v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIẢNG DẠY PHIÊN DỊCH<br />
THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NĂNG LỰC<br />
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ<br />
NGUYỄN QUANG NHẬT*; NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG DUNG**<br />
*<br />
Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, ✉ nhatnq@buh.edu.vn<br />
Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, ✉ dungnnp@buh.edu.vn<br />
**<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay việc tăng cường đào tạo đội ngũ phiên dịch chất lượng cao với các kỹ năng cần thiết đáp<br />
ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan. Bài viết phân tích<br />
thực trạng giảng dạy môn phiên dịch ở một số chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp<br />
cận năng lực, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để quá trình đào tạo đạt được hiệu quả cao, sinh<br />
viên có thể nắm bắt những kỹ thuật cơ bản của nghề phiên dịch, cách thức tự học và trau dồi các<br />
kỹ năng đó nếu muốn chọn phiên dịch là sự nghiệp theo đuổi lâu dài.<br />
Từ khóa: chuẩn đầu ra, kỹ thuật phiên dịch, phiên dịch, tiếp cận năng lực.<br />
<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ngoại ngữ thực hiện. Việc thiếu chuyên nghiệp<br />
đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng buồn, thậm chí<br />
Phiên dịch ngày nay đã trở thành một lĩnh nghiêm trọng. Điều này cho thấy, tầm quan<br />
vực không thể thiếu trong bối cảnh đất nước phát trọng của phiên dịch viên và tính cấp thiết cần<br />
triển và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện uy tín có đội ngũ phiên dịch lành nghề trong bối cảnh<br />
Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường hội nhập quốc tế.<br />
quốc tế, công tác quan hệ ngoại giao và tiếp thị,<br />
tìm kiếm các cơ hội làm ăn ngày càng nhiều, Từ thực tế giảng dạy và khảo sát nhu cầu<br />
càng làm tăng vai trò của công tác phiên dịch. tuyển dụng phiên dịch viên ở Khoa Ngoại ngữ,<br />
Tại Việt Nam, tuy đã được chú trọng cho việc Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí<br />
đầu tư, phát triển nhưng phiên dịch vẫn chưa Minh, nhóm tác giả xin đề xuất áp dụng phương<br />
thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội. Có thể pháp dạy-học phiên dịch theo cách tiếp cận năng<br />
nói, công tác phiên dịch ở nước ta cho đến nay lực với chương trình chi tiết nhằm có thể nâng<br />
vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên cao năng lực phiên dịch cho sinh viên sau khi<br />
nghiệp. Việc phiên dịch chủ yếu do sinh viên tốt nghiệp. Bài viết bắt đầu bằng việc mô tả thực<br />
ngoại ngữ mới ra trường hoặc những người biết trạng giảng dạy phiên dịch chủ yếu hiện nay ở<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
62 Số 08 - 7/2017<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
một số chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ giúp sinh viên nắm bắt ý tưởng và phiên dịch<br />
tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là nền tảng một cách hiệu quả ở giai đoạn đầu, nhưng lại bất<br />
lý luận cho việc đề xuất dạy phiên dịch theo lợi đối với việc bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch<br />
hướng tiếp cận năng lực, sau đó, phân tích chi trình độ cao. Theo Phạm Ngọc Thạch (2010), ở<br />
tiết năng lực chuẩn đầu ra cần có của một phiên các chương trình đào tạo phiên dịch châu Âu gần<br />
dịch viên, một số kiến nghị về ứng dụng giảng 20% thời lượng là dành cho rèn luyện trí nhớ và<br />
dạy phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực, và xử lí tình huống. Do đó, 6/7 giảng viên cho rằng,<br />
kết luận bằng một số quan điểm cần nắm vững cần dành thêm thời gian cho các kỹ năng khác,<br />
để quá trình dạy phiên dịch đạt kết quả cao. hướng dẫn sinh viên kỹ thuật dịch và cách tự rèn<br />
luyện ở nhà.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thứ hai, 7/7 giảng viên đều cho biết, hiện<br />
Bài viết được thực hiện trên cơ sở quan sát nay giáo trình đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp<br />
thực tiễn, nghiên cứu các tài liệu liên quan, rất hạn chế, chủ yếu cung cấp ngữ liệu thực hành<br />
đồng thời kết hợp một số phương pháp khác nhưng không hướng dẫn kỹ thuật phiên dịch chi<br />
nhằm phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn tiết. Đa phần là các CD chương trình VOA, BBC<br />
để chứng minh rằng, dạy học phiên dịch theo thiên về dịch hội thoại, dịch câu ngắn, dịch bản<br />
hướng tiếp cận năng lực có thể đem lại những tin, tập trung vào các chủ đề: ngoại giao, thời tiết,<br />
hiệu quả nhất định. Cụ thể, dựa vào bảng khảo du lịch, kinh tế, ngoại thương, công nghiệp,….<br />
sát về chuẩn đầu ra năng lực cần có của sinh viên Các tài liệu đó không chỉ rõ làm cách nào chia<br />
ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Ngân nhỏ những câu dài, phức tạp thành những câu<br />
hàng thành phố Hồ Chí Minh đối với yêu cầu ngắn hơn và đơn giản hơn cho phù hợp văn<br />
tuyển dụng của 8 công ty về dịch thuật ở thành phong tiếng Việt, hay là làm cách nào dịch sang<br />
phố Hồ Chí Minh. Đồng thời kết hợp nghiên cứu tiếng Anh để đạt tính tự nhiên nhất. Trên mạng<br />
báo cáo thực tập của 3 khóa sinh viên gần nhất có 1 bộ 7 bài về kỹ năng phiên dịch gồm: vai trò<br />
tại 8 công ty dịch thuật trên, cũng như phỏng vấn của người phiên dịch; kỹ năng nói trước công<br />
7 giảng viên hiện đang giảng dạy các môn phiên chúng; tập trung và ghi nhớ; ghi nhanh, xử lý<br />
dịch tại 4 trường đại học: Đại học Sư phạm, Đại tình huống; nhận thức về văn hóa và tính chuyên<br />
học Ngoại ngữ Tin học, Đại học Luật, và Đại nghiệp. Tuy nhiên, tất cả đều thiếu phần ứng<br />
học Ngân hàng. Hình thức phỏng vấn là bán cấu dụng với các bước từ thấp lên cao.<br />
trúc, trong đó các câu hỏi được chuẩn bị trước và<br />
có thể điều chỉnh cho phù hợp với những thông Thứ ba, các kiến thức về xã hội – chuyên<br />
tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Các ngành và kỹ năng mềm cần thiết đối với nghề<br />
câu hỏi này liên quan đến 5 vấn đề chính sẽ được phiên dịch chưa được quan tâm đúng mức, trong<br />
đề cập trong phần nội dung. Thời lượng trung khi các giảng viên dạy dịch ít kinh nghiệm thực<br />
bình cho một cuộc phỏng vấn là 30 phút. tế. Kết quả là giảng viên cũng tránh đi sâu vào<br />
những vấn đề kiến thức phức tạp, tập trung sửa<br />
3. NỘI DUNG chữa bài tập, chủ yếu là cách dùng từ, ngữ pháp<br />
cho sinh viên (Trịnh Thị Anh Tú, 2009, tr. 26-27).<br />
3.1. Thực trạng giảng dạy phiên dịch tại một Ngoài ra, việc giới thiệu kỹ năng mềm cũng ít<br />
số trường đào tạo chuyên ngành biên, phiên dịch được nhắc đến. Trong quá trình phiên dịch có<br />
nhiều tình huống xảy ra bất ngờ, chẳng hạn, khi<br />
Thứ nhất, phương pháp giảng dạy phiên dịch trước hội trường diễn giả đề cập đến một<br />
dịch không phân bố đều các kỹ năng. Nghe hiểu vấn đề cấm kị. Khi đó, đôi khi người phiên dịch<br />
chiếm gần 80% thời lượng đào tạo trên lớp, trong phải đóng vai trò là người gánh thay (scapegoat).<br />
khi các kỹ năng khác được giới thiệu sơ lược và Hoặc khi diễn giả yêu cầu mình thực hiện công<br />
không chú trọng nhiều (Trịnh Thị Anh Tú, 2009, việc nào đó không có trong hợp đồng thì người<br />
tr.18). Tuy nghe hiểu là một kỹ năng cần thiết phiên dịch phải tùy tình huống mà cân nhắc đưa<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 08 - 7/2017 63<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
ra quyết định đúng. Nếu kỹ năng mềm không tốt Cuối cùng, phương pháp này tạo điều kiện<br />
thì có thể mắc sai lầm lớn khó cứu vãn. thuận lợi hơn cho việc xem xét, đánh giá và tự<br />
đánh giá quá trình dạy học. Sinh viên cũng có<br />
Tóm lại, 7/7 giảng viên đều cho rằng, cần phương hướng và tầm nhìn rõ hơn nếu như muốn<br />
phải thay đổi phương pháp dạy phiên dịch sao<br />
đi sâu nghiên cứu, tự học hoặc bồi dưỡng để theo<br />
cho phù hợp với thực tế hiện tại.<br />
con đường dịch thuật chuyên nghiệp sau này.<br />
3.2. Nền tảng lý luận cho việc đề xuất dạy<br />
3.3. Năng lực chuẩn đầu ra cần có của một<br />
phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực<br />
phiên dịch viên<br />
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), năng<br />
Tiêu chí về chuẩn năng lực cần có của một<br />
lực được quan niệm “là sự kết hợp một cách linh<br />
phiên dịch viên đã là đề tài nghiên cứu của khá<br />
hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ,<br />
tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp nhiều bài viết khoa học cũng như mối quan tâm<br />
ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt của các nhà tuyển dụng (Lâm Quang Đông,<br />
động trong bối cảnh nhất định”. Dạy học định 2007; Đỗ Thị Quý Thu, 2015; Nguyễn Thị Thu<br />
hướng phát triển năng lực tập trung vào việc Ngân, 2016). Đồng thời, theo kết quả khảo sát<br />
mô tả chất lượng đầu ra, coi năng lực là “sản về chuẩn đầu ra năng lực cần có của sinh viên<br />
phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Phương ngành ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Ngân<br />
pháp này giúp người học có thể nhanh chóng hàng, thành phố Hồ Chí Minh đối với yêu cầu<br />
hoà nhập vào thực tế lao động, có năng lực đáp tuyển dụng của 8 công ty về dịch thuật ở thành<br />
ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp và xã phố Hồ Chí Minh, một phiên dịch viên chuyên<br />
hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi nghiệp cần có những năng lực sau:<br />
nhanh chóng của thực tiễn đời sống. Năng lực ngôn ngữ, cần đạt trình độ trung<br />
Việc giảng dạy phiên dịch theo hướng tiếp cao để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.<br />
cận năng lực sẽ đem lại các lợi ích sau: Khả năng nghe và nắm bắt thật nhanh, tiếp thụ<br />
thật nhanh nội dung kiến thức mới, có thể diễn<br />
Thứ nhất, phương pháp này xem xét và gắn đạt lại ý tưởng một cách ngắn gọn, dễ hiểu là<br />
với nhu cầu người tuyển dụng. Để đáp ứng nhu những yếu tố cốt lõi mà một phiên dịch viên phải<br />
cầu đó, sinh viên cần phải được giảng viên giúp có. Cụ thể hơn, sinh viên phải nghe được ít nhất<br />
xác định những kỹ năng nào cần thiết cho ngành 80% nội dung/1 lần nghe với nhiều giọng nói và<br />
phiên dịch, kỹ năng nào được quan tâm hàng đầu tốc độ khác nhau. Về diễn đạt, giọng nói phải to<br />
bởi nhà tuyển dụng, cấp độ hiện tại của họ đã rõ, lưu loát, dễ nghe, các tiêu chí về phát âm, ngữ<br />
thỏa mãn chuẩn đầu ra chưa, kỹ năng nào cần điệu, diễn cảm phải đạt trình độ cao để chuyển<br />
rèn luyện, rèn luyện thế nào và tại sao lại làm tải thông điệp giữa các ngôn ngữ một cách trong<br />
cách đó. sáng, ngắn gọn, đúng tinh thần bản gốc.<br />
Thứ hai, phương pháp này giúp người học Năng lực về kiến thức, phải đa ngành phong<br />
phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và<br />
phú. Phiên dịch không chỉ yêu cầu người dịch<br />
“kỹ năng mềm”, nhanh chóng thích ứng với môi<br />
có kiến thức ngôn ngữ tốt mà còn phải có kiến<br />
trường làm việc. Sinh viên có thể phát hiện ra<br />
thức khoa học, kiến thức phổ thông và kiến thức<br />
những thủ thuật cần thiết được sử dụng trong<br />
chuyên môn. Sinh viên không chỉ phải có vốn từ<br />
quá trình phiên dịch, xây dựng nhận thức về<br />
vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn<br />
chiến lược dịch, nâng cao sự tự tin, đảm bảo sự<br />
đề ngôn ngữ học (cú pháp, phân tích diễn ngôn,<br />
thành công, chất lượng, và tốc độ phiên dịch.<br />
ngữ nghĩa học) mà còn cần hiểu biết những<br />
Thứ ba, phương pháp này giúp chương trình tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ<br />
đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy (ngôn ngữ học so sánh đối chiếu). Đồng thời,<br />
trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo mỗi một lĩnh vực có những thuật ngữ, cách diễn<br />
sẽ có tính liên thông và chặt chẽ. đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi sinh viên<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
64 Số 08 - 7/2017<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
phải hiểu được ý nghĩa, nội hàm của chúng, dẫu thực, (2) Mạch lạc, (3) Phong cách, tức là dịch<br />
rằng không thể sâu như một nhà chuyên môn. thuật phải đảm bảo tính chính xác toàn diện<br />
trong việc truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý<br />
Năng lực ứng xử và kỹ năng mềm. Nghề phiên đồ tu từ và tư tưởng của nguyên tác.<br />
dịch phải chịu sức ép và độ căng thẳng nhiều,<br />
khi phải vừa nghe vừa dịch, sức ép của những Trước tiên, để đảm bảo tính chính xác và trung<br />
kiến thức và thông tin mới, lớn nhất đó chính là thực, cần phải đào tạo kỹ năng Nghe và Ghi chú<br />
tính chính xác khi dịch, ngay cả khi người nói đạt mức độ thành thục cao. Cần xác định rõ các<br />
không rõ ràng thì người phiên dịch cũng phải loại hình nghe nào cần thiết được đào tạo để học<br />
chuyển tải thành một bản dịch hay sao cho người môn phiên dịch (nghe lấy ý chính, nghe để ghi<br />
nhận dễ tiếp nhận nhất. Vì thế, sinh viên cần trau chú, kỹ năng Dictogloss, nghe hiểu toàn bộ nội<br />
dồi bản thân trở nên quyết đoán, bản lĩnh, có sự dung văn bản…) từ đó có kế hoạch dạy và rèn<br />
nhạy bén, và nắm bắt được tâm lý. Kỹ năng này luyện thích hợp. Các dạng bài tập cần được xây<br />
cần có kinh nghiệm sống dày dạn, tiếp xúc nhiều dựng từ thấp lên cao nhằm giúp sinh viên có thể<br />
và sự từng trải nên cần được học kinh nghiệm từ nhận diện các dạng bài tập phiên dịch dựa theo<br />
những người đã làm qua phiên dịch. yêu cầu và cấu trúc bài nghe, dự đoán nội dung,<br />
áp dụng hiệu quả các thủ thuật nghe khác nhau,<br />
Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.<br />
lựa chọn thông tin phù hợp, xác định nhu cầu và<br />
Chuẩn đạo đức này chú trọng tới thái độ không<br />
lập kế hoạch tự rèn luyện kỹ năng trong khóa<br />
thiên vị đối với các bên, nhất là không được<br />
học và sau khóa học…. Thậm chí, trong bối cảnh<br />
thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái<br />
hội nhập hiện nay, sinh viên cần được đào tạo<br />
độ cá nhân vào lời dịch. Đồng thời, nó còn là yêu<br />
cả khả năng nghe hiểu tiếng Anh không chuẩn<br />
cầu về tính kỷ luật cao, làm việc đúng giờ, có kế<br />
(non-standard English, World Englishes). Đối<br />
hoạch với các phương án dự phòng cụ thể cũng<br />
với kỹ năng ghi chú, cần hình thành và rèn luyện<br />
như không ngừng học hỏi để tránh lạc hậu, rèn<br />
thói quen ghi chú ở sinh viên, yêu cầu sinh viên<br />
luyện năng lực ngôn ngữ và tri thức ngày một<br />
phải vận dụng thành thạo các dạng viết tốc kí,<br />
phong phú hơn. Thực tế, yêu cầu cực kỳ quan<br />
các kí hiệu, cũng như luyện tập để có thể ghi chú<br />
trọng này thường bị xem nhẹ trong quá trình<br />
hiệu quả nội dung khi phải nghe chỉ có một lần.<br />
giáo dục song lại ảnh hưởng rất lớn đến sự thành<br />
công của sinh viên sau này. Để đảm bảo tính mạch lạc, phải đảm bảo bồi<br />
dưỡng kỹ năng Nói và nói chuyện trước công<br />
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thuộc<br />
Dự án nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc chúng hiệu quả. Khác với kỹ năng nói thông<br />
gia (Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Thị Quý thường, nghề phiên dịch cần kỹ năng Nói ở trình<br />
Thu, Lê Thị Ngọc Ánh, 2015, tr.18-19), thực tế độ cao bởi lẽ trong nhiều trường hợp như dịch<br />
ở các trường đại học hiện nay nội dung đào tạo đuổi trước hội trường, dịch phim ảnh, dịch các<br />
tập trung nhiều vào nghe hiểu, chưa có chương event quốc tế, người phiên dịch đóng vai trò như<br />
trình cụ thể đào tạo từng chuẩn kỹ năng cũng một diễn giả thứ hai phải nói chuyện trước công<br />
như chưa có phương thức đánh giá phù hợp. Kết chúng rất lâu có khi mất vài tiếng đồng hồ. Do<br />
quả là điều này làm ảnh hưởng đến “chất lượng đó, rèn luyện kỹ năng nói bao gồm kỹ năng ghi<br />
chuẩn đầu ra cũng như phải đào tạo lại sinh viên nhớ, kỹ năng luyện thanh và kỹ năng nói diễn<br />
khi tham gia thị trường lao động”. cảm để đảm bảo duy trì sự chú ý và hứng thú<br />
của khán giả trong suốt thời gian dịch, kỹ năng<br />
3.4. Một số kiến nghị về ứng dụng giảng giữ giọng và đa dạng giọng nói, kỹ năng biểu thị<br />
dạy phiên dịch theo hướng tiếp cận năng lực cảm xúc qua ngôn từ, và kỹ năng phối hợp nhịp<br />
nhàng với diễn giả. Đồng thời, giảng viên cần<br />
Herbert Cushing Tolman (1901) đã khái quát giúp sinh viên có thể vận dụng đúng và thành<br />
những tiêu chuẩn dịch thuật thành: (1) Trung thạo các cấu trúc ngôn ngữ trong các tình huống<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 08 - 7/2017 65<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
thực tế, trong thuyết trình, đàm phán, thảo luận, quốc tế, vận dụng và đánh giá các kiến thức kỹ<br />
nói trước đám đông; thực hiện các bài phiên dịch năng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp và<br />
với độ khó cao về giọng nói, có khả năng phản học thuật hiệu quả, mở rộng và sử dụng đúng<br />
biện, đánh giá bài nói của người khác. Đồng thời, các thuật ngữ, cụm từ, cấu trúc câu trong các bài<br />
cũng phải hướng dẫn rèn luyện kỹ năng phản xạ nói có độ dài và độ khó ở trình độ cao cấp hay ở<br />
ứng biến, xử lí các tình huống phát sinh trong các bài thuyết trình, hội họp. Từ đó phát huy tinh<br />
quá trình phiên dịch như phần giao lưu hỏi đáp thần ham học hỏi cái mới và học tập suốt đời.<br />
khán giả…. Tóm lại, tính mạch lạc không chỉ<br />
là làm sao để buổi phiên dịch diễn ra trôi chảy Đồng thời, với đặc thù nghề nghiệp, giảng<br />
mà còn đảm bảo mục đích chính của buổi phiên viên cũng cần đào tạo và hướng dẫn sinh viên<br />
dịch phải đạt được như mong muốn ý đồ người cách thức phân tích những điểm mạnh và yếu<br />
tổ chức (giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm sự đồng của bản thân khi thực hành phiên dịch (giọng<br />
tình từ khán giả,…). Do đó, giảng viên phải dạy nói, ngoại hình, cách ăn mặc, kiểu tóc, xây dựng<br />
sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ hình tượng bản thân,…), giúp sinh viên bước đầu<br />
năng Nói trong nghề phiên dịch, biết được các tự tìm tòi và theo đuổi một phương cách phiên<br />
yêu cầu và tiêu chuẩn trong nhóm kỹ năng này, dịch riêng phù hợp với mình, xây dựng nhóm<br />
cách thức rèn luyện và thực tập chúng trong thời để mô phỏng một môi trường dịch thuật chuyên<br />
gian dài để có thể về nhà tự trau dồi khi muốn nghiệp trên lớp, cùng nhau giải quyết các khó<br />
chọn con đường phiên dịch chuyên nghiệp. khăn nảy sinh trong quá trình thực hành kỹ năng<br />
phiên dịch, xác định được những yêu cầu xã hội<br />
Để đảm bảo tính phong cách, cần đào tạo đặt ra về chuẩn mực và đạo đức cho nghề dịch;<br />
kỹ năng Chuyển tải ý tưởng, bao gồm: chọn lọc nhận diện được tầm quan trọng của công tác dịch<br />
ngôn từ, các thủ thuật dịch thuật và đảm bảo tính thuật trong thời đại hội nhập, từ đó không ngừng<br />
nhất quán về văn phong, văn hóa cũng như bối tìm hiểu và luyện tập để trau dồi kiến thức cũng<br />
cảnh phiên dịch. Trước hết về chọn lọc ngôn như kĩ năng phiên dịch của bản thân.<br />
ngữ, cần có hệ thống bài tập phát triển vốn từ<br />
vựng phong phú của các ngôn ngữ, hệ thống Nhóm tác giả đề xuất một chương trình đào<br />
từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cụm thành ngữ và tổ tạo giảng dạy phiên dịch cơ bản 90 tiết với từng<br />
hợp từ, sắc thái từ,…. Thứ hai, giảng viên cần buổi học tập trung riêng từng chuẩn kỹ năng như<br />
hướng dẫn các thủ thuật phiên dịch như: diễn đính kèm trong phần phụ lục.<br />
giải, dịch tương đương, dịch thoát, khi nào cần<br />
3.5. Một số quan điểm cần nắm vững để<br />
đơn giản hóa, khi nào cần giải thích nội dung<br />
dạy phiên dịch đạt kết quả cao<br />
nội hàm trong bài nói để người nghe hiểu rõ hơn<br />
nhằm đáp ứng tốt nhất mục đích buổi phiên dịch. 5/7 giảng viên tham gia phỏng vấn đưa ra<br />
Ngoài ra, nếu như không có kiến thức so sánh về một số lưu ý cần thiết để quá trình giảng dạy<br />
văn hoá vững vàng thì khó có thể diễn đạt hay lí phiên dịch đạt kết quả tốt hơn như sau:<br />
giải một cách chính xác ngôn ngữ nguồn. Vì vậy,<br />
giảng viên cần tiến hành đối chiếu đa ngữ, giúp Chương trình dạy cần đảm bảo tính minh<br />
sinh viên sau khóa học có thể nhận dạng và xác bạch và khoa học, để sinh viên có cái nhìn toàn<br />
định vấn đề về ngôn ngữ và xã hội, hiểu rõ bản diện về môn học. Giảng viên cần chú trọng buổi<br />
chất của các khái niệm, thuật ngữ trong trong giảng đầu tiên, phổ biến rõ ràng nội dung môn<br />
nhiều lĩnh vực ngành nghề và ngôn ngữ, đánh học, ghi rõ mục tiêu môn học, lịch giảng các nội<br />
giá, phân tích tính chất vấn đề trên bình diện văn dung, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm<br />
hóa và dân tộc. Sinh viên học xong phải nắm tra, tỷ lệ điểm, cách tính điểm, nguồn học liệu<br />
vững một số kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực: và phổ biến đề cương bài giảng đến từng sinh<br />
khoa học, kinh tế, nghệ thuật, văn học, y dược, viên. Sinh viên cũng phải biết mình sẽ được học<br />
luật pháp; hiểu được các vấn đề trong nước và gì, học và tự học như thế nào, kết quả học tập sẽ<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
66 Số 08 - 7/2017<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v<br />
<br />
<br />
<br />
được đánh giá theo tiêu chí nào. Đồng thời có Cuối cùng, cần có phương pháp đánh giá<br />
thể ứng dụng công nghệ thông tin tạo sự kết nối toàn diện và đáng tin cậy hơn phương thức mà<br />
giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa giảng viên nhiều trường đại học đang chọn là cho sinh viên<br />
với sinh viên, với các cựu sinh viên đã hay đang nghe băng rồi dịch ra giấy. Phương pháp truyền<br />
làm trong lĩnh vực dịch thuật, cũng như giao lưu thống này chỉ tập trung một hai kỹ năng nên<br />
gặp gỡ học kinh nghiệm giữa các lớp phiên dịch không đánh giá đúng thực lực của người học.<br />
trong và ngoài trường sẽ giúp phát triển đáng kể Sinh viên sau khóa học cần được kiểm tra các kỹ<br />
năng lực phiên dịch của sinh viên. năng được dạy xem có đạt chuẩn đầu ra không.<br />
Các khả năng này có thể mới chỉ dừng lại ở mức<br />
Giảng viên nên là người đã từng hoặc đang vừa phải vì thời lượng đào tạo hạn chế, nhưng<br />
là phiên dịch viên, vì kinh nghiệm của họ rất giảng viên sẽ phát hiện ra bằng kinh nghiệm của<br />
phong phú. Ví dụ, khi dịch ở hải quan Trung mình và sau đó có những nhận xét cụ thể để giúp<br />
Quốc không bao giờ được nói đến những vấn cho sinh viên có được kỹ năng phiên dịch và kỹ<br />
đề như “Tây Tạng (Tibet), Dalai Lama, Falun năng nghề nghiệp cần thiết.<br />
Cong” vì đó là những từ bị nghiêm cấm ở Trung<br />
Quốc, nếu đề cập đến sẽ gặp rắc rối với chính Thực tế, giảng dạy phiên dịch đại học còn<br />
quyền. Khi đó phải áp dụng những thủ thuật nhiều khó khăn không thể đáp ứng hết những<br />
phiên dịch đối với những vấn đề văn hóa. Những đề xuất kể trên khi so với một trung tâm đào tạo<br />
kiến thức đó sẽ làm sinh viên thấy thực tế, có ích biên, phiên dịch ngoài xã hội. Một số những vấn<br />
hơn, cũng như có thể làm nền tảng cho công tác đề có thể kể đến như áp lực của cơ chế đánh giá<br />
nghiên cứu sau này. Đồng thời, họ là người hiểu và thi cử, sĩ số lớp đông, giảng viên còn nhiều<br />
rõ nên tập trung đào tạo phiên dịch quanh trục kỹ công tác chuyên môn khác phải thực hiện, giảng<br />
năng cũng như cách thức lĩnh hội trau dồi các kĩ dạy đại học cần bằng thạc sĩ, tiến sĩ trong khi<br />
năng đó thay vì đưa ra lý thuyết và giao cho rất nhiều phiên dịch viên nổi tiếng và thành công<br />
thì không đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp,….<br />
nhiều bài tập nghe như những giảng viên thông<br />
Tuy nhiên, theo Nguyễn Quý Tâm (2007), nếu<br />
thường khác. Nói tóm lại, giảng viên là phiên<br />
muốn một trường đại học về ngoại ngữ đào tạo<br />
dịch viên có cả hai kỹ năng: dịch và dạy dịch.<br />
phiên dịch chất lượng với đúng nghĩa của nó thì<br />
Tài liệu dạy dịch phải là tài liệu gắn liền với không thể không thay đổi. Chỉ như thế mới có<br />
các dạng bài tập nâng cao khả năng sử dụng thể đào tạo được lực lượng phiên dịch viên có<br />
ngôn ngữ (các cuộc họp, phỏng vấn, bài giảng, năng lực thực sự, đáp ứng nhu cầu của xã hội<br />
bài phát biểu, tranh luận, họp báo...), nâng cao trong thời kì hội nhập.<br />
kỹ năng dịch (luyện một mình, luyện đôi, luyện<br />
4. KẾT LUẬN<br />
nhóm…) thay vì chỉ là những bài tập nghe cùng<br />
với danh sách từ vựng. Theo nhận định của Võ Với thời lượng có hạn trong chương trình<br />
Hồng Hạnh, Trưởng phòng Quản lý tài liệu và học, rất khó có thể đưa tất cả nội dung vào dạy<br />
biên, phiên dịch của Công ty Trách nhiệm hữu một cách nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, với phương<br />
hạn Phiên dịch chuyên nghiệp quốc tế, nhiều pháp giảng dạy tiếp cận năng lực, chúng ta đưa<br />
chương trình dạy phiên dịch thương mại chỉ tập ra một hệ thống nội dung bài giảng có phương<br />
trung cho sinh viên nghe các bản tin thời sự kinh pháp kết hợp cùng bài tập bổ trợ từ thấp lên cao<br />
tế trên BBC, VOA, trong khi một số kiến thức để sinh viên nhận thức một cách khái quát và hệ<br />
như kỹ năng phối hợp khi dịch cabin, dịch Panel thống yêu cầu ngành nghề, các năng lực cần đáp<br />
talk, dịch qua điện thoại,… lại không hề đề cập ứng khi ra trường như thế nào mới có thể thỏa<br />
(Lê Thị Diu, 2013). Thực tế, sinh viên cần học mãn nhu cầu nhà tuyển dụng. Từ đó, việc giảng<br />
cách để dịch chứ không cần tài liệu, vì hiện nay dạy sẽ có lộ trình cụ thể hơn, tập trung hơn, cũng<br />
việc tiếp cận các nguồn thông tin rất thuận tiện như sinh viên sẽ biết được nếu muốn theo đuổi<br />
và dễ dàng. con đường dịch thuật chuyên nghiệp, họ còn yếu<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
Số 08 - 7/2017 67<br />
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY<br />
<br />
<br />
mảng kỹ năng nào và có thể làm gì để trau dồi 6. Phạm Ngọc Thạch (2010), Nhớ như thế<br />
kỹ năng đó, từ đó phát huy tinh thần tự đánh giá nào, truy cập ngày 12/02/2017, .<br />
thầy trong bối cảnh hội nhập./.<br />
7. Đỗ Thị Quý Thu (2015), Cơ hội việc<br />
Tài liệu tham khảo: làm cho sinh viên ngành dịch thuật: hướng tới<br />
phương pháp đào tạo dịch thuật phù hợp, NXB<br />
1. Lê Thị Diu (2013), Quality management<br />
process of a translation, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.<br />
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 8. Trịnh Thị Anh Tú (2009), Khảo sát về<br />
2. Lâm Quang Đông (2007), Đề xuất tiêu chí phương pháp dạy phiên dịch ở một số trường<br />
tuyển chọn và đào tạo sinh viên phiên dịch, Hội đại học, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học<br />
thảo “Công tác biên/phiên dịch và đào tạo cử Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.<br />
nhân phiên/biên dịch” lần thứ nhất, Đại học Huế.<br />
9. Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra,<br />
3. Nguyễn Thị Thu Ngân (2016), Chương trình đánh giá theo theo định hướng phát triển năng<br />
đào tạo cử nhân ngành Biên/Phiên dịch từ góc nhìn lực của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
quản lý, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.<br />
phát hành năm 2014.<br />
4. Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Thị Quý<br />
Thu, Lê Thị Ngọc Ánh (2015), Khảo sát thực 10. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí<br />
trạng hoạt động đào tạo biên phiên dịch tiếng Minh (2015), Chuẩn đầu ra cử nhân ngành<br />
Anh tại một số trường đại học tại Việt Nam hiện Ngôn ngữ Anh.<br />
nay, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.<br />
11. Khảo sát Blackbox về năng lực đầu ra<br />
5. Nguyễn Quý Tâm (2007), “Triển khai sinh viên ngành ngôn ngữ Anh (2015), Trường<br />
chương trình dạy dịch có định hướng nghề Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.<br />
nghiệp tại khoa Anh - Trường Đại học Hà Nội”,<br />
Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 12 - Trường 12. Tolman, Herbert Cushing (1901), The Art<br />
Đại học Hà Nội. of Translating. Boston: B.H. Sanborn & Co.<br />
<br />
<br />
ADOPTING COMPETENCY-BASED APPROACH IN INTERPRETER TRAINING:<br />
SOME RECOMMENDATIONS<br />
NGUYEN QUANG NHAT<br />
NGUYEN NGỌC PHUONG DUNG<br />
Abstract: Quality improvement in interpreter training programs to meet social needs in the context<br />
of international integration is an objective necessity. This paper aims to examine the current status<br />
of interpretation training in some tertiary programs of HCMC, then suggest a competency-based<br />
approach with some fundamentals as well as recommendations in implementation so that this<br />
method can bring fruitful results. Hopefully, students can grasp basic techniques of interpretation;<br />
they can decide how to study and how to master these skills if they want to pursue this job as their<br />
long-term career.<br />
Keywords: learning outcomes, interpreting techniques, interpreters, competency-based approach.<br />
Received: 23/3/2017; Revised: 13/6/2017; Accepted for publication: 28/6/2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ<br />
68 Số 08 - 7/2017<br />