YOMEDIA
ADSENSE
Giải pháp nào cho "bài toán" nợ xấu ở Việt Nam
117
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Giải pháp nào cho "bài toán" nợ xấu ở Việt Nam đi tìm nguyên nhân nợ xấu từ phía DN, từ cơ chế xử lý nợ xấu, giải pháp xử lý nợ xấu, nhóm giải pháp về phía các TCTD, nhóm giải pháp về phía Ngân hàng Nhà nước, nhóm giải pháp về phía Bộ Tài chính, nhóm giải pháp về phía các DN.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp nào cho "bài toán" nợ xấu ở Việt Nam
- Giải pháp nào cho “bài toán” nợ xấu ở Việt Nam? Thứ năm 29/11/2012 13:00 PGS.TS. VŨ CÔNG TY - HỌC VIỆN TÀI CHÍNH (Tài chính) Tìm lời giải cho hữu hiệu cho “bài toán” nợ xấu là vấn đ ề đ ặt ra không ch ỉ v ới n ền kinh t ế Việt Nam hiện nay mà còn là thách thức của toàn bộ hệ thống tài chính – ti ền tệ. Đ ể xử lý hi ệu qu ả nợ xấu của các ngân hàng thương mại, việc đưa ra biện pháp kiên quyết, phù hợp từ Nhà n ước và chính bản thân các ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết. Tin liên quan: Ảnh minh họa. Nguồn Iternet Do chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong năm 2012, ho ạt đ ộng s ản xu ất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn, thua lỗ. Hệ quả là nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) không ngừng tăng lên, trở thành “điểm nghẽn” của nền kinh tế đất nước, cản trở sự l ưu thông dòng vốn tín dụng. Theo Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, đến cuối năm 2011, chóm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính có nợ xấu lên tới 27,6%; nhóm NHTM cổ phần: 13,98%; nhóm NHTM nhà nước: 8,15%; nhóm ngân hàng liên doanh: 7,55%. Trong khi đó, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD) đ ược Ngân hàng Nhà nước NHNN tổng hợp qua hệ thống thống kê, tính đến giữa năm 2012, tỷ lệ nợ xấu chiếm 8,6%. Điều đó cho thấy, nợ xấu tiếp tục là vấn đề nan giải của năm 2012 và cả năm 2013... Đi tìm nguyên nhân Nguyên nhân từ phía DN Thứ nhất, sự làm ăn thua lỗ của các DN, nhất là DNNN. Có đến 70% nợ xấu ngân hàng là nợ của các DNNN do đây là nhóm có nhiều thuận lợi trong tiếp cận tín dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng d ư nợ tín dụng của toàn thể nền kinh tế. Phần nợ xấu lớn thứ hai (sau DNNN) là xuất phát từ một số DN tư nhân lớn, trong đó t ập trung chủ yếu là các khoản vay đầu tư bất động sản (BĐS), chứng khoán, đầu tư ngoài ngành... Có thể điểm qua kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số DN đang hoạt động trong các lĩnh vực v ận tải, bất động sản - xây dựng, tài chính như sau: Công ty cổ phần Container phía Nam, vốn điều lệ thực góp là 110 tỉ đồng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012 âm 23,45 tỷ đồng, lỗ luỹ kế hiện tại
- 105,4 tỷ đồng, Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng Sông Đà lỗ 6 tháng đầu năm 2012 là 16,3 tỷ đồng. Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, lỗ lũy kế đến 30/6/2012 lên tới 1.772 tỷ đ ồng, v ốn ch ủ s ở hữu âm 256 tỷ đồng. Các DN trung bình, DN thành viên đã vậy thì khoản lỗ của các ”đ ại gia” l ớn nh ư: Vinashin, Vinalines, Vinaconex, Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Sông Đà... là không hề nhỏ (dư nợ của 11 tập đoàn kinh tế chiếm gần 53% tổng dư nợ của DNNN). Hầu hết các DN, nhất là DNNN đều có chi phí vốn vay lớn, thậm chí quá lớn, trong khi doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước dẫn đến mất cân bằng về tài chính. Nhiều đơn vị tổng lãi vay phải tr ả l ớn g ấp nhi ều l ần quỹ tiền lương, tỷ lệ sinh lời của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay, hi ệu quả kinh doanh th ấp, tài chính kém lành mạnh, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế, trong khi phải đối diện với những khó khăn lớn của kinh tế trong, ngoài nước đó là sức mua kém, tồn kho lớn, doanh thu gi ảm sút, DN không có nguồn để trả nợ cả gốc và lãi. Các khoản vay ngân hàng vì thế mà trở thành nợ xấu là lẽ đương nhiên. Thứ hai, nhiều công ty dùng nợ ngắn hạn đầu tư dài hạn. Khi đang gặp khó khăn về vốn, việc DN lấy vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn là khá phổ biến. Ví dụ: Tập đoàn Thái Hòa dùng tới 263 tỷ đồng các khoản nợ ngắn hạn, trong đó chủ yếu là nợ quá hạn, để đầu tư dài hạn, dẫn đến mất cân đối tài chính nghiêm trọng, phải phát mại tài sản để trả nợ ngân hàng khi các khoản nợ đến thời gian thu hồi. Từ một DN tư nhân lớn trong sản xuất và chế biến nông sản, đến giữa năm 2012, Tập đoàn Thái Hòa đã phải đứng trước bờ vực phá sản. Bài học nói trên cho thấy, việc sử dụng vốn sai nguyên tắc (dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn) là con đ ường ng ắn nhất d ẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu cho DN và hệ thống ngân hàng. Ba là, nhiều công ty dùng vốn vay đầu tư ra ngoài ngành, đặc bi ệt vào BĐS. Theo báo cáo c ủa các t ổ ch ức tín dụng, Vào thời kỳ đỉnh cao, tổng dư nợ cho vay BĐS chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế (năm 2011). Một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho thấy tại thời đi ểm tháng 6/2011, dư nợ BĐS chiếm 9,95% tổng dư nợ, tương đương 245.000 tỉ đồng. Tỉ lệ này khá cao so với một s ố n ước trong khu vực như Thái Lan 6%, Malaysia 7%...Trong bối cảnh thị trường BĐS vừa đóng băng, vừa suy giảm, thì đây là nguy cơ vừa làm mất vốn, vừa làm mất khả năng thanh toán của DN. Nguyên nhân từ cơ chế xử lý nợ xấu Một là, tiêu thức phân loại nợ chưa phản ánh đúng số nợ xấu. Hiện nay chưa có quy đ ịnh rõ ràng và mang tính pháp lý buộc các tổ chức tín dụng phân loại nợ theo mức độ rủi ro của từng khách hàng. Điều này dẫn tới một kết quả là cùng một khoản nợ có thể phân vào các loại khác nhau. Nó lý giải vì sao số liệu thống kê về nợ xấu không thống nhất giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu. Hậu quả là một số tổ chức tín d ụng l ợi d ụng đ ể điều chỉnh nhóm nợ để trích ít dự phòng nhằm tăng lợi nhuận, theo kiểu ”giấu nợ, khoe lãi” Hai là, vướng mắc trong cơ chế xử lý tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo thường là BĐS. Khi DN mất khả năng thanh toán, ngân hàng được phép đứng ra bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, nhưng theo quy định hiện hành thì không thể sang tên BĐS được nếu chủ tài sản không đồng ý. Nếu mang ra tòa thì thời gian x ử lý r ất dài, m ất nhiều năm, thủ tục rườm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp, quá trình bàn giao tài sản ch ậm... làm cho tài sản hư hỏng, giá trị thu hồi nhỏ hơn dự kiến ban đầu. Đấy là chưa tính tới trong lĩnh vực BĐS, ngân hàng cho vay hơn 60% giá trị dự án, nhưng ngay từ khi xác định giá trị tài sản lại nâng cao hơn giá trị thực của nó ”có một đồng thổi thành hai đ ồng”, do vậy mặc dù thanh lý toàn bộ tài sản đảm bảo cũng không thu hồi được nợ, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thu hồi thông nợ qua tài sản đảm bảo Ba là, về xử lý nợ xấu. Trước năm 2000, các TCTD không được trích lập quỹ dự phòng rủi ro, do vậy nợ xấu tích tụ ngày một lớn, nhưng không có nguồn để bù đắp. Để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng phát tri ển và ổn định, Chính phủ đã cho phép các ngân hàng thành lập công ty mua bán nợ tồn đọng, đồng thời có chính sách xử lý nợ xấu riêng cho NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần. Cho tới năm 2001 trở đi, các ngân hàng mới được phép
- trích lập quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này tạo nguồn tài chính chủ đ ộng trong vi ệc xử lý r ủi ro tín d ụng. Cụ thể năm 2001, Chính phủ cho phép thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) và cho tới nay đã có 27 AMC trực thuộc các NHTM. Nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, do hoạt động của AMC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng mẹ, chỉ giới hạn mua bán các khoỏn nợ cho khách hàng vay, do quy mô vốn nh ỏ, không đ ủ năng l ực tài chính và cả kỹ năng để xử lý nợ xấu. Năm 2003, Chính phủ đã thành l ập Công ty Mua bán n ợ Vi ệt Nam (DATC), nhưng cho đến nay DATC cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nợ xấu, kết quả còn hạn chế do ti ềm lực tài chính của DATC còn nhỏ bé so với quy mô nợ xấu hệ thống NHTM, do TCTD không muốn bán, ho ặc che dấu, hoặc tiêu chí phân loại nợ chưa rõ ràng làm cho DATC không ti ếp cận đ ược nợ x ấu, do DATC ho ạt đ ộng theo cơ chế kinh doanh (phải bảo toàn vốn, đồng thời có lợi nhuận) trong khi mua bán nợ là hoạt động mạo hiểm. Bốn là, về phía bản thân các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại. Một bộ phận lớn vốn tín dụng sử dụng để đầu tư vào những lĩnh vực được coi là có mức độ mạo hiểm cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro như BĐS, chứng khoán do sự ”mở cửa” của các NHTM. Trong một thời gian dài, các TCTD đ ều theo đuổi chi ến l ược đ ẩy m ạnh tăng trưởng tín dụng, trong khi năng lực quản trị rủi ro hạn chế, chậm cải thiện, không theo kịp nhịp độ phát triển, không kiểm soát được chất lượng tín dụng. Do năng lực cán bộ yếu nên công tác kiểm tra, giám sát đạt hi ệu quả thấp, không phát hiện ra các sai sót, các vi phạm nên không có biện pháp xử lý kịp thời, dẫn tới nhiều vụ việc sau một thời gian dài, mức độ trầm trọng mới được phát hiện. Còn tồn tại hành vi đảo nợ, che dấu nợ bằng cách hạch toán nợ và tài khoản phải thu, ủy thác đ ầu t ư... Do tính minh bạch còn hạn chế, số nợ xấu công bố qua báo cáo của TCTD không đúng thực chất, làm cho số lũy k ế nợ xấu thực tăng theo thời gian, việc xử lý ngày càng khó khăn. Giải pháp xử lý nợ xấu Xử lý nợ xấu trước hết là của các TCTD, Nhà nước chỉ can thiệp khi các TCTD không thể tự xử lý được. Và dù áp dụng bằng hình thức nào (như thu nợ trực tiếp từ khách nợ, bán lại nợ, cơ cấu l ại n ợ...) cũng ph ải tôn tr ọng nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia, đ ồng thời nhằm khôi phục l ại ho ạt đ ộng sản xuất kinh doanh cho các DN, vì đây là khách hàng của TCTD, bởi vì các TCTD chỉ phát tri ển, ổn đ ịnh và có hiệu quả khi các khách hàng của mình hoạt động có lãi. Nhưng xử lý nợ xấu không có nghĩa là cứu cả các TCTD yếu kém, mà đây là một c ơ h ội lo ại b ỏ các TCTD và ngân hàng yếu kém (giải thể, phá sản, sáp nhập...). Chỉ những TCTD nào có đ ủ năng l ực mới đ ược t ồn t ại và phát triển. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn hiện nay, xử lý nợ xấu có th ể coi là công c ụ đ ể tái c ơ c ấu l ại các TCTD, đồng thời ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế. Nhóm giải pháp về phía các TCTD Thứ nhất, đối với các TCTD tính thanh khoán chưa đe dọa sự an toàn của cả hệ thống: Phải tự xử lý thông qua các biện pháp đã và đang làm như: bán nợ, đòi trực tiếp, thanh lý tài sản thế chấp, sử dụng quỹ dự phòng bù đắp các khoản nợ không thu hồi được, hoặc chuyển nợ thành vốn góp nếu thấy khánh nợ có tương lai phát triển. Thứ hai, đối với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản: biện pháp khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể. Các tổ chức này đi tìm, hoặc bị sáp nhập một cách cưỡng bức bởi một TCTD đ ủ mạnh. N ếu không sáp nhập được thì các TCTD này sẽ đặt trong điều kiện kiểm soát đặc biệt của NHNN, nhằm từng bước xử lý các tồn đọng để đi tới giải thể. Do quy mô tín dụng ngày một lớn, bản thân các TCTD phải có gi ải pháp nâng cao ch ất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro hoạt động để ngăn ngừa nợ xấu xuất hiện tr ở lại, như ban hành đ ầy đ ủ quy trình cho vay, năng cao năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro. Nhóm giải pháp về phía Ngân hàng Nhà nước Phải có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay, từ số liệu này mới có thể áp dụng các giải pháp cụ thể cho từng TCTD. Xử lý nghiêm hành vi che dấu nợ xấu. Đồng thời sửa đổi, bổ sung về cách phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra,
- kiểm tra trong các trường hợp cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ d ự phòng sai ch ế đ ộ. Đ ồng thời có cơ chế buộc các TCTD trong một thời gian phải đưa nợ xấu xuống một giới hạn nhất định. Đối với các TCTD có quy mô lớn, ảnh hưởng nhiều tới sự an toàn của cả hệ thống cũng nh ư n ền kinh t ế và an sinh xã hội, có khả năng phát triển tiếp, sau khi tự giải quyết nợ xấu vẫn còn ở mức cao, sẽ được NHNN bơm vốn để hỗ trợ, dưới hình thức góp vốn nhưng lại được hưởng lãi cố định (như cổ phi ếu ưu đãi) và ngân hàng có thể rút vốn về khi tổ chức này đã phục hồi. Nhóm giải pháp về phía Bộ Tài chính Sử dụng DATC như một công cụ quan trọng để xử lý nợ xấu hiện nay. Với nguyên tắc kinh doanh có hi ệu qu ả, DATC mua lại các khoản nợ có tài sản đảm bảo, theo cơ chế thị trường. Việc sử dụng DATC xử lý nợ xấu chỉ có hiệu quả khi hoạt động mua bán nợ gắn với mục tiêu tái cấu trúc DN, tái cơ cấu l ại nợ nh ằm khôi ph ục l ại ho ạt động sản xuất kinh doanh cho các khách nợ. Nguyên tắc này phải được tôn trọng, đ ặc bi ệt trong đi ều ki ện hi ện nay khi có sự tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế. Để DATC có thể làm được nhiệm vụ này thì việc nâng cao năng lực (tài chính, tổ chức, kỹ năng...) là việc làm cần thiết, như chính sách giảm thuế thu nhập DN cho hoạt động mua bán nợ xấu, giảm thuế giá trị gia tăng cho ho ạt động bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, như đào tạo và nâng cao kỹ năng phân tích tài chính, xác định giá trị tài sản thế chấp, kỹ năng xử lý nợ... cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Nhóm giải pháp về phía các DN Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, bố trí vốn đúng nguyên t ắc, s ử d ụng v ốn có hi ệu quả, ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán, cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ (D/E) không vươt quá trung bình của ngành, thường xuyên đánh giá thực trạng tài chính DN thông qua các tỷ số tài chính đ ặc trưng để đưa ra các kiến nghị cảnh báo về tình hình tài chính là gi ải pháp trước mắt cũng nh ư lâu dài x ử lý và ngăn ngừa nợ xấu. Thực hiện tái cơ cấu DNNN (là nhóm khách hàng có số dư nợ lớn nhất của ngân hàng), mà tr ọng tâm là tái c ơ cấu tài chính DN hiện nay đang tiến hành theo đề án mà Chính phủ đã phê duyệt, nhằm nâng cao năng l ực c ủa các DNNN được coi là giải pháp tích cực. Xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD, các ngân hàng ph ải đi đôi v ới vi ệc tiến hành tái cơ cấu DN. Không thể tồn tại một hệ thống ngân hàng mạnh trên cơ sở một nền kinh t ế có các DN yếu kém. Nguồn: http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Giai-phap-nao-cho-bai-toan-no- xau-o-Viet-Nam/16249.tctc
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn