<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với<br />
thông báo chia tách cổ phiếu trên thị trường<br />
chứng khoán Việt Nam<br />
Võ Xuân Vinh<br />
Đặng Bửu Kiếm<br />
Ngày nhận: 18/03/2019 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 18/03/2019 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 25/03/2019<br />
<br />
Bài báo này nhằm mục tiêu nghiên cứu phản ứng của nhà đầu tư<br />
nước ngoài (NĐTNN) thông qua khối lượng giao dịch cổ phiếu xung<br />
quanh ngày thông báo chia tách cổ phiếu. Bằng phương pháp nghiên<br />
cứu sự kiện, với dữ liệu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên Sở<br />
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) có thông báo<br />
chia tách cổ phiếu trong giai đoạn từ 2012 - 2015, kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy NĐTNN có quan tâm đến thông báo chia tách và thực<br />
hiện các giao dịch mua, bán bất thường xung quanh ngày sự kiện.<br />
Thêm vào đó, giao dịch mua, bán của NĐTNN được thực hiện với<br />
quy mô khối lượng lớn hơn ở các ngày sau ngày thông báo so với<br />
trước ngày thông báo.<br />
Từ khóa: giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, thông báo chia tách cổ<br />
phiếu, nghiên cứu sự kiện.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
<br />
ngày càng hấp dẫn và thể hiện những lợi thế về<br />
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các chuẩn mực<br />
trong kinh tế và tài chính được cải thiện dựa<br />
trên những chính sách cải tổ kinh tế. Hơn nữa,<br />
các nhà đầu tư quốc tế cũng chịu áp lực ngày<br />
càng cao về việc tìm kiếm cơ hội đầu tư để đa<br />
dạng hóa danh mục đầu tư.<br />
Việt Nam là một trong những quốc gia nổi bậc<br />
thuộc nhóm thị trường biên, mới nổi. Sự phát<br />
triển của TTCK Việt Nam dường như có vai trò<br />
đóng góp tích cực quan trọng của các NĐTNN.<br />
Vai trò to lớn này thể hiện qua sự đóng góp của<br />
<br />
hà đầu tư nước ngoài và giao<br />
dịch của NĐTNN trên thị<br />
trường chứng khoán (TTCK) ở<br />
các nước mới nổi luôn thu hút<br />
sự quan tâm của các nhà đầu tư<br />
và các nhà phân tích tài chính. Đối với nhà đầu<br />
tư quốc tế, các thị trường mới nổi được xem<br />
là điểm đến có nhiều cơ hội đầu tư hơn trong<br />
khi tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển<br />
ngày càng thấp. Thêm vào đó, các nước mới nổi<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
56<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 202- Tháng 3. 2019<br />
<br />
<br />
<br />
các NĐTNN cho sự phát triển của các công ty<br />
mà họ nắm giữ cổ phiếu (Batten & Vo, 2015).<br />
Sự tham gia ngày càng sâu rộng của NĐTNN<br />
được xem như là động lực cho sự phát triển của<br />
TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, NĐTNN cũng<br />
có ảnh hưởng lớn đến thị trường khi mà thông<br />
tin về giao dịch của các NĐTNN được coi như<br />
là một nguồn thông tin tham khảo quan trọng<br />
cho các nhà đầu tư khác trong các quyết định<br />
giao dịch. Do vậy, các chính sách gần đây của<br />
Chính phủ hướng sự quan tâm đến NĐTNN và<br />
từng bước cải cách chính sách, hoàn thiện thể<br />
chế để phù hợp hơn trong bối cảnh hội nhập1.<br />
Về mặt học thuật, giao dịch của các NĐTNN là<br />
một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học<br />
giả. Trên thế giới, trong kho tàng học thuật đã<br />
có rất nhiều nghiên cứu quan tâm xem xét về<br />
chủ đề đầu tư của các NĐTNN được xuất bản<br />
ở các tạp chí khoa học có uy tín. Trong những<br />
năm gần đây, các chủ đề liên quan đến NĐTNN<br />
đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở nhiều<br />
khía cạnh hơn (Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu<br />
Kiếm, 2016, 2017a, 2017b). Tuy nhiên, sự đa<br />
dạng chủ đề cần quan tâm nghiên cứu liên quan<br />
đến các NĐTNN cũng như vai trò quan trọng<br />
của các NĐTNN trên TTCK Việt Nam đòi hỏi<br />
phải có nhiều nghiên cứu ở các khía cạnh khác<br />
nhau để tạo ra sự hiểu biết tổng thể.<br />
Các NĐTNN từ các nước phát triển đến các<br />
nước mới nổi thông thường là những nhà đầu<br />
tư tổ chức có kinh nghiệm và có quy mô vốn<br />
lớn nên các giao dịch của họ thường được coi là<br />
mang nhiều thông tin và có ảnh hưởng lớn đến<br />
thị trường. Ở Việt Nam, thông tin giao dịch của<br />
các NĐTNN cũng như thông tin về chia tách<br />
cổ phiếu của các công ty niêm yết là những chủ<br />
đề quan trọng trong thực tiễn. Phản ứng của thị<br />
trường đối với thông báo chia tách cổ phiếu đã<br />
được nhiều học giả nghiên cứu và cũng đã có<br />
nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản về<br />
chủ đề này ở các tạp chí có uy tín. Ở Việt Nam,<br />
phản ứng của thị trường khi doanh nghiệp công<br />
bố thông tin chia tách cổ phiếu đã được xem xét<br />
trong nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Phan<br />
Thị Anh Thư (2014). Tuy nhiên, nghiên cứu<br />
này mới chỉ dừng lại ở việc xem xét phản ứng<br />
Có thể kể đến như chính sách nới “room” cho NĐTNN:<br />
Nghị định 60/2015 thay thế Nghị định 58/2012 hướng dẫn<br />
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/9/2015.<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
của thị trường nói chung thông qua thanh khoản<br />
cổ phiếu và chưa phân tích đến hành vi giao<br />
dịch của NĐTNN.<br />
Để làm phong phú hơn chủ đề nghiên cứu và<br />
lấp lỗ hổng trong kho tàng học thuật, bài báo<br />
này bổ sung cho nghiên cứu trước bằng việc<br />
xem xét cụ thể hơn phản ứng của các NĐTNN<br />
đối với việc doanh nghiệp công bố thông tin<br />
chia tách cổ phiếu. Nói cách khác, bài báo này<br />
xem xét giao dịch của các NĐTNN đối với<br />
thông báo chia tách cổ phiếu của các doanh<br />
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán<br />
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).<br />
Phần tiếp theo của bài báo sẽ trình bày rõ hơn<br />
về vấn đề chia tách cổ phiếu và các cơ sở lý<br />
thuyết giải thích cho sự thay đổi của khối lượng<br />
giao dịch nói chung, hành vi giao dịch của<br />
nhà đầu tư xung quanh thông báo chia tách cổ<br />
phiếu. Thêm vào đó, phần tiếp theo cũng sẽ<br />
lược khảo một số nghiên cứu trước liên quan<br />
đến ảnh hưởng thông báo chia tách cổ phiếu<br />
đến khối lượng giao dịch.<br />
2. Cơ sở lý thuyết<br />
2.1. Lý thuyết về chia tách cổ phiếu<br />
Về mặt lý thuyết, việc chia tách cổ phiếu được<br />
coi là một kỹ thuật thông thường của các nhà<br />
quản trị doanh nghiệp mà không làm thay đổi<br />
giá trị doanh nghiệp vì khi công ty chia tách<br />
cổ phiếu thì giá cổ phiếu cũng được điều chỉnh<br />
theo tương ứng. Tuy vậy, chia tách cổ phiếu<br />
làm cho số lượng cổ phiếu nhiều hơn và thị<br />
giá của cổ phiếu sẽ thấp hơn nên thường được<br />
kỳ vọng là giao dịch cổ phiếu sẽ sôi động<br />
hơn (Elfakhani & Lung, 2003; Muscarella &<br />
Vetsuypens, 1996).<br />
2.2. Lý thuyết về khối lượng giao dịch<br />
Trong nghiên cứu trước Võ Xuân Vinh và<br />
Đặng Bửu Kiếm (2017a) đã trình bày chi tiết lý<br />
thuyết về khối lượng giao dịch được phát triển<br />
bởi Karpoff (1986). Lý thuyết này giải thích<br />
cho sự thay đổi của khối lượng (phản ứng của<br />
khối lượng giao dịch) khi thông tin công bố.<br />
Khối lượng giao dịch có sự thay đổi là bởi các<br />
<br />
Số 202- Tháng 3. 2019<br />
<br />
57<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
nhà tạo lập thị trường hoặc những tác nhân đại<br />
diện thị trường thường đưa ra các nhu cầu về<br />
mức giá và ngẫu nhiên gặp những giao dịch<br />
tiềm năng (Karpoff, 1986). Đồng thời, thông<br />
tin ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch dựa<br />
trên các khác biệt trong cách đánh giá thông tin<br />
và sự kỳ vọng thông tin là khác nhau giữa các<br />
nhà đầu tư. Do vậy, khối lượng giao dịch luôn<br />
có những biến động xung quanh ngày công bố<br />
thông tin (Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm<br />
2017a).<br />
2.3. Một số các nghiên cứu trước<br />
Copeland (1979) là một trong số những nghiên<br />
cứu đầu tiên về tác động của chia tách cổ phiếu<br />
đến khả năng thanh khoản của chứng khoán ở<br />
trước và sau sự kiện. Kết quả nghiên cứu tìm<br />
thấy bằng chứng khối lượng giao dịch suy giảm<br />
sau ngày công bố nhưng chênh lệch giữa giá<br />
hỏi mua và bán gia tăng. Sau đó, nhiều nghiên<br />
cứu khác cũng được thực hiện để nghiên cứu<br />
tác động của chia tách cổ phiếu đến giá và khối<br />
lượng giao dịch. Chẳng hạn, Easley, O’hara,<br />
and Saar (2001) nghiên cứu chia tách cổ phiếu<br />
có tác động như thế nào đến hành vi giao dịch<br />
của các nhà đầu tư với mẫu dữ liệu là các công<br />
ty niêm yết trên sàn NYSE. Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy rằng chia tách cổ phiếu thu hút các<br />
nhà đầu tư và gia tăng lượng giao dịch trên thị<br />
trường. Elfakhani and Lung (2003) nghiên cứu<br />
hành vi của thị trường xung quanh thông tin<br />
chia tách cổ phiếu tại thị trường Canada giai<br />
đoạn 1977- 1993. Các tác giả sử dụng phương<br />
pháp nghiên cứu sự kiện và họ tìm thấy chỉ số<br />
lợi nhuận bất thường tồn tại xung quanh ngày<br />
sự kiện. Đặc biết khối lượng giao dịch và số<br />
lượng các giao dịch gia tăng đáng kể, nói cách<br />
khác thanh khoản cổ phiếu tăng tại ngày sự<br />
kiện. Dhar, Goetzmann, and Zhu (2004) phân<br />
tích hành vi giao dịch của các nhà đầu tư các<br />
nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp xung quanh<br />
sự kiện thông báo chia tách cổ phiếu tại thị<br />
trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 1991- 1996.<br />
Nghiên cứu cho thấy sau sự kiện thông báo chia<br />
tách, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân tăng<br />
đáng kể và điều này không xảy ra đối với nhà<br />
đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí là giảm giao<br />
<br />
58 Số 202- Tháng 3. 2019<br />
<br />
dịch. Tác giả cũng kết luận rằng, chia tách cổ<br />
phiếu giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới<br />
và cải thiện thanh khoản cổ phiếu. Với mẫu<br />
dữ liệu bao gồm 3.721 sự kiện tách cổ phiếu<br />
của các công ty niêm yết trên sàn NYSE và<br />
NASDAQ trong suốt 30 năm từ 1975- 2004,<br />
Lin, Singh, and Yu (2009) cho thấy rằng việc<br />
chia tách cổ phiếu có thể cải thiện tính thanh<br />
khoản cổ phiếu với mức chi phí thấp thông qua<br />
