Giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày một số xu hướng giáo dục mới, tổng quan các chính sách trong giáo dục và một số giải pháp cho sinh viên và giảng viên hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- International Conference on Smart Schools 2022 GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 DIGITAL TRANSFORMATION SOLUTIONS TO ADVANCED THE QUALITY OF EDUCATION MEET THE REQUIREMENTS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ThS. Trình Minh Phong Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: trinhminhphong.@lttc.edu.vn Từ khóa: TÓM TẮT: Chuyển đổi số, giáo dục, Trong thời đại chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao đào tạo, nâng cao chất lượng. chất lượng giáo dục theo thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 là sứ mệnh, nhiệm vụ bắt buộc. Bài viết trình bày một số xu hướng giáo dục mới, tổng Keywords: quan các chính sách trong giáo dục và một số giải pháp cho sinh viên và giảng viên hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại mới. Digital transformation, education, training quality, ABSTRACT: improve the education. In the era of strong digital transformation, improving the quality of education according to the era of industrial revolution 4.0 is a mandatory mission and task. The article presents a number of new educational trends, an overview of educational policies and some solutions for students and lecturers towards improving the quality of education in the new era.: 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt trong giáo dục đại học đã có bước tiến rất nhanh trong những năm vừa qua. Chuyển đối số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ để thay đổi các thức dạy và học , là quá trình chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách ứng dụng các công nghệ mới. Những người làm giáo dục đều đang nhận thức được lợi ích của công nghệ và công nghệ thông tin; trong chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ – TTg ngày 03/06/2020 đã xác định giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Trong bối cánh đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, thì việc chuyển đổi số càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa, mở ra một phương thức hòa nhập toàn cầu, một cách thức đào tạo hoàn toàn mới. Việc triển khai thích ứng các công nghệ đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho phép kết luận không tồn tại một công thức chung đối với việc chuyển đổi môi trường học truyền thống trở thành trường học thông minh, cách làm của mỗi địa phương, khu vực là khác biệt, bài viết này sẽ tóm lược tổng quan về các công nghệ nền tảng, các khuynh hướng hàng đầu ứng dụng các công nghệ nền tảng đang được triển khai tại các quốc gia trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam. 2. Xu hướng mô hình dạy học trong thời đại chuyển đổi số 2.1 Không gian học tập Các lớp học trong thời đại chuyển đối số đa dạng và hiện đại, đã không còn các dãy bàn hướng về cùng một phía như trong các lớp học truyền thống. Không gian thân thiện hợp tác nhằm tạo điều kiện học tập cho sinh viên. Các lớp học được trang bị bảng thông minh thay vì bảng phấn, các khu học tập thay vì các chỗ ngồi riêng lẻ. Sinh viên, học sinh không chỉ đọc từ văn bản mà còn tham gia bằng các nội dung đa phương tiện. Không gian học tập thậm chỉ có thể không phải là trong lớp học mà có thể trong khuôn viên không chính thức, có thể ở nhà hoặc học tập ở bất cứ nơi đâu chỉ cần thiết bị kết nối với lớp học. 2.2 Tăng cường tương tác Đã qua rồi thời kỳ mà sinh viên chỉ yên lặng ngồi nghe giảng trong các lớp học truyển thống. Công nghệ giáo dục đã thúc đẩy quá trình học tập qua hợp tác và tương tác. Các giải pháp công nghệ thực tế tăng cường, thực tế ảo là những ví dụ điển hình về các giải pháp công nghệ đang hỗ trợ và làm thay đổi cách thức giảng dạy của giảng viên, đồng thời tạo nên những bài học thú vị, hấp dẫn cuốn hút đối với sinh viên. Công nghệ thực tế ảo có khả năng đưa thế giới bên ngoài vào lớp học và ngược lại. Các ứng dụng trên các thiết bị thông minh nếu được sử dụng đúng 731
- International Conference on Smart Schools 2022 đắn sẽ là những cộng cụ vô cùng bổ ích hỗ trợ cho bài giảng trở nên phong phú và sự tương tác của sinh viên được cải thiện. Trong thời gian giãn cách xã hội do Covid 19, nhiều giáo viên đã sử dụng internet để giảng bài, giao bài từ xa. Tu nhiên phương pháp truyền đạt vẫn như khi giảng bài trực tiếp trên lớp và chưa có sự thay đổi đáng kể vè mặt sư phạm cho phù hợp với điều kiện mới. Hầu hết giáo viên còn chưa biết đến các phương pháp giảng dạy online. Hạn chế vè năng lự làm chủ công nghệ mới (các công cụ số, nền tảng số) của các giáo viên cũng một phần ảnh hưởng đến hiệu quả tương tác trong giờ học online. Thực tế đa phần giáo viên chỉ biết đơn thuần sử dụng một vài tính năng đơn giản của một số nền tảng miễn phí như Zoom, Google Meet.. 3. Các chính sách chuyển đổi số trong giáo dục 3.1 Về chính sách Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT và các cơ quan trực thuộc đã tổ chức và đồng tổ chức hàng loạt các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về việc ứng dụng CNTT trong đổi mới GD và quản lí GD tại Việt Nam. Song song với việc nâng cao nhận thức của những người làm và quản lí GD, Bộ GD&ĐT đã và đang xây dựng, phát triển các khung pháp lí, chuẩn bị tích cực cho các kịch bản chuyển đổi số trong GD tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của sự nghiệp phát triển GD Việt Nam. Để thực hiện chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đã có các chính sách điều kiện bảo đảm như sau: Thay đổi về cơ sở pháp lý, cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và vi phạm nội bộ đầy đủ đồng bộ. Việc xây dựng và ban hành chính sách đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và khoa học. Đồng thời để chính sách đi vào đời sống cần có hệ thống các công cụ giám sát quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến và từ xa để bảo đảm tính giá trị của hình thức đào tạo này. Thể chế cần đi trước và được điều chỉnh linh hoạt để những cái mới, công nghệ mới, sản phẩm mới dịch vụ mới, mô hình mới. Bảo đảm về hạ tầng công nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người học và người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục và cơ quan quản ly. Đi kèm thiết bị phần cứng là các ứng dụng phần mềm thống nhất, các nền tảng tương ứng và kết nối, tích hợp với nhau để toàn bộ hoạt động giáo dụ và quản lý diễn ra trên đó. Đường truyển internet ổn định là yếu tố cần phải có để các nền tảng này hoạt động. Các chính sách nhằm tăng kỹ năng sử dụng công nghệ của giảng viên và sinh viên. Giảng viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của đào tạo trực tuyến, từ xa và quá trình chuyển đổi số. Giảng viên cần có những kỹ năng mới để tổ chức hoạt động giảng dạy, duy trì sự tập trung và thu hút sự tham gia của sinh viên vào các nhiệm vụ và hoạt động học tập. 3.2 Về triển khai Dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, nhiều dự án ứng dụng CNTT đã được triển khai, định hướng nâng cao chất lượng công tác quản lí GD và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, ngành GD đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin chi tiết của gần 52 nghìn trường mầm non và phổ thông (với hơn 1,5 triệu GV, 24 triệu người học). Đây là kho dữ liệu lớn, phục vụ công tác quy hoạch và quản lí ngành. Bên cạnh đó, khoảng 80% trường học đã áp dụng phần mềm quản lí nhà trường trực tuyến. Ngành GD cũng đang tích cực tham gia xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ. Qua đó, hơn 5 nghìn bài giảng trong chương trình GD phổ thông đã được số hóa dưới dạng thức e-learning và cung cấp trực tuyến. Ngân hàng trắc nghiệm trực tuyến, hệ thống luận văn, luận án được số hóa, kho học liệu số phục vụ dạy học chia sẻ hình thành từ các đóng góp của GV trên toàn quốc đã và đang là những dự án được triển khai thành công của ngành GD tại Việt Nam. Đánh giá chung, hạ tầng phần cứng và phần mềm phục vụ đào tạo của các cơ sở giáo dục đa phần còn chưa đáp ứng được nhu cầu đào theo phương thức chuyển đổi số. Trong tương lại khi tiến hành chuyển dổ số mạnh mẽ, một phần lớn hoạt động dạy và học chuyển lên môi trường số thi hạ tầng hiện nay rõ rành sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu mới. Trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid 19, phần lớn hệ thống mạng của các cơ sở giáo dục bao gồm cả mới chủ lẫn đường truyển đều bị quá tải. 4. Giải pháp thực hiện 4.1 Đối với giảng viên Dạy học dựa trên nhu cầu của người học và biết cách tổ chức để học sinh, sinh viên thực hiện bằng được những nhu cầu bản thân là cả một nghệ thuật. Nó đòi hỏi người dạy phải thật sự tâm huyết, năng động và sáng tạo, phải thay đổi tư tưởng trong cách dạy, không chỉ là một người truyền đạt kiến thức mà còn là người chia sẽ các phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học và cách tích lũy, tìm tòi kiến thức; giúp người học phát huy được khả năng tự nghiên cứu, tự học của bản thân. 732
- International Conference on Smart Schools 2022 Thứ nhất, thay đổi phương pháp giảng dạy: Thay đổi quan trọng nhất là giảng viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy từ người truyền đạt các kiến thức trở thành người giúp sinh viên thay đổi kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và xóa mù thông tin. Cách dạy cũ không thể tạo ra những công dân thích hợp cho thế kỉ XXI – những công dân toàn cầu. Thay đổi về tư duy, giúp sinh viên có kỹ năng giải quyết vẫn đề, tư duy sáng tạo là rất quan trọng, giúp sinh viên cần làm gì, học gì và như thế nào để đạt được mục đích học tập mình đề ra. Nếu đến trường chỉ được truyền đạt kiến thức thì sách, sách điện tử, công nghệ dạy học được trang bị đầy đủ với không gian rộng hơn rất nhiều so với lớp học,... cũng có thể đảm đương nhiệm vụ này. Trong xã hội thông tin, giảng viên phải giúp sinh viên điều chỉnh định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp có đầu óc sáng tạo, biết phê phán, tư duy độc lập, năng lực hợp tác tích cực và hỗ trợ có hiệu quả giữa người học với những gì họ muốn biết, là người cung cấp cách hiểu mới cho người học. Sự biến đổi lớn về vai trò người dạy - truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học. Nguồn nhân lực chuyển đổi số chính là toàn bộ đội ngủ cán bộ, giáo viên; về nhân lực để xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại các cơ sở giáo dục đều dựa vào khoa công nghệ thông tin. Một số trường có khoa công nghệ thông tin tương đối mạnh các giảng viên có thể tổ chức sinh viên xây dựng các phần mềm quản lý đơn giản nhằm giảm bớt gánh nặng quản lý cho các giảng viên các khoa. Với điện toán đám mây (cloud computingy), công nghệ số kết nối toàn cầu và giao tiếp trong không gian rộng và thời gian đa chiều, bởi trong thế giới “ảo” lại hóa thật và sâu, tưởng rộng và xa nhưng rất gần và hữu ích với việc học và cả trong cuộc sống. Đồng thời người dạy cũng cần thay đổi phương pháp giảng dạy, dần dần chuyển đổi từ phương pháp đọc – chép - học thuộc lòng sang hình thức giảng dạy khác phù hợp hơn như dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, seminar, báo cáo – thảo luận, học tập lý thuyết kết hợp sinh hoạt thực tế,.... Thứ hai, nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ: Người dạy phải có năng lực quản lý tài nguyên mạng, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ phục vụ quá trình dạy học, chuyển đổi từ các hình thức giảng dạy truyền thống sang các hình thức giảng dạy áp dụng công nghệ số hóa. Các hình thức học trực tuyến E-Learning: học thông qua các thiết bị điện tử; Mobile Learning: Học thông qua các thiết bị di động; Blended- learning: mô hình học kết hợp giữa học trên lớp và học online; context aware u-learning: học theo ngữ cảnh, thông qua các thiết bị định vị; collaborative environments: học trong các môi trường mang tính tương tác cao; cloud computing: sử dụng công nghệ điện toán đám mây cần được đẩy mạnh áp dụng. Thứ ba, bồi dưỡng năng lực chuyên môn bằng các phương pháp hiện đại, tiên tiến: Hiện nay, nhiều giảng viên chưa tiếp cận được với các mô hình dạy học mới sẽ làm hạn chế việc rèn kỹ năng nghề cho sinh viên sư phạm. Vì thế công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên nên kết hợp các mô hình đào tạo tiên tiến 4.0, đào tạo trực tuyến, từ xa để giảng viên sư phạm vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa tiếp cận các mô hình dạy học mới. Các hình thức dạy học này sẽ giúp giảng viên bổ sung vào kiến thức nghiệp vụ, làm phong phú hơn các hình thức dạy học của mình.Bên cạnh đó, có một số mô hình giảng viên dạy trực tuyến đã và sẽ được ứng dụng trong đào tạo và bồi dưỡng giảng viên như Mô hình E-learning (đây là mô hình hệ thống quản lý qua mạng); mô hình B- learning (mô hình dạy học kết hợp hình thức học tập trên lớp với hình thức học hợp tác qua mạng máy tính và tự học); mô hình ứng dụng kỹ thuật hội thảo truyền hình (là dịch vụ cho phép nhiều người hội thảo từ xa, với sự xuất hiện của hình ảnh và âm thanh từ một người đến những người còn lại); Mô hình 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức. Thứ tư, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học: Đẩy mạnh công tác NCKH, bồi dưỡng giảng viên theo hướng nghiên cứu. Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên sư phạm cần phải bồi dưỡng năng lực NCKH. Thứ năm, nâng cao trình độ ngoại ngữ: Để tiếp cận những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến do sự phát triển của công nghệ 4.0 mang lại, con người không thể không thông thạo ngoại ngữ. Đây là điều cần thiết để giảng viên hội nhập với xu hướng kết nối toàn cầu, hội nhập với giáo dục đại học thế giới. Vì thế người giảng viên cần nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng nhiều biện pháp khác nhau như học theo các chương trình đào tạo, tự học hay thông qua sách báo, phim ảnh,internet. 4.2 Đối với sinh viên Trong nền giáo dục tương lai, người học phải biết cần cái gì, cần trang bị những hiểu biết và kỹ năng gì và sau đó tìm hiểu bản chất của nó, trái với hiện tại là có rất nhiều thứ người học bị nhồi nhét và đưa vào đầu mà không biết nó thực sự có ích hay không cho cuộc sống tương lai. Hãy sống và học tập theo niềm đam mê của chính mình. Học tập cùng nhau, học hỏi lẫn nhau, phương pháp dạy lấy người học là trung tâm, vai trò giảng viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn và xây dựng được một cộng đồng học tập cùng chung một ý tưởng, một khát vọng, đó là nền giáo 733
- International Conference on Smart Schools 2022 dục 4.0. Để đạt đượ điều đó, người học cần phải: (1) Học mọi lúc, mọi nơi (đa dạng địa điểm và thời gian): Sinh viên có nhiều cơ hội học tập trong những khoảng thời gian khác nhau và ở những nơi khác nhau. Việc học tập sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện khi có các công cụ học tập trực tuyến hỗ trợ cho việc học tập từ xa và tự học. Các lớp học dường như sẽ bị đảo ngược so với các lớp học truyền thống hiện nay, phần lý thuyết sẽ là tự học, học trực tuyến bên ngoài lớp học, còn phần thực hành sẽ được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp trên lớp. (2) Cá nhân hóa việc học tập: Sinh viên sẽ học cách thích nghi với các công cụ hỗ trợ học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân. Mỗi nhóm sinh viên có trình độ khác nhau sẽ được thử thách bởi các nhiệm vụ có mức độ khó khăn khác nhau. Sinh viên có cơ hội thực hành nhiều hơn đối với các học phần khó cho đến khi đạt yêu cầu. Sinh viên sẽ được củng cố kiến thức cũng như có được kinh nghiệm tích cực trong quá trình học tập độc lập của mình, họ sẽ có động lực hơn cũng như tự tin hơn về khả năng học tập của mình. Hơn nữa, giảng viên sẽ dễ dàng thấy được trình độ của từng sinh viên để can thiệp và giúp đỡ kịp thời. (3) Tự do lựa chọn: Mặc dù mỗi môn học được giảng dạy với cùng một mục đích, tuy nhiên, con đường để đạt được mục đích đó thì có thể khác nhau đối với mỗi sinh viên. Mỗi sinh viên đều có thể lựa chọn cho mình một chiến lược học tập của riêng mình với những công cụ học tập mà họ cảm thấy là cần thiết và phù hợp nhất với họ. Sinh viên sẽ học tập cùng với các thiết bị hỗ trợ khác nhau, các chương trình khác nhau và các công nghệ khác nhau dựa trên sở thích riêng của từng người. Học tập theo phương thức truyền thống kết hợp với học trực tuyến sẽ tạo nên sự thay đổi quan trọng trong xu hướng học tập hiện nay. Hiện nay, chương trình học tập theo học chế tín chỉ đã đáp ứng được một phần của vấn đề này; xu hướng sắp tới người học sẽ quyết định học tập gì, cần kiến thức gì cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp ra trường. (4) Thực hiện dự án: Nghề nghiệp trong tương lai sẽ gắn với nền kinh tế tự do, do vậy sinh viên ngày càng phải thích nghi với việc học tập theo kiểu dự án. Điều này có nghĩa học phải học cách áp dụng các kỹ năng trong một thời gian rất ngắn để giải quyết nhiều tình huống khác nhau. Sinh viên nên sẵn sàng làm quen với các kỹ năng dựa trên dự án trong trường đại học, đó là các kỹ năng quản lý tổ chức, kỹ năng quản lý thời gian có thể được giảng dạy như những điều cơ bản mà mọi sinh viên có thể sử dụng trong quá trình học tập của mình. (5) Trải nghiệm thực tế: Mỗi một chương trình học đều được gắn liền với một lĩnh vực ngành nghề nhất định trong xã hội, do vậy, kinh nghiệm trong từng lĩnh vực sẽ được ẩn mình trong từng chương trình, từng môn học. Các trường đại học sẽ tạo nhiều cơ hội để sinh viên có được các kỹ năng thực tế ở mỗi lĩnh vực đại diện cho chương trình học của mình. Điều này có nghĩa là chương trình sẽ tạo ra nhiều khoảng trống cho sinh viên hoàn thiện thông qua thực hành thực tế, tư vấn và tham gia vào các dự án hợp tác. (6) Giải thích số liệu: Mặc dù toán học được coi là một môn học có thể tính toán và giải thích, tuy nhiên phần tính toán này sẽ trở nên không quan trọng trong tương lai gần khi máy tính đã làm thay phần tính toán, thống kê mô tả và phân tích dữ liệu cũng như dự đoán tương lai. Do đó, sự giải thích của con người về những dữ kiện đó sẽ trở thành một phần quan trọng hơn ở chương trình giảng dạy trong tương lai. Áp dụng kiến thức lý thuyết cho các con số, sử dụng lý luận của con người để suy luận logic và xu hướng từ những dữ liệu này sẽ trở thành một nền móng căn bản của việc học toán học. (7) Tư vấn sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn: Sinh viên sẽ ngày càng độc lập hơn trong việc học tập của mình, lấy tự học là chính, giáo viên như một người hướng dẫn và là một tâm điểm trong nguồn dữ liệu thông tin khổng lồ mà sinh viên sẽ phải đi qua. 3. Kết luận Việc đánh giá đúng thực trạng, dự báo các xu hướng giáo dục,và xác định rõ các chính sách đối với đào tạo giáo dục nhằm mục đích xây dựng lộ trình và thực hiện chuyển đổi số hợp lý, nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tào có ý nghĩa quan trọng trong nhà trường giai đoạn hiện nay. Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục cần được xem là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược, gắn với những cải cách mạnh mẽ chứ không chỉ là giải pháp tình thế ứng phó với dịch Covid. Trong đó quyết tâm, tư tưởng của người làm nghề giáo dục, đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng nhất. 734
- International Conference on Smart Schools 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thu Vân (2021). Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học. Tạp chí quản lý nhà nước – Số 309 (10/2021). [2] Mark Raskino – Graham Waller(2020). Chuyển đổi số đến cốt lõi – Nâng tầm năng lực lãnh đạo cho ngành nghề, doanh nghiệp và chính bản thân bạn. Nhà xuất bản thông trình và truyển thông. [3] Trần Công Phong, Nguyễn Trí Lân, Chu Thùy Anh, Trương Xuân Cảnh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Lương Việt Thái, Đỗ Đức Lân (2019). Chuyển đổi số trong giáo dục. Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam – Số 17 Tháng 05/2019. [4] Dương Thị Thái Hà, Hà Trọng Quỳnh, Phạm Trí Tuấn Linh (2021). Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: nghiên cứu tổng quan. Tạp chí khoa học và kỹ thuật – Số 226. 735
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo trực tuyến và phát triển các khóa học online
10 p | 36 | 6
-
Một số giải pháp chuyển đổi số tại Trường Cao đẳng Việt – Đức Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
3 p | 8 | 5
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 p | 20 | 5
-
Các giải pháp chuyển đổi số trong trường học phổ thông: Trường hợp Trường Thực hành sư phạm - Đại học Trà Vinh
2 p | 12 | 5
-
Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học bằng giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục
5 p | 18 | 5
-
Giải pháp chuyển đổi số trong đổi mới phương pháp dạy học môn Toán và Vật lý, đáp ứng mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 19 | 5
-
Giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo và quản lý nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4
5 p | 10 | 5
-
Một số giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 15 | 4
-
Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục ở các trường đại học trong quân đội hiện nay
8 p | 7 | 4
-
Chuyển đổi số hỗ trợ quản lý và đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
4 p | 13 | 4
-
Giải pháp chuyển đổi số trong đổi mới phướng pháp dạy và học của khoa May - Thời trang trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM, đáp ứng mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
5 p | 13 | 4
-
Thực trạng, giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học trong trường Đại học Phú Yên
6 p | 7 | 3
-
Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 13 | 3
-
Giải pháp chuyển đổi số tại trường Đại học Hà Tĩnh
3 p | 13 | 3
-
Mô hình hành chính một cửa điện tử dành cho người học trong bối cảnh chuyển đổi số tại Trường Đại học Hà Nội
9 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội
11 p | 16 | 3
-
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục - Thực trạng và giải pháp
5 p | 9 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn