intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - một vấn đề cần quan tâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

67
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục lý luận chính trị là một nội dung trong giáo dục con người toàn diện và có ý nghĩa quan trọng trong các trường đại học hiện nay. Bởi vì, giáo dục lý luận chính trị góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản trong nhân cách sinh viên, cho sinh viên phương pháp luận khoa học, giúp họ có một công cụ nhận thức sâu sắc để định hướng và hành động trong thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sáng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - một vấn đề cần quan tâm

  1. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY - MỘT VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TS. Phan Thị Hồng Duyên* Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Tóm tắt Giáo dục lý luận chính trị là một nội dung trong giáo dục con người toàn diện và có ý nghĩa quan trọng trong các trường đại học hiện nay. Bởi vì, giáo dục lý luận chính trị góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản trong nhân cách sinh viên, cho sinh viên phương pháp luận khoa học, giúp họ có một công cụ nhận thức sâu sắc để định hướng và hành động trong thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sáng. Vì vậy, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Từ khóa: Giáo dục lý luận chính trị; sinh viên; hiện nay I. MỞ ĐẦU Thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, là lực lƣợng lao động chủ yếu của xã hội. Đây là nguồn nhân lực cơ bản đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, và loài ngƣời đang bƣớc vào thời đại của nền kinh tế tri thức. Sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trƣờng, sẽ trở thành những giáo viên, giảng viên, cán bộ lãnh đạo quản lí, những nhà kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, y tế... Vì vậy, giáo dục nói chung, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên nói riêng là có tính chiến lƣợc, quyết định đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc. II. NỘI DUNG 2.1. Lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong việc giành và giữ chính quyền. Nó phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp đối với quyền lực nhà nƣớc. * Phó trƣởng Phòng Đào tạo và Quản lý nghiên cứu khoa học 579 |
  2. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Với nền tảng là học thuyết Mác - Lênin, “các môn Lý luận chính trị ở nƣớc ta đƣợc hình thành và là hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lý luận này phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các môn Lý luận chính trị bao gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học và đƣợc mở rộng với việc nghiên cứu về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Nhà nƣớc và pháp luật…” [3, tr.8]. Cùng với các lý luận khoa học khác, lý luận chính trị đã thực sự trở thành một khoa học hƣớng dẫn cho Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động hoàn thành sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình. Trong thời đại ngày nay, lý luận chính trị vẫn thể hiện sức sống của nó trong tiến trình nhân loại xây dựng một thế giới hòa bình và tiến bộ. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nƣớc Việt Nam theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” [4, tr.83]. Lý luận Mác - Lênin cùng với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh tiếp tục là “kim chỉ nam”, là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đƣa đất nƣớc ta tiến bƣớc vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Giáo dục lý luận chính trị, theo V.I. Lênin, chủ yếu là đem lại cho nhân dân lao động những hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, về thế giới quan khoa học, biến nó thành niềm tin, lý tƣởng, những nguyên tắc đạo đức, nhằm gạt bỏ những tàn dƣ của tƣ tƣởng cũ, lạc hậu, tiếp thu tƣ tƣởng mới, tƣ tƣởng tiên tiến. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục lý luận chính trị tác động trực tiếp đến con ngƣời, đến tƣ tƣởng, đạo đức và khả năng thực hành công việc của mỗi ngƣời, giúp họ khắc phục những tƣ tƣởng lạc hậu, nâng cao tƣ tƣởng chính trị, tinh thần tự giác, tính tích cực trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới. Tác giả Dƣơng Xuân Ngọc cho rằng: “Giáo dục lý luận chính trị là hoạt động nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phƣơng pháp tƣ duy và phƣơng pháp làm việc biện chứng, khoa học góp phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong xã hội…” [10, tr.332]. |580
  3. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Nhƣ vậy, có thể hiểu một cách khái quát giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là quá trình giáo dục truyền thụ những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành ở sinh viên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Từ đó, giúp cho sinh viên có tư duy khoa học, đạo đức cách mạng, năng lực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. 2.2. Vai trò của việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Thứ nhất, giáo dục lý luận chính trị góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và phƣơng pháp luận khoa học cho sinh viên. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Bởi vì, các môn Lý luận chính trị, đặc biệt là môn Triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tƣ duy, cung cấp cho sinh viên một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò, vị trí của con ngƣời trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó, giúp cho mỗi sinh viên có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Giáo dục lý luận chính trị ở trƣờng đại học không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của môn học, mà còn phải giúp họ phát triển năng lực tƣ duy lý luận, hình thành thế giới quan khoa học, phƣơng pháp luận cách mạng, góp phần xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, từng bƣớc xây dựng và bồi dƣỡng, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa và về kinh tế chính trị học mácxít, cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo việc xác định phƣơng pháp, khả năng áp dụng phƣơng pháp hợp lý, hiệu quả nhất trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Điều đó, làm hình thành lý tƣởng, niềm tin vào cuộc sống và định hƣớng hoạt động nhận thức cũng nhƣ hoạt động thực tiễn của sinh viên trong quá trình học tập và công tác sau này.. Ngoài ra, giáo dục lý luận chính trị còn cung cấp cho sinh viên phƣơng pháp nhận thức và hành động một cách khoa học để giải thích tự nhiên và lịch sử theo một lôgíc chặt chẽ, đồng thời, trang bị cho họ phƣơng pháp luận đúng đắn trong học tập và nghiên cứu khoa học - đó là phƣơng pháp biện chứng. Ph. Ăngghen đã nói: “Toàn bộ 581 |
  4. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… của quan điểm của C. Mác không phải là một học thuyết, mà là một phƣơng pháp, nó không đƣa ra những giáo điều định sẵn, mà là những điểm xuất phát cho việc nghiên cứu thêm và phƣơng pháp cho việc nghiên cứu này” [8, tr.545]. Hơn nữa, đối với sinh viên, nắm đƣợc tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng là để tiếp thu các môn khoa học khác có hiệu quả hơn. Có thể khẳng định, việc giáo dục lý luận chính trị là tiền đề để sinh viên xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng; xây dựng niềm tin khoa học, củng cố định hƣớng chính trị, lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, giúp họ nâng cao nhận thức lý luận, ý thức chính trị, nhạy bén và xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tiễn, sống có lý tƣởng, có ƣớc mơ để học tập và cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Thứ hai, giáo dục lý luận chính trị góp phần định hƣớng các giá trị, chuẩn mực đạo đức, tƣ tƣởng, lối sống mới cho sinh viên. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo con ngƣời. Xét về chiều sâu bản chất nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học làm ngƣời, góp phần hình thành phẩm chất chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống mới cho con ngƣời. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa nhƣ thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc” [9; tr.554]. Vì vậy, giáo dục lý luận chính trị hƣớng vào việc giáo dục cho sinh viên phẩm chất chính trị là có lòng yêu nƣớc nồng nàn, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đoàn kết và có tinh thần tập thể. Thông qua giáo dục lý luận chính trị giúp sinh viên từng bƣớc hình thành những phẩm chất cơ bản của ngƣời cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Giáo dục lý luận chính trị là công tác giáo dục con ngƣời, tác động đến tƣ tƣởng, tình cảm đạo đức của sinh viên, giúp họ nâng cao trình độ lý luận chính trị, tinh thần tự giác và tính tích cực trong học tập và lao động. Ngoài ra, giáo dục lý luận chính trị còn giúp sinh viên hình thành hệ thống giá trị với những nội dung mới phù hợp với sự biến đổi và phát triển của đất nƣớc. Đó là biến những giá trị đề cao tinh thần hy sinh xả thân vì dân, vì nƣớc trong lịch sử hào hùng của dân tộc thành giá trị với nội dung mới là nỗ lực cố gắng học tập, lao động vì mục tiêu làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công |582
  5. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) bằng, dân chủ, văn minh; phát huy ý thức cộng đồng, truyền thống đoàn kết, khai thác mọi tiềm năng để nƣớc ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, hội nhập và phát triển. Thứ ba, giáo dục lý luận chính trị góp phần hình thành nhân cách, phát triển những phẩm chất trí tuệ cho sinh viên. Mỗi môn khoa học đƣợc giảng dạy trong chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng đều có vai trò nhất định trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho sinh viên. Trong đó, giáo dục lý luận chính trị đóng vai trò nền tảng, là cơ sở quan trọng hình thành nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa ở sinh viên, để họ có một bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tự lập, tự chủ, năng động và sáng tạo. Thông qua giáo dục lý luận chính trị, sinh viên sẽ đƣợc trang bị những tri thức xã hội và nhân văn cơ bản, giúp họ nâng cao tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng. Trong đó, việc học tập lý luận chính trị để hiểu sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có ý thức tự giác tham gia các phong trào chính trị xã hội do Đoàn thanh niên và Hội sinh viên phát động; tự giác rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, sống có niềm tin và hoài bão và lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xác định đƣợc trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục và đào tạo con ngƣời toàn diện ở nƣớc ta hiện nay. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên, đặc biệt là giáo dục niềm tin chính trị và lý tƣởng cách mạng nhằm hình thành lớp ngƣời “có lý tƣởng cao đẹp”, “sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nƣớc và tinh thần quốc tế chân chính”, biết “nuôi dƣỡng hoài bão lớn”, “tự cƣờng dân tộc” nhằm hƣớng đến việc xây dựng những sinh viên có nhân cách, lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Đồng thời, giáo dục lý luận chính trị giúp cho sinh viên định hƣớng để nhanh chóng nắm bắt đối tƣợng một cách chuẩn xác trong hoạt động trí tuệ. Có khả năng tự phê phán, phân tích, đánh giá các quan điểm lý thuyết hay phƣơng pháp của ngƣời khác để tiếp thu cái hay, cái tốt, khắc phục cái lạc hậu, lệch lạc. Hình thành đƣợc tính độc lập trong tƣ duy và huy động đƣợc lý luận, tri thức, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. 2.3. Một số giải pháp chủ yếu để giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Trong những năm qua, việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trƣờng đại học ở nƣớc ta đã góp phần quan trọng trong việc định hƣớng lý tƣởng sống, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, rèn luyện ý chí, niềm tin, phẩm chất đạo đức, lối sống ngƣời sinh viên, và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo của các nhà trƣờng. Tuy 583 |
  6. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… nhiên, hoạt động giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Thực tế ở các trƣờng đại học vẫn còn một bộ phận sinh viên chƣa quan tâm, chú trọng học tập, thiếu niềm tin đối với các môn Lý luận chính trị, có một số biểu hiện vi phạm lối sống văn hoá, đạo đức nhƣ thiếu trung thực trong thi cử, ứng xử thiếu văn hóa, sống thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp, điều đó đã làm ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng và sự hình thành nhân cách mỗi sinh viên. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tƣởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tƣơng lai của bản thân và đất nƣớc” [4; tr.24]. Tình hình đó do nhiều nguyên nhân, song cơ bản là do: “Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và nhân cách cũng nhƣ việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn... bị xem nhẹ. Hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin bị hạn chế” [4; tr.26]. Điều đó đặt ra yêu cầu phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. Song, để giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên đạt hiệu quả cao cần phải quan tâm tới một số giải pháp chủ yếu sau: Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ và đề cao vai trò của các chủ thể giáo dục trong việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. Ngày nay, ở nƣớc ta công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi lý luận soi đƣờng. Trƣớc những biến đổi mới của thời đại Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng. Thƣờng xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra” [5; tr.131]. Giáo dục lý luận chính trị ở các trƣờng đại học là một bộ phận của công tác chính trị - tƣ tƣởng, có liên quan đến mức độ kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng tƣ tƣởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng. Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên cần phải tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trƣờng. Khắc phục những tƣ tƣởng coi trọng chuyên môn, nghiệp vụ, coi nhẹ lý luận chính trị và rèn luyện tƣ tƣởng đạo đức, lối sống. Kiên quyết phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, phê phán thái độ thờ ơ chính |584
  7. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) trị, coi thƣờng lý luận, mơ hồ về niềm tin, lý tƣởng ở một số bộ phận cán bộ giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ của các cán bộ đoàn thể trong nhà trƣờng đối với việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. Cần nhận thức rõ rằng, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là rất quan trọng và đó không phải chỉ là nhiệm vụ của các giảng viên Bộ môn lý luận mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong nhà trƣờng. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các phòng, ban, trung tâm, khoa, bộ môn dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng. Thứ hai, đổi mới nội dung, chƣơng trình giảng dạy, nâng cao chất lƣợng dạy - học các môn Lý luận chính trị cho sinh viên. Một là, đối với nội dung, chƣơng trình giảng dạy phải thể hiện đƣợc tính cơ bản, hệ thống, tính ứng dụng và thực hành trong công tác thực tiễn. Do đó, trong quá trình giảng dạy giảng viên cần lựa chọn, xác định những nội dung thích hợp để giúp sinh viên có thể nhận thức đƣợc các vấn đề lý luận cần truyền đạt, trao đổi, thảo luận, lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra. Hai là, quan tâm tuyển dụng đủ số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng đội ngũ giảng viên các môn Lý luận chính trị. Với vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị là yếu tố rất cơ bản có vai trò quan trọng đối với chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong nhà trƣờng. Vì vậy, các trƣờng đại học cần quan tâm công tác đào tạo và bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị nói riêng. Về số lƣợng, cần có kế hoạch tuyển dụng giảng viên các môn Lý luận chính trị phù hợp nhu cầu thực tế của trƣờng, đảm bảo tuyển giảng viên đƣợc đào tạo đúng những chuyên ngành đang cần bổ sung theo hƣớng “Giảng viên được đào tạo chuyên ngành nào, giảng dạy môn học đó, xây dựng đội ngũ giảng viên riêng cho từng môn học” [2]. Về chất lƣợng đội ngũ, các trƣờng đại học cần tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn và đạt đƣợc học vị, chức danh khoa học đích thực, tránh sa vào tệ “bằng cấp” kém chất lƣợng. Phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc đào tạo đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng nói chung, giảng viên các môn Lý luận chính trị nói riêng, chú trọng từ khâu tuyển chọn, quy hoạch đến đào tạo và sử dụng giảng viên. 585 |
  8. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… Thực hiện nghiêm túc Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thƣ về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân là: “Đổi mới mạnh mẽ đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên lý luận chính trị, bảo đảm sát hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên lý luận chính trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niệm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trƣờng” [1; tr.1]. Đồng thời, bản thân mỗi giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị cần phải không ngừng học tập, bồi dƣỡng, tìm tòi, sáng tạo nhằm mang lại cho ngƣời học những giờ học lý luận chính trị thiết thực, bổ ích và hiệu quả. Ba là, đổi mới phƣơng pháp dạy, học và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên. Trong dạy học nói chung, dạy học các môn Lý luận chính trị nói riêng muốn có kết quả tốt, phƣơng pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi vì nó chính là những cách thức, biện pháp do giảng viên sử dụng để truyền thụ kiến thức, góp phần tích cực bồi dƣỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho ngƣời học. Đối với các môn Lý luận chính trị, cần chú trọng các nhóm phƣơng pháp lý thuyết và trực quan thông qua bài giảng, thăm quan và thảo luận. Việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học các môn Lý luận chính trị cần tập trung vào việc phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học, lấy ngƣời học làm trung tâm. Mỗi phƣơng pháp dạy học có ƣu điểm, hạn chế riêng, vì vậy để lựa chọn và sử dụng cho thích hợp với từng bài giảng, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị phải gắn liền với việc xây dựng nội dung chƣơng trình thiết thực, phù hợp. Đồng thời, phát huy tính năng động, sáng tạo, độc lập suy nghĩ của sinh viên trong việc tìm kiếm tri thức mới, tránh tình trạng thụ động tiếp thu tri thức một chiều. Từ đó, biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tự chủ, tự đánh giá, tự điều chỉnh kiến thức. Sau mỗi bài học, giảng viên cần liên hệ ngay với thực tiễn, hƣớng dẫn sinh viên vận dụng lý luận để phân tích và chỉ ra những biểu hiện tích cực, tiêu cực hay lệch lạc trong tƣ tƣởng của chính mình, thực hiện phƣơng châm học lý luận gắn liền với thực tiễn. “Phƣơng pháp giảng dạy và học tập phải sinh động, mềm dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo đƣợc sự hứng thú và có trách nhiệm cho ngƣời dạy và ngƣời học; ngƣời học thích học hơn, có trách nhiệm phải học; ngƣời dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn” [1; tr.1]. |586
  9. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Bên cạnh việc đổi mới phƣơng pháp dạy, học các môn Lý luận chính trị cũng cần phải đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá sinh viên, chú trọng các hình thức thi trắc nghiệm khách quan, kết hợp trắc nghiệm khách quan với tự luận, viết tiểu luận. Bốn là, quan tâm đổi mới và tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất, điều kiện, phƣơng tiện dạy và học có liên quan đến tổ chức và quản lý các quá trình giảng dạy và học, thực hiện các kế hoạch đào tạo, áp dụng các phƣơng pháp dạy và học cho sinh viên cũng nhƣ vấn đề cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt của giảng viên và sinh viên. Để đảm bảo cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy, học tập nói chung, giảng dạy các môn Lý luận chính trị cho sinh viên nói riêng, cần tập trung vào các vấn đề sau: Cần phải cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm những phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Xây dựng thƣ viện có đủ tài liệu, giáo trình đáp ứng yêu cầu để mỗi sinh viên có đầy đủ giáo trình, tài liệu, tạp chí các môn Lý luận chính trị học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, cần đầu tƣ kinh phí hợp lý cho các hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên nhƣ: Đi tham quan, đi thực tế, hội thảo cũng nhƣ các hoạt động khác để nâng cao chất lƣợng hiệu quả các hoạt động giáo dục lý luận chính trị ở nhà trƣờng. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị. Thứ ba, sử dụng các hình thức giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. Một là, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khoá, tham quan. Hình thức hoạt động ngoại khóa có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên nói riêng, vì nó có nội dung phong phú, các hình thức giáo dục đa dạng, hấp dẫn, phạm vi tiến hành rộng rãi, thu hút và phát huy đƣợc tiềm năng của nhiều lực lƣợng xã hội tham gia. Thông qua các hoạt động ngoại khóa nhƣ: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, danh nhân văn hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, về truyền thống cách mạng của nhân dân Việt Nam (qua tranh ảnh, thơ ca, tiểu phẩm, kịch), hoạt động thi nghiệp vụ có lồng ghép các nội dung về Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,… phù hợp đối với từng ngành học. Chính những hoạt động tích cực, toàn diện đó sẽ giúp sinh viên bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã đƣợc học trên lớp, làm thay đổi nhận thức của sinh viên về lý luận đã đƣợc trang bị trên lớp, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Từ đó, kiến thức mà 587 |
  10. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… sinh viên đã tiếp thu đƣợc sẽ bền vững hơn, thiết thực hơn so với dạy học thuyết giảng trên lớp. Việc giáo dục lý luận chính trị phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Nhà trƣờng hƣớng tới thực tiễn cuộc sống và thực tiễn cuộc sống đi vào nhà trƣờng, hai mặt này liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, ngoài những giờ học trên lớp và những tài liệu đƣợc cung cấp, sinh viên cũng cần đƣợc tham quan thực tế. Giáo dục lý luận chính trị bằng hình thức tham quan thực tế là tạo điều kiện để sinh viên đƣợc học và thực hành trong thực tế, làm tăng tính thực tiễn của giáo dục, thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Nhƣ V.I. Lênin đã chỉ dẫn về cách học chính trị có tính hệ thống và thực tiễn cao: “Lẽ tự nhiên là mới nhìn, ngƣời ta nghĩ ngay rằng học chủ nghĩa cộng sản là nắm vững tổng số những kiến thức đã trình bày trong sách giáo khoa và trƣớc tác về chủ nghĩa cộng sản. Nhƣng định nghĩa nhƣ trên về việc học chủ nghĩa cộng sản thật là quá thô thiển và thiếu sót. Nếu học chủ nghĩa cộng sản chỉ là nắm đƣợc những cái trình bày trong các tác phẩm và sách vở nói về chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta rất dễ tạo ra những tên mọt sách hay những kẻ khoác lác về chủ nghĩa cộng sản và nhƣ thế thì thƣờng là nguy hại cho chúng ta; vì rằng những ngƣời đó, tuy học nhiều và đọc nhiều những điều đã trình bày trong sách vở về chủ nghĩa cộng sản nhƣng lại không có khả năng kết hợp tất cả những kiến thức đó lại và không có khả năng hành động đúng nhƣ chủ nghĩa cộng sản mong muốn” [7; tr.358]. Làm sao cho tri thức lý luận chính trị vào đầu sinh viên không phải là “một mớ hỗn độn” mà có sự gắn kết với nhau và đặc biệt là có thể đem tri thức ấy vào lý giải những sự kiện thực tế, cụ thể mà họ đang gặp phải. Hai là, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đây là hình thức có khả năng phổ biến sâu rộng, kịp thời các thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc một cách nhanh chóng, sinh động, dễ đi vào lòng ngƣời. Những hình ảnh thực tế sinh động qua truyền hình, phim ảnh, tờ rơi, panô, áp phích,... sẽ có tác động mạnh mẽ, sâu rộng tới nhận thức, ý thức của sinh viên. Tuy nhiên, nhằm giúp sinh viên có cách tiếp cận và tiếp thu ảnh hƣởng từ internet và các phƣơng tiện truyền thông hiện đại, một là, nhà trƣờng, các tổ chức đoàn thể cần trang bị cho sinh viên những tri thức và kỹ năng cần thiết khi tiếp cận với các phƣơng tiện này; hai là, phải nâng cao đạo đức, trách nhiệm và năng lực của đội ngũ những ngƣời làm công tác tuyên truyền...; ba là, cần phải có nội dung chính xác, khoa học, cập nhật và phƣơng thức truyền tải phong phú, đa dạng, sinh động để |588
  11. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) những thông tin đƣa đến cho sinh viên kịp thời và có hiệu quả cao hơn; bốn là, công tác quản lý của Nhà nƣớc về nội dung, phƣơng thức truyền tin phải đảm bảo tính minh bạch, trung thực. Trƣớc những thông tin xuyên tạc, phản ánh sai lệch bản chất chế độ, thực trạng xã hội, cần phải có phƣơng cách ứng xử linh hoạt, kịp thời để sinh viên hiểu thấu đáo, không bị dao động, mất niềm tin. Ba là, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. Bởi vì, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là ngƣời bạn đồng hành của thanh niên, nhằm thực hiện vai trò là trƣờng học xã hội chủ nghĩa trong thanh niên, hƣớng thanh niên đi đúng hƣớng mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Những hoạt động ngoại khóa do Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức phù hợp với sở thích của sinh viên. Nhờ đó, công tác giáo dục lý luận chính trị đƣợc lồng ghép qua các hoạt động này sẽ dễ dàng đƣợc sinh viên tiếp thu. Để phát huy tốt vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên cần phải chú ý một số vấn đề nhƣ: Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động hƣớng tới giáo dục các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho sinh viên. Trong việc tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên phải đặc biệt chú ý nắm bắt tâm tƣ, tình cảm, từ đó uốn nắn, định hƣớng cho họ về lập trƣờng chính trị tƣ tƣởng, đồng thời đáp ứng tốt nhất nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của sinh viên, có nhƣ vậy mới tạo sức hấp dẫn, thu hút đƣợc đông đảo sinh viên tham gia. Thứ tư, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên. Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của sinh viên là một trong những giải pháp quan trọng trong giáo dục đào tạo ở trƣờng đại học nói chung, trong giáo dục lý luận chính trị nói riêng. Tinh thần chủ động sáng tạo của sinh viên là yếu tố bên trong, nhân tố cơ bản có vai trò quyết định trong hoạt động nâng cao nhận thức của ngƣời học. Vì vậy, cần phải phát huy tinh thần độc lập, suy nghĩ, sáng tạo,… đề cao năng lực tự học của sinh viên. Để phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của sinh viên trong giáo dục lý luận chính trị, một là, sinh viên phải có động cơ học tập đúng đắn, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập lý luận chính trị; có ý chí quyết tâm cao khắc phục mọi khó khăn trong quá 589 |
  12. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin… trình học tập nâng cao nhận thức về lý luận chính trị; hai là, đội ngũ giảng viên phải biết động viên, khêu gợi, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập và nghiên cứu với vai trò định hƣớng dẫn dắt quá trình nhận thức của ngƣời học; khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học tập các môn Lý luận chính trị nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc tiếp thu những tri thức của các môn Lý luận chính trị. KẾT LUẬN Nhƣ vậy, xuất phát từ vị trí, vai trò của sinh viên đối với sự nghiệp phát triển của đất nƣớc, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nƣớc ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, để giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên có hiệu quả cần quan tâm chú trọng các giải pháp về chủ thể giáo dục, đối tƣợng giáo dục, các hình thức, nội dung giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngày 27/5/2014. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Số 3056/BGD ĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị. 3. Phan Thị Hồng Duyên, Dƣơng Trọng Hạnh, Vũ Thị Hƣơng Giang (2015), Thực trạng và giải pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Trường Đại học Hoa Lư hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 7. V.I. Lênin (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. C. Mác - Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2004), Phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá các môn khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. |590
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2