intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một khái niệm mang tầm nhìn mới về một nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Một nền giáo dục định hình thế giới ngày mai để trang bị cho cá nhân những kĩ năng, kiến thức và các giá trị để sống và làm việc một cách bền vững. Bài viết Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trình bày quan niệm về phát triển bền vững; Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở các cơ sở giáo dục đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững

  1. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đoàn Phan Anh Trúc1, Nguyễn Thị Trung1 Tóm tắt: Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một khái niệm mang tầm nhìn mới về một nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Một nền giáo dục định hình thế giới ngày mai để trang bị cho cá nhân những kĩ năng, kiến ​​ thức và các giá trị để sống và làm việc một cách bền vững. Điều này đòi hỏi nền giáo dục của một xã hội cần tìm cách cân bằng sự phát triển con người và nền kinh tế gắn liền truyền thống văn hóa và tôn trọng tài nguyên thiên nhiên; trường đại học cần chú trọng vào phát triển hành vi cần thiết hướng đến sự phát triển bền vững. Để đáp ứng yêu cầu này, cơ sở đào tạo, các nhà giáo dục, người học và các bên liên quan trong cộng đồng cần nhận thức rõ về tính bền vững trong giáo dục đại học, xác định các nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững thực hiện tầm nhìn mới. Từ khoá: giáo dục, phát triển bền vững, giáo dục đại học, nhân tố 1. Mở đầu Giáo dục luôn được coi là công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa ở Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 (Chương 3, Điều 35) xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. … Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Rõ ràng là không thể đạt được sự phát triển kinh tế bền vững nếu không đầu tư thích đáng vào nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0. Do đó, chất lượng tri thức mà các trường đại học có thể tạo ra là rất quan trọng đối với năng lực cạnh tranh quốc gia để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững (PTBV), mang tầm nhìn mới về một nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Dyer, Selby & Chalkley (2006) cho rằng mỗi cá nhân cần có kiến ​​ thức, kĩ năng, thái độ và giá trị cần thiết để sống và làm việc một cách bền vững. Bài viết này đề cập đến các nhân tố của giáo dục đại học để phát triển bền vững, thách thức của các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, đưa ra các đề xuất, khuyến nghị để các cơ sở giáo dục đại học, trường đại học có thể phát triển và thực hiện các giải pháp đổi mới sáng tạo, đạt mục tiêu PTBV. 2. Nội dung 2.1. Quan niệm về phát triển bền vững Có rất nhiều quan niệm về PTBV. Brundtland cho rằng PTBV để đáp ứng nhu cầu hiện tại không hứa hẹn về khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai. Định nghĩa này nhận thức rõ sự phát triển cần đáp ứng nhu cầu con người và nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên để đáp ứng các nhu cầu hiện tại 1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 160
  2. ĐOÀN PHAN ANH TRÚC - NGUYỄN THỊ TRUNG và tương lai (Brundtland, 1987). Theo Nevin (2008), PTBV đảm bảo cả lợi ích của thế hệ tương lai và khả năng làm cho trái đất tái sinh, trước tiên là môi trường, tiếp đến là công bằng xã hội và chống đói nghèo - những nguyên tắc chính của PTBV. Quan niệm về PTBV cần thay đổi trong tư duy của cả thế giới về bản chất của việc phát triển con người. Sự thay đổi quan điểm này được xem là nhiệm vụ chiến lược của các cơ sở giáo dục đại học. Wals nêu rõ giáo dục là một ngành phục vụ mục đích của con người mà kết quả được nhìn thấy qua sự phản ánh của xã hội. Do đó, trường học và cơ sở giáo dục đại học là nơi thích hợp để bắt đầu thay đổi hành vi vì sự PTBV. 2.2. Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở các cơ sở giáo dục đại học Giáo dục vì sự PTBV là nền giáo dục có thể đảm bảo mọi công dân, từ trẻ em đến người già, có kiến thức về những thay đổi cần thiết, có khả năng xây dựng tầm nhìn về tương lai, có các kĩ năng cần thiết và có động lực để hành động tích cực nhằm tạo ra thay đổi. Theo Schnack (1996), giáo dục vì sự PTBV xây dựng năng lực cho con người; phát triển các khả năng để con người hành xử như một công dân có kiến thức và trách nhiệm hơn. Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho rằng giáo dục vì PTBV là quá trình học tập suốt đời, cung cấp cho người học kiến thức và giáo dục người học trách nhiệm bản thân, có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, có hiểu biết về khoa học và xã hội; và cam kết thực hiện các hành động cá nhân và hợp tác có trách nhiệm. Giáo dục vì sự PTBV tiềm năng trở thành một công cụ để kết nối tốt hơn giữa trường học và doanh nghiệp, giữa nhà trường và cộng đồng. Theo Nguyễn Hoàng Trí, giáo dục vì sự PTBV là môi trường mà ở đó mọi người đều có cơ hội hưởng lợi từ giáo dục, học tập các giá trị, hành vi và cách sống tiến đến một tương lai bền vững. Theo đó, một số mục tiêu giáo dục phải đạt được đó là, (i) Nâng cao vai trò trung tâm của giáo dục và học tập trong bối cảnh chung của phát triển bền vững; (ii) Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong giáo dục vì phát triển bền vững; (ii) Phát triển chiến lược củng cố tiềm năng giáo dục vì phát triển bền vững ở tất cả các cấp. Để đạt được các mục tiêu này, cần xác định các nhân tố quan trọng trong quá trình giáo dục. 2.2.1. Các nhân tố của giáo dục đại học để phát triển bền vững 2.2.1.1. Giảng viên Theo Phạm Hồng Quang: giảng viên đại học phải là trung tâm của sáng tạo đại học, phải đạt chuẩn “nhà giáo mới”, người làm chủ môi trường công nghệ thông tin và truyền thông trong thời đại công nghiệp 4.0; sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi (Phạm Hồng Quang, 2022). Thực vậy, giảng viên phải chủ động thích nghi với sự thay đổi lớn về nền giáo dục mở và bắt kịp công nghệ 4.0. Nền giáo dục mở mà tâm điểm là con người, phục vụ cho con người và vì con người. Tác giả nói thêm rằng, trong nền giáo dục vì PTBV thì người dạy không duy nhất là giáo viên, người học không nhất thiết phải cùng độ tuổi, học liệu không hẳn là sách giáo khoa, kết quả học không chỉ là điểm số, lớp học không đồng nhất là không gian, thời gian cụ thể. Nhận định trên xuất phát từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chưa từng thấy, 161
  3. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG các công cụ hỗ trợ giáo dục phát huy tối ưu vai trò và đang cố tạo ra sự đổi mới thay thế nhiệm vụ của người dạy trong thời đại mới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giảng viên cùng nhà trường phải thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách làm, chủ động tạo ra môi trường trí tuệ sáng tạo trong dạy - học. Giảng viên cần tạo nguồn cảm hứng sáng tạo để có thể tiếp thu những tinh hoa của thời đại. Khi công nghệ hiện đại đã bước chân vào mọi lĩnh vực của xã hội, ngự trị ở nhiều khía cạnh của cuộc sống kể cả trí não của con người, thì vai trò của người giảng viên đại học cần nâng tầm vóc mới. Chúng ta phải tạo ra sự khác biệt, đó là sự khác biệt giữa người thật và người máy. Chúng ta dạy cho người học với phương pháp, nội dung mà người máy không thể thực hiện được. Nếu không, giảng viên sẽ bị thất nghiệp vì người máy đã có thể đảm nhận các nhiệm vụ của mình. Vì vậy, giảng viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, chủ động cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học hiệu quả và cập nhật nội dung chương trình tiên tiến theo xu hướng phát triển của xã hội. 2.2.1.2. Người học Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ tư tưởng chỉ đạo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về xây dựng con người Việt Nam trong điều kiện mới, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như bối cảnh kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Một trong những nội dung đó là khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển và kiên định phát triển con người Việt Nam toàn diện. Đảng ta chủ trương: “…, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”. Đại hội XIII cũng chỉ rõ: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. …” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). UNESCO cho rằng, giáo dục vì sự PTBV “trao quyền cho người học tự học tập kiến thức, kĩ năng, giá trị và thái độ, đưa ra các quyết định sáng suốt, thực hiện các hành động có trách nhiệm vì sự toàn vẹn của môi trường, kinh tế và công bằng xã hội”. UNESCO cũng cho rằng giáo dục vì sự PTBV là quá trình học tập suốt đời. Quá trình này thể hiện nhiệm vụ của người học là: • Học để biết - kiến thức, giá trị và kĩ năng • Học để làm - vận dụng kiến thức, giá trị và kĩ năng chủ động tham gia vào công việc trong xã hội. • Học để chung sống - dùng kiến thức, giá trị và kĩ năng hoà hợp trong cộng đồng, giữa các nền văn hóa và trên quốc tế. • Học để tồn tại - dùng kiến thức, giá trị và kĩ năng để có được hạnh phúc cá nhân và gia đình. 162
  4. ĐOÀN PHAN ANH TRÚC - NGUYỄN THỊ TRUNG • Học để thay đổi bản thân và xã hội - kiến thức, giá trị và kĩ năng để tự đánh giá bản thân và trở thành công dân tích cực (UNESCO, 2010). Giáo dục vì sự PTBV cần xây dựng cho người học những chuẩn giá trị để người học tự thích ứng với thời đại. Trường đại học xây dựng những chuẩn kiến thức đáp ứng nhu cầu của hiện tại và tương lai; trang bị cho người học những kĩ năng cần thiết để người học chủ động thích ứng, tồn tại và phát triển. Trường đại học cũng cần tạo dựng cho người học niềm tin và hứa hẹn trong lai về một nền giáo dục. Qua đó, người học có thể học tập tích cực, đưa ra quyết định sáng suốt, thực hiện đam mê trong học tập nghiên cứu và hướng đến phát triển bền vững vì lợi ích của bản thân, người khác và trong tương lai. 2.2.2. Phát triển bền vững là một quá trình học tập và học suốt đời Scott và Gough (2003) cho rằng tính bền vững là một quá trình mà qua đó chúng ta sẽ cần học cách sống hòa hợp hơn với môi trường. Phát triển bền vững là một quá trình học tập mà qua đó chúng ta có thể học cách xây dựng năng lực của chúng ta để sống bền vững hơn. Các tác giả cho rằng quá trình PTBV khó có thể diễn ra nếu không có học tập bền vững đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực và đa dạng. Mối liên hệ giữa PTBV và học tập, học suốt đời rất có ý nghĩa đối với bối cảnh các trường đại học hiện nay. Học cách học theo những cách mới và khác biệt là một kĩ năng quan trọng đối với cả sinh viên và giảng viên. Đó là cách chuyển từ trải nghiệm, cảm giác sang hiểu và hành động; cách đặt câu hỏi đúng về các vấn đề môi trường và phát triển; để tìm kiếm thông tin liên quan ở đâu và như thế nào; cách sử dụng kiến ​​ thức hiện có của bản thân và sự hiểu biết sâu sắc của người khác để đánh giá, phân tích, diễn giải và phê bình thông tin sao cho có ý nghĩa, đồng thời sử dụng những hiểu biết mới của mình để đưa ra các quyết định phù hợp. Để thúc đẩy phát triển bền vững như là một quá trình học tập, học suốt đời, các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học cần: • Nâng cao mức độ phù hợp của việc giảng dạy và nghiên cứu đối với thực tiễn xã hội; • Nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu; • Thu hẹp khoảng cách giữa khoa học và giáo dục, giữa tri thức và giáo dục truyền thống; • Tăng cường tương tác với các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp địa phương; • Cung cấp quyền truy cập vào kiến thức khoa học có chất lượng tốt; ​​ • Giúp học sinh có được những năng lực cần thiết để làm việc cùng nhau trong các nhóm đa ngành và đa văn hóa; • Đưa xu hướng toàn cầu vào môi trường học tập cá nhân; • Thông qua các quá trình tiếp cận giáo dục và phục vụ cộng đồng, các cơ sở giáo dục đại học cần tạo cầu nối giữa việc tạo ra tri thức và ứng dụng tri thức cho xã hội; • Các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò chủ chốt trong quá trình học tập suốt đời 163
  5. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG trong xã hội. Nó tạo ra sự thay đổi từ môi trường học tập truyền thống sang quá trình tự học tập và học tập suốt đời; • Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy, mà còn là trung tâm nghiên cứu của xã hội, do đó, các nghiên cứu được thực hiện bởi cán bộ giảng viên hoặc sinh viên hoặc các nhóm nghiên cứu nên hướng tới cộng đồng vì sự phát triển bền vững. 2.2.3. Giảng dạy, nghiên cứu và tham gia cộng đồng Các cơ sở giáo dục đại học chiếm một vị trí quan trọng trong việc định hướng các thế hệ tương lai học cách ứng phó với sự phức tạp của PTBV. Các trường đại học tạo thành mối liên kết giữa việc tạo ra tri thức và chuyển giao cho xã hội. Đổi mới giáo dục vì sự PTBV cần chú trọng mối quan hệ giữa giảng dạy, nghiên cứu và tham gia cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng rất quan trọng đối với phát triển giáo dục bền vững vì nó đặt ra các câu hỏi về tính bền vững và giúp các cơ sở giáo dục đại học xác định những đóng góp của người học, tạo cơ hội cho sinh viên – người học tham gia vào các chương trình cung cấp hoạt động trải nghiệm thực tế. 2.2.4. Thách thức của các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học Okorodudu-Fubara (2008) đã đưa ra những thách thức đối với PTBV trong giáo dục đại học: -- Khả năng lãnh đạo -- Văn hóa và đạo đức công việc -- Cơ sở hạ tầng -- Làm việc nhóm -- Tự do học thuật -- Trì hoãn thay đổi -- Trợ cấp tài chính -- Thiếu sự nhận thức đầy đủ về tầm nhìn, do đó có thể không hiểu được mục đích của sự thay đổi. -- Không đủ năng lực để học các kĩ năng mới -- Đào tạo và giáo dục không đầy đủ -- Sợ những điều chưa biết -- Thiếu các điều kiện để thực hiện thay đổi 2.2.5. Các đề xuất, khuyến nghị Để các cơ sở giáo dục đại học, trường đại học có thể hoạt động hiệu quả vì sự PTBV, tất cả các thành viên trong cơ sở giáo dục - từ cán bộ quản lí đến giảng viên, sinh viên và người lao động - đóng vai trò chủ chốt gắn chặt cộng đồng xã hội. Sau đây là những đề xuất cho việc phát triển giáo dục đại học bền vững: 164
  6. ĐOÀN PHAN ANH TRÚC - NGUYỄN THỊ TRUNG - Nêu cao tầm nhìn, vai trò lãnh đạo, quản lí trong cơ sở giáo dục đại học theo xu hướng phát triển bền vững. Tầm nhìn đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tiễn tạo đà cho sự phát triển, phải nhìn nhận đúng xu thế khách quan mới xác định mục tiêu và định hướng đúng. Các cơ sở giáo dục, các trường đại học cần dựa vào tình hình thực tiễn và dựa vào những tiềm năng để xác định tầm nhìn giáo dục của đơn vị mình. - Các cơ sở giáo dục đại học, các trường đại học cần cung cấp dịch vụ giáo dục đại học chất lượng cao, khẳng định thương hiệu các ngành nghề đào tạo trong nước, khu vực và quốc tế để có thể hội nhập quốc tế về giáo dục. Chất lượng các ngành nghề đào tạo được xã hội công nhận và đánh giá tốt thông qua việc sinh viên ra trường có việc làm đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động về các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường, xã hội và thế giới. Các cơ sở giáo dục đại học đưa ra mục tiêu đào tạo sinh viên có khả năng làm việc không những cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong nước mà còn có khả năng cạnh tranh làm việc cho các công ty đa quốc gia. - Nâng cao nhận thức của tất cả những cá nhân, tổ chức liên quan về tầm nhìn giáo dục vì sự phát triển bền vững: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên và người lao động trong các cơ sở giáo dục đại học cần hiểu rõ giáo dục vì sự phát triển lâu dài, giáo dục vì tương lai. Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong xu hướng phát triển, tự bồi dưỡng kiến thức và trang bị kĩ năng để kịp thích ứng với sự thay đổi của môi trường, xã hội và bắt kịp sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ. - Đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên cần thể hiện thái độ tích cực trong hợp tác, sẵn sàng thay đổi để bắt kịp xu thế phát triển của xã hội và phù hợp với quy luật phát triển. Thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách dạy phù hợp với xu hướng chung, cập nhật kiến thức mới, phương pháp giảng dạy mới khi trí tuệ nhân tạo có khả năng ngự trị trong giáo dục, có khả năng làm nhiều việc thay thế nhiệm vụ của giảng viên. Giảng viên phải nhanh chóng tạo sự khác biệt trong cách thức truyền tri thức cho người học, bằng cách mà người máy không thể làm được. - Truyền thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học, tuy nhiên cần truyền thông cạnh tranh lành mạnh vì phát triển bền vững. Truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh về chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, về quy mô đào tạo, về mục tiêu, về tầm nhìn, về triết lí giáo dục,… của các cơ sở giáo dục đại học, trường đại học. Truyền thông cần đảm bảo tính trung thực và không được đánh lừa người học tiềm năng thì mới góp phần đảm bảo phát triển giáo dục bền vững. - Cơ sở giáo dục đại học, trường đại học cần tham vấn và vận động chính sách với cộng đồng. - Cơ sở giáo dục đại học, trường đại học, đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên phải không ngừng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên tại các 165
  7. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG trường đại học. Vì vậy, cần đặt nặng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn trong công tác đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy; chú trọng đổi mới sáng tạo hoạt động nghiên cứu khoa học theo xu hướng phát triển. - Cơ sở giáo dục đại học, trường đại học cần giám sát thường xuyên hoạt động giáo dục và đánh giá sản phẩm giáo dục. Đây là nhiệm vụ đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Giám sát và đánh giá sản phẩm giáo dục nhằm phát huy và cải tiến kịp thời sản phẩm giáo dục, khắc phục những bất cật không phù hợp với xu hướng phát triển. Giám sát hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu tuyển sinh đến hoạt động giảng-dạy và kiểm tra đánh giá, đánh giá chuẩn đầu ra. Việc giám sát được thực hiện thường xuyên nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế và cải tiến chất lượng. Việc đánh giá sản phẩm giáo dục phải qua cộng đồng, qua sự đánh giá phản hồi của nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động. Đánh giá sản phẩm giáo dục phải được thực hiện hằng năm, trên cơ sở đó phát huy những giá trị hiện có về chương trình đào tạo đồng thời thay đổi những bất cập chưa hợp lí trong chương trình đào tạo. 3. Kết luận Giáo dục vì sự phát triển bền vững đã trở thành một vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường động lực cho cả cá nhân và cơ sở giáo dục đại học trong việc phát triển và thực hiện các giải pháp đổi mới sáng tạo. Giáo dục vì sự phát triển bền vững là cơ hội trao quyền cho người học và học tập suốt đời, không chỉ học trong sách vở, trường lớp mà còn học mọi lúc mọi nơi. Người học chủ động sáng tạo trong con đường khám phá tri thức. Nhà quản lí và giảng viên phải bắt kịp sự phát triển, nhanh chóng thích ứng và thay đổi kịp thời để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ tốt cộng đồng hiện tại và cả trong tương lai. Từng cá nhân và cơ sở giáo dục đại học không chỉ đơn giản là chuyển giao kiến ​​thức và nâng cao kĩ năng, mà còn có kĩ năng làm việc với cộng đồng, tự chịu trách nhiệm với hành động của mình để góp phần phát triển giáo dục bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Brundtland, G (ed.) (1987). Our Common Future: The World Commission on Environment and Development. Oxford: Oxford University Press. Dyer, A., Selby, D. & Chalkley, B. (2006). A centre for excellence in education for sustainable development. Journal of Geography in Higher Education. 30(2), 307- 312. https://doi.org/10.1080/03098260600717406 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tập I (tr. 215 - 216, 231); Tập II. NXB Chính trị quốc gia Sự thật. Hà Nội Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992). 166
  8. ĐOÀN PHAN ANH TRÚC - NGUYỄN THỊ TRUNG Phạm Hồng Quang (2022). Thách thức đối với giáo dục đại học để phát triển bền vững trong tương lai, https://orcid.org/0000-0001-9845-6222 Okorodudu - Fubara, M. T. (2008). Education for Sustainable Development in Higher Education: A convenient vision paper presented at the SIDA sponsored West and Central Africa Regional Training Workshop on ESD organized by OAU, Ile-Ife in collaboration with Ramboll Natura AB, Sweden and Rhodes University, South Africa. 7-17 July 2008. Nevin, E. (2008). Education and sustainable development, Policy and Practice: A Development Education Review, Vol. 6, Spring, pp. 49-62. Nguyễn Hoàng Trí (2017). Giáo dục vì phát triển bền vững - Một cách nhìn mới. http:// mabvietnam.com Schnack, K. (1996) Internationalisation, democracy and environmental education, in S. Breiting and K. Nielsen (eds), Environmental Education Research in the Nordic Countries, The Royal Danish School of Educational Studies, Copenhagen. Scott, W. & Gough, S. (2003). Sustainable Development and Learning: Framing the issues. London and New York. Routledge. UNESCO (2010). Teaching and Learning for a Sustainable Future. Module 4. http://esd. ehou.edu.vn/giao-duc-vi-su-phat-trien-ben-vung/ Wals, A. (Ed). (2005). Curriculum Innovations in Agriculture Education. The Hague. Elsevier Overheid. Website:https://vnexpress.net/phat-trien-ben-vung-xu-huong-moi-trong-giao-duc-dai- hoc-4376512.html HIGHER EDUCATION FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT DOAN PHAN ANH TRUC, NGUYEN THI TRUNG Quang Nam University Abstract: Education for sustainable development is a concept for a new vision of education in general and university education in particular. It is an education that can shape the world of tomorrow, equipping individuals in societies with skills, knowledge and values to live and work sustainably. This requires the education in a society to seek for how to balance human and economic development attached to cultural tradition and respect for natural resources. Therefore, universities should focus on developing basic behaviors towards sustainability. To reach sustainable development, universities, educators, learners and other stakeholders from the community need to be aware of sustainability in university education, identify key factors in the strategy of sustainable development to fulfill these visions. Keywords: Education, sustainable development, university education, factors. 167
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1