intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải thích ký hiệu trên số tự động trên xe ô tô

Chia sẻ: Bùi Minh Hoàng Minh Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải thích ký hiệu trên số tự động trên xe ô tô" trình bày về triệu chứng xe hỏng hộp số như: Rò rỉ dầu, nghe thấy tiếng rít và rung lắc, hộp số phản ứng chậm, côn trượt khiến xe ì khi vượt dốc,... Với các bạn chuyên ngành Cơ khí - Chế tạo máy thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải thích ký hiệu trên số tự động trên xe ô tô

Giải thích ký hiệu trên số tự động<br /> Xin các bác cho biết các ký hiệu P, R, N, D trên <br /> cần số tự động có nghĩa là gì? Tôi nghĩ P là Park, R: <br /> Return có đúng không<br /> Đó là các ký hiệu tiếng Anh;<br /> P: Park ­ Đỗ xe, ở chế độ này bạn có thể dừng xe mà không cần đạp phanh, vì xe sẽ <br /> tự động khóa hệ thống phanh<br /> R: Reverse ­ Lùi xe<br /> N: Neutral ­ Số "mo", ở chế độ này, động cơ ngắt ...     <br /> <br /> <br /> <br /> Các kỹ hiệu: P: Đỗ xe ­ Là khi bạn dừng hẳn xe và tắt máy ra ngoài. Trường hợp này <br /> với nhiều xe là bắt buộc (không về P thì không thể tắt chìa khóa điện và không rút chìa <br /> ra được). Khi về P đa số các ...     <br /> <br /> Quên phanh tay có 2 cách:<br /> 1/ Nếu lúc kéo thật căng, thì khi chạy máy róc khởi động không nổi đâu, nhưng nếu <br /> mà ráng chạy là hư thật cháy bố thắng phía sau thôi. <br /> 2/Nếu kéo nhẹ lực phanh không đáng kể chạy .<br /> <br /> <br /> <br /> Triệu chứng xe hỏng hộp số<br /> Không mấy hư hỏng nên hộp số thường ít được chú <br /> ý đến, nhưng nếu mắc phải lại rất nghiêm trọng. <br /> Lúc đó, nó không chỉ gây tốn kém trong việc sửa <br /> chữa phục hồi mà còn làm suy giảm chất lượng, <br /> giá trị xe.<br /> Rò rỉ dầu<br /> <br /> Công dụng muôn thủa của dầu bôi trơn nói chung: giảm ma sát, mài mòn, nâng <br /> cao hiệu suất bộ truyền động cơ khí, bên cạnh đó là làm mát hay truyền lực. Ngoài <br /> những tính năng đó, dầu hộp số còn hỗ trợ quá trình chuyển số thực hiện trơn tru. <br /> Chảy dầu là hiện tượng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất báo hiệu hư hỏng của hộp số. <br /> <br /> Dầu hộp số có màu đỏ tươi, sạch và ngửi thấy vị ngọt khi mọi thứ làm việc <br /> tốt. Thường xuyên kiểm tra mức và chất lượng dầu. Nếu phát hiện thấy chuyển màu <br /> đen hoặc có mùi khét cần tiếp tục điều tra nguyên nhân, khác phục hư hỏng và thay <br /> thế ngay. Không giống với dầu xe máy, dầu hộp số của ôtô không bị thiêu đốt hay hao <br /> hụt trong quá trình sử dụng. Với hộp số tự động, một khi mức dầu dưới mức giới hạn <br /> an toàn sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng truyền lực và gây hư hại tới các chi tiết bên <br /> trong.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Cấu trúc hộp số ly hợp kép 7 cấp.<br /> <br /> Đèn 'Check Engine' sáng<br /> <br /> Những mẫu xe ngày nay có nhiều cảm biến đặt trên động cơ, chúng cung cấp <br /> thông tin cần thiết để ECU điều khiển và giám sát động cơ, đảm bảo nó luôn làm việc <br /> tốt. Đèn "Check Engine" sáng cảnh báo những hỏng hóc liên quan đến động cơ, một số <br /> trường hợp do hiện tượng rung động của hộp số, hoặc ECU tiên đoán trước hư hỏng <br /> của hộp số mà bạn chưa cảm nhận hoặc nhìn thấy. Lỗi được máy tính mã hóa dưới <br /> dạng một chuỗi ký tự (mã lỗi) và được lưu trong bộ nhớ của máy tính trung tâm. Các <br /> thiết bị chẩn đoán hay máy scan có thể đọc và thông báo chi tiết hư hỏng.<br /> Nghe thấy tiếng rít và rung lắc<br /> <br /> Khi hộp số làm việc không tốt, sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau, điều đó phụ <br /> thuộc vào xe đó là số sàn hay tự động, kết cấu bên trong của chúng ra sao.<br /> <br /> Với số tự động, dấu hiệu phổ biến là tiếng nghiền rít mà bạn nghe thấy hay <br /> cảm nhận được khi vào số. Côn mòn, bị trượt thường tạo ra tiếng rít kèm theo mùi <br /> khét. Cũng có thể bộ đồng tốc nào đó đã mòn hoặc gặp nguy hiểm, hay cơ cấu sang số <br /> phải được điều chỉnh lại. Tiếng rít từ các bộ truyền bánh răng có thể do nhiều yếu tố <br /> khác gây ra.<br /> <br /> Xe số tự động khi gặp trục trặc thường rung lắc hoặc tạo ra âm thanh chói tai khi <br /> chuyển số. Cả hai dấu hiệu trên đều cho thấy hộp số cần được chăm sóc.<br /> <br /> Hộp số phản ứng chậm<br /> <br /> Hộp số được thiết kế để cài số đúng theo sự điều khiển của lái xe nếu là số <br /> sàn, hoặc sang số đúng thời điểm tính toán nếu là số tự động. Bởi thế, nếu chúng <br /> phản ứng chậm hoặc lỗi thì đó là dấu hiệu hư hỏng. Ở xe số sàn, hiện tượng có thể là <br /> động cơ tăng tốc, nhưng xe không chạy nhanh tương ứng do ly hợp bị mòn… Cũng có <br /> thể việc cài số bị hẫng, quay về trạng thái trung gian nếu cơ cấu gài và khóa số gặp <br /> vấn đề. Xe số tự động thường xuất hiện vấn đề tương tự khi cài vị trí P (Park) hoặc <br /> D (Drive).<br /> <br /> <br /> Bạn để chân côn thế nào khi tắc <br /> đường?<br /> Bài này chỉ dành cho những ai đi xe số sàn và hay bị <br /> tắc đường + mới lấy bằng! Thật tình cờ, đi xe <br /> đến mấy vạn km mà hôm vừa rồi mới phát hiện <br /> ra một điều thú vị.<br /> Giả sử bạn đang trong tình huống tắc đường, phải nhích từng tí một, lại đi xe <br /> số sàn! Bình thường, bạn sẽ để gót chân trái chạm sàn và mũi chân trái đạp côn đúng <br /> không? Nhưng, nếu bạn cứ để thế nhấp, nhả để xe nhích đi, tôi đảm bảo chỉ 5­7 lần <br /> là chân côn sẽ chạy dần về giữa bàn chân chứ không còn ở mũi chân của bạn nữa, <br /> nhất là những xe côn nặng thì càng nhanh! <br /> <br /> Và như thế là bạn không còn đạp côn sâu được nữa, bạn sẽ phải về số N để thả hẳn <br /> côn ra rồi để chân lại hoặc nhả hết côn để xe chạy rồi để chân lại! Hic, vậy cái phát <br /> hiện thú vị ở đây là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần nhấc gót chân lên đừng cho chạm <br /> sàn là được, chân côn sẽ không bao giờ bị chạy về giữa chân bạn nữa! Chỉ có điều lúc <br /> đầu chưa quen sẽ hơi khó có thể đạp quá sâu hoặc quá nông, nhưng chỉ vài lần tắc <br /> đường là bạn quen thôi và không bao giờ sợ phải về mo hay chịu hỏng chiếc giầy nữa!<br /> <br /> <br /> Côn trượt khiến xe ì khi vượt dốc<br /> Khi bạn nhấn ga để vượt dốc hoặc tăng tốc, trong <br /> khi vòng tua động cơ lên cao, máy khỏe, nhưng xe lại <br /> có vẻ khá ì. Đó là dấu hiệu thể hiện mô­men từ động <br /> cơ không được truyền tới bánh xe do côn bị trượt.<br /> Ly hợp thường gọi “côn” đóng vai trò cầu nối giữa động cơ và hộp số sàn. Khi <br /> bạn đạp côn, mối liên kết giữa đĩa ma sát (lá côn) với bánh đà và đĩa ép được ngắt bỏ, <br /> mô­men từ động cơ không truyền tới bánh xe được nữa. Ngược lại khi nhả côn, lực lò <br /> xo đẩy đĩa ép ép chặt lá côn vào bánh đà. Hiện tượng trượt giữa các bề mặt (bánh đà ­ <br /> đĩa ma sát, đĩa ma sát ­ đĩa ép) sẽ xảy ra trước khi lực ma sát làm chúng đồng đều tốc <br /> độ.<br /> <br /> Chính bởi lý do này mà đĩa ma sát thường được làm từ những vật liệu chịu mài <br /> mòn và nhiệt độ cao. Các bề mặt tiếp xúc đều bị mòn dần, nhưng thực tế nhà sản <br /> xuất luôn luôn lựa chọn các loại vật liệu sao cho đĩa ma sát bị mòn nhiều trong khi đĩa <br /> ép và bánh đà mòn không đáng kể. Hầu hết nguyên nhân côn bị trượt là do đĩa ma sát bị <br /> mòn, một vài trường hợp khác là do dầu của động cơ hoặc hộp số lọt gây mất ma sát.<br /> Cụm ly hợp ma sát 2 đĩa dùng trên ôtô. Theo thứ tự từ trái sang phải, bàn <br /> ép ­ đĩa ma sát ­ đĩa ép ­ đĩa ma sát ­ bánh đà.<br /> <br /> Tuổi thọ trung bình của đĩa ma sát là 120.000 km. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc <br /> vào điều kiện vận hành và thói quen của người sử dụng. Trượt nhiều thì mòn nhanh, <br /> những người mới tập lái xe thường xuyên vê côn trong thời gian dài trước khi họ dừng <br /> xe. Lái xe trên địa hình phức tạp hoặc đi trong thành phố, những nơi thường xuyên <br /> phải chuyển số sẽ làm đĩa ma sát mòn nhanh hơn so với trường hợp chạy trên đường <br /> cao tốc.<br /> <br /> Thay đĩa ma sát mới là công việc khá nặng nhọc và cần nhiều kỹ năng chuyên <br /> môn vì thường phải tháo hộp số. Do đó, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân xe <br /> leo dốc yếu là do lá côn bị mòn quá mức trước khi đánh xe tới gara yêu cầu kỹ thuật <br /> viên thay thế.<br /> Đĩa ma sát thường gọi " Lá Côn"<br /> <br /> Một câu hỏi dễ được đặt ra là “Khi nào cần thay đĩa ma sát?”. Để trả lời được <br /> câu hỏi này, hãy quay lại chức năng chính của ly hợp là truyền mô­men. Đĩa ma sát bị <br /> mòn, chúng sẽ không thể chuyền tất cả mô­men của động cơ xuống bánh xe. Có nhiều <br /> cách khác nhau để kiểm tra độ mòn của lá côn. Dưới đây là một cách bạn có thể áp <br /> dụng.<br /> <br /> Xe vượt dốc yếu hơn bình thường dù về số 1, đạp ga tối đa.<br /> <br /> Dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: động cơ yếu, lỗi ở <br /> bàn đạp ga…Nhưng nếu tiếng động cơ khỏe, tốc độ vòng tua cao, nhưng xe vẫn bị ì, <br /> khả năng vượt dốc kém, có thể xuất hiện mùi khét do lá côn bị cháy. Có thể kết luận <br /> sơ bộ được rút ra là do đĩa ma sát bị mòn.<br /> <br /> Để có kết luận cuối cùng hãy kiểm tra hành trình tự do của bản đạp côn.<br /> <br /> Hành trình đạp côn gồm 2 giai đoạn: 1) Hành trình tự do, tính từ lúc bắt đầu <br /> đạp đến khi bạn thấy lặng đột ngột. 2) Hành trình mở lý hợp là phần dịch chuyển còn <br /> lại của bàn đạp côn cho tới khi bạn không thể đạp được nữa. Đĩa ma sát bị mòn sẽ <br /> làm cho hành trình tự do ngắn lại. Hãy tiến hành so sánh trên hai xe cùng loại để thấy <br /> rõ sự khác biệt.<br /> <br /> Hiện tượng côn bị trượt có thể gây tác ảnh hưởng xấu tới một số chi tiết khác. <br /> Nếu không được khắc phục kịp thời, chúng sẽ làm đĩa côn mới mòn nhanh hơn, cum lý <br /> hợp làm việc kém hiệu quả. Theo kỹ thuật viên tại đại lý Thanglong Ford Thanh Xuân, <br /> trong quá trình thay lá côn mới, cần kết hợp kiểm tra bề mặt tiếp xúc của đĩa ép, bánh <br /> đà, ổ bi T... Trong một số trường hợp chúng cũng cần phải được sửa chữa hoặc thay <br /> thế.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2