intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là đề xuất các giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI vào Thanh Hóa. Trên cơ sở thực hiện phỏng vấn các nhà đầu tư nước ngoài, nhóm tác giả đã xác định được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa cũng như ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện đầu tư tại địa phương này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thanh Hóa

  1. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO THANH HÓA SOLUTIONS TO ENHANCE THE INVESTMENT ENVIRONMENT FOR FDI ATTRACTION IN THANH HOA Lê Hoằng Bá Huyền Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt Mục tiêu của bài báo là đề xuất các giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI vào Thanh Hóa. Trên cơ sở thực hiện phỏng vấn các nhà đầu tư nước ngoài, nhóm tác giả đã xác định được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thanh Hoá cũng như ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện đầu tư tại địa phương này. Kết quả điều tra cho thấy, sự sẵn có của các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nhân tố tài chính là những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định khi nhà đầu tư nước ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Thanh Hoá. Còn đối với quá trình tổ chức thực hiện đầu tư thì thời gian cấp phép đầu tư được coi là tốt nhất trong khi hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng và kiểm soát tham nhũng được đánh giá rất thấp. Theo đó, tác giả đã đề xuất một số các giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI vào Thanh Hóa trong thời gian tới. Từ khóa: FDI, Môi trường đầu tư, Thanh Hóa Abstract This paper attempts to propose solutions to further improve the attraction of investment climate in terms of foreign direct investment capital in Thanh Hoa province. Based on interviews of foreign investors, the authors have identified the key factors affecting the attraction of foreign direct investment in Thanh Hoa province, as well as the investment process of FDI enterprises in this province. The survey results show that Availability of resources, Infrastructure and finance are the most important factors that crucially influence on selecting invesment location of foreign investors in Thanh Hoa province. Regarding to the investment process of FDI enterprises in Thanh Hoa province, on the one side, time of investment licensing is evaluated to be the best. On the other side compensation for land acquisition, land allocation and corruption control get low evaluation according to their negative effects on the implementation of investment projects. Since, the authors have proposed several main solutions to enhance the investment environment for FDI attraction in Thanh Hoa in the near future. Key words: Foreign direct investment, investment environment, Thanh Hoa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để nền kinh tế của một nước phát triển thì vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu. Bên cạnh nguồn vốn từ trong nước thì vốn đầu tư 775
  2. trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng. Môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút và triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư. Môi trường đầu tư tốt không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, mà cho cả nền kinh tế xã hội và cho mọi người. Môi trường đầu tư luôn vận động do bản thân các yếu tố nội tại của môi trường đầu tư luôn thay đổi và do tác động của môi trường đầu tư quốc tế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng như hiện nay đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement ), cũng như cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) thì việc cải thiện môi trường đầu tư là đòi hỏi thiết yếu và cần được xác định là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn FDI cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững không chỉ ở tầm quốc gia nói chung mà cũng là đòi hỏi cần thiết đối với các địa phương nói riêng. Nhờ tập trung khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh, đồng thời triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều dự án lớn đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn là minh chứng rõ nét cho sự tin tưởng, gắn bó lâu dài và thiện chí hợp tác của các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa phương này. Tuy nhiên, so với tiềm năng và thế mạnh của địa phương về ví trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động…thì kết quả thu hút FDI vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Trên cơ sở điều tra, xác định được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thanh Hoá cũng như ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện đầu tư tại địa phương này. Qua đây chúng ta có thể phân tích và đánh giá được việc thu hút và sử dụng FDI trong thời gian qua. Từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có thể khai thác những yếu tố tích cực cũng như cải tiến những yếu tố mà nhà đầu tư cho là sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi họ tiến hành bỏ vốn đầu tư trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cũng có thể phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài đang trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Thanh Hoá. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. Các công trình chú trọng vào tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại một quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn vốn FDI, vai trò của nguồn vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, ảnh hưởng của một số khía cạnh của môi trường đầu tư đến thu hút FDI, và xúc tiến ĐTNN. Một số công trình liên quan tới chủ đề này mà tác giả được biết, gồm: Trước hết, đối với các nghiên cứu ở ngoài nước có thể kể đến nghiên cứu “Impact of government policies and Investment agreements on FDI inflows” của tác giả Rashmi Banga do Uỷ ban của Ấn Độ nghiên cứu các quan hệ kinh tế quốc tế xuất bản năm 2003 đề cập tới đầu tư trực tiếp nước ngoài của 15 nước Đông, Nam, và Đông Nam Á và lượng hoá tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước tới năm 2001. Các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI là một khía cạnh của môi trường đầu tư (chính sách đầu tư) và môi trường đầu tư quốc tế. Nghiên cứu này không chú trọng tới các yếu tố khác của môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư. 776
  3. Bên cạnh đó tác phẩm “Economics for a Third World” của Torado (1992), cho rằng muốn tăng trưởng kinh tế, có nhiều nhân tố ảnh hưởng nhưng quan trọng nhất là đầu tư đề tăng chất lượng từ nguồn tài nguyên, chất lượng của cải, vật chất cũng như con người. Làm tăng chất lượng, số lượng của các nguồn sản xuất đó và làm tăng năng suất từ các nguồn cụ thể thông qua việc phát minh, đổi mới và tiến bộ kỹ thuật công nghệ đã và sẽ tiếp tục là nhân tố hàng đầu trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm của Ragnar Nurkse, mở cửa cho FDI có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có thể vươn đến những thị trường mới, cũng như khuyến khích việc mở rộng kỷ thuật hiện đại và những phương pháp quản lý có hiệu quả. FDI giúp các nước đang phát triển tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ, về điều kiện thanh toán nợ và những điều hay tác động đến vay nợ quốc tế. Ragnar Nurkse cho rằng, FDI đem lại lợi ích chung cho cả hai bên, dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể làm khác được vì nó là đòi hỏi tự nhiên, tất yếu của quá trình vận động thị trường. Đầu tư trực tiếp là kết quả hoàn toàn tự nhiên bởi hoạt động tự do của các động cơ kiếm lợi nhuận. Ở trong nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng cũng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn vốn FDI. Tiêu biểu như tài liệu “Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam” của Ban Biên tập Luật đầu tư chung đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên vào cuối năm 1987 cho đến hết năm 2004, đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và tồn tại của tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN để làm tài liệu tham khảo cho việc ban hành Luật đầu tư chung. Tài liệu không chú trọng tới các yếu tố của môi trường đầu tư, và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI. Công trình "Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng ngoài lý thuyết và thực trạng về thu hút FDI đã tập trung trình bày về tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án FDI. Lý thuyết và thực trạng về môi trường đầu tư cũng như ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút FDI. Công trình “Tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” của Phạm Văn Hùng (2008) đề cập đến lý thuyết và thực trạng về minh bạch hoá hoạt động kinh tế cũng như tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến thu hút vốn FDI của Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp tăng cường minh bạch hoá hoạt động kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Cuốn sách “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả điều tra 140 DN có vốn ĐTNN” do Tiến sĩ Đinh Văn Ân và Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh đồng chủ biên. Nội dung của cuốn sách bước đầu nhận dạng các yếu tố có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện và hoạt động của dự án sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cuốn sách tập trung vào nhận dạng hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có vốn ĐTNN gồm (1) nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và (2) một số yếu tố nội tại của nền kinh tế. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư được đánh giá thông qua kết quả điều tra 140 DN có vốn ĐTNN. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế được tách biệt thành yếu tố có ảnh hưởng đến giai đoạn triển khai thực hiện dự án và yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn sản xuất kinh doanh được 777
  4. phân tích thông qua kết quả điều tra nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thực hiện dự án FDI. Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam giai đoạn 2010- 2014”, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2014). Chỉ số PCI là một trong số các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh ở địa phương, đó là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Bộ chỉ số PCI lúc đầu có 9 chỉ số thành phần và hiện nay bao gồm 10 chỉ số thành phần phản ánh những khía cạnh quan trọng khác nhau của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Chỉ số PCI tạo ra cuộc đua tranh, thúc đẩy các địa phương thay đổi nhanh hơn, hành động nhiều hơn trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Có thể nói các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số yếu tố của môi trường đầu tư và ảnh hưởng của yếu tố này đến dòng FDI vào một nước, một khu vực. Tuy nhiên, trong các tài liệu tác giả tham khảo, chưa có nghiên cứu nào hệ thống hoá những vấn đề lý luận về môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương (cấp tỉnh), nhất là quá trình cải thiện MTĐT ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng như hiện nay, ảnh hưởng của MTĐT đến dòng FDI vào địa phương này. Do vậy, nghiên cứu môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa là cấp thiết. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu Để đưa ra được các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI vào Thanh Hóa tác giả nghiên cứu, đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát điều tra đối với đối tượng là nhà quản lý các doanh nghiệp FDI. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, 41 bản câu hỏi đã được gửi đến các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh Thanh Hoá trong năm 2014. Có 37 bản câu hỏi được trả lời, chiếm tỷ lệ là 90,24 % trên tổng số bản được gửi đi. Trong số đó có 13 bản (35,13 %) từ các công ty hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, 24 bản (64,87 %) từ các công ty ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế trong địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Khoảng ba phần tư trong số các công ty trả lời hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp và chế biến và 15% các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản. Các nhóm ngành thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm khoảng 5% trong tổng số các công ty trả lời số còn lại ở các nhóm ngành khác. Bảng hỏi được thiết kế để người trả lời đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư cũng như quá trình tổ chức quá trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với 5 mức độ từ ít quan trọng nhất (1 điểm) đến quan trọng nhất (5 điểm). Sau đó sử dụng phần mềm SPSS để xác định kết quả. Việc xắp xếp theo mức độ quan trọng của các nhân tố như sau: Từ 4.2 đến 5.0 thuộc nhóm quan trọng nhất, từ 3.4 đến 4.19 là rất quan trọng, từ 2.6 đến 3.39 là quan trọng, từ 1.8 đến 2.59 là kém quan trọng và từ 1.0 đến 1.79 là kém quan trọng nhất. 778
  5. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư, một khi các nhà đầu tư nước ngoài đã quyết định đầu tư vào Thanh Hoá. Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, sáu nhóm nhân tố: Kinh tế, tài chính, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, ổng định chính trị và cơ chế chính và văn hoá, xã hội được lựa chọn và sau đó được phân thành 28 yếu tố cụ thể. Việc phân loại các nhóm nhân tố ảnh hưởng này (xem sơ đồ 1) dựa vào cơ sở lý luận và tham khảo ý kiến một số nhà đầu tư nước ngoài tại Thanh Hoá trước khi tiến hành khảo sát. Đối với từng nhà đầu tư cụ thể, tầm quan trọng tương đối của các nhân tố được đề cập trên đây có thể khác nhau, thay đổi tùy theo lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu trước mắt và lâu dài hoặc những tác động khác như chiến lược kinh doanh, môi trường cạnh tranh... Thông thường, khi xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài thường xem xét tổng hợp nhiều nhân tố khác nhau. Sơ đồ 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư Nhóm nhân tố về kinh tế Nhóm nhân tố về tài nguyên Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng Quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào một địa phương Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và CCCS Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội Nhóm nhân tố về các yếu tố tài chính 779
  6. 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Thống kê tầm quan trọng của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa. Kết quả điều tra cho thấy có một số nhân tố được các nhà đầu tư tại Thanh Hoá đánh giá là rất quan trọng, trong khi các nhân tố khác được xem kém quan trọng hơn khi các nhà đầu tư quyết định địa điểm đầu tư. Tầm quan trọng tương đối của các nhân tố được trình bày ở Bảng 1 dưới đây. Theo đó, ý kiến của các nhà đầu tư đã cho thấy rằng: Sự sẵn có của các nguồn tài nguyên là nhân tố quan trọng nhất khi xem xét lựa chọn địa điểm để đầu tư tại Thanh Hoá. Các nhà đầu tư đánh giá nhân tố này ở mức 4.3604 (mức quan trọng nhất). Trong đó, sự sẵn có của nguồn nguyên liệu, dịch vụ trung gian, chất lượng lao động là hai nhân tố có mức đánh giá cao hơn với điểm số tương ứng là 4.6216 và 4.5676. Không có nhà đầu tư nào cho rằng sự sẵn có của các nguồn tài nguyên là ít quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư ở Thanh Hoá. Bảng 1: Thống kế mức độ quan trọng của các nhân tố khi lựa chọn địa điểm đầu tư Mức độ Trung Độ lệch Nhân tố bình chuẩn quan trọng F1. Sự ổn định chính trị và cơ chế chính 3.6858 .22170 Rất quan trọng sách F2. Môi trường văn hoá xã hội Kém quan 2.0095 .38870 trọng F3. Nhân tố về tài chính 3.8784 .35169 Rất quan trọng F4. Nhân tố về kinh tế và thị trường 3.5586 .28387 Quan trọng F5. Nhân tố về tài nguyên Quan trọng 4.3604 .51146 nhất F6. Nhân tố về cơ sở hạ tầng Quan trọng 4.2523 .41130 nhất (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát của nhóm tác giả) Cùng theo kết quả tại Bảng 1, cơ sở hạ tầng là nhóm nhân tố đóng vai trò quan trọng tiếp theo sau sự sẵn có của các nguồn tài nguyên khi xem xét lựa chọn địa điểm để đầu tư tại Thanh Hoá. Các nhà đầu tư đánh giá nhân tố này ở mức 4.2523 đây cũng thuộc mức quan trọng nhất. Trong đó, chi phí vận chuyển và dịch vụ hạ tầng thấp và chất lượng của cơ sở hạ tầng là hai nhân tố có mức đánh giá cao hơn với điểm số là 4.3784 và 4.2162 tương ứng. Rất ít ý kiến cho rằng nhóm nhân tố này kém quan trọng đối với sự lựa chọn địa điểm để đầu tư. Nhóm động cơ về tài chính và sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách được đánh giá là kém quan trọng hơn hai nhóm nhân tố trên với điểm số là 3.8784 và 3.6858 tương ứng. Tuy nhiên đa số các nhà đầu tư xếp chúng ở thứ hạng tương đối cao trong các ưu tiên của họ, (ở mức rất quan trọng). Đối với nhiều các nhà đầu tư trong thời gian khũng hoảng kinh tế vừa qua thì chi phí lãi vay, sự ổn định về tỷ giá và vấn đề kiềm chế lạm phát là vấn đề sống còn với doanh nghiệp của họ. Do vậy, các nhân tố thuộc nhóm nhân tố tài chính cũng được các nhà đầu tư rất quan tâm khi ra quyết định đầu tư. Tiếp theo là nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường, nhóm này có điểm số là 3.5586. Thuộc nhóm này có các yếu tố như quy mô thị trường nội địa, sức mua của người tiêu dùng được coi là các yếu quan trọng góp phần thu hút các nhà 780
  7. đâu tư bỏ vốn. Môi trường văn hoá xã hội không được xem là các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Đa số các câu trả (khoảng 80%) xếp môi trường văn hoá xã hội vào nhóm ít quan trọng nhất. đặc biệt là các yếu tố như tôn giáo, niềm tin. Yếu tố quan trọng nhất trong nhóm này là ngôn ngữ và sự giao tiếp. 3.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hoá Qua kết quả điều tra cho thấy có một số yếu tố thuộc môi trường đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài tại Thanh Hoá đánh giá là rất thuận lợi, trong khi các yếu tố khác được xem là khó khăn hơn. Tầm quan trọng tương đối của các yếu tố được trình bày ở Bảng 2 sau đây: Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của doanh nghiệp FDI tại Thanh Hoá Mức độ đánh giá Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư TT của các doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp FDI Tốt (%) Không tốt (%) X1 Thời gian cấp phép đầu tư 85 15 Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, quy hoạch, X2 66 34 cấp phép xây dựng X3 Bồi thường GPMB, thuê đất hoặc giao đất 34 66 Sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của X4 62 38 doanh nghiệp X5 Tuyển dụng lao động 59 41 X6 Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 79 21 Khả năng tiếp cận các nhà hoạch định chính sách X7 63 37 để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. X8 Kiểm soát tham nhũng 45 55 X9 Các yếu tố môi trường 52 48 X10 Tiếp cận thông tin về đầu tư và chính sách đầu tư 66 34 (Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của nhóm tác giả) Theo các nhà đầu tư, thời gian cấp phép đầu tư là yếu tố thuận lợi nhất khi tiến hành tổ chức thực hiện đầu tư tại Thanh Hoá. Có đến trên một nửa trong số các nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã cho rằng thời gian cấp phép đầu tư là yếu tố hài lòng hàng đầu của họ và đa số (85%) đều cho rằng yếu tố này nằm trong nhóm ba yếu tố thuận lợi nhất. Không có nhà đầu tư nào cho rằng họ gặp khó khăn trong việc chờ đợi cấp phép đầu tư. Tiếp theo yếu tố về thời gian cấp phép đầu tư thì các yếu tố như tính năng động của lãnh đạo tỉnh; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư đánh giá là có nhiều thuận lợi khi tổ chức đầu tư tại Thanh Hoá. Cụ thể có đến 79% nhà quản lý doanh nghiệp FDI đánh giá cao về tính năng động của lãnh đạo địa phương trong giải quyết các vấn đề tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện quá trình đầu tư. Nhóm các yếu tố được đánh giá ở mức độ khá (có trên 60% doanh nghiệp đánh giá là tốt) đó là thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây dựng; Sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của doanh nghiệp; Khả năng tiếp cận các nhà hoạch định chính sách để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và tiếp cận thông tin về đầu tư và chính sách đầu tư. Sự cải thiện của nhóm các yếu tố này là do kết quả của sự quyết tâm cao của lãnh đạo 781
  8. địa phương được thể hiện qua việc đánh giá khá cao về tính năng động của lãnh đạo địa phương. Mặt khác, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án FDI được các nhà đầu tư cho là còn gặp phải nhiều khó khăn. Tiêu biểu trong nhóm này là các yếu tố như: bồi thường giải phóng mặt bằng, thuê đất hoặc giao đất; Kiểm soát tham nhũng và các yếu tố môi trường. Ở cả 03 yếu tố này các doanh nghiệp FDI đều đánh giá với tỷ lệ tốt còn thấp. Cụ thể là chỉ có 34% người được hỏi cho là việc bồi thường giải phóng mặt bằng, thuê đất hoặc giao đất được thực hiện tốt, con số này đối với vấn đề kiểm soát tham nhũng là 45%. 3.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vào Thanh Hóa. Để phát huy các thành tích đã đạt được, khắc phục các hạn chế hiện có, tận dụng được cơ hội và vượt qua được thách thức khi hàng loạt các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện (FTA Việt Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – EU; EC; TTP…) thì việc cần thiết phải thực hiện là nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng là rất quan trọng. Đối với Thanh Hóa cần quan tâm một số giải pháp sau nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI trong thời gian tới như sau: Một là, Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương về đầu tư gắn chặt với việc nâng cao năng lực, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, có trách nhiệm sẽ giúp giải quyết tốt các hạn chế của việc thu hút FDI tại Thanh Hóa trong thời gian qua. Muốn làm tốt giải pháp này trong thời gian tới Thanh Hóa cần làm tốt một số nội dung cụ thể như: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong 4 lĩnh vực: Thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và tài chính công. Mở rộng, phát huy vai trò của nhân dân trong việc xây dựng chính quyền. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là đối với các cấp chính quyền cơ sở cấp xã, huyện. Hai là, tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng như: tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, nâng cấp hệ thống cảng hàng không, cảng biển như cảng hàng không Thọ Xuân, cảng biển Nghi Sơn, Lễ Môn hệ thống đường bộ trong tỉnh như quốc lộ 217 giai đoạn 2, đương Nghi Sơn đến cảng hàng không Thọ Xuân, đường tránh phía Tây Thành phố Thanh Hóa… phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa các vùng; đồng thời, hoàn thiện hệ thống truyền tải điện, cấp nước, viễn thông, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp đặc biệt là khu Kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp Lễ Môn, Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, Lam Sơn – Sao Vàng,... nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: dịch vụ tư vấn pháp lý, quản trị doanh nghiệp, mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển thị trường, tổ chức, quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững.…góp phần nâng cao năng lực tiếp cận vốn của nền kinh tế, tạo điều kiện cho dòng vốn FDI chảy vào Thanh Hóa. 782
  9. Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là việc xây dựng Chính quyền điện tử nhằm giảm bớt số lượng, thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh như: thành lập doanh nghiệp, chấp thuận địa điểm đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm, tiếp cận nguồn vốn, điện năng, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…; thiết lập hệ thống giám sát thực hiện thủ tục hành chính, xử lý nghiêm khắc, kịp thời cán bộ có biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết công việc của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Muốn làm tốt việc cải cách thủ tục hành chính và đặc biệt là xây dựng chính quyền điện tử thì Thanh Hóa cần làm tốt 3 mục tiêu, đó là: Thu hút đầu tư cho công nghệ thông tin; sớm xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về công nghệ thông tin; đánh giá tình hình cải cách thủ tục hành chính theo định kỳ và công bố công khai cho người dân biết. Thứ tư, tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành như chính sách khuyến khích, hổ trợ đầu tư vào khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chính sách hổ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị và các trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh; Chính sách hổ trợ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; Chính sách xây dựng nông thôn mới; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách, nhất là các cơ chế chính sách về sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, huy động vốn xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đầu tư các hạ tầng thiết yếu theo hướng thông thoáng, thủ tục đơn giản, dễ kiểm tra, dễ thực hiện; hình thành và thúc đẩy phát triển các loại thị trường, nhất là thị trường hàng hóa, lao động, tài chính, bất động sản, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Thứ năm, tiếp tục tập trung cho đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nhằm sớm có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao cung cấp đủ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản suất kinh doanh tại địa phương, cũng như giúp địa phương tiếp thu được công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Muốn vậy, một mặt tỉnh cần quan tâm đầu tư cho các trường đại học trên địa bàn như Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, cơ sở Thanh Hóa đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Phân hiệu Thanh Hóa đại học Y Hà Nội…Mặt khác xây dựng hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề cấp huyện đủ mạnh để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các Nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay. 783
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo hàng năm của sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá năm 2012, 2013, 2014 Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2010-2014”, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2010-2014). Bùi Huy Nhượng (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Dunning, J. and Narula R. (1996). The investment development path revisited: Some emerging issues in Dunning, J. and Narula, R. (eds): Foreign direct investment and governments, London: Routledge. Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2010, 2011,2012, 2013, 2014. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2009), Báo cáo “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Hà Nội. Nguyen Ngoc Anh and Nguyen Thang (2007), Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces, MPRA Paper No. 1921. Nguyễn Mạnh Toàn, Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40), 2010. Phạm Văn Hùng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí kinh tế và phát triển, Số 94 (4/2005). Lê Hoằng Bá Huyền, Trần Đại Nghĩa (2013), Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế & Phát triển - số tháng 342013. Phan Trọng Thanh (2009), Nhìn lại 20 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà Nước - số 164. OECD, 1978. Investing in Developing Countries. OECD Fourth Edition, Paris. Ragnar Nurkse (2007), University of Auckland and the Australian National University Torado (1992), “Economics for a Third World”, the Fourth edition, Publishers Longman 1994 784
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2