đối với phương pháp này được hạn chế đáng kể. Tóm lại, suy nghĩ, tình cảm của học sinh biểu hiện rất tốt đối với sự can thiệp về phương pháp của nhà nghiên cứu. 4. Kết luận và đề xuất 4.1. Kết luận Kết quả của cuộc nghiên cứu này chứng tỏ rằng, sau khi được học ngữ pháp bằng phương pháp mới, sử dụng trò chơi, người học đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể là trò chơi giúp cho người học nắm được hình thái ngữ pháp và giúp người học vượt qua những kì thi chú trọng về ngữ pháp. Người học với phương pháp mới này có thể biểu hiện tốt trong các kì thi thông thường hơn 22
  3. Năm học 2009– 2010 những người được học theo các phương pháp truyền thống khác. Hơn thế nữa, sử dụng trò chơi khi dạy ngữ pháp giúp cho người học cải thiện được khả năng giao tiếp của mình. Nói cách khác, họ có thể áp dụng ngữ pháp vào giao tiếp và giao tiếp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, học sinh còn biểu hiện thái độ rất tích cực đối với việc ứng dụng trò chơi vào những bài học ngữ pháp. 4.2. Đề xuất Với hiệu quả đã được minh chứng bằng số liệu cụ thể, phương pháp nêu trên cần được áp dụng rộng rãi trong giờ học tiếng Anh tại các trường phổ phông nhằm cải thiện chất lượng việc giảng dạy tiếng Anh ở các trường và nâng cao mặt bằng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp của học sinh phổ thông. Các nghiên cứu trong thời gian sắp tới liên quan đến việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy ngôn ngữ có thể được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu của chúng tôi nhưng áp dụng đối với các kỹ năng ngôn ngữ khác như Nghe, Nói, Đọc, Viết hay các lĩnh vực khác như Từ vựng, Phát âm. Ngoài ra, các nghiên cứu sau này có thể được tiến hành với đối tượng là học sinh tại các trường phổ thông bình thường, thay vì trường chuyên như nguyên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] El-Shamy S. (2001), Training games: Everything you need to know about using games to reinforce learning, Virginia: Stylus Publishing. [2] Hadfield J. (2001), Elementary grammar games. Essex: Longman. [3] Hatch E. & Farhady, H. (1982), Research design and statistics for applied linguistics, Massachusetts: Newbury House Publishers, Inc. [4] Maley A. (Ed.) (2004), Games for children, Oxford: Oxford University Press. [5] Miller C.T., (Ed.) (2008), Games: Purpose and potential in education. New York: Springer. [6] Lewis G. & Bedson G. (2002), Games for children, Oxford: Oxford University Press. [7] Richard-Amato, P.A. (1988), Making it happen: Interaction in the second language classroom: From theory to practice, New York: Longman. [8] Rogova G.V. (1983), Methods of teaching English, Moscow: Ministry of Education of the USSR. 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2