intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục kĩ năng sống với việc nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ các tài liệu có liên quan, từ đó góp phần bổ sung cơ sở lí luận cho công tác giáo dục và bồi dưỡng thanh niên-sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục kĩ năng sống với việc nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên hiện nay

  1. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VỚI VIỆC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN HIỆN NAY Võ Đình Dũng1 Tóm tắt: Để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, thịnh vượng thì mỗi cá nhân, nhất là thanh niên - sinh viên có vai trò quan trọng trong việc nêu cao tinh thần trách nhiệm xã hội. Để thực hiện được điều đó, thanh niên - sinh viên không chỉ đơn thuần trang bị cho mình những tri thức khoa học mà còn cần hình thành được các kĩ năng sống. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên - sinh viên là điều cần phải quan tâm. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ các tài liệu có liên quan, từ đó góp phần bổ sung cơ sở lí luận cho công tác giáo dục và bồi dưỡng thanh niên-sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Thanh niên - sinh viên, giáo dục kĩ năng sống, trách nhiệm xã hội. 1. Đặt vấn đề Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, hiện nay Việt Nam có hơn 22,1 triệu thanh niên, sinh viên; một lực lượng đông đảo của xã hội và có ý nghĩa to lớn trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước để góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời kì hội nhập. Giáo dục kĩ năng sống cho thanh niên, sinh viên là góp phần rèn luyện, hình thành cho thế hệ trẻ không những sống có trách nhiệm, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, mà còn tạo ra sự tự tin, hứng thú, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của trách nhiệm xã hội là đóng góp vào sự phát triển bền vững. Trách nhiệm xã hội trở thành một phần quan trọng trong việc đo lường năng lực hoạt động chung và khả năng duy trì hoạt động một cách có hiệu quả của một cá nhân hay tổ chức nào đó. Chính vì thế mà trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên và vai trò của giáo dục kĩ năng sống trong phát huy trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên là một cách tiếp cận rất phù hợp với đối tượng thanh niên, sinh viên trong bối cảnh kĩ năng sống đang được xem trọng trong các chương trình giáo dục như hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Kĩ năng sống Kĩ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày2. 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 2. Life Skills Education for Children and Adolescents in Schools, 1997 4
  2. VÕ ĐÌNH DŨNG 2.1.2. Giáo dục kĩ năng sống Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày. 2.1.3. Thanh niên - sinh viên Theo Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2012): Thanh niên, sinh viên là những người trưởng thành và đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng. Họ là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nhất định của xã hội, là những người trẻ tích cực, năng động nhạy cảm với những thay đổi của xã hội và dễ thích nghi với sự thay đổi đó. 2.2. Đặc điểm của xã hội hiện nay và trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên 2.2.1. Đặc điểm của xã hội hiện nay Chúng ta đang sống trong thời đại của thế kỷ XXI. Thời đại của sự phát triển về khoa học, nhất là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang tác động từng ngày từng giờ đến với nhân loại. Xu thế toàn cầu hóa đã làm thay đổi mọi mặt trong đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế… Nhân loại đang mong muốn và hình thành các giá trị chung của đạo lí toàn cầu như tính người, tình người, yêu hòa bình, hữu nghị… Điều đó, vừa tạo ra thời cơ nhưng cũng là thách thức không nhỏ với chúng ta như: về dân tộc, môi trường, bệnh tật, an sinh xã hội, các giá trị đạo đức, văn hóa… Thực vậy, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo biết bao nhiêu là bộn bề phức tạp của cuộc sống đặt ra, đòi hỏi con người cần phải thực sự mạnh mẽ và tỉnh táo để có thể đương đầu, vượt qua trở ngại. Vì thế, để có thể bắt nhịp cùng với xu thế của thời đại cũng như đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra, con người hiện đại không những cần ra sức chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức mà còn cần phải chăm chỉ học tập rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như việc tiếp thu kiến thức vậy. Kĩ năng sống có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người. Một con người có được những kĩ năng sống tốt sẽ thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh sống, có thể ứng phó với mọi sự biến đổi bất thường trong cuộc sống, biến khó thành dễ, chuyển bại thành thắng, biến vất vả chông gai thành điều kiện, cơ hội. Để có thể hòa nhập, thích ứng, sống và làm việc thành công trong cuộc sống hiện đại hôm nay, hành trang của bạn trẻ cần chuẩn bị nhiều thứ: tri thức, vốn văn hóa, ngoại ngữ,… đặc biệt là những kĩ năng sống cần thiết. Thiếu kĩ năng sống, thiếu kinh nghiệm làm việc, dễ bị lạm dụng, sống vô tâm là một thực trạng phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Sẽ không bao giờ là muộn nếu thanh niên, sinh viên có đủ nghị lực và quyết tâm. Ngược lại, nếu buông bỏ, điều đó dự báo những điều tồi tệ sẽ đến ở tương lai. Nhà tâm lí học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã khẳng định: “Sự thành 5
  3. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VỚI VIỆC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI... công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống, một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, những mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu, đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kĩ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống, thích ứng và hòa nhập với môi trường một cách tốt nhất, góp phần phát triển xã hội. 2.2.2. Trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên Trách nhiệm xã hội là một lí thuyết đạo đức, trong đó các cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, và các hành động của một cá nhân phải mang lợi ích vì mục tiêu phát triển của xã hội. Thông thường trách nhiệm xã hội bao gồm những ván đề như bảo vệ môi trường, bảo vệ những giá trị văn hóa cộng đồng, góp phần phát triển và đóng góp cho cộng đồng, xã hội; thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân theo quy định của nhà nước, đảm bảo bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân khác trong xã hội… Trách nhiệm xã hội bao gồm: khả năng biết xem xét liệu ứng xử của chính bản thân có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội,… và khả năng thể hiện sự tự tin, chủ động, có ý thức trách nhiệm đồng chia sẻ công việc với các thanh viên khác (Nguyễn Thanh Bình, 2013, tr.16). Bên cạnh đó, Luật Thanh niên năm 2020 tại chương 2: Trách nhiệm của thanh niên quy định rõ thanh niên phải có trách nhiệm với Tổ quốc, Nhà nước và xã hội, gia đình và bản thân. Từ đó, chúng ta có thể nhìn nhận trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên là nhận thức và hành động của thanh niên, sinh viên đối với những tác động của bản thân đến sự phát triển bền vững của xã hội. Trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay bao gồm: Thứ nhất, các nhóm trách nhiệm đối với Tổ quốc: Thanh niên, sinh viên phải nhận thức, phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận biết và đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thứ hai, các nhóm trách nhiệm đối với xã hội: Thanh niên, sinh viên phải trau dồi học tập, chiếm lĩnh tri thức; xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Thứ ba, các nhóm trách nhiệm đối với gia đình: Kính trọng, hiếu thảo đối với ông 6
  4. VÕ ĐÌNH DŨNG bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Thứ tư, các nhóm trách nhiệm đối với bản thân: Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống và ứng xử. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng, tiếp cận nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn. Phát huy tinh thần sáng tạo, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động. Rèn luyện, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần. Trang bị kiến thức về kĩ năng sống, kĩ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống các tác hại từ không gian mạng. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 2.3. Giáo dục kĩ năng sống đối với việc nâng cao trách nhiệm xã hội cho thanh niên, sinh viên hiện nay Kĩ năng sống là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi cá nhân, giúp cho con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống (Nguyễn Thanh Bình, 2013, tr.8). Với góc nhìn trong phạm vi của bài viết này thì trách nhiệm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần vào sự phát triển bền vững cho xã hội. Ngoài ra, giáo dục kĩ năng sống giúp thanh niên hiểu biết về nhân cách, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị sống căn bản được xã hội thừa nhận và tôn trọng (đạo đức, văn hóa, niềm tin,...) thành giá trị sống của bản thân, được biểu hiện thông qua các kĩ năng sống trong mọi hoàn cảnh và tình huống của cuộc sống. Thanh niên nếu thiếu kĩ năng sống rất dễ rơi vào các cạm bẫy như cờ bạc, rượu chè, ma túy,… giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy hành vi tích cực giảm thiểu các vấn đề xã hội khác. Dựa vào bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thì giáo dục kĩ năng sống cũng được chia thành bốn nhóm chính: Nhóm học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng nhận thức như: kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán; kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng ra quyết định và kĩ năng tự nhận thức được hậu quả … Nhóm học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng thiết lập mục tiêu cá nhân và kĩ năng quản lí bản thân và kĩ năng chịu trách nhiệm… Nhóm học để cùng chung sống (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân; kĩ năng giao tiếp hiệu quả; kĩ năng xác định giá trị bản thân; kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng thể hiện sự cảm thông… Nhóm học để tự khẳng định mình (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: 7
  5. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VỚI VIỆC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI... kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc; kĩ năng của trí tuệ cảm xúc và kĩ năng tự tin của bản thân … Bốn nhóm kĩ năng sống này đã tác động và thể hiện vai trò của mình đến việc hình thành kiến thức về trách nhiệm xã hội, định hình giá trị bản thân, xây dựng thái độ và tác động đến hành vi của thanh niên, sinh viên trong thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân. 2.4. Giải pháp góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên qua việc giáo dục kĩ năng sống Thứ nhất, hình thành kiến thức về trách nhiệm xã hội cho thanh niên, sinh viên thông qua nhóm kĩ năng học để biết. Đối với Tổ quốc, thanh niên, sinh viên sử dụng nhóm kĩ năng nhận thức để tích cực học tập văn hóa, lịch sử, từ đó biết và hiểu truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. Rèn luyện cho bản thân sự kiên định, đương đầu với cảm xúc và căng thẳng để cố gắng học hỏi những kĩ thuật, sáng tạo, xung kích đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngoài ra thanh niên, sinh viên cũng phải rèn luyện sự kiên định trước các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc để không bị lôi kéo ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư tưởng của bản thân. Đối với xã hội, nhóm kĩ năng nhận thức giúp thanh niên nắm rõ chính sách, pháp luật và nghĩa vụ của công dân. Đối với gia đình, thanh niên rèn luyện kĩ năng nhận thức sẽ biết được ý nghĩa của đạo đức gia đình gồm hiếu thảo, tôn trọng ông bà cha mẹ, nhận biết được các hủ tục văn hóa lạc hậu không cần thiết. Ngoài ra phải dùng kĩ năng đương đầu với cảm xúc để đương đầu với một số căng thẳng trong gia đình để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Đối với bản thân, thanh niên, sinh viên cần sử dụng kĩ năng đương đầu với căng thẳng, tự nhận thức, sự kiên định để biến bản thân thành một người không ngại học hỏi. Từ đó mới cố gắng học tập nâng cao trình độ, kiến thức kĩ năng, khoa học kĩ thuật và văn hóa xã hội. Thứ hai, trực tiếp tác động đến hành vi của thanh niên, sinh viên trong thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua nhóm kĩ năng học để làm. Thanh niên, sinh viên sử dụng nhóm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ để trau dồi kĩ năng sáng tạo, kĩ năng nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, khởi nghiệp; đa dạng hóa các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng thanh niên, sinh viên cần sử dụng kĩ năng tư duy phê phán để đẩy lùi những hoạt động gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Thanh niên, sinh viên phải dùng kĩ năng ra quyết định thẳng thắn trao đổi những khó khăn của bản thân mình với gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em để mối quan hệ trong gia đình không trở nên căng thẳng. Tham gia các lớp tập huấn về phòng chống bạo lực gia đình. Thẳng thắn đưa ra các vấn đề về hủ tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình để không còn hiện tượng tảo hôn, cướp vợ tại các vùng cao. 8
  6. VÕ ĐÌNH DŨNG Thứ ba, xây dựng thái độ của thanh niên, sinh viên trước các trách nhiệm xã hội đặt ra thông qua nhóm kĩ năng học để chung sống. Nhóm kĩ năng xã hội sẽ giúp thanh niên, sinh viên hình thành một thái độ khách quan khi tiếp xúc với các âm mưu, thủ đoạn gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, từ đó có thái độ tỉnh táo báo cáo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền để trực tiếp giải quyết hoặc tìm cách phản biện lại những âm mưu, thủ đoạn ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc một cách văn minh. Thanh niên, sinh viên sử dụng các kĩ năng tương tác, kĩ năng cảm thông và thấu cảm, kĩ năng đứng vững trước áp lực tiêu cực của người khác để trau dồi học hỏi, xây dựng tập thể vững mạnh, các mô hình sản xuất, kinh doanh từ đó có kinh nghiệm cho bản thân sau này. Sử dụng kĩ năng giao tiếp hiệu quả để tuyên truyền các hoạt động và dự án bảo vệ môi trường, sử dụng kĩ năng quan hệ mang những dự án bảo vệ môi trường từ các thành phố lớn về địa phương của mình nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường. Tích cực rèn luyện kĩ năng nói chuyện trước đám đông để tham gia vào các buổi Seminar, Workshop để tăng cường tương tác đến quý thầy cô, những giáo sư đầu ngành để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Cảm thông – thấu cảm – chia sẻ đối với những mảnh đời bất hạnh của xã hội để cống hiến và giúp đỡ cho xã hội nhiều hơn. Thứ tư, hỗ trợ cho việc định hình giá trị của thanh niên, sinh viên đối với trách nhiệm xã hội thông qua nhóm kĩ năng học để tự khẳng định mình. Nhóm kĩ năng cá nhân sẽ giúp thanh niên, sinh viên trong thời đại ngày nay tìm kiếm thông tin để nắm bắt xu hướng của thế giới, từ đó tìm ra và đưa những tinh hoa văn hóa của dân tộc tới bạn bè quốc tế, đây cũng chính là một trong những trách nhiệm đối với Tổ quốc trong xây dựng hình ảnh con người và sức mạnh mềm của Việt Nam. Đối với xã hội, thanh niên, sinh viên phải chủ động tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, rèn luyện cho mình những kĩ năng nói chuyện trước đám đông để xung kích đi đầu trong tham gia từng bước vào các dự án khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học vừa có thể kiếm thêm thu nhập vừa có thể tạo ra các giá trị cống hiến cho nhà nước và xã hội. Đối với gia đình, mỗi thanh niên cần phụ giúp gia đình, giúp đỡ ông bà cha mẹ bằng những hành động cụ thể. Đối với bản thân, sau khi tích cực sáng tạo và phản biện trong học tập thì mỗi thanh niên, sinh viên phải tìm cơ hội cho bản thân mình trải nghiệm, thực hành và rút kinh nghiệm từ những điều đã được học, từ đó nâng cao kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. Mỗi thanh niên, sinh viên phải phát huy vai trò xung kích không rụt rè lo sợ trước những tình huống bất ngờ xảy ra. 3. Kết luận Giáo dục kĩ năng sống không phải là một vấn đề mới nảy sinh mà là nhu cầu từ lâu nhưng chưa thật sự được quan tâm đúng mức trong xã hội cũng như ở trường học. Giáo dục kĩ năng sống cho thanh niên, sinh viên là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm, đánh giá đúng của ngành Giáo dục - Ðào tạo và toàn xã hội. Đất nước đang thay đổi từng ngày, trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên luôn gắn liền với sứ mệnh và sự phát triển của đất 9
  7. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VỚI VIỆC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI... nước, dân tộc. Do vậy, việc tham gia rộng rãi vào các hoạt động giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội của thanh niên, sinh viên sẽ làm phong phú và nâng cao vai trò của trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân, là động lực, sức mạnh, là nhân tố góp phần tạo ra năng lực cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, trong sự hội nhập và giao lưu quốc tế; thực hiện thành công mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thanh Bình (2013). Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. Học viện Quản lí giáo dục. (2020). Trách nhiệm của thanh niên, sinh viên- lí thuyết, thực tiễn và những vấn đề đặt ra. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Công Khanh (2013). Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống- giúp bạn gặt hái thành công. NXB Đại học Sư phạm. Quốc hội ( 2020). Luật Thanh niên. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Tiêu chuẩn Quốc gia (2013). Hướng dẫn về Trách nhiệm xã hội (Guidance on social reponsibility). Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ. Nguyễn Quang Uẩn (2008). “Khái niệm kĩ năng sống xét theo góc độ tâm lí học”. Tạp chí Tâm lí học 6 (111). UNESCO (2003). Life skills - The bright to Human Capabilities. LIFE SKILLS EDUCATION WITH SOCIAL RESPONSIBILITY ENHANCEMENT FOR YOUTH AND STUDENTS NOWADAYS VO DINH DUNG Quang Nam University Abstract: In order to build a more developed and prosperous country, each individual, especially youth-students, plays an important role in upholding the spirit of social responsibility. To do that, youth-students not only equip themselves with scientific knowledge but also need to form life skills. Therefore, in the current period, the life skills education to enhance the social responsibility of youth-students is a matter of concern. The article uses the method of document analysis from relevant documents, thereby contributing to supplementing the theoretical basis for educating and training of youth- students in the present period. Keywords: Youth-students, life skills education, social responsibility. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2