việc kích thích và gia tăng các giao dịch của<br />
nhà đầu tư, đặc biệt đối với những cổ phiếu có<br />
tính thanh khoản kém. Việc chia tách cổ phiếu<br />
như là một giải pháp hữu hiệu để cải thiện<br />
khả năng thanh khoản. Huang, Liano, and Pan<br />
(2009) nghiên cứu thông tin hàm chứa trong<br />
chia tách cổ phiếu với mẫu dữ liệu bao gồm<br />
2.148 sự kiện chia tách của các công ty niêm<br />
yết trên NYSE, AMEX và NASDAQ giai đoạn<br />
1963- 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc<br />
chia tách cổ phiếu không giúp cải thiện hiệu<br />
năng hoạt động của công ty trong dài hạn,<br />
nhưng có tác động tích cực đến thanh khoản<br />
của cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, Chen,<br />
Nguyen, and Singal (2011) chỉ ra rằng chia<br />
tách cổ phiếu không những cải thiện tính thanh<br />
khoản cổ phiếu mà còn hàm chứa thông tin<br />
tương lai. Huang, Liano, and Pan (2015) phân<br />
tích tác động của chia tách cổ phiếu đến thanh<br />
khoản của chứng khoán trên thị trường. Mẫu dữ<br />
liệu bao gồm 6.463 thông báo chia tách trong<br />
suốt 40 năm từ 1960- 2010 của các công ty<br />
niêm yết trên sàn NYSE, AMEX và NASDAQ.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản cổ<br />
phiếu tăng đáng kể xung quanh thời điểm thông<br />
báo. Sau ngày thông báo, thanh khoản cổ phiếu<br />
mặc dù giảm nhưng vẫn cao hơn trước thời<br />
điểm thông báo. Đồng thời, các hiệu ứng của<br />
thông tin làm thay đổi thanh khoản cổ phiếu<br />
chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Ở Việt Nam, Võ<br />
Xuân Vinh và Phan Thị Anh Thư (2014) cũng<br />
thực hiện phân tích những ảnh hưởng của thông<br />
báo chia tách cổ phiếu đến giá và khối lượng<br />
giao dịch thông qua việc xem xét lợi nhuận<br />
bất thường và tính thanh khoản cổ phiếu xung<br />
quanh ngày thông báo. Kết quả nghiên cứu của<br />
các tác giả cho thấy giá cổ phiếu có sự thay<br />
đổi bất thường ở các ngày xung quanh sự kiện<br />
và thanh khoản cổ phiếu được cải thiện rõ sau<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
thông báo chia tách.<br />
Tóm lại, xem xét ở góc thanh khoản, các kết<br />
quả của đa số nghiên cứu trước đều cho thấy<br />
chia tách cổ phiếu giúp cải thiện tính thanh<br />
khoản cổ phiếu. Tuy nhiên, chưa có nghiên<br />
cứu nào phân tích đến hành vi giao dịch của<br />
các thành phần tham gia trên thị trường đối với<br />
sự kiện chia tách cổ phiếu. Nghiên cứu này bổ<br />
sung cho nghiên cứu trước bằng việc xem xét<br />
cụ thể hơn phản ứng của NĐTNN- một thành<br />
phần quan trọng trên thị trường Việt Nam, đối<br />
với thông tin chia tách cổ phiếu.<br />
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu<br />
3.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu<br />
sự kiện (event study) để xem xét phản ứng của<br />
NĐTNN thể hiện qua khối lượng giao dịch mua<br />
và bán bất thường với thông tin chia tách cổ<br />
phiếu. Một số bước triển khai được thực hiện<br />
bao gồm: (1) Xác định sự kiện nghiên cứu. Sự<br />
kiện dùng trong nghiên cứu này là thời điểm<br />
thông báo chia tách cổ phiếu, nói cách khác<br />
là thời điểm thông báo cổ tức bằng cổ phiếu<br />
của các công ty niêm yết trên HOSE. (2) Xác<br />
định các khung thời gian, bao gồm: khung ước<br />
lượng là 60 ngày [-65; -6]; khung sự kiện là 5<br />
ngày [-5;5]. (3) Tính khối lượng giao dịch bất<br />
thường, tham khảo các nghiên cứu của Gupta<br />
& Misra (1988); Harris & Gurel (1986) và Võ<br />
Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2017), tác giả<br />
tính toán khối lượng mua và khối lượng bán bất<br />
thường của NĐTNN như sau:<br />
Khối lượng mua bất thường của NĐTNN được<br />
xác định như sau:<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
trong đó, MFVbi là khối lượng giao dịch mua<br />
bình thường của NĐTNN đối với cổ phiếu i;<br />
Vfbit là khối lượng giao dịch mua của NĐTNN<br />
đối với cổ phiếu i vào ngày t; Vmfbt là tổng<br />
khối lượng giao dịch mua toàn thị trường của<br />
NĐTNN tại ngày t; AVfbit là chỉ số khối lượng<br />
giao dịch mua bất thường của NĐTNN đối với<br />
cổ phiếu i vào ngày t; AAVfbt là chỉ số khối<br />
lượng giao dịch mua bất thường trung bình của<br />
NĐTNN vào ngày t cho toàn bộ sự kiện trong<br />
mẫu.<br />
Khối lượng bán bất thường của NĐTNN được<br />
xác định hoàn toàn tương tự như khối lượng<br />
mua bất thường của NĐTNN.<br />
(4) Kiểm định, nghiên cứu sử dụng phương<br />
pháp kiểm định t test để kiểm tra các bất thường<br />
trong khối lượng giao dịch.<br />
3.2. Dữ liệu thu thập<br />
Tác giả thu thập thông tin mua cổ phiếu quỹ<br />
thông qua trang công bố thông tin của HOSE<br />
tại www.hsx.vn giai đoạn từ 2012- 2015. Thời<br />
điểm công bố thông tin chia tách là thời điểm<br />
mà trên trang web của HOSE hiển thị thông<br />
tin thông báo của doanh nghiệp. Nếu thời điểm<br />
thông báo chia tách rơi vào các ngày nghỉ hoặc<br />
thứ 7, chủ nhật hoặc sau 3 giờ chiều thì ngày<br />
sự kiện được tính là ngày giao dịch tiếp theo.<br />
Đồng thời, các sự kiện nếu không đáp ứng đủ<br />
số ngày trong các khung dự báo thì sẽ bị loại<br />
khỏi mẫu nghiên cứu. Sau khi thu thập các sự<br />
kiện thỏa các tiêu chuẩn, mẫu gồm có 194 sự<br />
kiện chia tách cổ phiếu từ 2012- 2015, cụ thể<br />
được thống kê ở Bảng 1. Ngoài ra, các số liệu<br />
thị trường về khối lượng giao dịch mua và bán<br />
Bảng 1. Tổng hợp các sự kiện trong mẫu<br />
nghiên cứu<br />
Năm<br />
<br />
Số sự kiện<br />
<br />
2012<br />
<br />
40<br />
<br />
2013<br />
<br />
42<br />
<br />
2014<br />
<br />
46<br />
<br />
2015<br />
<br />
66<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
194<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 202- Tháng 3. 2019<br />
<br />
59<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
của NĐTNN cũng được tác giả thu thập trên<br />
www.hsx.vn.<br />
<br />
AAV_fb[3]: 0,436; AAV_fb[4]: 1,684). Tồn<br />
tại khối lượng giao dịch bán bất thường dương<br />
ở các ngày trước (trừ ngày -3), trong và sau sự<br />
kiện và tất cả đều có ý nghĩa thống kê ở mức<br />
1% (AAV_fs[-5]: 2,538; AAV_fs[4]: 0,503;<br />
AAV_fs[-2]: 0,616; AAV_fs[-1]: 0,839; AAV_<br />
fs[0]: 1,665; AAV_fs[1]: 2,320; AAV_fs[2]:<br />
2,777; AAV_fs[3]: 0,920; AAV_fs[4]: 3,873 và<br />
AAV_fs[5]: 1,300).<br />
Thêm vào đó, kết quả ở Bảng 2 cũng cho thấy<br />
chỉ số khối lượng giao dịch mua và bán bất<br />
thường của NĐTNN ở giai đoạn sau ngày sự<br />
kiện đều lớn hơn so với giai đoạn trước khi sự<br />
kiện công bố. Dựa vào các kết quả phân tích<br />
trên có thể thấy rằng, NĐTNN có sự quan tâm<br />
đến thông tin chia tách cổ phiếu của doanh<br />
nghiệp, đồng thời họ cũng thực hiện các giao<br />
dịch với quy mô khối lượng lớn hơn kể từ sau<br />
ngày thông báo. Nói cách khác, thông tin chia<br />
tách giúp cải thiện tính thanh khoản của cổ<br />
phiếu và thu hút các giao dịch của NĐTNN.<br />
Nếu Võ Xuân Vinh và Phan Thị Anh Thư<br />
(2014) tìm thấy bằng chứng thanh khoản cổ<br />
phiếu được cải thiện sau ngày thông báo chia<br />
tách thì nghiên cứu này cho thấy NĐTNN là<br />
một trong những tác nhân góp phần cải thiện<br />
tính thanh khoản cổ phiếu.<br />
<br />
4. Kết quả và thảo luận kết quả<br />
<br />
5. Kết luận<br />
<br />
Bảng 2 trình bày các kết quả về phản ứng của<br />
NĐTNN với thông báo chia tách cổ phiếu<br />
của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (sàn<br />
HOSE). Hành vi giao dịch của NĐTNN được<br />
xem xét dựa trên các giao dịch mua và bán<br />
xung quanh ngày sự kiện. Các kết quả ở Bảng<br />
2 cho thấy cơ bản NĐTNN có thực hiện các<br />
giao dịch mua và bán bất thường xung quanh<br />
sự kiện chia tách cổ phiếu. Cụ thể, tồn tại khối<br />
lượng giao dịch mua bất thường dương kể từ<br />
ngày thông báo đến ngày thứ 4 sau ngày sự kiện<br />
và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (AAV_fb[0]:<br />
1,746; AAV_fb[1]: 1.26; AAV_fb[2]: 1.854;<br />
<br />
Bài báo này nghiên cứu hành vi giao dịch của<br />
NĐTNN đối với thông báo chia tách cổ phiếu.<br />
Mẫu dữ liệu bao gồm 194 sự kiện chia tách cổ<br />
phiếu từ 2012- 2015 của các doanh nghiệp niêm<br />
yết trên HOSE. Nhóm tác giả sử dụng phương<br />
pháp nghiên cứu sự kiện. Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy NĐTNN có quan tâm đến thông báo<br />
chia tách và thực hiện các giao dịch mua, bán<br />
bất thường xung quanh ngày sự kiện. Thêm vào<br />
đó, giao dịch mua, bán của NĐTNN được thực<br />
hiện với quy mô khối lượng lớn hơn ở các ngày<br />
sau ngày thông báo so với trước ngày thông<br />
báo. ■<br />
<br />
Bảng 2. Phản ứng khối lượng giao dịch của<br />
NĐTNN với thông báo chia tách<br />
T<br />
<br />
AAV_fb<br />
<br />
T stat<br />
<br />
AAV_ fs<br />
<br />
T stat<br />
<br />
-5<br />
<br />
0,201<br />
<br />
1,50<br />
<br />
2,538<br />
<br />
17,05***<br />
<br />
-4<br />
<br />
0,137<br />
<br />
1,02<br />
<br />
0,503<br />
<br />
3,38***<br />
<br />
-3<br />
<br />
0,486<br />
<br />
3,62***<br />
<br />
0,215<br />
<br />
1,44<br />
<br />
-2<br />
<br />
0,202<br />
<br />
1,50<br />
<br />
0,616<br />
<br />
4,14***<br />
<br />
-1<br />
<br />
0,111<br />
<br />
0,82<br />
<br />
0,839<br />
<br />
5,63***<br />
<br />
0<br />
<br />
1,746 13,01***<br />
<br />
1,665<br />
<br />
11,18***<br />
<br />
1<br />
<br />
1,260<br />
<br />
9,38***<br />
<br />
2,320<br />
<br />
15,58***<br />
<br />
2<br />
<br />
1,854 13,81***<br />
<br />
2,777<br />
<br />
18,65***<br />
<br />
3<br />
<br />
0,436<br />
<br />
3,25***<br />
<br />
0,920<br />
<br />
6,18***<br />
<br />
4<br />
<br />
1,684 12,55***<br />
<br />
3,873<br />
<br />
26,02***<br />
<br />
5<br />
<br />
0,031<br />
<br />
1,300<br />
<br />
8,73***<br />
<br />
0,23<br />
<br />
AAV_fb và AAV_fs là chỉ số khối lượng giao dịch<br />
mua bất thường trung bình và chỉ số khối lượng giao<br />
dịch bán bất thường trung bình của NĐTNN; *, **<br />
và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 10%,<br />
5% và 1%.<br />
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả<br />
<br />
Lời cám ơn/Ghi nhận: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia<br />
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.99-2015.27.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
60 Số 202- Tháng 3. 2019<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />