Giải pháp khai thác, phát triển nhãn hiệu tập thể Cam Nam Đông tại tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 3
download
Trong bài viết này, nghiên cứu một cách tổng quát về giống cây Cam Nam Đông, tình hình khai thác sản phẩm và những hạn chế trong quá trình khai thác nhãn hiệu tập thể Cam Nam Đông. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp phát triển và giúp sản phẩm Cam Nam Đông được tin dùng rộng rãi ở thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp khai thác, phát triển nhãn hiệu tập thể Cam Nam Đông tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 37. GIẢI PHÁP KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ CAM NAM ĐÔNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SOLUTIONS TO EXPLOIT AND DEVELOP THE COLLECTIVE TRADEMARK OF CAM NAM DONG IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyễn Thị Hoài Linh Hoàng Thị Thanh Thủy Nguyễn Thành Long1 TÓM TẮT: Cam Nam Đông đƣợc xem là đặc sản của vùng đất Miền Trung với năng suất cao, đƣợc trồng ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, Cam Nam Đông đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể”. Tuy nhiên, việc khai thác nhãn hiệu Cam Nam Đông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong bài viết này, tác giả nghiên cứu một cách tổng quát về giống cây Cam Nam Đông, tình hình khai thác sản phẩm và những hạn chế trong quá trình khai thác nhãn hiệu tập thể Cam Nam Đông. Qua đó, tác giả đƣa ra các giải pháp phát triển và giúp sản phẩm Cam Nam Đông đƣợc tin dùng rộng rãi ở thị trƣờng Việt Nam nói riêng và thị trƣờng quốc tế nói chung. Từ khóa: Cam Nam Đông, Nhãn hiệu tập thể, Sở hữu trí tuệ, Thị trường. ABSTRACT: Cam Nam Dong is considered specialty of the Central region with high yield, grown in Nam Dong a district, Thua Thien Hue province. Cam Nam Dong has been granted the "Collective Trademark" certificate by the Intellectual Property Department of Thua Thien Hue under the Ministry of Science and Technology. Although the collective label has been announced and distributed for consumption, at present, Nam Dong oranges are not widely known in the Vietnamese fruit market. Therefore, in this article, the author studies in general about Nam Dong Orange variety, the situation of product exploitation and limitations in the process of exploiting the collective trademark of Nam Dong Orange. Thereby, the author offers solutions to overcome the above limitations in order to exploit and develop to help Nam Dong orange products be more 1 Sinh viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email: longthanh.081000@gmail.com 513
- accepted and widely used in the Vietnamese market in particular and international market in general. Keywords: Cam Nam Dong, Collective Trademark, Intellectual Property, Market. 1. Đặt vấn đề Nam Đông là một huyện miền núi cách thành phố Huế 50km về phía tây. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với đặc điểm địa chất phù hợp với việc phát triển các loại cây ăn quả. Qua gần ba thập kỷ, nền kinh tế của huyện đã có những bƣớc tiến mới, đã mở rộng phát triển một số cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao, cho các sản phẩm đặc thù nhƣ: cây Cao su, Cam Nam Đông, Chuối đặc sản, Dứa Cayen,… Trong đó, sản phẩm Cam Nam Đông đã và đang đƣợc huyện khuyến khích đầu tƣ và mở rộng quy mô. Cam là loại cây trồng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở Nam Đông, chất lƣợng quả thơm ngon. Hiệu quả kinh tế từ cây cam mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông thôn mới tại địa phƣơng. Nhằm bảo vệ và phát triển thƣơng hiệu Cam Nam Đông, sản phẩm đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận “Đăng ký Nhãn hiệu tập thể số 331441” tại Quyết định số 84952/QĐ-SHTT, ngày 30 tháng 9 năm 2019. Tuy nhiên, việc khai thác nhãn hiệu vẫn còn nhiều khó khăn, thƣơng hiệu của sản phẩm vẫn chƣa phổ biến, mẫu mã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn2. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm Cam Nam Đông đối với những sản phẩm cam khác. Do đó, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài “Giải pháp khai thác, phát triển nhãn hiệu tập thể là Cam Nam Đông tại tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm đƣa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế nêu trên, đƣa sản phẩm Cam Nam Đông đến gần hơn với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế. 2. Khái quát về giống Cam Nam Đông 2.1. Nguồn gốc Trƣớc đây trên vùng Nam Đông màu mỡ vẫn chƣa xuất hiện loại trái cây ăn quả tuy nhiên với một ngƣời đi lên từ khởi nghiệp nhƣ ông Phan Thế Xê, 59 tuổi đã không ngần 2 Tƣờng Vi (2021), Thừa Thiên Huế phát triển bền vững vùng trồng cam Nam Đông, https://baotintuc.vn/dia- phuong/thua-thien-hue-phat-trien-ben-vung-vung-trong-cam-nam-dong-20211003104034519.htm, truy cập ngày 05/10/2021. 514
- ngại đầu tƣ và khởi nghiệp và đi lên từ loại Cam Nam Đông này. Nhận thấy vùng Nam Đông là huyện bán sơn địa của Thừa Thiên - Huế. Về thổ nhƣỡng thì tốt, mƣa nhiều, độ ẩm lớn, phù hợp để phát triển cam nên không ngại khó, ông chuyển sang trồng cam trái vụ. Sau nhiều tháng dò hỏi khắp nơi, cuối cùng ông chọn trồng giống cam Sunkit của Mỹ, ngƣời địa phƣơng thƣờng gọi đây là cam Sài Gòn. Dành hết tiền của và cộng thêm số tiền vay mƣợn từ ngƣời thân, vợ chồng ông đã mua 4 hec ta đất đồi để trồng thử giống cam này. Chƣa yên tâm, ông đã dành hẵn nhiều thời gian để nghiên cứu, kĩ thuật chăm soc giống cây cam này. Sau một khoảng thời gian chờ đợi, ông đã bán đƣợc số cam đầu tiên. Những năm tiếp theo, thƣơng lái đã bắt đầu tìm đến vƣờn thu mua số lƣợng lớn. Số tiền bán cam đƣợc ông quay vòng, tái đầu tƣ cho nên đến nay gia đình ông đã có hơn 1.000 gốc cam. Vào năm 2015, ông thu hoạch đƣợc 48 tấn, trung bình 1,2 tạ/cây, giá bán từ 18 đến 25 nghìn đồng/kg, số tiền kiếm về đạt xấp xỉ một tỷ đồng. Với sự tỉ mĩ trong việc chọn cây giống, bố trí thời vụ, chế độ chăm sóc là đặc biệt quan trọng. Nhờ áp dụng kỹ thuật tổng hợp, dùng thiên địch diệt sâu hại đúng thời điểm, chú trọng thảm thực vật dƣới gốc cây… Mặc dù vƣờn cam rộng lớn nhƣng mỗi năm ông chỉ tốn từ 70 đến 80 triệu đồng phân bón, diệt sâu, tiền ông3. Trong quá trình xây dựng thƣơng hiệu từ năm 2018 đến nay thì Cam Nam Đông cũng đƣợc thừa nhận đó là nhãn hiệu tập thể. Đến ngày 30 tháng 9 năm 2019 Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ đã cấp giấy chứng nhận “Đăng ký Nhãn hiệu tập thể số 331441” tại Quyết định số 84952/QĐ-SHTT, ngày 30 tháng 9 năm 2019 do Hội Nông dân huyện Nam Đông đƣợc chọn là tổ chức đứng tên chủ nhãn hiệu tập thể. Những năm tiếp theo, Hội Nông dân huyện tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyện vận động nông dân đầu tƣ mở rộng diện tích trồng Cam Nam Đông, phối hợp quản lý chặt chẽ nguồn giống bảo đảm đúng chủng loại, đạt chất lƣợng theo quy định để cung ứng cho nông dân, tập huấn hƣớng dẫn kỷ thuật trồng chăm sóc thu thu hoạch theo đúng quy trình kỷ thuật; quản lý việc sử dụng nhãn hiệu theo quy chế, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tổ chức hội thảo để bổ sung sửa đổi quy chế quản 3 Quang Tiến (2016), Người làm nên thương hiệu cam Nam Đông, https://nhandan.vn/dan-toc-mien-nui/nguoi-lam- nen-thuong-hieu-cam-nam-dong-260574/, truy cập ngày 03/08/2021. 515
- lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể để đáp ứng cho việc sử dụng nhãn hiệu một cách tốt nhất; tiếp tục cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên nhiều kênh thông tin, tổ chức các điểm bán sản phẩm để sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng mật cách tốt nhất.4 2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tác động đến Cam Nam Đông Thừa Thiên Huế nổi tiếng là vùng đất có nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh đẹp, là vùng đất màu mỡ có thể trồng đƣợc nhiều loại cây ăn quả với năng suất cao. Và Cam Nam Đông đƣợc coi là một đặc sản, loại cây ăn quả nổi tiếng tại mảnh đất Thừa Thiên Huế. Huyện Nam Đông có tổng diện tích tự nhiên 651,95 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 4.019,38ha, đất lâm nghiệp chiếm 41.799,31 ha còn lại là đất khác và chƣa sử dụng. Đây là một thung lũng phía Đông dãy Trƣờng Sơn, có chiều dài 37km, nơi rộng nhất là 27km, hẹp nhất là 14km. Phía Tây giáp huyện A Lƣới, phía Đông giáp huyện Phú Lộc, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp thị xã Hƣơng Thủy5. Thời tiết ở đây đƣợc xem là mát mẻ, kiểu khí hậu và thời tiết có thể trồng đƣợc nhiều loại cây ăn quả, đặc biệt là loại cam, một loại trái cây mọng nƣớc, rất tốt cho sức khỏe và cả những ngày hè nóng nực. Nam Đông là huyện bán sơn địa của Thừa Thiên - Huế. Về thổ nhƣỡng thì tốt, nhƣng ngặt nỗi mƣa nhiều, độ ẩm lớn, phù hợp để trồng những loại cam nhƣ vậy. 3. Thực trạng khai thác sản phẩm Cam Nam Đông 3.1. Thực trạng về giống Cam Nam Đông hiện nay Với điều kiện tự nhiên, thiên nhiên thuận lợi và trù phú, cây cam là giống cây trồng chủ lực trong cơ cấu giống cây trồng nông nghiệp gắn với nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với hiệu quả kinh tế cao và nhanh chóng có thể đem lại thu nhập cao thì diện tích trồng cam trên địa bàn huyện ngày càng đƣợc mở rộng để phát triển giống cây ăn quả này. Tính đến năm 2018, toàn huyện có khoảng 75ha cam đã đƣợc trồng, trong đó diện 4 Bùi Quang Tý (2019), Lễ công bố nhãn hiệu cam Nam Đông, Hội Nông dân Tỉnh Thừa Huế, https://hoinongdan.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=98&tc=12528, truy cập ngày 03/08/2021. 5 https://namdong.thuathienhue.gov.vn/?gd=27&cn=482&id=617&cd=87, truy cập ngày 03/08/2021. 516
- tích đang cho thu hoạch khoảng 30ha6. Nhiều mô hình trồng cam đƣợc nhân rộng và đạt hiệu quả cao, một số mô hình có năng suất đạt 20 tấn/ha/năm, thu nhập đạt 300 triệu đồng/năm. Tại xã Hƣơng Phú, tổng vốn đầu tƣ cho dự án lên đến 70 tỉ đồng với diện tích đất sử dụng là 97ha. Năm 2019, toàn huyện Nam Đông có gần 130 ha cam, trong đó 75 ha đã cho sản phẩm, ƣớc sản lƣợng năm 2019 đạt 15.000 tấn, thời gian tới theo đề án phát triển nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục phát triển thêm 200 đến 250 ha cam. Trong giai đoạn 2016- 2020, huyện Nam Đông xây dựng đề án phát triển Cam Nam Đông với diện tích 400ha theo tiêu chuẩn VietGap. Theo tính toán ban đầu, năng suất bình quân 17,5 tấn/ha, tổng sản lƣợng của dự án trong 1 chu kỳ đạt 56.000 tấn cam quả. Với giá thấp nhất tại vƣờn là 15 triệu đồng/tấn có doanh thu 1ha cam bình quân 175 triệu/ha/năm, tổng doanh thu 1ha của một chu kỳ 12 năm đạt 2,1 tỷ đồng. Giá trị gia tăng của cây cam cao gấp 5 lần cây cao su, 10 lần cây keo, 7 lần cây sắn công nghiệp7. Giai đoạn 2020 – 2025, Nam Đông đặt ra mục tiêu diện tích trồng cam đạt khoảng 500 ha cây. Mục tiêu là phải duy trì, cải tạo diện tích vƣờn cam hiện có và trồng mới để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập và đời sống cho ngƣời dân đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc phát triển cây cam ở Nam Đông còn thiếu tính bền vững. Nhiều diện tích trồng cam không theo quy hoạch, cây trồng trên địa bàn còn phân tán, nhỏ lẻ, diện tích canh tác còn thấp nên khó hình thành vùng sản xuất tập trung theo quy mô lớn. Năng suất cam trung bình chƣa cao so với tiềm năng, chất lƣợng tại các vƣờn cam không đồng đều, các mẫu mã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, việc xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá thƣơng hiệu và liên kết sản xuất, tiêu thụ với các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn8. 6 Quốc Việt (2018), Hơn 70 tỷ đồng phát triển vùng trồng cam và trồng cây dược liệu ở huyện Nam Đông, https://dantocmiennui.vn/hon-70-ty-dong-phat-trien-vung-trong-cam-va-trong-cay-duoc-lieu-o-huyen-nam- dong/169795.html, truy cập ngày 03/08/2021 7 https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-hue-xua-va-nay/tid/Xay-dung-thuong-hieu-“Cam-Nam- Dong”/newsid/37AB59E2-0241-46F2-920B-A7CA00972C42/cid/B978B3F3-05EF-45E4-BEE7-F47C2B99302B, truy cập ngày 06/10/2021 8 Tƣờng Vi (2021), Thừa Thiên Huế phát triển bền vững vùng trồng cam Nam Đông, Thông tấn xã Việt Nam, https://baotintuc.vn/dia-phuong/thua-thien-hue-phat-trien-ben-vung-vung-trong-cam-nam-dong- 20211003104034519.htm, truy cập ngày 05/10/2021 517
- Cam là sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dùng để ăn tƣơi, không bảo quản đƣợc lâu nên vấn đề bảo quản sản phẩm sau thu hoạch là rất quan trọng, nhằm đảm bảo chất lƣợng cam ngon, tƣơi, đạt chuẩn nhƣng hiện nay khâu bảo quản vẫn chƣa đƣợc đảm bảo. Kênh phân phối sản phẩm lại do tƣ thƣơng đảm nhận nên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trƣờng. Tuy nhiên, huyện chƣa xây dựng đƣợc chợ đầu mối để phân loại, thu mua, tiêu thụ cam và các điểm tập kết thu gom cam để tiêu thụ tại thị trƣờng các tỉnh. Nam Đông là một huyện vùng núi nên hệ thống đƣờng giao thông hiện chƣa đƣợc đảm bảo, ảnh hƣởng đến sản xuất, chăm sóc, thu hoạch và quá trình vận chuyển, tiêu thụ cam. 3.2. Nguyên nhân Cam Nam đông không được biết đến rộng rãi Cam Nam Đông là giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể Cam Nam Đông”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng của sản phẩm Cam Nam Đông, chƣa đƣa sản phẩm đến nhiều thị trƣờng ngoại tỉnh và nƣớc ngoài. Việc phát triển cây cam còn thiếu tính bền vững, trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật trong việc chăm sóc cây còn hạn chế. Theo báo cáo, có khoảng 60-75% hộ có tƣới nƣớc cho vƣờn cây, 80-90% hộ có sử dụng phân bón, 50-70% hộ đã có cắt tỉa, tạo tán cho cây, 60-75% số hộ có áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho vƣờn cây của mình9. Tuy nhiên, các hộ chăm sóc cây theo sự hiểu biết của bản thân hoặc học hỏi kinh nghiệm nhau, nên việc ứng dụng kỹ thuật chƣa khoa học, dẫn đến chất lƣợng của cam chƣa đảm bảo chất lƣợng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm Cam Nam Đông kém sức cạnh tranh so với nông sản khác đó là công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn rất hạn chế. Điều này đã dẫn đến việc thất thoát lƣợng lớn nông sản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, chất lƣợng của cam sẽ không đƣợc đảm bảo nhƣ ban đầu, khi đến tay ngƣời tiêu dùng thì phải trải qua quá trình vận chuyển nên chất lƣợng của cam sẽ bị giảm sút đáng kể, chƣa kể một số ngƣời buôn bán còn sử dụng chất bảo quản ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Do đó, trong bối cảnh ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng những nông sản sạch mà Cam Nam 9 Xuân Bình (2021), Tiềm năng phát triển mô hình sản xuất cam Nam Đông theo tiêu chuẩn VietGAP, https://vjst.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=4861&tieude=tiem-nang-phat-trien-mo-hinh-san-xuat-cam-nam- dong-theo-tieu-chuan-vietgap.aspx, truy cập ngày 03/8/2021 518
- Đông không có quy trình bảo quản chất lƣợng sẽ ảnh hƣởng lớn đến uy tín và thƣơng hiệu của Cam Nam Đông. Với việc các vƣờn cam khác nhau đƣợc áp dụng các kĩ thuật chăm sóc khác nhau dẫn đến chất lƣợng các vƣờn cam không đồng đều, mẫu mã của sản phẩm không đƣợc chú trọng nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, dân đến việc liên kết với các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mỗi vƣờn cam có chất lƣợng khác nhau nên doanh nghiệp không thể thu mua số lƣợng lớn. Từ đó, dẫn đến việc sản phẩm không có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cam đến từ các địa phƣơng khác. Chất lƣợng sản phẩm chƣa đạt chuẩn để có thể xuất khẩu ra các thị trƣờng quốc tế. Tuy đây là giống cam đƣợc trồng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nhƣng công tác truyền thông cho sản phẩm chƣa đƣợc chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Ở các chợ, các cửa hàng nông sản trên địa bàn tỉnh dù có nhiều loại cam khác nhau nhƣng phần lớn không có sự xuất hiện của loại Cam Nam Đông. Sự vắng bóng của sản phẩm này ở các chợ dân sinh làm hạn chế sự tiếp cận của sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng trong tỉnh. Hiện nay chƣa có các chiến dịch nhằm quảng bá sản phẩm Cam Nam Đông đến ngƣời tiêu dùng để tăng sức cạnh tranh với các loại cam khác. Chƣa có các tiêu chí để ngƣời tiêu dùng có thể phân biệt đƣợc Cam Nam Đông với các loại cam khác, phải đƣa ra những đặc tính nổi trội và riêng biệt cũng nhƣ chất lƣợng để ngƣời tiêu dùng tin chọn sản phẩm này mà không phải sản phẩm khác. Nhìn chung, Cam Nam Đông là môt sản phẩm có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, cần phải xây dựng những mô hình mới với việc ứng dụng trình độ khoa học công nghệ để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, cần có các chiến dịch quảng bá sản phẩm để đƣa sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng, khai thác có hiệu quả nhãn hiệu Cam Nam Đông. 4. Đề xuất giải pháp, phƣơng hƣớng khai thác hiệu quả và tối đa giống cây Cam Nam Đông Theo báo cáo của đơn vị chủ trì, việc phát triển cây cam ở Nam Đông còn thiếu tính bền vững, chƣa đáp ứng với tiềm năng sản suất. Bên cạnh đó, chất lƣợng các vƣờn cam không đồng đều, mẫu mã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng dẫn đến việc liên kết 519
- sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhóm tác giải đề xuất những giải pháp, chiến lƣợc nhƣ sau: Thứ nhất, giải pháp và chiến lược ngắn hạn Một là, nâng cao trình độ áp dụng ứng dụng khoa học kĩ thuật trong việc chăm sóc cây Cam Nam Đông đƣợc trông có chất lƣợng đảm bảo hay không ngoài quy trình trồng cây chuẩn, chăm bón thƣờng xuyên, thì cần có những ứng dụng kĩ thuật tiên tiến áp dụng vào các khâu trồng cây. Ví dụ nhƣ sử dụng hệ thống IPM, giài pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm kiểm soát các bệnh gây hại ở cây trồng, các biện pháp về cơ lý, phòng trừ sinh học, kỹ thuật canh tác, biện pháp hóa học. Không chỉ giúp bà con nơi đây giảm bớt gánh nặng về sức lao động, mà còn tăng năng suất cây trồng, chất lƣợng đảm bảo hơn. Cũng vì điều này, cần nghiên cứu kĩ lƣỡng các khâu trồng cam, áp dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật phù hợp với từng giai đoạn tránh tình trạng sử dụng không đạt kết quả nhƣ mong muốn. Hai là, cần quy trình bảo quản chất lƣợng không chỉ ở khâu trồng cây, mà còn quá trình thu hoạch, bảo quản sản phẩm. Quá trình bảo quản sản phẩm rất quan trọng để đảm bảo cam sau khi thu hoạch sẽ vẫn giữ đƣợc tƣơi ngon, không hƣ hỏng. Cam Nam Đông sau khi thu hoạch đƣợc phân loại xử lý vi khuẩn nấm, để khô ráo bằng nhiệt độ thƣờng. Bọc quả để trán bầm dập trong quá trình vận chuyển. Và sau đó đƣa vào kho bảo lạnh bảo quan, đƣợc bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Đặc biệt, phải xây dựng cho đƣợc những vựa thu gom, bảo quản trái cây theo tiêu chuẩn sạch, sản xuất theo quy trình chất lƣợng, bảo đảm an toàn thực phẩm và giá thành hạ… bởi đây là những yêu cầu sống còn để đƣa trái cây Việt Nam xuất ngoại, vì trong tƣơng lai, hầu nhƣ các nƣớc đều thắt chặt việc kiểm soát chất lƣợng, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh trong trái cây nhập khẩu. Có thực hiện tốt những giải pháp trên thì trái cây mới mong đạt mục tiêu xuất khẩu. Đầu tƣ chí phí để phát triển, áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Bảo quản sản phẩm phải đạt chất lƣợng tốt, sản phẩm mới đƣợc lƣu thông rộng rãi, số lƣợng ngƣời muốn mua, bán sử dụng mới đƣợc kéo dài. Ba là, trong giai đoạn hiện nay cần đầu tƣ nhiều hơn nữa về cơ sở hạ tầng cho sản xuất trái cây; mở rộng hơn nữa các mối quan hệ hợp tác, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trái cây 520
- trong đó có Cam Nam Đông của Việt Nam ra thị trƣờng thế giới; nhanh chóng ký xong các hiệp định kiểm dịch thực vật để trái cây của ta có thể thâm nhập vào nhiều thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, EU… Ngoài ra, rất cần sự nỗ lực và mối liên kết chặt chẽ của cả "bốn nhà" (Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) với nhau trong nghiên cứu, sản xuất đến tiêu thụ trái cây. Tuy nhiên, theo Phó cục trƣởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ông Phan Huy Thông, phải giải quyết dứt điểm tình trạng buông lỏng quy hoạch, tránh để xảy ra tình trạng "xé" quy hoạch, nông dân đổ xô trồng cam nam đông theo phong trào. Việc đầu tiên là nhà nƣớc sẽ quy hoạch lại các vùng trồng cam theo hƣớng tập trung, có quy mô lớn, bảo đảm các tiêu chuẩn sạch để làm ra lƣợng sản phẩm dồi dào, đủ sức đáp ứng cho các cơ sở chế biến xuất khẩu nhƣng phải bảo đảm tính chất "liên kết vùng”. Cùng với đó, thông qua các chƣơng trình truyền thông, các hội thảo, đối thoại và diễn đàn Khoa học và Công nghệ, tiêu biểu nhƣ diễn đàn đối thoại "Sở hữu trí tuệ - tài sản vô hình của doanh nghiệp", hội thảo "Giải pháp phát triển thƣơng hiệu các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế" và diễn đàn Khoa học và Công nghệ với chủ đề "Đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0". Qua các hoạt động này, nâng cao năng lực, đồng thời tuyên truyền cho các doanh nghiệp hiểu về bản chất của sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ mà họ làm ra, cũng nhƣ những chính sách của tỉnh đối với việc phát triển Cam Nam Đông trên địa bàn. Để tạo đầu ra cho sản phẩm của địa phƣơng. Hội Nông dân huyện có thể phối hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,… để thực hiện các chƣơng trình trực tuyến giới thiệu sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng. Hiện nay, các tổ chức Đoàn thanh niên đang thực hiện các chƣơng trình truyền thông, hỗ trợ nông dân tiêu thụ Cam Nam Đông. Đây cũng là cơ hội để giới thiệu sản phẩm địa phƣơng đến ngƣời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Mô hình giới thiệu sản phẩm trực tuyến này đã đƣợc áp dụng có hiệu quả cao tại Thị xã Hƣơng Trà. Qua chƣơng trình Livestream “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thƣơng - Vƣợt qua đại dịch” số thứ nhất, Thị Đoàn Hƣơng Trà đã giúp ngƣời dân làng nghề Cốm An Thuận (xã Hƣơng Toàn, thị xã Hƣơng Trà) tiêu thụ đƣợc hơn 700 gói cốm. Bên cạnh đó, chƣơng trình giúp sản phẩm của Làng nghề Cốm An Thuận nhận đƣợc thêm một lƣợng 521
- lớn khách hàng. Chƣơng trình livestream số 2 diễn ra vào trƣa ngày 15/9 đã giúp hộ ông Trƣơng Thanh (thôn Hòa Dƣơng, xã Bình Thành) tiêu thụ hơn 500 trái bƣởi da xanh trong vòng 1 tuần10. Đây là một giải pháp thiết thực vừa giúp tiêu thụ nông sản địa phƣơng trong mùa dịch, vừa truyền thông về các sản phẩm đặc sản của địa phƣơng. Vì vậy, huyện Nam Đông cần học hỏi mô hình này để có những giải pháp khai thác hiệu quả sản phẩm Cam Nam Đông. Thứ hai, những chiến lược dài hạn, phương pháp áp dụng lâu dài Một là, để phát triển cây cam của Nam Đông theo hƣớng bền vững, có hiệu quả cao theo chuỗi giá trị, dự án cần tập trung vào các nhóm giải pháp nhƣ: quy hoạch vùng trồng; tập trung đầu tƣ cải tạo, chăm sóc, mạnh dạn phá bỏ các cây già cỗi, sâu bệnh, còi cọc để trồng mới thay thế bằng giống chất lƣợng cao, sạch sâu bệnh; áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào trồng trọt nhằm tăng năng xuất và sản lƣợng cây trồng. Điều này cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù riêng cho phát triển giống cây trồng Cam Nam Đông. Hoàn thiện 2 quy trình trồng mới và sản xuất cam Nam Đông an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân tham gia dự án tại huyện Nam Đông; đăng ký giấy chứng nhận sản xuất quả an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP; bộ hồ sơ nội bộ theo dõi mô hình thời kỳ kiến thiết cơ bản theo hƣớng VietGAP; đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật viên cơ sở và ngƣời nông dân vùng thực hiện dự án và từ đó có thể nhận rộng mô hình tại các địa phƣơng có điều kiện thời tiết tƣơng tự. Sự thành công của dự án đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho địa phƣơng theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.11 Hai là, với phƣơng châm phát triển thƣơng hiệu gắn với chuỗi giá trị các đặc sản, chúng ta nên tập trung hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu cho cam Nam Đông, xây dựng, quảng bá cho các nhãn hiệu tập thể cam Nam Đông. Sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để quảng bá Cam Nam Đông, ví dụ nhƣ phổ biến sản phẩm trên các trang Facebook, Zalo, tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về nhãn hiệu tập thể Cam Nam 10 https://kinhtenongthon.vn/hoat-dong-thiet-thuc-cua-thi-doan-huong-tra-livestream-tieu-thu-nong-san- post45707.html, truy cập ngày 08/10/2021. 11 https://vjst.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=4861&tieude=tiem-nang-phat-trien-mo-hinh-san-xuat-cam-nam- dong-theo-tieu-chuan-vietgap.aspx, truy cập ngày 03/8/2021 522
- Đông, vừa giúp quảng bá sản phẩm, vừa đem lại hiểu biết về lợi ích của việc sử dụng sản phẩm này đến với ngƣời tiêu dùng Ba là, thông qua chƣơng trình phát triển TSTT, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có chính sách hỗ trợ các hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện đề án dán mã vạch, mã QA cho sản phẩm Cam Nam Đông và có chính sách hỗ trợ đổi mới quy trình công nghệ nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Cụ thể nhƣ chính sách áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng các đặc sản trên địa bàn và tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/1 dự án; áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến... với tổng kinh phí hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/1 dự án. Chúng ta nhận thấy rằng, đây là sự quan tâm rất lớn của tỉnh nhằm hỗ trợ, động viên, khích lệ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cần đƣợc phát huy mạnh mẽ và đƣa vào chiến lƣợc lâu dài phát triển sản phẩm trí tuệ Cam Nam Đông.12 5. Kết luận Trong những năm vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chính sách phát triển tài sản trí tuệ trong đó có nhãn hiệu tập thể Cam Nam Đông. Nhìn nhận rằng, đã có những thành tựu vƣợt bậc trong các khâu sản xuất, phân bố tiêu thu sản phẩm. Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Vì vậy tỉnh Thừa Thiên Huế và cộng động doanh nghiệp cần có những giải pháp căn cơ hơn. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp phát triển đặc sản địa phƣơng Cam Nam Đông nhƣ chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn lao động chuyên môn hóa, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ huy động nguồn vốn, hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ. Để từ đó, các cơ sở sản xuất thực hiện các giải pháp sản xuất quy mô lớn, tìm đƣợc thị trƣờng ổn định, phát triển các loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả và liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thƣơng hiệu. Tất cả những điều này đều nhằm đem đến lợi nhuận cao hơn, chất lƣợng sản phầm tốt hơn, phổ biến rộng rãi hơn với thị trƣờng trong nƣớc và có những bƣớc tiến đối với thị trƣờng ngoài nƣớc. 12 Đồng Văn (2018), Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế, https://baothuathienhue.vn/dong- luc-phat-trien-dac-san-dia-phuong-a53804.html, truy cập ngày 28/08/2021. 523
