intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp về vốn tín dụng để nâng cao hiệu quả cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Châu Thành tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các phương pháp như thống kê, phân tích số liệu thực tế để phản ánh tình hình tín dụng cho cây thanh long trồng theo VietGAP từ năm 2012 đến nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp về vốn tín dụng để nâng cao hiệu quả cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Châu Thành tỉnh Long An

  1. NG GIẢI PHÁP VỀ VỐN TÍN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÂY THANH LONG TRỒNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN  TRẦN DUY (*) TÓM TẮT Tín dụng nông nghiệp đặc biệt là tín dụng dành cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo quyết liệt để làm sao đưa vốn đến tay người làm nông nghiệp nhanh nhất, hiệu quả nhất. Người trồng thanh long Châu Thành cũng đang dần định hình tư duy sản xuất thanh long theo mô hình sản lượng và chất lượng cao như VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP... Tuy nhiên, để nguồn vốn tín dụng đi từ chính sách của Nhà nước đến trao tay được cho người nông dân thì vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ. Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các phương pháp như thống kê, phân tích số liệu thực tế để phản ánh tình hình tín dụng cho cây thanh long trồng theo VietGAP từ năm 2012 đến nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ khóa: chất lượng; Châu Thành; sản lượng; thanh long; tín dụng; VietGAP. SUMMARY Agricultural credit especially the one for hi-tech applied agriculture has been paid attention by the Party and the State, directing drastically how to bring capital to agricultural workers the fastest and most effectively. Chau Thanh dragon fruit growers are also shaping their minds to produce high quality dragon fruits such as VietGAP, GlobalGAP, etc. However, for credit capital sources from the state policy to farmers, there are still many knots to be removed. With the research topic, the author used the methodology of the study, and methods such as statistics and analysis of actual data to reflect the credit situation for dragon fruits planted under VietGAP from 2012 until now. From that, the author can propose some solutions to improve the efficiency of loans for dragon fruits planted under VietGAP standards. Key words: Quality; Chau Thanh; quantity; dragon fruits; credit; VietGAP. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, huyện Châu Thành đang triển khai thực hiện đề án Xây dựng vùng sản xuất thanh long đến năm 2020 cho 2.000 hecta thanh long ứng dụng công nghệ cao (CNC) theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Long An nhằm để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long ra nước ngoài. Ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ, kỹ thuật công nghệ đã có, thì một yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công của đề án đó là nguồn vốn đầu tư cho người trồng thanh long theo mô hình VietGAP còn rất hạn chế, khó tiếp cận. Chính phủ (CP) đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, sự ra đời của Nghị định số 55/2015/NĐ- CP và nhất là Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017, theo đó CP đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành gói tín dụng trên 100.000 tỷ đồng để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường 0,5 – 1,5%/năm. Tuy vậy, các ngân hàng thương mại vẫn chưa đặt nhiều niềm tin vào người trồng thanh long nên tỷ lệ người trồng thanh long CNC tiếp cận được nguồn vốn cho vay vẫn rất thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; giá thành của trái thanh long chưa ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái; tỷ lệ áp dụng mô hình thanh long sạch chất lượng thanh long TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 99
  2. NG chưa cao; khả năng quản trị của các Hợp tác xã (HTX) chưa có; không có kế hoạch sản xuất rõ ràng; chính sách bảo hiểm nông nghiệp dành cho cây thanh long chưa có; tài sản trên đất chưa được đưa ra thế chấp;... Vì vậy, mục tiêu tổng quát nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ đánh giá thực trạng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) tại huyện Châu Thành tỉnh Long An. Qua đó, sẽ thống kê và phân tích các số liệu tín dụng của các ngân hàng thương mại cho người trồng thanh long trong thời gian qua. ra những hạn chế còn tồn tại và đề xuất các giải pháp về vốn tín dụng để nâng cao hiệu quả cho cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP; từ đó, tư vấn và khuyến khích người trồng thanh long mở rộng quy mô áp dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị kinh tế cao sản phẩm an toàn, có tính ổn định và cạnh tranh cao hơn trên thị trường. 2. Giải quyết vấn đề 2.1 Cơ sở dữ liệu 2.1.1 Phạm vi về không gian địa điểm Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các đối tượng tại một số xã trọng điểm có diện tích trồng thanh long lớn, các HTX đóng trên địa bàn đã và đang triển khai thành công mô hình VietGAP tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nghiên cứu những khó khăn và tìm ra giải pháp hỗ trợ cho người trồng thanh long khi muốn chuyển đổi từ mô hình trồng thanh long thông thường sang mô hình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ tín dụng của một số ngân hàng thương mại đã và đang triển khai cho người trồng thanh long và tìm ra những giải pháp về vốn tín dụng tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. 2.1.2 Phạm vi về thời gian Phạm vi nghiên cứu được cập nhật liên tục số liệu thực tế từ năm 2014 đến 2016; các giải pháp cho giai đoạn 2017 -2020 và các năm tiếp theo. 2.2 Bài báo nghiên cứu khoa học này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. 2.2.1 Phỏng vấn chuyên gia Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn các hộ trồng thanh long thuộc các HTX thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Long An, để đánh giá hiệu quả của việc trồng thanh long theo phương pháp thông thường và những hộ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó có thể đánh giá được căn bản phương pháp trồng thanh long nào sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định lâu dài hơn. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý trực tiếp của các khối cơ quan nhà nước tại huyện Châu Thành để nắm bắt được những định hướng của địa phương, nhằm hỗ trợ phương pháp kỹ thuật cho người trồng thanh long. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc các Sở ban ngành tại tỉnh Long An để định hướng tìm đầu ra cho trái thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP ở Châu Thành. 2.2.2 Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế Đề tài sẽ tiến hành thống kê các số liệu từ các nguồn thứ cấp như: Số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Long An; Các số liệu báo cáo của Sở Công thương tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, Sở Tài chính tỉnh Long An, phòng Nông nghiệp thuộc UBND huyện Châu Thành, các số liệu báo cáo của các HTX thanh long thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2013 đến nay. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 100
  3. NG 2.2.3 Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả Từ các số liệu thống kê trên, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp số liệu và so sánh các số liệu từng năm với nhau, từ đó sẽ phân tích các số liệu đã thu thập và đưa ra kết quả đánh giá một cách chính xác nhất cho đề tài. 3. Kết quả nghiên cứu và bình luận 3.1 Thực trạng cây thanh long theo quy trình VietGAP tại Châu Thành - diện tích thanh long tại huyện Châu Thành tăng mạnh trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do chưa có loại cây trồng nào đem lại cho nông dân lợi nhuận nhiều bằng cây thanh long. Chính vì vậy, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn bỏ lúa để trồng thanh long; nếu như năm 2010 toàn huyện chỉ có khảng 1.000 hecta thì đến năm 2017 đã tăng lên khoảng 8.000 hecta. Trung bình mỗi năm người dân đã bỏ hàng trăm hecta lúa để trồng thanh long. Diện tích trồng thanh long tăng lên nhanh chóng nên cũng đang nảy sinh các vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân là do đầu ra và vấn đề là sao giữ giá ổn định trên thị trường đang là vấn đề cần giải quyết. Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc chưa thống nhất do giới hạn về quy mô, diện tích cũng như chưa đảm bảo các quy định về chất lượng thanh long xuất khẩu nên năng suất thấp và sản lượng xuất khẩu không cao. Việc phát triển cây thanh long còn mang tính tự phát, vùng trồng phân tán không theo quy hoạch nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức đầu tư hạ tầng hỗ trợ, ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chồng lấn quy hoạch các cây trồng khác. Sự liên kết, hợp tác thật sự giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, các đầu mối tiêu thụ và người trồng thanh long tham gia chưa mật thiết. Trồng cây thanh long chủ yếu là nông dân nên vốn đầu tư không lớn, không thể tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Người trồng trọt chưa được biết nhiều đến những quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm khi xuất khẩu nên tổ chức sản xuất chưa tốt. Khả năng bảo quản bằng kho lạnh cho trái thanh long sau khi thu hoạch của các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long còn rất hạn chế về diện tích lưu trữ. Chưa nắm rõ được các quy tắc Incoterms trong ký kết hợp đồng nên các doanh nghiệp thường bị thương lái nước ngoài ép giá. Công nghệ chế biến, xử lý trái và cơ sở vật chất của các doanh nghiệp còn khá đơn giản và lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thanh long sau thu hoạch, theo đánh giá chung của người trồng, doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng tiêu thụ là còn thấp và chưa đồng đều. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển đồng bộ cho cây thanh long trên địa bàn còn hạn chế. Việc trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP chưa được quy hoạch cụ thể, diện tích trồng chiếm tỷ lệ nhỏ. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa đạt chuẩn về quy trình đóng gói, bảo quản sản phẩm. Chi phí nhân công, vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch cao. Đồ thị 1. Diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, giai đoạn từ 2014 - 2017 Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP Năm DT thanh long VietGAP (ha) 100 60 30 20 2014 2015 2016 2017 1 2 3 4 (Nguồn: phòng Kinh tế huyện Châu Thành tỉnh Long An) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 101
  4. NG Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp nông thôn đang dần thay đổi nhận thức của người làm nông nghiệp truyền thống. Thanh long Châu Thành cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc ứng dụng mô hình VietGAP đang là xu thế tất yếu cho người trồng thanh long nếu muốn sản phẩm có chất lượng và giá cả ổn định, có uy tín cao trên thị trường cạnh tranh trong nước và xuất khẩu. Việc chuyển đổi thanh long trồng theo phương pháp truyền thống sang ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào thời điểm này cũng rất thuận lợi cho người trồng thanh long; do có sự hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, chính sách của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo kịp thời, hướng dẫn và giúp đỡ người trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trong giai đoạn mới; điển hình là Đề án xây dựng vùng sản xuất 2.000 hecta thanh long sạch tại huyện Châu Thành từ nay đến năm 2020; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có Quyết định số 813 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ dành gói cho vay hơn 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, toàn huyện Châu Thành đã có 07 HTX sản xuất và tiêu thụ thanh long như HTX Dương Xuân Hội, HTX thanh long Tầm Vu, HTX Long Hội, HTX Vạn Thành, HTX thanh long Long Trì, HTX Vĩnh Công, HTX Thanh Phú Long. Trong đó điển hình là HTX thanh long Tầm Vu. Đến năm 2015, HTX Tầm Vu có tổng doanh thu 50 t đồng/năm, lợi nhuận sau thuế trên 400 triệu đồng, HTX Tầm Vu phát triển mô hình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và đều được công nhận đạt tiêu chuẩn canh tác VietGAP cho toàn bộ 60 ha vườn thanh long của xã viên. Thanh long Tầm Vu đã đăng ký thành công nhãn hiệu hàng hóa độc quyền và xuất khẩu đi nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Singapore và Trung Quốc. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, người trồng thanh long Châu Thành cần mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất thanh long truyền thống bằng tư duy mới, đó là phải sản xuất thanh long với quy mô lớn để giảm chi phí chăm sóc; thanh long phải đạt chất lượng sạch; an toàn vệ sinh thực phẩm; phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa và truy xuất được nguồn gốc; có chất lượng và giá trị cao trên thị trường cạnh tranh. Và có thể khẳng định môt điều rằng, sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi tất yếu và bền vững để cây thanh long Châu Thành vươn xa. - Tình hình tiêu thụ Sản lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 158.000 tấn, trong đó cây thanh long ruột đỏ đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà vườn từ khoảng 1 tỷ đồng/năm/ha. Việt Nam là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới với 900.000 tấn thanh long xuất khẩu trong năm 2015. Thanh long là trái cây thế mạnh chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây. Bảng 1.Sản lượng tiêu thụ thanh long, giai đoạn từ 2014 – 2017 Chỉ tiêu/năm 2014 2015 2016 2017 Sản lượng tiêu thụ 134.000 168.000 240.000 158.000 (tấn/ha/năm) Giá ruột đỏ cao nhất 29.000 36.000 72.000 45.000 (đồng/kg) Giá bình quân thanh long đỏ (đồng/kg) 15.000 25.500 50.000 34.000 Giá ruột trắng cao nhất (đồng/kg) 12.000 16.000 22.000 14.000 Giá bình quân thanh long 10.000 13.000 15.000 11.000 trắng (đồng/kg) (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Long An) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 102
  5. NG Qua bảng số liệu, sản lượng tiêu thụ thanh long từ năm 2014 đến 2017 có xu hướng tăng lên, năm 2014 từ 134.000 tấn/ha/năm đến năm 2017 tăng lên 158.000 tấn/ha/năm. Giá của thanh long từ năm 2014 đến 2017 tương đối ổn định ở mức cao. Giá thanh long ruột đỏ năm 2016 có thời điểm lên 72.000 đồng/kg; thanh long ruột trắng cao nhất cũng lên đến 22.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến năm 2017 giá thanh long không còn tăng đột biến như các năm trước. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ Trung Quốc đang dần giảm sản lượng nhập khẩu, các thị trường mới như Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, EU,...ngày càng đặt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn, mà chất lượng thanh long Châu Thành đạt tiêu chuẩn chất lượng sạch, an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu đó được. 3.2 Thực trạng tín dụng đối với cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGap Đồ thị 2. Tổng số hộ nông dân được vay từ 2014 – 2017 Chart Title Năm Tổng số hộ 2,702 2,739 2,835 3,200 2014 2015 2016 2017 1 2 3 4 (Nguồn: Agribank – chi nhánh Châu Thành tỉnh Long An) Tỷ lệ cho vay hộ nông dân đối với hộ trồng thanh long đối với Agribank chi nhánh Châu Thành liên tục tăng lên trong những năm qua. Năm 2014 cho vay là 2.702 hộ thì đến năm 2017 số hộ nông dân được vay đã tăng lên 3.200 hộ. Tỷ lệ nợ xấu của hộ nông dân theo báo cáo của Agribank – chi nhánh Châu Thành cũng rất thấp. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 0,7%; năm 2015 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,0%; sang năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 0,12% và đến thời điểm này trong năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 0,0%. Tỷ lệ nợ xấu thấp trong khu vực sản xuất nông nghiệp là do người nông dân có tâm lý cân đong đo đếm số tiền vay, họ phải có khả năng trả nợ họ mới đi vay. Nhưng vẫn còn đâu đó, người trồng thanh long vẫn còn tâm lý ngại vay vốn để mở rộng sản xuất do cơ chế, chính sách vẫn chưa đi vào thực tiễn đời sống của người dân. Diện tích đất nông nghiệp trồng theo mô hình VietGAP còn chưa đủ lớn, chủ yếu là mỗi hộ trung bình khai thác khoảng từ 0,5 đến 1 ha, do đó khi đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra thế chấp cho ngân hàng cũng không được bao nhiêu, còn chưa tính đến việc ngân hàng định giá đất theo khung giá của nhà nước, thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Đồ thị 3. Doanh số cho vay hộ nông dân từ 2014 – 2017 Doanh số cho vay hộ nông dân Năm DS cho vay (tỷ đồng) 138 140 150 190 2014 2015 2016 2017 1 2 3 4 (Nguồn: Agribank – chi nhánh Châu Thành tỉnh Long An) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 103
  6. NG Chính sách tín dụng đối với hộ nông dân trồng thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành có xu hướng được nới rộng trong thời gian qua. Theo số liệu từ Agribank – chi nhánh Châu Thành thì doanh số cho vay tăng từ 138 tỷ đồng trong năm 2014 đến nay đã đạt 190 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính số tiền mà tỷ lệ cho vay này trên số hộ nông dân được vay là rất thấp. Trung bình năm 2014 thì mỗi hộ nông dân trồng thanh long chỉ vay được số tiền khoảng 51-59 triệu đồng, quá bé so với chi phí đầu tư thực tế cho cây thanh long. Mô hình HTX sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP chưa nhiều, hầu hết là các tổ chức mới thành lập; năng lực quản trị của HTX còn hạn chế; ban quản trị điều hành thường xuyên thay đổi; các báo cáo tài chính không đầy đủ; hầu hết các xã viên HTX đều đã được chi nhánh cho vay cá nhân. Tuy quy mô diện tích trồng thanh long theo VietGAP của HTX có lớn hơn; tuy nhiên, vì đây là đất do xã viên góp vào, vì vậy HTX cũng không có quyền đem ra thế chấp, không có tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn chính là rào cản lớn nhất khi cho vay đối với HTX. Nếu HTX có thuê thêm đất để trồng thanh long, thì thế chấp ngân hàng chỉ là thế chấp được tiền thuê đã nộp. Tài sản trên đất được HTX đầu tư rất nhiều như trụ xi măng, cây giống, trụ đèn, bóng đèn, hệ thống tưới nước tự động,... nhưng để được cấp giấy chứng nhận đó là tài sản trên đất, trên vùng đó, khu đó, để đem thế chấp ngân hàng thì hiện nay chưa có. Muốn trái thanh long trồng theo VietGAP có thể thế chấp được ngân hàng chấp nhận như điều, cà phê, ca cao,... thì trái thanh long đó phải đảm bảo được đầu ra ổn định, chất lượng đạt tiêu chuẩn sạch, đạt tiêu chuẩn đặt ra của các nước nhập khẩu như VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP. Ngoài ra, để cho vay ưu đãi với cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP theo nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của CP, thì ngân hàng thương mại sẽ phải cắt giảm lợi nhuận của mình bởi theo quy định trong Quyết định số 813, lãi suất cho vay ưu đãi đối với ngành nông nghiệp ứng dụng CNC phải thấp hơn lãi suất cho vay thông thường là từ 0,5 – 1,5%/năm. Đây là điều không ngân hàng nào mong muốn bởi vì bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận. Nếu có rủi ro thiên tai xảy ra, mà bảo hiểm nông nghiệp chưa có, để có thể khoanh nợ, xử lý nợ cho người vay, để có thể cấp bù lỗ chẳng hạn thì cơ chế đó hiện nay rất khó khăn trong điều kiện hiện tại. Rõ ràng nó có rủi ro trong phạm vi nó được chấp nhận đến đâu thì các ngân hàng sẽ đưa ra đến đấy. Ngân hàng đã xác định đã bỏ nguồn lực ra và những rủi ro đó nếu nó xảy ra thì các ngân hàng phải chấp nhận. Đó là một trong những cái vướng mắc. 4. Kiến nghị 4.1 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Long An và các Sở, Ban ngành Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban ngành cần tăng cường hỗ trợ khâu xúc tiến thương mại để tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu để giá bán trái thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ cao hơn bán qua trung gian. Cần xây dựng chiến lược giá cho thanh long ruột trắng: giá thanh long thâm nhập vào thị trường cao hơn các đối thủ cạnh tranh nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm. Việc định giá tạo ra lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp trước sức ép về chi phí. Việc giữ ổn định vị trí giá thanh long của doanh nghiệp được khuyến khích nhằm tạo uy tín niềm tin cho người tiêu dùng. Đối với chiến lược giá thanh long ruột đỏ thì giá xâm nhập thị trường nên đánh cao nhất có thể; do hiện tại nguồn cung đầu vào của loại sản phẩm này đang khan hiếm, vấn đề về vận chuyển tốn chi phí cao do nhập bằng đường hàng không, hơn nữa nhu cầu của loại sản phẩm này rất thu hút, ví dụ thanh long ruột đỏ được Hoa Kỳ cho phép nhập không hạn chế. Tuy nhiên, về lâu dài, một khi vấn đề độc quyền sản phẩm này mất đi, doanh nghiệp, HTX nên lựa chọn chiến lược giá với khả năng cạnh tranh hơn bằng việc giảm giá. Tuy nhiên, giá thanh long của Việt Nam, để đảm TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 104
  7. NG bảo chất lượng và uy tín, các doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược giá cao tại thị trường này. Các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để trồng ra được những sản phẩm chất lượng cao, sạch, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và để tăng được năng suất trồng trọt, làm giảm giá thành. Xây dựng các nhà máy đóng gói, chiếu xạ gần khu vực sản xuất để giảm chi phí vận chuyển. Ký hợp đồng vận tải quanh năm với các hãng tàu để được hưởng những khoản ưu đãi giảm. Kiến nghị với UBND tỉnh Long An và Nhà nước đầu tư thêm hệ thống máy chiếu xạ để giảm chi phí chiếu xạ, tránh tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào công ty chiếu xạ tư nhân. 4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước – chi nhánh Long An Ngân hàng Nhà nước phải xác định cơ chế cho vay ưu đãi dành cho cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP thì cần phải có cơ chế độc lập đối với các tổ chức tín dụng thật sự mặn mà, quan tâm đối với cây thanh long sạch, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Châu Thành tỉnh Long An, để qua đó tạo ra cơ chế, động lực cho lĩnh vực này. 4.3 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Để vốn tín dụng dành cho cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đến được với hộ, các doanh nghiệp và HTX trồng thanh long phát huy được hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho cả hộ, HTX và ngân hàng thương mại; thì các ngân hàng thương mại cần phải đa dạng hóa các sản phẩm để các hộ, doanh nghiệp, HTX có cơ hội lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với điều kiện riêng của mình. Các ngân hàng phải thiết kế quy trình cho vay riêng phù hợp với người trồng thanh long theo VietGAP. Bởi vì rõ ràng, trồng thanh long theo hướng VietGAP có những đặc thù hơn so với các gói tín dụng khác. Nếu như phải mất từ 1 – 2 năm các hộ, các doanh nghiệp, HTX mới tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi thì chắc chắn hộ sản xuất, doanh nghiệp và HTX sẽ gặp nhiều khó khăn trong canh tác. Vì vậy, các giải pháp phù hợp phải được đưa ra hiện thực hóa trong thời gian sớm nhất có thể, có như thế thì chính sách ưu đãi mới thực sự phát huy được hiệu quả; từ đó thúc đẩy cho sự phát triển cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và của cây thanh long sạch của huyện Châu Thành tỉnh Long An nói riêng ngày một phát triển và vươn xa hơn. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đăng Dờn (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động, TP.HCM. [2]. Đinh Đức Hiệp (2013), Nghiên cứu việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau của Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. [3]. Nguyễn Thị Mộng Trinh (2009), Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện Châu Thành tỉnh Long An, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường ĐH Cần Thơ. [4]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu ngiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, TP.HCM. [5]. Bộ NN&PTNT (2008), Ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam - VietGAP (Good Agriculteral Practices for Production of fresh fruit and vegetables in Vietnam). Quyết định Số: 379/QĐ-BNN-KHCN, Hà nội, ngày 28/1/2008. [6]. Các báo cáo tổng kết cuối năm của UBND tỉnh Long An, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển, Sở Tài chính Long An. [7]. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 và luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày16/6/2010. [8]. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. : 28/12/2017 : 05/01/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2