Giáo án hình thang - Môn toán lớp 5
lượt xem 9
download
Hình thành được biểu tượng về hình thang. Nhận xét được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. Biết vẽ hình để rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án hình thang - Môn toán lớp 5
- Toán 5 – chương 3 Bài : HÌNH THANG Tiết : 90 Tuần : 18 Ngày dạy : I . MỤC TIÊU Giúp HS: Hình thành được biểu tượng về hình thang. Nhận xét được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. Biết vẽ hình để rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang. II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bộ đồ dùng dạy học Toán 5. Hai tờ bìa khổ A0 có vẽ sẵn một số hình đã học để chơi trò chơi Hình và Tên (nếu tổ chức). + Giấy kẻ ô vuông 1cm × 1cm, thước kẻ, êke, kéo cắt. + 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang. III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 2.1. Hình thành biểu tượng về hình thang + Cho học sinh (HS) quan sát hình vẽ + HS quan sát hình vẽ hình thang cái thang trong SGK (hoặc có điều kiện ABCD trong SGK và trên bảng. thì phóng to hình vẽ đó) để nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó giáo viên (GV) vẽ hình thang ABCD (như SGK) lên bảng và giới thiệu để HS quan sát. 2.2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang + Hướng dẫn HS sử dụng 4 thanh nhựa + HS quan sát mô hình lắp ghép và hình trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để vẽ trên bảng, phát hiện ra các đặc điểm lắp ghép thành hình thang. của hình thang . - Nếu HS gặp khó khăn, GV có thể đặt - HS tự nêu nhận xét: “Hình thang có câu hỏi gợi ý: “Hình thang ABCD có hai cạnh đối diện song song với nhau”.
- Toán 5 – chương 3 mấy cạnh? Có hai cạnh nào song song với nhau?” + GV kết luận và giới thiệu (có thể vừa chỉ ở hình vừa nói): “Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song với nhau. Hai cạnh song song với nhau gọi là hai cạnh đáy (đáy lớn và đáy bé); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên”. + GV vẽ hình thang thứ hai (như SGK), + HS quan sát và nhận xét. GV giới thiệu trên hình vẽ đường cao AH là chiều cao của hình thang ABCD. Hoặc GV có thể gợi mở để HS tự nêu nhận xét đường cao AH, quan hệ giữa đường cao AH và hai đáy (là đoạn thẳng nằm giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy của hình thang). + GV gọi một vài HS lên bảng chỉ vào + HS lên bảng và chỉ vào hình vẽ nêu hình thang ABCD. lại cạnh đáy (đáy lớn và đáy bé), cạnh bên, chiều cao cũng như đặc điểm của hình thang ABCD. + GV kết luận đặc điểm của hình thang. + Vài HS nhắc lại. 2.3. Thực hành Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang + GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở + HS tự làm bài (Có thể làm nhẩm hoặc cho nhau để kiểm tra chéo. chỉ ghi kết quả vào vở, không vẽ hình) rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra. + GV chữa bài và kết luận. Khi chữa bài GV nên khai thác, chẳng hạn: “Tại sao hình 3 không phải là hình thang?...” Bài 2: Nhằm giúp HS củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang. Làm việc nhóm 4 hoặc 6. Mỗi nhóm được phát các thẻ ghi số 1, 2, 3. Khi báo cáo kết quả, 1 HS đọc lệnh các nhóm giơ thẻ. Chẳng hạn: “Hình có bốn cạnh và bốn góc”, HS giơ 3 thẻ ghi các số 1,2,3. + GV nên cho HS gọi tên các hình sau khi chữa và nhấn mạnh: Hình thang có
- Toán 5 – chương 3 một cặp cạnh đối diện song song. Bài 3: Thông qua việc vẽ hình nhằm rèn kĩ năng nhận dạng hình thang. HS thao tác trên giấy kẻ ô vuông đã chuẩn bị trước. + GV kiểm tra thao tác vẽ của HS và chỉnh sửa những sai sót (nếu có). Bài 4: GV vẽ hình (như SGK) lên bảng và giới Học sinh: thiệu đó là hình thang vuông. + Trả lời các câu hỏi về hình thang ABCD (như SGK). + Rút ra đặc điểm của hình thang vuông (như SGK). + Tuỳ đối tượng HS có thể: - Tổ chức hoạt động củng cố nhận dạng + HS quan sát. hình thang và ước lượng hình học trên mô hình lắp ghép bằng cách: Giữ cố định một cạnh đáy của hình thang trên mô hình và di chuyển cạnh đáy kia để được các hình thang ở các vị trí khác nhau (GV làm mẫu để HS quan sát, sau đó thao tác theo nhóm). - Cho HS cắt các hình thang đã vẽ (bài 3), đổi chéo cho bạn để kiểm tra. - Tổ chức trò chơi Hình và Tên. Chuẩn bị: Hai tờ giấy A0 có vẽ và viết như sau: Hình chữ nhật Hình bình hành Hình thoi
- Toán 5 – chương 3 Hình thang Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện lên chơi. GV nêu yêu cầu: Nối nhanh hình với tên của nó. Nhóm nào nối đúng và nhanh nhất sẽ thắng. 3. CỦNG CỐ DẶN DÒ IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hình học 6 chương 1 bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm
6 p | 314 | 21
-
Giáo án Hình học 11 – Trường THPT Ngô Trí Hòa
107 p | 40 | 6
-
Giáo án Hình học lớp 10: Phương trình đường thẳng
34 p | 31 | 6
-
Giáo án Hình học 11: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc
50 p | 20 | 6
-
Giáo án Hình học 11: Đường thẳng song song với mặt phẳng
17 p | 30 | 6
-
Giáo án Hình học lớp 11: Hai đường thẳng song song
18 p | 27 | 5
-
Giáo án Hình học lớp 11: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
35 p | 31 | 5
-
Giáo án Hình học lớp 6 (Học kỳ 2)
66 p | 9 | 5
-
Giáo án Hình học lớp 12: Chương 3 bài 3 - Phương trình đường thẳng trong không gian
15 p | 16 | 4
-
Giáo án Hình học lớp 11: Chương 3 bài 3 - Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
16 p | 17 | 4
-
Giáo án Hình học lớp 11: Chương 3 bài 2 - Hai đường thẳng vuông góc
15 p | 19 | 4
-
Giáo án Hình học lớp 11: Chương 2 bài 3 - Đường thẳng và mặt phẳng song song
11 p | 15 | 4
-
Giáo án Hình học lớp 8 - Chủ đề: Vẽ hình phụ để giải toán trong chương tứ giác
6 p | 22 | 4
-
Giáo án Hình học lớp 6: Chương 1 - Đoạn thẳng
44 p | 23 | 4
-
Giáo án Hình học lớp 11: Chương 2 bài 1 - Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
25 p | 15 | 3
-
Giáo án Hình học 12: Chuyên đề 7 bài 3 - Phương trình đường thẳng
45 p | 15 | 3
-
Giáo án Hình học 8 - Chủ đề: Tứ giác và hình thang
9 p | 15 | 3
-
Giáo án Hình học 8 - Chương 3: Tam giác đồng dạng
60 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn