TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br />
CHO KHU VỰC MIỀN TRUNG<br />
Trịnh Văn Sơn<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Quy mô dân số ngày càng tăng, trình độ dân trí và nhu cầu tìm kiếm việc làm là một<br />
trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển, nó vừa là động lực thúc đẩy quá<br />
trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực, vừa mang tính mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả<br />
năng, vừa là những đòi hỏi cấp thiết trong việc giải quyết nhu cầu việc làm của người lao<br />
động. Thực trạng nguồn nhân lực ở miền Trung qua nghiên cứu còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn<br />
tại; đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phát triển và sử dụng có hiệu<br />
quả nguồn lực.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Với thành tựu hơn 20 năm đổi mới, vai trò nguồn lực con người đã khẳng định<br />
vị trí to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn<br />
hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO với xu hướng toàn cầu hóa và quá trình thực hiện<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực<br />
có một ý nghĩa rất lớn và trở thành một đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết.<br />
Miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với diện<br />
tích đất tự nhiên (năm 2009) khoảng 9,6 triệu ha, chiếm 29% diện tích đất tự nhiên của<br />
cả nước; trong đó 72,8% thuộc đất nông, lâm nghiệp. Miền Trung có bờ biển dài<br />
(khoảng 1759 Km) với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều cảng biển nước sâu (Nghi Sơn,<br />
Vũng Áng, Hòn La, Cửa Việt, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, Qui Nhơn, Nha Trang…),<br />
với 5 Di sản thiên nhiên về văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới đã được<br />
UNESCO công nhận (Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Đền tháp<br />
Mỹ Sơn và Hang động Phong Nha Kẽ Bàng)... đó là những điều kiện thuận lợi để phát<br />
triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành kinh tế biển và ngành du lịch nói<br />
riêng. Đó cũng là đòi hỏi và yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực của từng<br />
tỉnh và cả vùng Miền Trung.<br />
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về nguồn nhân lực ở Khu vực miền Trung sẽ có một ý<br />
nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng. Mục tiêu nghiên cứu<br />
là thông qua nghiên cứu một cách tổng quan về thực trạng nguồn nhân lực ở khu vực<br />
miền Trung để đề xuất các giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi nhằm phát triển nguồn<br />
nhân lực của vùng.<br />
109<br />
<br />
2. Thực trạng nguồn nhân lực ở miền Trung<br />
2.1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế<br />
Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền Trung đã có<br />
những chuyển biến tích cực và thể hiện khá rõ nét. Hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng cơ<br />
sở đã được nâng cấp; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch… đã hình thành và<br />
phát triển; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh, quốc phòng và trật<br />
tự an toàn xã hội ngày càng được đảm bảo.<br />
- Nền kinh tế phát triển khá toàn diện và tăng trưởng với nhịp độ cao.<br />
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của các tỉnh thời kỳ 2006 - 2010 là khoảng<br />
5,9% (cả nước là 6,8%), trong đó giai đoạn 2006 - 2008 là 7,6% và năm 2009 do ảnh<br />
hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu nên GDP bình quân chỉ đạt 3,4% (cả<br />
nước là 5,2%).<br />
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng miền Trung so với cả nước<br />
<br />
GDP công từ các tỉnh (giá so sánh 1994) Tốc độ điều chỉnh theo cả<br />
( tỷ đồng)<br />
nước (%)<br />
0106062000<br />
2005<br />
2008<br />
2010<br />
2005<br />
2008<br />
2010<br />
Cả nước<br />
<br />
289.602<br />
<br />
485.763<br />
<br />
687.548<br />
<br />
843.210<br />
<br />
7,5<br />
<br />
7,7<br />
<br />
6,8<br />
<br />
Miền Trung<br />
<br />
43.378<br />
<br />
69.973<br />
<br />
98.217<br />
<br />
115.324<br />
<br />
6,9<br />
<br />
7,6<br />
<br />
5,9<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2009 và 2010.<br />
<br />
- Thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, nhiều tỉnh vẫn chưa có tích lũy.<br />
Mặc dù, tốc độ tăng trưởng GDP của vùng khá cao, nhưng GDP bình quân đầu<br />
người vẫn thấp so với cả nước, theo giá thực tế năm 2000 thì GDP bình quân năm 2008<br />
đạt khoảng 12.021 nghìn đồng và năm 2010 đạt khoảng 14.635 nghìn đồng.<br />
Bảng 2. GDP bình quân đầu người ở miền Trung (so với cả nước)<br />
(ĐVT: 1000 đồng)<br />
<br />
Vùng \ Năm<br />
<br />
2000<br />
<br />
2005<br />
<br />
2008<br />
<br />
2010<br />
<br />
1. Miền Trung<br />
<br />
3.251<br />
<br />
6.645<br />
<br />
12.201<br />
<br />
14.635<br />
<br />
2. Cả nước<br />
<br />
5.185<br />
<br />
10.766<br />
<br />
18.288<br />
<br />
21.617<br />
<br />
3. Tỷ lệ miền Trung\Cả nước<br />
<br />
62,70<br />
<br />
61,73<br />
<br />
65,73<br />
<br />
67,70<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê.<br />
<br />
110<br />
<br />
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng<br />
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa (CNH) và hiện đại hóa (HĐH), cơ<br />
cấu kinh tế của vùng miền Trung đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng công<br />
nghiệp, dịch vụ và giảm nông - lâm - ngư nghiệp và tạo nên những lợi thế so sánh của<br />
các tỉnh trong vùng.<br />
Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực miền Trung giai đoạn 2000- 2010 (%)<br />
<br />
2000<br />
<br />
2005<br />
<br />
2010<br />
<br />
1. Nông, Lâm –Thủy sản<br />
<br />
34,20<br />
<br />
29,20<br />
<br />
27,10<br />
<br />
2. Công nghiệp xây dựng<br />
<br />
25,60<br />
<br />
31,60<br />
<br />
35,70<br />
<br />
3. Dịch vụ<br />
<br />
40,02<br />
<br />
39,20<br />
<br />
37,20<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2005 và 2010<br />
<br />
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực ở miền Trung<br />
2.2.1. Đánh giá xu thế biến động dân số và lao động<br />
Theo thống kê dân số miền Trung năm 2009 khoảng 18,9 triệu người, chiếm<br />
22% dân số cả nước, mật độ dân số bình quân là 197 người/km2. Với xu thế chuyển dịch<br />
cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số có xu hướng tăng lên ở các thành thị.<br />
Với số liệu Bảng 4 cho thấy dân số trong độ tuổi lao động năm 2009 là 11,4 triệu<br />
người, chiếm khoảng 60,4% trong tổng dân số miền Trung và lực lượng lao động<br />
khoảng 10,4 triệu lao động, với tốc độ tăng bình quân là 1,76%. Đây chính là nguồn<br />
nhân lực rất quan trọng trong sự nghiệp thực hiện CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã<br />
hội của vùng.<br />
Bảng 4. Dân số, lao động khu vực miền Trung thời kỳ 2000-2009 (1.000 người)<br />
<br />
Năm<br />
2000<br />
<br />
Năm 2005<br />
<br />
Năm<br />
2009<br />
<br />
Tốc độ<br />
tăng (%)<br />
<br />
1. Tổng dân số<br />
<br />
18.218,3<br />
<br />
18.608,6<br />
<br />
18.870,4<br />
<br />
0,39<br />
<br />
Trong đó: Dân số Thành thị<br />
<br />
3.543,1<br />
<br />
4.094,6<br />
<br />
4.540,3<br />
<br />
2,79<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
19,4<br />
<br />
22,0<br />
<br />
24,1<br />
<br />
2. Dân số trong độ tuổi lao động<br />
<br />
10.863,0<br />
<br />
11.171,3<br />
<br />
11.399,9<br />
<br />
0,54<br />
<br />
3. Lực lượng lao động<br />
<br />
8.905,9<br />
<br />
9.825,9<br />
<br />
10.422,1<br />
<br />
1,76<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Nguồn: Thống kê lao động việc làm 2000, 2005 và 2009.<br />
<br />
111<br />
<br />
2.2.2. Đánh giá chung về chất lượng lao động (Qua tiêu chí trình độ văn hóa,<br />
CMKT)<br />
Về chất lượng lao động, có rất nhiều tiêu chí đánh giá, song có thể sử dụng các<br />
tiêu chí về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số và lao động.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dân số biết chữ khá cao (khoảng 97%), tỷ lệ tốt<br />
nghiệp từ trung học cơ sở trở lên đạt tỷ lệ 48,3% gần ngang bằng với trung bình chung<br />
cả nước.<br />
Bảng 5. Tỷ lệ về trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của lao động (%)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Năm 2000<br />
<br />
Năm 2005<br />
<br />
Năm 2008<br />
<br />
100,00<br />
<br />
100,00<br />
<br />
100,00<br />
<br />
1. Tỷ lệ lao động không có CMKT<br />
<br />
86,18<br />
<br />
78,29<br />
<br />
71,98<br />
<br />
2. Tỷ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp<br />
nghề trở lên<br />
<br />
13,82<br />
<br />
21,71<br />
<br />
28,02<br />
<br />
Trong đó: Lao động có bằng công nhân kỹ<br />
thuật trở lên<br />
<br />
8,55<br />
<br />
13,05<br />
<br />
16,55<br />
<br />
Toàn vùng miền Trung<br />
<br />
Nguồn: Thống kê lao động việc làm 2000, 2005 và 2008.<br />
<br />
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trình độ từ sơ cấp học nghề trở lên năm 2000 là<br />
13,82%, đến năm 2005 là 21,71% và đặc biệt đến năm 2008 là 28,02%. Tỷ lệ trình độ<br />
chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật trở lên cung tăng dần qua các thời kỳ (năm<br />
2000 là 8,55%, năm 2005 là 13,05% và năm 2008 là 16,65%).<br />
Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông lâm ngư đã<br />
giảm xuống, năm 2000 chiếm 66,30% đến năm 2008 giảm xuống còn 53%. Lao động<br />
nông nghiệp chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao và phân bố không đều giữa các tỉnh trong<br />
khu vực, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thời vụ và tình trạng sử dụng lao động<br />
trong nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 78%. Tình trạng đó cho thấy, có một đội ngũ lao<br />
động trong nông nghiệp còn dư thừa, chưa sử dụng hết, đòi hỏi phải có chính sách để<br />
thu hút lực lượng lao động dư thừa này.<br />
2.2.3. Dự báo nguồn nhân lực ở miền Trung<br />
Trên cơ sở tốc độ tăng dân số và lao động giai đoạn 2000 - 2010, dự báo tốc độ<br />
tăng dân số giai đoạn 2011 - 2020 là 1,1% năm và như vậy dân số đến năm 2020 dân số<br />
miền Trung đạt khoảng 20,9 triệu người. Trong xu thế phát triển, trong quá trình đẩy<br />
mạnh CNH, HĐH kéo theo quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, dự<br />
báo dân số thành thị sẽ tăng lên chiếm khoảng 41% vào năm 2020.<br />
Dân số trong độ tuổi lao động thời kỳ 2006 - 2010 với tốc độ tăng bình quân là<br />
1,5% năm và dự báo thời kỳ 2011-2015 tăng 1,65%. Đây là nguồn dân số bổ sung vào<br />
112<br />
<br />
lực lượng lao động ở địa phương, song vấn đề đặt ra là công tác quản lý, đào tạo và giải<br />
quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn tới.<br />
Bảng 6. Dự báo dân số và lao động ở miền Trung giai đoạn 2010-2015- 2020<br />
<br />
Tỷ lệ so<br />
với dân số<br />
(%)<br />
<br />
Trong đó:<br />
Mức tăng<br />
BQ năm<br />
(1.000ng)<br />
<br />
Tốc độ tăng<br />
BQ/năm<br />
(%)<br />
<br />
11.171,3<br />
<br />
60,3<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
18.929,8<br />
<br />
11.547,2<br />
<br />
61,0<br />
<br />
75,2<br />
<br />
0,66<br />
<br />
2015<br />
<br />
19.895,0<br />
<br />
12.534,1<br />
<br />
63,0<br />
<br />
197,9<br />
<br />
1,65<br />
<br />
2020<br />
<br />
20.910,0<br />
<br />
13.487,1<br />
<br />
64,5<br />
<br />
190,6<br />
<br />
1,48<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Dân số<br />
(1.000<br />
người)<br />
<br />
Dân số trong<br />
tuổi lao động<br />
(1.000 người)<br />
<br />
2005<br />
<br />
18.608,6<br />
<br />
2010<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê, thống kê lao động việc làm 2005, 2010 và tính toán của<br />
tác giả.<br />
<br />
Như vậy, dân số trong độ tuổi lao động của khu vực năm 2010 khoảng 11, 5<br />
triệu người, chiếm 61% dân số, dự báo đến năm 2015 khoảng 12,5 triệu người chiếm<br />
63% trong tổng dân số và đến năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động khoảng 13,4 triệu<br />
người chiếm 64,5% dân số.<br />
3. Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở miền<br />
Trung<br />
3.1. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn<br />
Miền Trung có nhiều cơ hội và lợi thế so sánh để phát triển mạnh kinh tế - xã hội<br />
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là những lợi thế về địa lý kinh tế, về phát triển<br />
công nghiệp theo hướng xuất khẩu, công nghiệp nặng, công nghiệp vật liệu xây dựng,<br />
công nghiệp chế biến nông lâm hải sản. So với nhiều địa phương khác, miền Trung có<br />
một nguồn nhân lực khá dồi dào, cần cù, thông minh và năng động…<br />
Tuy nhiên, miền Trung lại đứng trước nhiều khó khăn, thách thức:<br />
- Sức cạnh tranh còn yếu, môi trường thu hút đầu tư chưa hấp dẫn, nhiều nơi sự<br />
phát triển còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu tính bền vững;<br />
- Thiên nhiên khá khắt nghiệt, luôn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đến phát<br />
triển sản xuất, nhất là nông - lâm - ngư nghiệp;<br />
- Nguồn nhân lực, trong đó đáng chú ý là chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát<br />
triển kinh tế - xã hội của vùng, đặc biệt các khu công nghệ cao, khu vực có vốn đầu tư<br />
nước ngoài;<br />
<br />
113<br />
<br />