Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư<br />
HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 48-60<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0005<br />
<br />
GIÁO DỤC BẬC CAO TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ<br />
<br />
Lê Thị Minh Đức<br />
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn<br />
Tóm tắt. Giáo dục bậc cao đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải<br />
đổi mới căn bản và toàn diện vì giáo dục bậc cao là yếu tố trọng yếu của các chương trình<br />
phát triển quốc gia, là một hình thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực, có thể mang lại<br />
những chuyển biến và thay đổi tích cực cho một quốc gia, một nền kinh tế. Có thể nói giáo<br />
dục bậc cao trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 là một vấn đề phức tạp, cần được quan tâm<br />
thích đáng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp cho giáo dục bậc cao trong<br />
thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Căn cứ trên phương pháp nghiên cứu định tính,<br />
tác giả đã quan sát, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan về giáo dục bậc cao và cuộc<br />
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Bài báo trình bày khái quát về giáo dục bậc cao và các<br />
đặc điểm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiếp theo, tác giả nhấn mạnh trọng tâm<br />
chính là các giải pháp cho giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,<br />
cụ thể là phân chia thành ba nhóm giải pháp: Giảng dạy 4.0, nghiên cứu 4.0 và dịch vụ đào<br />
tạo 4.0.<br />
Từ khóa: Giáo dục bậc cao; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Giảng dạy 4.0; Nghiên cứu<br />
4.0; Dịch vụ đào tạo 4.0.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Giáo dục bậc cao đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một vấn đề phức tạp,<br />
cần được quan tâm thích đáng vì giáo dục bậc cao là yếu tố trọng yếu của các chương trình phát<br />
triển quốc gia, là một hình thức quan trọng trong đầu tư vốn nhân lực, có thể mang lại những<br />
chuyển biến và thay đổi tích cực cho một quốc gia, một nền kinh tế. Các trường Đại học, Cao<br />
đẳng không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao mà<br />
thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức và chuyển giao<br />
công nghệ hiện đại. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp<br />
lần thứ tư đòi hỏi giáo dục bậc cao phải đem lại cho người học những kĩ năng và kiến thức cơ bản<br />
lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ<br />
bị đào thải [3, 20].<br />
Các nghiên cứu trên thế giới về tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư lên giáo<br />
dục phát triển nhanh chóng, các ý tưởng mới không ngừng được đề xuất. Nghiên cứu “Cuộc Cách<br />
mạng công nghiệp lần thứ tư” của tác giả Thái Hữu Thịnh (2017) khẳng định cuộc Cách mạng<br />
công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục<br />
[28]. Nghiên cứu kết luận công nghệ “Thực tế ảo” sẽ thay đổi cách dạy và học và số lượng giáo<br />
viên ảo trong tương lai có thể nhiều hơn giáo viên thực rất nhiều [28].<br />
Ngày nhận bài: 21/6/2017. Ngày chỉnh sửa: 22/10/2017. Ngày nhận đăng: 27/10/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Lê Thị Minh Đức, e-mail: ducltm@viethanit.edu.vn<br />
<br />
48<br />
<br />
Lê Thị Minh Đức<br />
<br />
Tác giả Phạm Hồng Quất và Lương Văn Thường (2017) nhấn mạnh cuộc Cách mạng công<br />
nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với vai trò trung tâm của công nghệ số trên cơ sở tiếp nối thành<br />
quả của cuộc Cách mạng số hóa diễn ra mấy thập kỉ qua từ khi có máy tính. Các tác giả này đã đề<br />
xuất mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo trong các trường đại học. Đầu vào của trung tâm là kết<br />
quả nghiên cứu hình thành từ các đề tài, dự án của trường được đầu tư trên cơ sở hợp tác với các<br />
doanh nghiệp và ý tưởng công nghệ của sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh, giảng viên trong<br />
trường đại học [22].<br />
Tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Mô hình đại học 4.0 - Nền tảng giáo dục thế kỉ XXI”, Giáo<br />
sư Vossen (Đại học Munster, Đức) đã đề xuất mô hình đại học 4.0: Dạy học 4.0 - Nghiên cứu 4.0<br />
- Quản lí 4.0. Các trường Đại học, Cao đẳng cần có những hoạch định về mục tiêu, chiến lược<br />
đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin<br />
[31]. Cùng chung quan điểm này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho giáo dục bậc cao trong<br />
thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cụ thể là phân chia thành ba nhóm giải pháp - giảng<br />
dạy 4.0, nghiên cứu 4.0 và dịch vụ đào tạo 4.0. Đây cũng là mục đích chính của nghiên cứu<br />
“Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”. Trên cơ sở tìm hiểu các<br />
nghiên cứu về giáo dục bậc cao và đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sử<br />
dụng phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan, các nhóm giải pháp đã<br />
được đề xuất cho giáo dục bậc cao nhằm cung cấp nhân lực cho cuộc cạnh tranh kinh tế trong nền<br />
công nghiệp 4.0.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư<br />
2.1.1. Tổng quan về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư<br />
Cụm từ “Cách mạng công nghiệp” hàm chứa sự thay đổi lớn, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả<br />
văn hóa, xã hội một cách toàn diện. Lịch sử đã ghi nhận ba cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật<br />
chính thức, làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới. Cuộc<br />
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 là sự kết hợp giữa thành quả<br />
của 3 cuộc Cách mạng công nghiệp trước đó với thế giới kĩ thuật số. Nó mở ra một kỉ nguyên<br />
công nghiệp lớn gồm các công nghệ mới kết hợp thế giới thực và kĩ thuật số, ảnh hưởng đến tất<br />
cả các lĩnh vực và các ngành kinh tế [6].<br />
Một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” lần đầu được phát biểu tại Hội chợ Hannover vào năm<br />
2011, giới thiệu các chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức. Thuật ngữ này nhằm chỉ các<br />
công nghệ tự động hóa hiện đại, xu hướng trao đổi dữ liệu, sản xuất thông minh, điện toán hóa<br />
ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra<br />
khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước, trở thành một phần quan trọng<br />
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trung tâm của cuộc cách mạng này là những đột<br />
phá công nghệ trong các lĩnh vực như công nghệ nano, công nghệ in 3D, ô tô tự lái, trí tuệ nhân<br />
tạo, Internet vạn vật [28]. Sự liên kết giữa các lĩnh vực vật lí-sinh học hoặc cơ -điện tử-sinh học<br />
phát triển hình thành những ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến tương tác giữa<br />
con người và máy móc (ví dụ: nghề trợ lí ảo, phục vụ ảo, thư ký ảo).<br />
Với những bước đột phá trong các lĩnh vực khác nhau, chúng ta dần dần nhận ra mình đang ở<br />
giữa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo<br />
49<br />
<br />
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư<br />
<br />
(Artificial Intelligence) và các hệ thống thực ảo (Cyber-Physical System) [6]. Có thể hình dung,<br />
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tiến tới loại bỏ những công việc phổ thông hoặc mang<br />
tính chất lặp đi lặp lại, thay thế toàn bộ bằng máy móc và sẽ cách mạng hóa các ngành công<br />
nghiệp một cách triệt để đến nỗi hầu hết công việc tồn tại ngày nay sẽ không tồn tại trong vòng<br />
50 năm nữa.<br />
2.1.2. Dấu hiệu đặc trưng<br />
Các dấu hiệu đặc trưng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được mô tả sau đây:<br />
Số hóa và Tích hợp chuỗi giá trị dọc và ngang: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư số<br />
hóa và tích hợp theo chiều dọc các quy trình trong toàn bộ tổ chức. Nó cũng tích hợp theo chiều<br />
ngang tất cả các quy trình nội bộ từ các nhà cung cấp cho đến khách hàng. Một cách đơn giản, nó<br />
mô tả sự chuyển đổi mô hình từ sản xuất tập trung (gom các địa điểm sản xuất vào một địa điểm,<br />
khu vực) sang sản xuất phân tán (các cơ sở sản xuất được đặt ở nhiều địa điểm cách xa nhau,<br />
thậm chí tại mỗi quốc gia nơi công ti tiêu thụ sản phẩm sẽ có một cơ sở sản xuất), nhờ đó mà các<br />
thiết bị, máy móc được tích hợp chặt chẽ vào mạng thông tin, các đối tác kinh doanh và khách<br />
hàng. Nói cách khác, kỉ nguyên Công nghiệp 4.0 nhấn mạnh đến ý tưởng thống nhất số hóa và sự<br />
liên kết tất cả các đơn vị sản xuất trong một nền kinh tế.<br />
Số hóa các sản phẩm, dịch vụ: Số hóa các sản phẩm, dịch vụ bao gồm việc mở rộng các sản<br />
phẩm, dịch vụ hiện tại và sản xuất các sản phẩm số hóa mới. Cho đến nay, lợi ích chính mang lại<br />
cho các công ti công nghiệp là sự cải thiện mức độ tự động hóa nhưng trong thời đại Công nghiệp<br />
4.0, việc tự động hóa này sẽ thông minh và tự thích nghi hơn khi các cải tiến được thực hiện<br />
trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các xưởng sản xuất đang tiến tới sản xuất tự điều chỉnh (có thể<br />
thích ứng với nhu cầu của từng khách hàng) và có khả năng tự học.<br />
Mô hình kinh doanh số và sự tiếp cận của khách hàng: Các công ti công nghiệp nổi bật đã<br />
cung cấp các giải pháp số hóa đột phá cho mục đích mở rộng các dịch vụ của họ. Trong kỉ<br />
nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có thể kết hợp một cách linh hoạt các mô hình kinh<br />
doanh khác nhau với sự tiếp cận của khách hàng (ví dụ như sản xuất theo yêu cầu, sản xuất tại<br />
chỗ và kĩ thuật tiêu dùng) và từ đó tạo ra các phương pháp sản xuất mới. Các mô hình kinh doanh<br />
số đột phá sẽ tập trung vào việc tạo thêm doanh thu số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng<br />
về tương tác và cách tiếp cận.<br />
<br />
2.2. Giáo dục bậc cao<br />
2.2.1. Khái niệm Giáo dục bậc cao<br />
Giáo dục bậc cao là hình thức giáo dục, đào tạo diễn ra ở các cơ sở học tập bậc sau trung học<br />
như cao đẳng, đại học và sau đại học, cuối khóa học thường được trao văn bằng học thuật hoặc<br />
cấp chứng chỉ. Giáo dục bậc cao giúp cho người học đạt được các chuẩn kiến thức nhất định,<br />
hoặc trở thành nhà nghiên cứu và giảng dạy, giúp họ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao và<br />
có những đóng góp lớn hơn cho xã hội. Các cơ sở giáo dục bậc cao không chỉ bao gồm các<br />
trường đại học và viện đại học, mà còn có các trường cao đẳng, trường đào tạo chuyên nghiệp,<br />
trường đào tạo nghề, các trường đào tạo từ xa về giáo dục bậc cao và các viện kĩ thuật, công nghệ.<br />
2.2.2. Lịch sử phát triển của giáo dục bậc cao<br />
Chúng ta có thể thấy rằng sự phát triển của hệ thống giáo dục bậc cao đã trải qua các giai<br />
đoạn: Đào tạo tinh hoa; Đào tạo đại chúng; Đào tạo thời kì hậu đại chúng.<br />
50<br />
<br />
Lê Thị Minh Đức<br />
<br />
Đào tạo tinh hoa: Giáo dục bậc cao có nguồn gốc sâu xa bắt đầu từ các trường học tu viện ở<br />
thế kỉ thứ 6 và sau đó phát triển thành Đại học Châu Âu thời trung cổ. Nhiệm vụ chủ yếu của các<br />
trường đại học là đào tạo tinh hoa ở các lĩnh vực hành chính, luật, y... phục vụ nhu cầu cho Nhà<br />
nước và nhà thờ. Nói cách khác, trong giai đoạn đầu của nó, giáo dục bậc cao được phát triển để<br />
hình thànhvà chi phối tư duy của giai cấp cầm quyền [29].<br />
Đào tạo đại chúng: Vào những năm cuối thế kỉ 20, căng thẳng giữa giáo dục với tư cách là<br />
một quyền tư nhân hoặc là một lợi ích công đã thúc đẩy xu hướng “đại chúng hóa”, nghĩa là cung<br />
cấp nền giáo dục bậc cao cho nhiều người. Giáo dục bậc cao đã tạo ra những thay đổi theo nhiều<br />
khía cạnh như quy mô và hình dạng của hệ thống, chương trình giảng dạy, cơ cấu tổ chức,<br />
phương thức chuyển giao, mô hình nghiên cứu và mối quan hệ giữa các viện nghiên cứu và cộng<br />
đồng khác bên ngoài. Mục tiêu chính của giáo dục đại chúng là nhằm chuyển giao kĩ năng và<br />
chuẩn bị cho nhiều vai trò kĩ thuật và kinh tế khác nhau [29].<br />
Đào tạo thời kì hậu đại chúng và kinh tế trí thức: Cùng với quá trình phát triển của khoa học,<br />
công nghệ và nền sản xuất hiện đại, những tiến bộ trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội,<br />
giáo dục bậc cao tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng lẫn hiệu quả đào tạo. Đại<br />
học nghiên cứu và mạng lưới cao đẳng cộng đồng được đa dạng hóa và phát triển mạnh ở các địa<br />
phương để đáp ứng nhu cầu phổ cập giáo dục bậc cao. Trường Đại học trở thành trung tâm sản<br />
xuất, phát triển và ứng dụng các dịch vụ tri thức, công nghệ cao, phát triển các giá trị văn hóa, xã<br />
hội và cộng đồng.<br />
2.2.3. Các chức năng cơ bản của một cơ sở giáo dục bậc cao<br />
Nhiệm vụ cốt lõi của giáo dục bậc cao vẫn không thay đổi dù ở bất kể thời đại nào. Mục tiêu<br />
của giáo dục bậc cao là đảm bảo chất lượng học tập thông qua công tác giảng dạy, giúp sinh viên<br />
có được những kiến thức mới nhất thông qua nghiên cứu khám phá, và để duy trì sự phát triển<br />
của xã hội thông qua dịch vụ đào tạo cung cấp.<br />
Giảng dạy: Một trong những nhiệm vụ chính của mỗi trường đại học là giáo dục giới trẻ. Do<br />
đó, cần phải triển khai các chiến lược giảng dạy phù hợp và tổ chức công việc theo cách thúc đẩy<br />
học tập. Điều này liên quan đến các chương trình học tập thích nghi, kinh nghiệm học tập và thái<br />
độ học tập suốt đời.<br />
Nghiên cứu: Hành trình hướng tới cạnh tranh toàn cầu trong giáo dục bậc cao đòi hỏi các cơ<br />
sở giáo dục phải nỗ lực rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Các chuyên gia tin rằng<br />
việc này bao gồm một phạm vi lớn từ việc triển khai công nghệ mới cho đến hợp tác và cộng tác<br />
toàn cầu.<br />
Cung cấp dịch vụ đào tạo: Muốn duy trì vị thế cạnh tranh giữa các hệ thống giáo dục bậc cao<br />
trên thế giới, chúng ta cần phải cải tiến triệt để các dịch vụ giáo dục. Đặc biệt, chúng ta cần thúc<br />
đẩy mạnh hơn việc đổi mới và cạnh tranh trong giáo dục.<br />
<br />
2.3. Giải pháp cho giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư<br />
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục bậc cao trên hai phương<br />
diện lớn: Nội dung giảng dạy và Mô hình đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học cần cải cách<br />
theo hướng Đại học 4.0 vì nhu cầu và tính cạnh tranh cao và gia tăng nhanh chóng theo thời gian.<br />
Mô hình đào tạo cho Đại học 4.0 tuy hiện tại chưa được xác định cụ thể nhưng tổng quát mà nói<br />
nó gồm có ba yếu tố: kết nối Internet (IoT), thông minh (công cụ tính toán thông minh với phần<br />
51<br />
<br />
Giáo dục bậc cao trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư<br />
<br />
cứng và phầm mềm hỗ trợ đào tạo và học tập, quản lý trường học và sinh viên) và có yếu tố con<br />
người tham gia trong chu trình. Dựa theo mô hình Công nghiệp 4.0, việc đào tạo, nghiên cứu và<br />
cung cấp dịch vụ của giáo dục bậc cao sẽ khác nhiều so với mô hình truyền thống vì sẽ có nhiều<br />
yếu tố mới [7]. Từ những vấn đề nêu trên, để có thể vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội do cuộc<br />
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp thực hiện đối với<br />
giáo dục bậc cao.<br />
2.3.1. Giảng dạy trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Giảng dạy 4.0)<br />
2.3.1.1. Giảng dạy, học tập và đào tạo có sự hỗ trợ của các thiết bị đeo thông minh<br />
Thiết bị đeo thông minh (wearable device) hay còn gọi là thiết bị đeo được là những sản phẩm<br />
công nghệ có thể đeo được trên người mà tích hợp các công nghệ hỗ trợ cho người đeo [1]. Các<br />
thiết bị đeo phổ biến hiện nay là vòng tay thông minh, đồng hồ thông minh và kính thông minh.<br />
Sự đa dạng của các thiết bị đeo thông minh được sản xuất cho thấy sự hình thành một trào lưu<br />
công nghệ mới. Công nghệ đeo được (wearable technology) đang ngày một phát triển, làm tăng<br />
tính tiện lợi và tính khả thi trong mọi lĩnh vực và cho mọi người. Ngay từ bây giờ, các cơ sở giáo<br />
dục phải nhận ra tiềm năng rất lớn của các thiết bị đeo thông minh để có thể thay đổi cách mà<br />
chúng ta giảng dạy, đào tạo và giao tiếp với sinh viên cũng như cách mà sinh viên học và tiếp thu<br />
[13, 33]. Có thể khái quát năm cách sử dụng thiết bị đeo thông minh để có thể mở ra những cơ<br />
hội trong giáo dục bậc cao:<br />
Ứng dụng (Application): Phát triển ứng dụng là yếu tố quyết định cho sự thành công của thiết<br />
bị đeo được trong cả giáo dục lẫn bên ngoài [19]. Các ứng dụng cho phép giảng viên đưa bài học<br />
vào thế giới thực và làm cho nó trở nên phù hợp hơn với thế hệ công nghệ. Ví dụ như ứng dụng<br />
Streetmuseum dành cho iOS giúp người dùng hình dung các đường phố Luân Đôn trong suốt lịch<br />
sử. Nhờ đó, sinh viên có thể tiếp thu bài học dễ dàng hơn, trực quan hơn.<br />
Chuyến đi thực địa ảo (Virtual Field Trip): Thông qua các thiết bị kính thông minh, có thể<br />
cho phép sinh viên đi thực địa ảo trên khắp thế giới để tăng cường khả năng học tập và nhìn thấy<br />
những địa điểm mà họ chưa bao giờ có cơ hội xem trước [27]. Ví dụ, một giảng viên vật lí có thể<br />
đưa sinh viên của mình vào một chuyến thực tế ảo tới lò phản ứng hạt nhân ở Thụy Sĩ hoặc một<br />
giảng viên xã hội học đi qua Quảng trường Thời đại ở New York và mô tả các khái niệm xã hội<br />
học mà ông thấy ở đó thay vì chỉ giảng về chúng.<br />
Học tập qua trải nghiệm (Experiential Learning): Giáo dục đang chuyển sang một “kỉ nguyên<br />
mới” của việc học tập trải nghiệm, ở đó sinh viên có thể “sống” trong bài học thay vì chỉ đọc về nó [8,<br />
21]. Các thiết bị đeo được, ví dụ thiết bị thực tế ảo đội đầu Oculus Rift, cho phép sinh viên trải<br />
nghiệm việc học theo một cách hoàn toàn mới, từ đó mang lại cảm giác thích thú hơn với các bài học.<br />
Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Realiti - AR): Ngược lại với thực tế ảo (Virtual<br />
Realiti), công nghệ AR cho phép chúng ta nhìn thấy những hình ảnh xung quanh trong khi đang<br />
tương tác với thế giới thật. Với sự tiến bộ của các công nghệ đeo được, có thể nói rằng công nghệ<br />
AR đang phát triển và từ đó tạo ra các phòng thí nghiệm ảo. AR có thể bổ sung thực tế thông qua<br />
việc tạo ra các thông tin máy tính theo thời gian thực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm<br />
và giải thích kết quả [4, 23]. Ngoài ra còn có các công nghệ biến sách điện tử thành các thực<br />
nghiệm học tập 3 chiều, đưa ra các minh họa để giúp sinh viên dễ hiểu và nắm bắt hơn [2].<br />
52<br />
<br />