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tƣờng Vi (2021), Thừa Thiên Huế phát triển bền vững vùng trồng cam Nam Đông, https://baotintuc.vn/dia-phuong/thua-thien-hue-phat-trien-ben-vung-vung-trong-cam- nam-dong-20211003104034519.htm, truy cập ngày 05/10/2021. 2. Quang Tiến (2016), Người làm nên thương hiệu cam Nam Đông, https://nhandan.vn/dan-toc-mien-nui/nguoi-lam-nen-thuong-hieu-cam-nam-dong- 260574/, truy cập ngày 03/08/2021; 3. Bùi Quang Tý (2019), Lễ công bố nhãn hiệu cam Nam Đông, https://hoinongdan.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=98&tc=12528, truy cập ngày 03/08/2021 4. Quốc Việt (2018), Hơn 70 tỷ đồng phát triển vùng trồng cam và trồng cây dược liệu ở huyện Nam Đông, https://dantocmiennui.vn/hon-70-ty-dong-phat-trien-vung-trong-cam- va-trong-cay-duoc-lieu-o-huyen-nam-dong/169795.html, truy cập ngày 03/08/2021. 5. Tƣờng Vi (2021), Thừa Thiên Huế phát triển bền vững vùng trồng cam Nam Đông, Thông tấn xã Việt Nam, https://baotintuc.vn/dia-phuong/thua-thien-hue-phat-trien-ben- vung-vung-trong-cam-nam-dong-20211003104034519.htm, truy cập ngày 05/10/2021. 6. Đồng Văn (2018), Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế, https://baothuathienhue.vn/dong-luc-phat-trien-dac-san-dia-phuong-a53804.html, truy cập ngày 28/08/2021. 7. https://vjst.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=4861&tieude=tiem-nang-phat- trien-mo-hinh-san-xuat-cam-nam-dong-theo-tieu-chuan-vietgap.aspx, truy cập ngày 03/8/2021. 8. https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-hue-xua-va-nay/tid/Xay-dung-thuong- hieu-“Cam-Nam-Dong”/newsid/37AB59E2-0241-46F2-920B- A7CA00972C42/cid/B978B3F3-05EF-45E4-BEE7-F47C2B99302B, truy cập ngày 06/10/2021. 9. https://namdong.thuathienhue.gov.vn/?gd=27&cn=482&id=617&cd=87, truy cập ngày 03/08/2021. 524
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang
10 p | 99 | 10
-
Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang
5 p | 86 | 5
-
Hiện trạng khai thác và các mối đe dọa đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản ở đầm Thị Nại - tỉnh Bình Định
6 p | 101 | 4
-
Thực trạng phát triển hoạt động sản xuất thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2018
88 p | 9 | 4
-
Phát triển ngành khai thác thủy sản thành phố Đà Nẵng
12 p | 12 | 4
-
Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo định hướng phát triển bền vững
10 p | 22 | 4
-
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 p | 18 | 4
-
Giải pháp khai thác các lợi thế ngành thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
6 p | 11 | 3
-
Hiệu quả sản xuất của mô hình tổ hợp tác khai thác hải sản xa bờ nghề lồng bẫy tại Tp Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
8 p | 4 | 3
-
Phát triển ngành khai thác thủy sản tỉnh Quảng Trị
13 p | 35 | 3
-
Hiện trạng và giải pháp phát triển ngành trồng dứa ở huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang)
11 p | 52 | 3
-
Vĩnh Phúc: Khai thác tiềm năng, lợi thế trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
4 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam và lân cận
8 p | 68 | 3
-
Giải pháp công trình khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ tưới nông nghiệp vùng đất bãi sông Hà Nội
13 p | 59 | 2
-
Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững
8 p | 45 | 1
-
Nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây Cà Mau, hiện trạng và giải pháp bảo vệ hợp lý
4 p | 92 | 1
-
Xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa tại vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An
11 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn