GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CỐ ĐÔ HOA LƯ<br />
HÀ MẠNH KHOA*<br />
<br />
Năm 938, sau khi đánh tan quân Nam<br />
Hán, Ngô Quyền xưng “vương” và chọn Cổ<br />
Loa làm kinh đô. Định đô ở Cổ Loa, có vị trí<br />
địa lý, điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi<br />
và nhất là trường thành “lòng dân” của vùng<br />
đất “thiêng” này, Ngô Vương Quyền không<br />
chỉ tận dụng những thành quả của quá khứ,<br />
công sức xây dựng của các thế hệ trước mà<br />
thể hiện một tinh thần cảnh giác cao độ,<br />
khẳng định việc trở về với cội nguồn của<br />
dân tộc, kinh đô của nhà nước độc lập tự chủ<br />
của người Việt.<br />
<br />
1. Hoa Lư - Kinh đô của nước ta trong<br />
thế kỷ X<br />
<br />
Từ những bài học xây dựng đất nước,<br />
nhất là việc chọn đất dựng kinh đô của Ngô<br />
Quyền, năm 968, sau khi “đại định thiên<br />
hạ”, non sông thu về một mối, Đinh Bộ<br />
Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại<br />
nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và<br />
quyết định lập Kinh đô ở Hoa Lư. Đây là<br />
một bước tiến quan trọng, một sự chuyển<br />
biến về chất về lịch sử đất nước và dân tộc<br />
ta ở thế kỷ X. Sách “Đại Việt sử ký toàn<br />
thư” chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và<br />
định đô như sau: "Mậu Thìn, năm thứ 1<br />
(968) ( Tống Khai Bảo năm thứ 1). Vua lên<br />
ngôi, đặt quốc hiệ là Đại Cồ Việt, dời king<br />
ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới,<br />
đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều<br />
nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng<br />
Minh Hoàng Đế" 1.<br />
<br />
Sau khi dẹp xong các “sứ quân”, thống<br />
nhất đất nước, trước khi lên ngôi, Đinh Tiên<br />
Hoàng đã định chọn Đàm Thôn là quê ngoại<br />
(nay thuộc xã Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh<br />
Ninh Bình) làm nơi đặt kinh đô. Trải qua<br />
những tháng năm tiến hành chinh phục các<br />
sứ quân, thu giang sơn về một mối, thấy rõ<br />
“vị trí đó chật hẹp, không có lợi cho việc đặt<br />
hiểm”4, nên Đinh Tiên Hoàng đã quyết định<br />
chọn Hoa Lư làm kinh đô của vương triều.<br />
<br />
*<br />
<br />
Từ đây, Hoa Lư trở thành kinh đô của<br />
nước Đại Cồ Việt và đến năm 1010 khi Lý<br />
Thái tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long,<br />
nhưng hơn một nghìn năm qua Cố đô Hoa<br />
Lư vẫn còn nguyên giá trị lịch sử của nó.<br />
*<br />
<br />
TS. Viện Sử học.<br />
<br />
Đinh Tiên Hoàng sinh năm Giáp Tý<br />
(924)2, quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu,<br />
châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bồng, xã<br />
Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh<br />
Bình), bố là Đinh Công Trứ, mẹ là Đàm<br />
thị3. Theo sử liệu thì Đinh Công Trứ là<br />
người giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy<br />
chính quyền dưới thời Dương Đình Nghệ<br />
và Ngô Quyền.<br />
<br />
Khác với Ngô Quyền chọn Cổ Loa, Đinh<br />
Tiên Hoàng đã chọn Hoa Lư làm Kinh đô:<br />
"Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi<br />
trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ<br />
rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt<br />
là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây<br />
non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa xứng<br />
đáng chọn để dựng đô được". Hoa Lư không<br />
chỉ là quê hương, căn cứ ban đầu của quá<br />
trình “dẹp loạn” mà Hoa Lư còn chứa đựng<br />
nhiều lợi thế cho một nhà nước quân chủ<br />
mới được thành lập, đáp ứng các nhu cầu<br />
của lịch sử lúc bấy giờ là “phòng thủ và xây<br />
dựng đất nước”.<br />
<br />
42<br />
<br />
Hoa Lư là kinh đô của nước Việt Nam từ<br />
năm 968 đến năm 1010. Kinh đô Hoa Lư tồn<br />
tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là<br />
triều Đinh (968 - 980), 29 năm kế tiếp là<br />
triều Tiền Lê (980 - 1009) và 1 năm (1009 1010) là triều Lý.<br />
Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ<br />
Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà<br />
Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Đây là kinh<br />
đô có một quy mô lớn do chính người Việt<br />
tự thiết kế và tổ chức xây dựng. Nó khẳng<br />
định lòng dũng cảm, trí thông minh sáng tạo<br />
và ý thức độc lập tự chủ của người Việt ở<br />
thế kỷ X.<br />
2. Một công trình kiến trúc thành lũy<br />
vĩ đại<br />
Các triều vua Đinh và vua Lê đã dựa theo<br />
địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường<br />
thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa<br />
Lư với diện tích hơn 300 ha. Tại đây, nhà<br />
Đinh và nhà Lê đã cho xây cung điện, đặt<br />
triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế<br />
núi xây dựng một công trình phòng ngự kiên<br />
cố như một pháo đài hiểm, biệt lập với bên<br />
ngoài. Kinh đô Hoa Lư được bao quanh bởi<br />
hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng<br />
vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được<br />
xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có<br />
gạch bó, đắp cao từ 8-10 m, hiện vẫn còn<br />
dấu vết của nhiều đoạn tường thành<br />
Vua Đinh Tiên Hoàng đã biết khai thác<br />
triệt để thiên nhiên phục vụ cho con người.<br />
Lối kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người<br />
sức của. Có thể nói, kinh đô Hoa Lư là một<br />
quân thành vững chắc do thiên nhiên và con<br />
người làm nên. Phía Bắc thành nằm bên<br />
sông Hoàng Long nên đường giao thông<br />
thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại,<br />
nay thuộc địa phận thôn Yên Thượng, Yên<br />
Thành, xã Trường Yên, là cung điện chính,<br />
nơi vua Đinh cắm cờ nước, hiện là đền thờ<br />
vua Đinh, vua Lê. Trước cung điện có núi<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012<br />
<br />
Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên<br />
Hoàng lấy núi này làm án. Khu Thành Nội<br />
rộng hơn, ăn thông với Thành Ngoại bằng<br />
một ngách núi, gọi là Quèn Vòng với những<br />
cầu Đông, cầu Rền... làm bằng đá, là nơi<br />
nuôi trẻ em và kho chứa. Bên ngoài thành có<br />
nhiều trạm gác bảo vệ. Kinh thành nằm giữa<br />
những quả núi lớn bao bọc xung quanh,<br />
mang nặng tính chất quân sự, vị trí kín đáo,<br />
thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, lại<br />
xa biên thùy, phương Bắc khó có thể mở<br />
những đợt tấn công chớp nhoáng.<br />
Phía Đông Bắc thành Hoa Lư có núi Cột<br />
Cờ, là nơi vua Đinh cắm cờ nước Đại Cồ<br />
Việt, sát đó là địa điểm vua thường chỉ huy<br />
các cuộc tập dượt thủy quân trên sông Sào<br />
Khê. Phía Đông Nam khu thành Ngoại còn<br />
có động Am Tiên trên lưng chừng núi là nơi<br />
vua Đinh nuôi nhốt hổ báo và dưới chân núi<br />
là Ao Giải (nơi nuôi giải) để răn đe và trừng<br />
phạt những kẻ có tội. Ngoài ra còn có hang<br />
Muối, hang Tiền... là nơi vua cất giữ lương<br />
thực, ngân khố...<br />
Tất cả núi sông và khu vực thành cổ nhấp<br />
nhô do thiên tạo và nhân tạo, giống như một<br />
vịnh Hạ Long trên cạn đã hình thành một<br />
quần thể kiến trúc trang nghiêm, đồ sộ,<br />
khoáng đạt mà không một kinh đô cổ nào có<br />
được.<br />
Kinh đô Hoa Lư chủ yếu thuộc địa phận<br />
xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh<br />
Bình ngày nay, có diện tích khoảng 300 ha<br />
được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng<br />
cung, cảnh quan hùng vĩ. Đây là vùng đồng<br />
chiêm trũng, núi non hiểm trở. Đường giao<br />
thông chủ yếu từ Hoa Lư ra Bắc vào Nam là<br />
giao thông đường thuỷ mà sông Hoàng Long<br />
là huyết mạch. Từ sông Hoàng Long thông<br />
với sông Đáy. Sông Đáy như là một “con<br />
hào” tự nhiên che chở phía Bắc cho kinh đô<br />
đồng thời lại là con đường thuận tiện để<br />
thông với sông Vân Sàng đi vào “cửa Thần<br />
<br />
Giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư<br />
<br />
Đầu”5 đến vùng Châu Ái. Hoa Lư có địa thế<br />
ba mặt Đông, Tây, Nam có núi bao bọc,<br />
phía Đông Bắc và phía Bắc có sông Hoàng<br />
Long tạo nên bức trường thành núi sông che<br />
chở. Vào thời điểm đó, Hoa Lư được Đinh<br />
Bộ Lĩnh chọn làm nơi định đô không chỉ là<br />
nơi dấy nghiệp thành công mà còn là một<br />
địa điểm an toàn sau quá trình “dẹp loạn”,<br />
bắt tay vào xây dựng một vương triều mới<br />
của một quốc gia thống nhất.<br />
Bao quanh Hoa Lư có nhiều núi non, với<br />
tầm nhìn của một thủ lĩnh quân sự, Đinh<br />
Tiên Hoàng đã triệt để lợi dụng địa thế tự<br />
nhiên để xây thành, đắp lũy, tiến hành cho<br />
đào đắp nối liền các khoảng trống giữa các<br />
núi thành một hệ thống thành khép kín.<br />
Khoảng trống giữa các sườn núi được xây<br />
kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch<br />
bó, đắp cao từ 8-10 mét. Vì thế thành Hoa<br />
Lư không có hình dáng cân đối, vuông vức,<br />
chất “quân sự” nổi lên hàng đầu nhưng vẫn<br />
đảm bảo là trung tâm chính trị, văn hóa.<br />
Kinh đô Hoa Lư bao gồm thành Ngoại và<br />
thành Nội6.<br />
Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa<br />
phận các thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã<br />
Trường Yên có 5 đoạn tường thành nối các dãy<br />
núi tạo nên vòng thành khép kín. Ðây là cung<br />
điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê nằm<br />
ở trung tâm. Trước cung điện có núi Mã Yên<br />
tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án.<br />
Thành Nội có diện tích tương đương<br />
thành Ngoại, thuộc thôn Chi Phong, xã<br />
Trường Yên có tên là Thư Nhi xã. Trong<br />
thành có nơi nuôi trẻ em và những người<br />
giúp việc trong cung đình. Thành nội cũng<br />
có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi.<br />
Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận<br />
tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được nhánh<br />
sông Hoàng Long chảy dọc thành, vừa là<br />
hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục<br />
vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai<br />
<br />
43<br />
<br />
tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan<br />
lại và quân lính. Hai thành này được ngăn<br />
cách với nhau bằng một lối đi tương đối<br />
hiểm trở gọi là Quèn Vòng.<br />
Kinh đô Hoa Lư do Đinh Tiên Hoàng tổ<br />
chức xây dựng là một công trình kiến trúc<br />
lớn nhất của đất nước sau ngàn năm Bắc<br />
thuộc. Từ đây, bộ máy chính quyền của nhà<br />
nước độc lập tự chủ do Đinh Tiên Hoàng<br />
đứng đầu đã thực hiện tốt chủ quyền của<br />
quốc gia và dân tộc.<br />
Phía Nam kinh thành có núi cao bao bọc<br />
xung quanh, bảo vệ mặt sau thành, từ đây có<br />
thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường<br />
thủy. Đây chính là hệ thống hang động của<br />
khu sinh thái Tràng An hiện tại.<br />
Đến đời Tiền Lê, sau cuộc kháng chiến<br />
chống Tống lần thứ nhất (981) vua Lê Đại<br />
Hành cho xây dựng thêm nhiều cung điện<br />
lộng lẫy. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi:<br />
"Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều<br />
cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tuế ở<br />
núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi<br />
coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên<br />
tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai,<br />
bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại<br />
Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi<br />
vua nghỉ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng<br />
điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc"7.<br />
Tại kinh đô Hoa Lư người ta đã phát hiện<br />
khá nhiều di vật. Những viên gạch hoa<br />
vuông, hoa văn trang trí đẹp được phát hiện<br />
trên sân cung điện. Ngoài ra người ta còn<br />
phát hiện những viên gạch quý hình chữ chữ<br />
nhật có ghi những dòng chữ “Đại Việt quốc<br />
quân thành chuyên”, “Giang Tây quân”8...<br />
Ngoài ra còn thấy cả gạch trang trí hình hoa<br />
sen cách điệu và hình chim phượng, vịt và<br />
các tượng bằng đất nung, nhiều cọc gỗ lớn<br />
nhỏ; bậc thềm tam cấp được lát bằng gạch,<br />
ngói ống, lò bát đĩa, chân đèn, đĩa đèn…Vào<br />
năm 1963, ngành Khảo cổ học còn phát hiện<br />
<br />
44<br />
<br />
ở đây một số di vật quý là một cột bằng đá<br />
có 8 cạnh, dài khoảng 80cm, trên khắc kinh<br />
Phật và có khắc dòng chữ “Đệ tử Tĩnh Hải<br />
quân Tiết độ sứ Nam Việt vương Đinh Liễn<br />
kinh tạo bảo tràng nhất bách toà, Quý Dậu<br />
tuế” (nghĩa là: Đệ tử của Phật là Nam Việt<br />
vương Đinh Liễn kính dâng 100 cột kinh<br />
Phật năm Quý Dậu (973)9. Sau đó hơn 20<br />
năm sau (1986) còn phát hiện thêm 14 cột<br />
kinh Phật nữa cũng có nội dung như trên.<br />
Với những di vật tìm thấy trong lòng đất tại<br />
kinh đô Hoa Lư chứng tỏ văn hóa phi vật thể<br />
dưới thời Đinh rất đa dạng, phong phú và đã<br />
đạt đến một trình độ tương đối cao.<br />
Suốt 42 năm tồn tại (968-1010), kinh đô<br />
Hoa Lư là trung tâm chính trị, văn hóa của<br />
nhà nước độc lập, tự chủ của nước ta ở thế<br />
kỷ X. Đó cũng là nơi tạo thế và lực cho dân<br />
tộc ta bước sang một thời kỳ phát triển rực<br />
rỡ dưới các thời kỳ Lý - Trần trong các thế<br />
kỷ tiếp theo.<br />
3. Nơi gắn liền với sự nghiệp dựng nước<br />
giữ nước và yên nghỉ vĩnh hằng của vua<br />
Đinh, vua Lê<br />
3.1. Núi Mã Yên và lăng mộ vua Đinh,<br />
vua Lê<br />
Ngay trước đền Đinh là núi Mã Yên. Tên<br />
núi Mã Yên vì trông xa núi có hình yên<br />
ngựa. Trên đỉnh Mã Yên Sơn là lăng mộ vua<br />
Đinh. Đứng ở lăng vua Đinh Lê trên núi có<br />
thể nhìn rõ toàn cảnh cố đô Hoa Lư với dãy<br />
núi Rù bao quanh đền hai vua, rặng Phi Vân,<br />
núi Kiến, núi Cột Cờ. Lăng mộ Vua Đinh<br />
Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa núi, nơi<br />
võng xuống thấp mà dân gian hình dung là<br />
cái yên ngựa. Lăng xây bằng đá, có một bệ<br />
thờ trên đặt một lư hương cũng bằng đá.<br />
Trước lăng một tấm bia đá có đề chữ: "Đinh<br />
triều, Tiên Hoàng đế chi lăng, Minh Mạng<br />
nhị thập nhất niên ngũ nguyệt, sơ nhị nhật<br />
phụng sắc kiến". Mặt sau bia cũng có đề<br />
<br />
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012<br />
<br />
"Hàm Nghi nguyên niên cửu nguyệt, nhị<br />
thập tứ nhật trùng tu tiên đế lăng". Qua bia<br />
đá, người đời sau biết được lăng được xây<br />
dựng từ năm Minh Mạng thứ 21 và đến năm<br />
Hàm Nghi thứ nhất (1885) được trùng tu lại.<br />
Lăng mộ Vua Lê Đại Hành nằm dưới<br />
chân núi Mã Yên quay về hướng Nam. Hai<br />
bên lăng có hai quả núi mà theo các nhà<br />
phong thủy cho là "Long chầu, hổ phục".<br />
Lăng cũng được xây bằng đá như lăng vua<br />
Đinh. Trước lăng cũng có bia dựng từ đời<br />
Minh Mạng.<br />
Lăng vua Đinh Tiên Hoàng và lăng vua<br />
Lê Đại hành được xây từ năm 1840 (đời<br />
Minh Mạng thứ 21) và trùng tu vào năm<br />
Hàm Nghi thứ nhất (1885).<br />
2.2. Đền thờ vua Đinh, vua Lê<br />
- Đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở làng<br />
Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện<br />
Hoa Lư trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc khu<br />
di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư. Đền<br />
quay về hướng Đông, trước mặt đền là núi<br />
Mã Yên.<br />
Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ<br />
thứ 17, theo kiểu "nội công ngoại quốc".<br />
Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc<br />
đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các<br />
nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19.<br />
Đền vua Đinh là công trình nghệ thuật<br />
đặc sắc trong quần thể lịch sử - văn hóa của<br />
Cố đô Hoa Lư với hàng nghìn cổ vật quý<br />
hiếm đang được bảo tồn, như gạch xây cung<br />
điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành<br />
chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các<br />
bài bia ký...<br />
- Đền vua Lê Đại Hành. Đền còn có tên<br />
gọi là đền Hạ. Nằm cách đền vua Đinh 500<br />
mét. Đền soi bóng xuống nhánh sông Hoàng<br />
Long. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là<br />
núi Đìa. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn đền<br />
<br />
Giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư<br />
<br />
vua Đinh, nhưng cũng có ba toà: Bái<br />
Đường, Thiên Hương, Chính Cung - thờ Lê<br />
Hoàn, bên phải là Lê Long Đĩnh, bên trái là<br />
hoàng hậu Dương Vân Nga. Nét độc đáo ở<br />
đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm<br />
gỗ thế kỷ XVII đã đạt đến trình độ điêu<br />
luyện, tinh xảo.<br />
Cùng với những di tích trên mặt đất, gần<br />
đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện và<br />
khai quật dưới tầng đất giữa hai đền vua<br />
Đinh, vua Lê vốn là nền cung điện cách đây<br />
trên 1.000 năm nhiều hiện vật quý giá, minh<br />
chứng cho những công trình kiến trúc của cố<br />
đô Hoa Lư và trình độ phát triển về kiến<br />
trúc, nghệ thuật, kinh tế, văn hóa xã hội của<br />
dân tộc Việt thời bấy giờ.<br />
4. Các di tích lịch sử khác<br />
- Núi Cột Cờ. Phía đông thành có núi Cột<br />
Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt, có<br />
ghềnh tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt<br />
thủy quân, có hang Tiền - nơi cất giữ tài sản<br />
quốc gia, động Thiên Tôn - tiền đồn của Hoa<br />
Lư và hang nhốt hổ, báo để xử người có tội.<br />
- Sông Sào Khê. Sông Sào Khê là dòng<br />
sông nhỏ, nhánh của sông Hoàng Long, nằm<br />
uốn lượn trong khu di tích. Sông Sào Khê là<br />
cửa ngõ đường thủy từ Cố đô Hoa Lư.<br />
- Đền thờ Công chúa Phất Kim. Đinh<br />
Tiên Hoàng có ba con gái là Phất Kim,<br />
Minh Châu và Phất Ngân. Ngô Nhật Khánh<br />
vốn là con cháu của Ngô Quyền. Đinh Tiên<br />
Hoàng vì "sợ sinh biến". nên gả Phất Kim<br />
cho Ngô Nhật Khánh. Nhưng Ngô Nhật<br />
Khánh không thần phục Đinh Tiên Hoàng<br />
nên: "bên ngoài thì nói cười như không, mà<br />
trong bụng vẫn bất bình, mới đem vợ chạy<br />
sang Chiêm Thành, khi đến cửa Nam Giới,<br />
lấy gươm xẻo má vợ rồi bỏ đi"10. Ngô Nhật<br />
Khánh đã trốn vào Chiêm Thành cầu viện<br />
Chiêm Thành để đánh lại Đinh Tiên Hoàng.<br />
Công chúa Phất Kim được đưa về kinh<br />
<br />
45<br />
<br />
thành Hoa Lư và ra ở lầu Vọng Nguyệt ở<br />
phía Tây Bắc kinh thành. Uất ức và phẩn nộ<br />
trước việc làm của Ngô Nhật Khánh, bà đã<br />
nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt tự<br />
vẫn. Đền thờ Phất Kim là một ngôi đền cổ,<br />
được xây dựng ngay trên nền của lầu Vọng<br />
Nguyệt. Chiếc giếng bà nhảy xuống tự vẫn<br />
đến nay vẫn còn trước của đền.<br />
Ngoài ra, Cố đô Hoa Lư còn có cả loạt<br />
các giá trị lịch sử và văn hóa khác đang<br />
được gìn giữ và phát huy tác dụng.<br />
Tồn tại 42 năm với 6 vị vua của 3 triều<br />
được ghi tên trong sử sách, Hoa Lư là kinh<br />
đô của nhà nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ X.<br />
Đây từng là một thành trì quân sự, một trung<br />
tâm văn hóa lớn, là nơi sản sinh nghệ thuật<br />
sân khấu chèo. Kinh đô Hoa Lư dù chỉ tồn<br />
tại trong non nửa thể kỷ, nhưng có một vai<br />
trò lịch sử đặc biệt. Nó không chỉ là Kinh đô<br />
của đất nước ở thế kỷ X do người Việt thiết<br />
kế và xây dựng, còn là nơi Đinh Bộ Lĩnh:<br />
“lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Bầy<br />
tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng<br />
Đế”11. là người đầu tiên vị hoàng đế đầu<br />
tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng<br />
kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở,<br />
tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi<br />
đá vôi và hệ thống sông ngòi làm thành<br />
quách, tạo một “quân thành” phòng ngự<br />
vững chắc, phù hợp với bối cảnh lịch sử của<br />
buổi đầu lập quốc. Và cũng tại đây Lê Hoàn<br />
lên Ngôi vua và chỉ huy quân dân cả nước<br />
đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống vào<br />
năm 981, kế tục sự nghiệp của Đinh Tiên<br />
Hoàng xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập<br />
tự chủ.<br />
Cố đô Hoa Lư có một giá trị lịch sử đặc<br />
biệt quan trọng không chỉ riêng của Ninh<br />
Bình mà còn của cả nước.<br />
Những giá trị lịch sử của Cố đô Hoa Lư<br />
đã tạo nên các giá trị lịch sử vô giá cho khu<br />
<br />