GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
lượt xem 284
download
Hiện nay nhà nước cũng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển DNN&V như ban hành, sửa đối các chính sách tài chính - tín dụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các DNN&V.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Bùi Nguyệt Ánh Nguồn: TC Tài chính Doanh nghiệp 4/2007 Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự góp mặt khoảng 250.000 doanh nghiệp, trong đó đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) khoảng trên 232.000 doanh nghiệp (chiếm khoảng 90%). Bên cạnh đó, có khoảng 2,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh đã thu hút một nguồn lực lớn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và đóng góp ngày càng cao vào cho ngân sách nhà nước. Hàng năm đối tượng DNN&V đóng góp vào khoảng 30% GDP, khoảng 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, khoảng gần 80% tổng mức bán lẻ, khoảng 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa một số ngành hàng thủ công mỹ nghệ… Tuy giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, lại nhận được quan điểm khuyến khích phát triển của Nhà nước, thái độ ngày càng cởi mở của chính quyền các cấp, nhưng có một thực tế là DNN&V còn gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ trong hoạt động. Thống kê của Dự án nghiên cứu TF/VIE/03/001 cho thấy, không dưới 10 nhóm vướng mắc, bất cập từ thể chế, chính sách của Nhà nước cũng như từ nền kinh tế đang là những rào cản lớn cho sự phát triển của khối doanh nghiệp này. Đầu tiên là sự không đồng bộ, thống nhất là liên tục thay đổi của các văn bản pháp quy, rồi công cuộc cải cách hành chính diễn ra chậm, chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp cao, cả về thời gian và chi phí không chính thức đã hạn chế tốc độ tăng trưởng của các DNN&V. Tiếp theo, DNN&V vẫn khó tiếp cận với các nguồn tài chính, các nguồn tín dụng cũng như các hình thức góp vốn khác, hạn chế các quyền về tài sản liên quan đến đất đai, bất động sản và các tài sản vô hình, thiếu các hình thức bảo lãnh tín dụng. Tình trạng đất đai, mặt bằng sản xuất cũng vậy, thông thường đây là khoản chi phí rất lớn và mất nhiều thời gian (1,5 – 2năm), hệ thống các khu công nghiệp tuy đã phát triển, nhưng giá thuê đất tại đây không phù hợp với đa số các DNN&V. Sự tồn tại trong thể chế và chính sách cũng còn nhiều đối với sự phát triển DNN&V. Tuy Luật doanh nghiệp đã có nhiều cởi mở hơn đối với quá trình đăng ký kinh doanh và hoạt động các doanh nghiệp, nhiều giấy phép đã được bãi bỏ, nhưng hiện vẫn tồn tại các quy định làm giảm hiệu lực pháp lý của đạo luật này như Luật thương mại cũng có điều khoản quy định về đăng
- ký kinh doanh, một số địa phương còn quyết định ngừng đăng ký kinh doanh ở một số lĩnh vực, hệ thống thuế quá phức tạp và không rõ ràng. Hiện nay, nhà nước cũng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển DNN&V như ban hành, sửa đổi các chính sách thuế, chính sách tài chính – tín dụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các DNN&V. Sự hỗ trợ tài chính từ phía Nhà ước cho các DNN&V thông qua hình thức tín dụng ngân hàng chủ yếu được thực hiện bằng các khoản cho vay của ngân hàng thương mại quốc doanh; xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng nới lỏng điều kiện vay vốn. Các ngân hàng thương mại chủ động hỗ trợ DNN&V trong việc lập dự án sản xuất kinh doanh, loại bỏ sự phân biệt đối xử của ngân hàng đối với các DNN&V ngoài quốc doanh. Mặc dù đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng trên thực tế, hiện nay tài chính vẫn đang là vấn đề yếu nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn diễn ra phổ biến ở các DNN&V. Các DNN&V muốn vay vốn ngân hàng không phải là chuyện dễ và cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng…. Có thể nói, nguyên nhân chính của tình trạng này là từ chính bản thân doanh nghiệp vì vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm cố, không có người bảo lãnh; không lập được phương án sản xuất, kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Trình độ quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy đối với người cho vay…. Nhiều doanh nghiệp cho biết, để hoạt động họ thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chính thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong doanh nghiệp. Hơn nữa, do hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với mức lãi suất cao nên các DNN&V cho dù có được phép vay vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các DNN&V của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, để tạo thuận lợi cho DNN&V phát triển mạnh mẽ Nhà nước cần xác lập và triển khai chương trình tài trợ vốn cho các DNN&V. Tài trợ vốn cho các DNN&V có thể thực hiện cho cả hai loại là tài trợ vốn ban đầu để hình thành doanh nghiệp và tài trợ vốn vay khi doanh nghiệp kinh doanh thiếu vốn. Trong trường hợp đầu, nhà nước thông qua các định chế tài chính phi lợi nhuận để cấp vốn đầu tư cho các chủ nhân muốn thành lập doanh nghiệp nhưng chưa có đủ vốn. Nhà nước có thể hỗ trợ vốn không lãi suất từ 20% đến 50% tổng mức vốn đầu tư ban đầu để thành lập
- doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi bước vào kinh doanh có sản phẩm tiêu thụ sẽ hoàn trả vốn cho Nhà nước từ số lãi thu được trong thời gian từ 2 đến 5 năm hoặc lâu hơn. Để thực hiện được chính sách này, Nhà nước sẽ cho phép mỗi địa phương được lập ra các quỹ đầu tư, ngân sách địa phương sẽ đầu tư ban đầu vào quỹ này, sau đó quỹ có nghĩa vụ tiếp nhập các khoản đầu tư từ bên ngoài để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các chủ nhân muốn thành lập doanh nghiệp, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho tổ chức này. Thông qua Ngân hàng phát triển, các ngân hàng thương mại để cấp vốn hoạt động với lãi suất thấp cho các DNN&V và Nhà nước sẽ thực hiện bù lãi suất. Nguồn vốn để thực hiện chương trình này là vốn do các định chế tài chính huy động, đồng thời Nhà nước sẽ xem xét chuyển một phần viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế để bổ sung cho các ngân hàng, cho quỹ hỗ trợ phát triển. Bên cạnh đó, cho phép các tổ chức tài chính thực hiện chức năng cho thuê tài chính, đây là mô hình tài trợ vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNN&V thiếu vốn. Đồng thời, cần nghiên cứu và xây dựng một chương trình hỗ trợ tổng thể về tài chính cho các DNN&V. Về chính sách tín dụng hỗ trợ DNN&V, các chuyên gia cho rằng, cơ chế tín dụng có nhiều phương thức phục vụ tốt hơn. Cụ thể, tài trợ theo dự án; cho vay thuê mua (đã và đang được chú trọng để mở rộng khả năng đáp ứng vốn cho DNN&V); bảo lãnh, mua hàng trả chậm, nhập máy móc, thiết bị, công nghệ; góp vốn liên doanh liên kết; phát triển mạng lưới, từng bước hiện đại hóa công nghệ thanh toán, đưa các sản phẩm dịch vụ đến với DNN&V; khai thông và tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế để hỗ trợ DNN&V. Mục tiêu tổng quát Chính phủ đặt ra là đến năm 2010 cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ có 500.000 hoạt động hiệu quả. Theo các chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định, mục tiêu trên chỉ có thể đạt được nếu thực hiện được đồng bộ một số giải pháp như: xây dựng được khung pháp lý chung cho các thành phần kinh tế cùng bình đẳng phát triển với Luật doanh nghiệp chung, Luật đầu tư chung, Luật chống độc quyền, hướng dẫn cụ thể Luật phá sản, Luật cạnh tranh; Cần có lộ trình giảm các chi phí khởi nghiệp và vận hành kinh doanh như đơn giản hóa quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đơn giản hơn quy trình đăng ký và cấp mã số thuế, khắc dấu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu công trình, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến kế toán và tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, Nhà nước cũng cần tăng cường hơn nữa hoạt động trợ
- giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNN&V, kể cả đối tượng là chủ và người lao động trong doanh nghiệp, đẩy mạnh khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho các doanh nghiệp, phát triển Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ đầu tư mạo hiểm. Đã đến lúc cần lựa chọn lĩnh vực ưu tiên phát triển riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở các chiến lược phát triển ngành đã được phê duyệt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luẩn quẩn xử lý nợ xấu: Nhìn từ góc độ thói hư tật xấu
7 p | 76 | 22
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
4 p | 80 | 8
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 15 | 8
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 27/2020
21 p | 29 | 7
-
Nâng cao giá trị con người trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Việt Nam
9 p | 26 | 5
-
Bẫy thanh khoản nhìn từ góc độ các doanh nghiệp niêm yết
6 p | 42 | 4
-
Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
6 p | 85 | 4
-
Minh bạch và công bố thông tin - Mấu chốt của đổi mới kinh tế và tài chính doanh nghiệp
3 p | 55 | 2
-
Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp
3 p | 52 | 2
-
Doanh nghiệp xây dựng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thực trạng và giải pháp
9 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn