Giải pháp hoàn thiện giao đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 7
download
Bài viết Giải pháp hoàn thiện giao đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp hoàn thiện giao đất cho tổ chức trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIAO ĐẤT CHO TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN Trần Thái Yên1, Nguyễn Đại Dương2, Nguyễn Đình Trung3, Phan Thị Thanh Huyền3 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 2 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả giao đất cho các tổ chức được đánh giá từ nguồn số liệu thứ cấp và ý kiến đánh giá của 30 tổ chức được giao đất trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn này, có 46 địa điểm được giao đất cho các tổ chức. Công tác giao đất còn gặp một số hạn chế liên quan đến vị trí giao đất không phù hợp, chậm thực hiện thủ tục hành chính, thiếu vốn giải phóng mặt bằng,… Để hoàn thiện công tác giao đất trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cần thực hiện các giải pháp như: Hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai; Cải cách thủ tục hành chính; Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và quản trị đất đai. Từ khóa: Giao đất; Tổ chức; Công nghiệp 4.0. Abstract Solutions to complete the land allocation for organizations in Lang Son city, Lang Son province The research is carried out with the aim to assessing the current situation as a basis for proposing solutions for land allocation to organizations in Lang Son city, Lang Son province. The results of land allocation to organizations are evaluated from secondary data sources and evaluation opinions of 30 organizations that have been allocated land in the period 2016 - 2020. During this period, 46 locations were allocated land to organizations. Land allocation still has some limitations related to inappropriate land allocation, slow implementation of administrative procedures; lack of capital for site clearance,… To improve land allocation in the context of the Industrial revolution 4.0, it is necessary to implement solutions such as perfecting land policies and laws; Reforming administrative procedures’ improving the quality of master plans and plans on land use; Complete the database of digital cadastral records; Application of information technology in land management and administration. Keywords: Land allocation; Organization; Industry 4.0. 1. Mở đầu Đất đai là nền tảng của mọi hoạt động kinh tế [1]. Clover và Eriksen (2009) [2] đã nhấn mạnh đất đai là một yếu tố quan trọng của quá trình tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Đất đai là yếu tố trọng tâm, thu hút rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ và xã hội [3]. Tại Việt Nam, Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Nhà nước chỉ trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất [4]. Giao đất là cách thức đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức theo các mục đích khác nhau như phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo đời sống hay cho mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích công cộng của cộng đồng,… 426 Hội thảo Quốc gia 2022
- [5]. Chính sách giao đất không ngừng hoàn thiện trong những năm qua đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận đất đai. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai còn gặp một số khó khăn, hạn chế liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện, việc xác định nghĩa vụ tài chính cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ giao đất [6, 7]. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội của tỉnh Lạng Sơn với diện tích đất tự nhiên là 7.793,75 ha, cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị khoảng 18 km về phía Đông Nam theo Quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn. Những năm gần đây, với vị trí thuận lợi, nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Lạng Sơn ngày càng gia tăng. Thành phố đã thu hút được nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho công tác quản lý đất đai, giao đất là làm thế nào để phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư cũng như người sử dụng đất là vấn đề ngày càng cần phải chú trọng, quan tâm thực hiện. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Nguồn số liệu thứ cấp về kết quả giao đất đối với các tổ chức được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn. Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với tổ chức được giao đất và công chức liên quan đến công tác giao đất. Trong giai đoạn nghiên cứu, trên địa bàn nghiên cứu có 37 tổ chức được giao đất không thu tiền và 9 tổ chức được giao đất có thu tiền sử dụng đất. Thực hiện điều tra 30 tổ chức được Nhà nước giao đất để đánh giá về thực trạng công tác giao đất. Các tiêu chí điều tra bao gồm: Diện tích, hình thức giao đất; Tiền sử dụng đất; Văn bản hướng dẫn giao đất; Thủ tục và thời gian giao đất; Thái độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hành chính; Sự hài lòng về kết quả giao đất. Điều tra 15 cán bộ, công chức liên quan đến công tác giao đất đối với tổ chức tại thành phố Lạng Sơn. Để đánh giá về công tác giao đất đối với tổ chức (01 phiếu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường 01 phiếu tại Sở Tài chính; 01 phiếu tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn; 12 phiếu tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn). Các tiêu chí điều tra gồm: Thời gian quy định giải quyết hồ sơ giao đất; Nguồn nhân lực giải quyết hồ sơ giao đất; Mức độ hiểu biết và thái độ của tổ chức được giao đất. Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu: Từ các số liệu, tài liệu thu thập tiến hành thống kê, tổng hợp và xử lý các số liệu theo các tiêu trí nhất định trên phần mềm Excel để khái quát kết quả giao đất và chuyển mục đích tại thành phố Lạng Sơn. Phương pháp phân tích và so sánh: Kết quả giao đất được phân tích, so sánh từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp theo các tiêu chí như: Diện tích, hình thức giao đất và tiền sử dụng đất; Văn bản hướng dẫn, thủ tục thời gian giao đất; Thái độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức và kết quả giải quyết thủ tục giao đất; Khó khăn khi thực hiện thủ tục giao đất; Thời gian quy định giải quyết hồ sơ giao đất; Tình trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thủ tục giao đất; Nguồn nhân lực giải quyết hồ sơ giao đất; Mức độ hiểu biết và thái độ của tổ chức được giao đất,... 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả giao đất đối với các tổ chức tại thành phố Lạng Sơn 3.1.1. Kết quả giao đất không thu tiền sử dụng đất Trong giai đọan 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn chủ yếu giao đất không thu tiền để sử dụng vào các mục đích công cộng như trường học, đất trụ sở cơ quan, đất tín ngưỡng, đất thể dục thể thao, đất quốc phòng an ninh. Không có quỹ đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá Hội thảo Quốc gia 2022 427
- nhân trong giai đoạn này. Theo số liệu tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành 37 quyết định giao đất theo hình thức không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố Lạng Sơn với tổng diện tích là 119.667,19 m2. Phường Hoàng Văn Thụ và xã Mai Pha có số lượng tổ chức được giao đất không thu tiền nhiều nhất với 7 tổ chức; Phường Đông Kinh và xã Hoàng Đồng có số lượng tổ chức được giao đất không thu tiền ít nhất với 1 tổ chức. Xã Vĩnh Trại mặc dù có số lượng tổ chức được giao đất không lớn song có diện tích đất được giao lớn nhất với 39.323,70 m2, chiếm 32,86 % tổng diện tích được giao trong cả giai đoạn nghiên cứu (Bảng 1). Bảng 1. Phân loại tổ chức được giao đất không thu tiền theo đơn vị hành chính thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị hành chính Số tổ chức Diện tích (m2) Tỷ lệ diện tích (%) 1. Chi Lăng 5 31.435,30 26,27 2. Đông Kinh 1 285,70 0,24 3. Hoàng Đồng 7 8.864,40 7,41 4. Hoàng Văn Thụ 7 13.644,39 11,40 5. Vĩnh Trại 4 39.323,70 32,86 6. Tam Thanh 3 3.473,00 2,90 7. Hoàng Đồng 1 445,90 0,37 8. Mai Pha 7 20.610,20 17,22 9. Quảng Lạc 2 1.584,60 1,32 Tổng 37 119.667,19 100,00 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2021) Trong các tổ chức được giao đất, Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục, thể thao tỉnh Lạng Sơn có diện tích đất được giao lớn nhất với 37.392,4 m2. Năm 2020 có số lượng tổ chức được giao đất nhiều nhất với 13 tổ chức, chiếm 35,14 % tổng số lượng tổ chức được giao đất trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2016 có số lượng tổ chức được giao đất ít nhất với 4 tổ chức, chiếm 10,81 % tổng số lượng tổ chức được giao đất trong giai đoạn nghiên cứu. Diện tích được giao năm 2017 lớn nhất với 75.201,73 ha, chiếm 62,84 % tổng diện tích được giao và năm 2016 có diện tích được giao thấp nhất với 4.415,59 ha, chiếm 3,69 % tổng diện tích được giao (Hình 1). Hình 1: Số lượng và diện tích được giao đất không thu tiền sử dụng đất theo từng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2021) 428 Hội thảo Quốc gia 2022
- Việc giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lạng Sơn trong những năm qua đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Nhiều công trình mới được xây dựng với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất còn có một số khó khăn, hạn chế như sau: Nguồn gốc đất đai sử dụng qua nhiều thời kỳ; Một số chủ sử dụng đất chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý, sử dụng đất, tự ý phân chia tách đất, đổi đất, tài sản trên đất chưa được nhà nước cho phép dẫn đến khi thực hiện thủ tục giao đất còn vướng mắc, kéo dài do phải hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng. 3.1.2. Kết quả giao đất có thu tiền sử dụng đất Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có 9 dự án được giao cho các tổ chức kinh tế với diện tích 35.480,80 m2. Phần lớn diện tích được giao được sử dụng vào phát triển khu dân cư. Phường Hoàng Văn Thụ có số lượng dự án và diện tích được giao lớn nhất, chiếm tương ứng 66,67 % và 69,05 % về số lượng và diện tích được giao trong cả giai đoạn nghiên cứu. Số liệu Bảng 2 cho thấy, khu đô thị Phú Lộc I có diện tích được giao lớn nhất với 16.139,00 m2, chiếm 45,49 % tổng diện tích được giao, khu đô thị Phú Lộc III có diện tích được giao nhỏ nhất, chiếm 0,62 % tổng diện tích được giao. Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất thực hiện các dự án nhà ở góp phần phát triển thị trường bất động sản, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Hiện nay, các dự án này đã hoàn thành các hạng mục theo phê duyệt và đưa vào thị trường bất động sản phục vụ cho nhu cầu bất động sản tại địa bàn nghiên cứu. Bảng 2. Kết quả giao đất có thu tiền thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020 Tên tổ chức (dự án) ĐVHT Diện tích (m2) Năm giao 1. Khu đô thị Phú Lộc IV Hoàng Văn Thụ 684,40 2016 2. Khu đô thị Phú Lộc II Hoàng Văn Thụ 4.085,00 2016 3. Khu đô thị Nam Hoàng Đồng Hoàng Đồng 1.557,80 2017 4. Khu đô thị Mai Pha Mai Pha 3.952,00 2018 5. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hoàng Dương Hoàng Văn Thụ 939,6 2019 6. Khu đô thị Phú Lộc III Hoàng Văn Thụ 218,9 2019 7. Khu đô thị Phú Lộc II Hoàng Văn Thụ 2.432,30 2018 8. Khu đô thị Phú Lộc I Hoàng Văn Thụ 16.139,00 2020 9. Khu dân cư khối 9 phường Đông Kinh Đông Kinh 5.471,80 2020 Tổng 35.480,80 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2021) Việc giao đất phát triển khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn nghiên cứu luôn được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, đặc biệt sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đã quy định pháp luật tương đối đầy đủ và khá chặt chẽ về giao đất, tạo cơ sở pháp lý để việc triển khai có hiệu quả việc giao đất đối với tổ chức sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã dần đi vào nề nếp, trở thành cơ sở pháp lý cho việc giao đất, đồng thời tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kéo dài do thiếu vốn; Chính sách, pháp luật đất đai thay đổi, việc áp dụng các văn bản pháp luật còn nhiều lúng túng; Giá đất bồi thường, hỗ trợ thấp làm ảnh hưởng đến tiến độ giao đất so với kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; Việc dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các dự án đầu tư để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố đôi khi tính toán chưa sát với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Giá đất cụ thể xác định đối với một số dự án thu hồi đất thấp, thời gian thực hiện xác định giá đất cụ thể trong một số Hội thảo Quốc gia 2022 429
- trường hợp còn kéo dài, chưa đáp ứng kịp yêu cầu về tiến độ để tính thu tiền sử dụng đất; Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài; Việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn xảy ra cũng là những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ giao đất; Bản đồ địa chính không được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên nên các dự án phải thực hiện đo đạc mới dẫn đến chậm thực hiện thủ tục hành chính về giao đất đối với các tổ chức; Một số tổ chức, doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định của pháp luật khi làm thủ tục xin giao đất nên còn lúng túng trong quá trình thực hiện dự án, hồ sơ thiết lập phải bổ sung, làm lại nhiều lần. 3.2. Đánh giá công tác giao đất đốı với các tổ chức 3.2.1. Đánh của tổ chức về công tác giao đất Về diện tích, vị trí được giao đất và tiền sử dụng đất: Kết quả điều tra cho thấy, 76,67 % số tổ chức được giao đất đánh giá diện tích được giao đất đã đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của mình. Số tổ chức giao đất đánh giá diện tích đất không đáp ứng nhu cầu chiếm tỉ lệ là 23,33 %. Trên 86 % số tổ chức đánh giá vị trí đất được giao là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất. Tuy nhiên, cũng có một số tổ chức cho rằng vị trí chưa phù hợp, chiếm 13,33 %. Số tổ chức đánh giá tiền sử dụng đất còn cao chiếm 22,22 %, số còn lại đánh giá tiền sử dụng đất ở mức bình thường và không có tổ chức nào đánh giá tiền sử dụng đất ở mức thấp (Bảng 3). Bảng 3. Đánh giá về diện tích, hình thức giao đất và tiền sử dụng đất Tiêu chí đánh giá Số phiếu (phiếu) Tỉ lệ (%) 1. Diện tích đất được giao Đáp ứng được nhu cầu 23 76,67 Không đáp ứng được nhu cầu 7 23,33 2. Vị trí được giao Phù hợp 26 86,67 Không phù hợp 4 13,33 3. Tiền sử dụng đất Cao 2 22,22 Phù hợp 7 77,78 Thấp (Nguồn: Số liệu điều tra) Về văn bản hướng dẫn, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ: Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn số phiếu ở cả tổ chức được giao đất đánh giá văn bản hướng dẫn thủ tục giao đất ở mức bình thường, chiếm 73,33 %, số tổ chức đánh giá ở mức phức tạp là 10 %. Số phiếu đánh giá trình tự, thủ tục giao đất ở mức bình thường là 83,33 %. Phần lớn các tổ chức đều đánh giá thời hạn giải quyết hồ sơ giao đất là đúng hạn, chiếm 70,00 %. Tuy nhiên, cũng còn có 8 tổ chức được giao đất đánh giá thời hạn giải quyết hồ sơ giao đất là quá hạn, chiếm 26,67 % (Bảng 4). Bảng 4. Đánh giá về văn bản hướng dẫn, thủ tục và thời gian giao đất Tiêu chí đánh giá Số phiếu (phiếu) Tỉ lệ (%) 1. Văn bản hướng dẫn thủ tục giao đất Đơn giản 5 16,67 Bình thường 22 73,33 Phức tạp 3 10,00 2. Thủ tục giao đất Đơn giản 2 6,67 Bình thường 25 83,33 Phức tạp 3 10,00 430 Hội thảo Quốc gia 2022
- Tiêu chí đánh giá Số phiếu (phiếu) Tỉ lệ (%) 3. Thời hạn giải quyết hồ sơ giao đất Quá hạn 8 26,67 Đúng hạn 21 70,00 Nhanh hơn quy định 1 3,33 (Nguồn: Số liệu điều tra) Đánh giá về thái độ, tính chuyên nghiệp, sự hướng dẫn của cán bộ, công chức: Kết quả điều tra cho thấy, các tổ chức phần lớn đều đánh giá thái độ của cán bộ, công chức ở mức hài lòng, chiếm 76,67 %. Tuy nhiên, còn có 04 tổ chức đánh giá ở mức không hài lòng và 01 tổ chức đánh giá ở mức rất không hài lòng, chiếm lần lượt là 13,33 % và 3,33 %. 86,67 % số tổ chức được giao đất hài lòng về tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức. Sự hướng dẫn của cán bộ, công chức trong thực hiện thủ tục giao đất được đánh giá ở mức rất hài lòng và hài lòng chiếm tỉ lệ tương ứng là 6,67 % và 63,33 %. 76,67 % số tổ chức được giao đất hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục giao đất (Bảng 5). Hiện nay, thủ tục hành chính được thực hiện qua cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Bộ phận “một cửa” được giao tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ hành chính. Theo cơ chế này, các các phòng, đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường không được tự nhận hồ sơ từ các tổ chức và không trực tiếp trả kết quả đã giải quyết. Thực hiện cơ chế “một cửa” không chỉ giảm tối đa thời gian, công sức đi lại nhiều lần tốn kém cho các tổ chức mà nó cũng tác động tích cực đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ công chức và đổi mới nhận thức, phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Bên cạnh đó, việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” đã giảm thiểu được một số bất cập trong quá trình xử lý hồ sơ. Bảng 5. Đánh giá về kết quả giải quyết thủ tục giao đất Tiêu chí đánh giá Số phiếu (phiếu) Tỉ lệ (%) 1. Thái độ của cán bộ, công chức Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 23 76,67 Bình thường 2 6,67 Không hài lòng 4 13,33 Rất không hài lòng 1 3,33 2. Tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 26 86,67 Bình thường 1 3,33 Không hài lòng 2 6,67 Rất không hài lòng 1 3,33 3. Sự hướng dẫn của công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ Rất hài lòng 2 6,67 Hài lòng 19 63,33 Bình thường 7 23,33 Không hài lòng 2 6,67 Rất không hài lòng 0 0 4. Kết quả giải quyết thủ tục giao đất Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 23 76,67 Bình thường 4 13,33 Không hài lòng 2 6,67 Rất không hài lòng 1 3,33 (Nguồn: Số liệu điều tra) Hội thảo Quốc gia 2022 431
- 3.2.2. Đánh giá của công chức, viên chức về công tác giao đất Đánh giá về thời gian quy định giải quyết hồ sơ giao đất cho thấy có 11 cán bộ, công chức đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ giao đất đã phù hợp với thực tế (chiếm 73,33 %); Số phiếu còn lại đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ là chưa phù hợp cần thêm thời gian giải quyết hồ sơ giao đất (chiếm 26,67 %). Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, thời gian thực hiện thủ tục hành chính giao đất đối với tổ chức là 20 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thời gian này còn không đủ để hoàn thiện hồ sơ, thẩm định nhu cầu sử dụng đất nên cần thêm thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Trong số 15 cán bộ, công chức được điều tra, phỏng vấn, có 12 đối tượng cho rằng nguồn nhân lực đã đáp ứng được yêu cầu giải quyết hồ sơ giao đất (chiếm 80 %); Có 3 đối tượng cho rằng nguồn nhân lực đã đáp ứng được yêu cầu giải quyết hồ sơ giao đất (chiếm 20 %). Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ giải quyết hồ sơ giao đất cho thấy có 11 cán bộ, công chức đánh giá cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu làm việc, chiếm 73,33 %; 4 cán bộ, công chức còn lại đánh giá cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc, chiếm 26,67 %. Phần lớn các tổ chức khi thực hiện thủ tục giao đất đều nắm được các quy định của pháp luật liên quan (chiếm 73,33 %), chỉ có 4 cán bộ đánh giá các tổ chức hiểu biết những quy định về giao đất chưa được đầy đủ (chiếm 26,67 %). Kết quả điều tra cũng cho thấy, 100 % cán bộ, công chức đánh giá các tổ chức đều tuân thủ pháp luật và hợp tác tốt khi thực hiện thủ tục giao đất (Bảng 6). Bảng 6. Đánh giá của các cán bộ, công chức về công tác giao đất trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%) 1. Quy định thời gian giải quyết hồ sơ 15 100 Phù hợp 11 73,33 Không phù hợp 4 26,67 2. Việc đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực giải quyết hồ sơ 15 100 Có 3 20 Không 12 80 3. Việc đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ giao đất 15 100 Có 11 73,33 Không 4 26,67 4. Mức độ hiểu biết pháp luật của tổ chức xin giao đất 15 100 Hiểu biết 11 73,33 Hiểu biết không đầy đủ 4 26,67 Không hiểu biết 0 0 5. Thái độ của tổ chức xin giao đất 15 100 Hợp tác 15 100 Không hợp tác 0 0 Không có ý kiến 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra) 3.3. Đánh giá chung về công tác giao đất đối với các tổ chức 3.3.1. Thuận lợi - Chất lượng, hiệu quả công tác giao đất được nâng lên rõ rệt, cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ, được các tổ chức đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. - Thông qua việc giao đất đã giúp cho các cấp, các ngành thấy được những ưu, khuyết điểm và tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý, điều hành đối với lĩnh vực đất đai. UBND tỉnh đã có 432 Hội thảo Quốc gia 2022
- nhiều chỉ đạo các cấp, các ngành có những biện pháp tích cực, tập trung giải quyết những ý kiến, kiến nghị của người dân, nhất là trong công tác thu hồi đất. - Chính sách về giao đất đã và đang tạo được hành lang pháp lý cơ bản để kêu gọi đầu tư, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời, nó còn thể hiện sự công bằng của Nhà nước đối với các chủ thể sử dụng đất. - Cán bộ chuyên ngành được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt; nhiệt tình hướng dẫn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xin giao đất về trình tự, thủ tục thu hồi, giao đất. 3.3.2. Khó khăn, hạn chế - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giao đất còn hạn chế, chủ yếu thực hiện theo phương pháp thủ công. - Một số dự án do chưa chủ động được nguồn vốn nên việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn làm chậm tiến độ giao đất. Bên cạnh đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài. - Giá đất cụ thể xác định đối với một số dự án thu hồi đất thấp, thời gian thực hiện xác định giá đất cụ thể trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa đáp ứng kịp yêu cầu về tiến độ để tính thu tiền sử dụng đất. - Một số tổ chức, doanh nghiệp chưa nắm rõ thủ tục xin giao đất nên còn lúng túng trong quá trình thực hiện dự án, hồ sơ thiết lập phải bổ sung, làm lại nhiều lần. - Vị trí giao đất tại một số dự án còn chưa phù hợp với việc sử dụng đất của tổ chức, chiếm 13,33 %. Còn tình trạng quá hạn giải quyết thủ tục hành chính giao đất, chiếm 26,67 %. - Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm căn cứ giao đất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thiếu tính dự báo lâu dài. Ủy ban nhân dân tỉnh phải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất nhiều dự án. Việc tổ chức giám sát thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. - Trong quá trình thực hiện công tác giao đất, lượng cán bộ, công chức, viên chức bị áp lực của cấp trên về tiến độ thực hiện, điều đó dẫn đến hiệu quả, chất lượng chưa cao, thậm chí nhiều khâu, nhiều nội dung chưa được thực hiện hiệu quả. 3.4. Đề xuất một số giải pháp đối với công tác giao đất đối với tổ chức tại thành phố Lạng Sơn - Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi thủ tục hành chính quy định cụ thể đối với các trường hợp phải chuyển từ hình thức giao đất sang thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Cần sửa đổi bổ sung hoàn thiện chính sách giá đất do Nhà nước quy định. Xây dựng Bảng giá đất và Hệ số điều chỉnh giá đất K trên địa bàn tỉnh ổn định, sát với giá thị trường. Phát triển nhanh các tổ chức tư vấn về giá đất, để định giá đất. Xây dựng các căn cứ, tiêu chí giao đất đối với các doanh nghiệp ở từng mức quy mô diện tích đối với mỗi loại lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, địa bàn hoạt động, quy mô vốn đầu tư, định mức lao động. Nghiên cứu quy định, cơ chế hướng dẫn để tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các trình tự thủ tục giao đất được thuận lợi. - Bố trí kịp thời nguồn vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đảm bảo tiến độ giao đất. Đối với các dự án giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cần khuyến khích doanh nghiệp ứng vốn thực hiện giải phóng mặt bằng. Hội thảo Quốc gia 2022 433
- - Nâng cao chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất các cấp dài hạn, nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng. Bên cạnh đó, cần làm tốt hơn nữa việc quản lý công tác quy hoạch sử dụng đất, đồng thời xem xét các dự án xin giao đất phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn nhằm đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả nhất. Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy quy hoạch làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các cấp, các ngành,… Các nhu cầu sử dụng đất được giải quyết theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt. - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai; Vận động các tổ chức thực hiện theo quy định hợp tác với chủ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. - Hoàn thiện cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo đúng thời gian, tiến độ giao đất. - Để đảm bảo tính cạnh tranh trong tiếp cận đất đai, cần công bố công khai trên các phương tiện truyền thông và nhất là trên internet về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, công khai, minh bạch trong quản lý đất đai (Từ việc giao đất đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất). Ngoài ra, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, gắn với chương trình xây dựng nền hành chính hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và quản trị đất đai. 4. Kết luận Trong giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành 37 quyết định giao đất theo hình thức không thu tiền sử dụng đất với diện tích là 119.667,22 m2; 9 quyết định giao đất có thu tiền cho các tổ chức kinh tế với diện tích 35.480,80 m2 trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Công tác giao đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Tuy nhiên, công tác này còn gặp một số tồn tại hạn chế liên quan đến vị trí giao đất không phù hợp, chậm thực hiện thủ tục hành chính giao đất; Thiếu vốn giải phóng mặt bằng,… Để hoàn thiện công tác giao đất đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cần thực hiện các giải pháp như: Hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và quản trị đất đai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Deininger (2003). Land policies for growth and poverty reduction. Oxford ete, Washington, D.C, Oxford University Press, The World Bank, 239. [2]. Clover & Eriksen (2009). The effects of land tenure change on sustainability: Human security and environmental change in Southern African savannas. Environmental Science & Policy 12(1): 53 - 70. [3]. Zeluel (2000). The evaluation of land lease policy of Addis Ababa, Land and Real estate management. Addis Ababa, ECSC: 11. [4]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai. [5]. Phan Thị Thanh Huyền, Phạm Phương Nam (Đồng chủ biên), Ngô Thị Hà (2020). Giáo trình giao đất, thu hồi đất. Nxb. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. [6]. Lê Gia Chinh (2014). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức. Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. [7]. Phan Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Quân, Thân Đức Hoàng (2016). Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học đất số 48, trang 116 - 121. BBT nhận bài: 30/9/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022 434 Hội thảo Quốc gia 2022
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam: Thực trạng và một số yêu cầu, giải pháp hoàn thiện
16 p | 189 | 40
-
Pháp luật về xác định giá khởi điểm và điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất
7 p | 32 | 12
-
Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận và các tình huống pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính: Phần 2
38 p | 96 | 10
-
Pháp luật về thu hồi đất vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án
17 p | 48 | 9
-
Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
10 p | 76 | 8
-
Pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và một số kiến nghị hoàn thiện
13 p | 10 | 7
-
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong quản lý và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trong Luật đất đai năm 2003
9 p | 123 | 6
-
Thực trạng quy định pháp luật về quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và kiến nghị hoàn thiện
11 p | 10 | 5
-
Một số vấn đề vướng mắc trong pháp luật đất đai năm 2013 tác động đến hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay
7 p | 22 | 4
-
Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
7 p | 33 | 4
-
Đánh giá thực trạng giao đất, cho thuê đất tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
11 p | 13 | 3
-
Pháp luật về hợp đồng lao động điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số
14 p | 41 | 3
-
Hoàn thiện quy định tại khoản 2 điều 100 Luật Đất đai năm 2013
8 p | 28 | 3
-
Hoàn thiện quy định pháp luật về xác định giá khởi điểm và điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
8 p | 8 | 3
-
Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
11 p | 7 | 3
-
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động: Một số vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện
11 p | 6 | 3
-
Đánh giá quy trình nộp hồ sơ trên Cổng thông tin dịch vụ công Quốc gia tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
6 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn