Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô
lượt xem 1
download
Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê Su Ky Tô (The Church of Jesus Christ of the Latter-day Saints) là một trong mười sáu tôn giáo được nhà nước Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Bài viết từ góc độ Tôn giáo học, nhận diện Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô từ các khía cạnh cơ bản về niềm tin, thực hành và cộng đồng tín đồ của Giáo hội này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô
- Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 – 2022 41 VŨ THỊ THU HÀ* GIÁO HỘI CÁC THÁNH HỮU NGÀY SAU CỦA CHÚA GIÊ SU KY TÔ Tóm tắt: Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê Su Ky Tô (The Church of Jesus Christ of the Latter-day Saints) là một trong mười sáu tôn giáo được nhà nước Việt Nam công nhận hiện nay với nhiều giá trị đạo đức có thể là nền tảng nuôi dưỡng nên những con người có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng xã hội phát triển theo hướng hài hòa, bền vững. Bài viết từ góc độ Tôn giáo học, nhận diện Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô từ các khía cạnh cơ bản về niềm tin, thực hành và cộng đồng tín đồ của Giáo hội này. Từ khóa: Giáo hội; Thánh hữu ngày sau; Chúa Giê Su Ky Tô; Việt Nam. Mở đầu Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê Su Ky Tô (The Church of Jesus Christ of the Latter-day Saints) là một trong mười sáu tôn giáo được nhà nước Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Ở Việt Nam, Giáo hội còn có thời điểm được gọi là Giáo hội Mặc Môn. Đây là tôn giáo lớn thứ tư ở Mỹ với nhiều giá trị đạo đức như lối sống khiêm nhường, lành mạnh, đầy lòng yêu thương… Đây có thể là nền tảng nuôi dưỡng nên những con người có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng xã hội phát triển theo hướng hài hòa, bền vững. Tuy nhiên, có mặt ở Việt Nam từ năm 1962, đến nay Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô vẫn là một tôn giáo nhỏ với khoảng 2.500 tín đồ và còn ít người biết đến. * Viện Nghiên cứu Tôn gio, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 23/3/2022; Ngày biên tập: 12/5/2022; Duyệt đăng: 15/11/2022.
- 42 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2022 Đứng từ góc nhìn Tôn giáo học, chúng tôi nhận diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô ở các khía cạnh niềm tin, thực hành niềm tin và cộng đồng tín đồ như được trình bày dưới đây. 1. Về Niềm Tin Niềm tin của tín đồ Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô cũng giống như trong hệ thống các giáo hội Kitô giáo dựa trên nền tảng Kinh Thánh gồ m Cựu ước và Tân ước. Ngoài ra, hệ thống giáo lý của Giáo hội còn có Thánh Thư gồm ba cuốn sách quan trọng là Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, Trân Châu Vô Giá. Lời giới thiệu trong “Sách Mặc Môn” cho biết: “Sách Mặc Môn” được Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Ky Tô coi là một quyển Thánh thư như Kinh Thánh. Sách do nhiều vị tiên tri thời xưa ghi chép lại bằng tinh thần tiên tri và mặc khải. Những lời của họ được ghi chép trên các bảng khắc bằng vàng, do một vị tiên tri - sử gia Mặc Môn trích dẫn và tóm lược lại. Biên sử này kể lại hai nền văn minh vĩ đại. Một xuất phát từ Jejusalem (Giêrusalem) vào năm 600 trước Công nguyên và sau đó bị phân chia thành hai dân tộc, có tên là dân Ne Phi và dân La Man. Nền văn minh kia đến trước đó lâu hơn, vào thời kỳ mà Chúa làm lộn xộn ngôn ngữ ở tháp Ba Bên. Nhóm này được gọi là dân Gia Rết. Sau hàng ngàn năm, tất cả ngoại trừ dân La Man đều bị hủy diệt. Dân La Man chính là tổ tiên của dân Da đỏ Mỹ Châu. Biến cố quan trọng nhất được ghi lại trong sách Mặc Môn là việc Chúa Giê Su Ky Tô thân hành thực hiện giáo vụ của Ngài giữa dân Nê Phi sau khi Ngài phục sinh. Sách mang lại các giáo lý phúc âm, phác họa kế hoạch cứu rỗi và cho loài người biết phải làm gì để nhận được sự bình an trong cuộc sống này và nhận được sự cứu rỗi vĩnh cửu trong cuộc sống tới. Sau khi Mặc Môn hoàn tất việc ghi chép, ông giao truyện ký cho con trai mình là Mô Rô Ni, và Mô Rô Ni ghi chép thêm vài lời riêng của ông rồi đem cất giấu các bảng khắc trên ngọn đồi Cơ Mô Ra. Vào ngày 21/9/1823, cũng chính vị Mô Rô Ni này, hiện đến cùng Tiên tri Joseph Smith và chỉ dạy ông về biên sử thời xưa này và việc phiên
- Vũ Thị Thu Hà. Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky tô. 43 dịch biên sử này ra tiếng Anh. Joseph Smith đã phiên dịch các bảng khắc này bằng ân tứ và quyền năng của Thượng đế. Đề cập đến biên sử này, Tiên tri Joseph Smith đã nói: “Tôi đã nói với các anh em trong giáo hội rằng Sách Mặc Môn là một cuốn sách đúng thật nhất trong số tất cả các sách trên thế gian, và là nền tảng của tôn giáo chúng ta, và một người sẽ đến gần Thượng đế hơn nhờ tuân theo những lời giảng dạy trong sách đó thay vì tuân theo bất cứ cuốn sách nào khác”. Cuốn “Giáo Lý và Giao Ước” được tín đồ Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô cho là một sưu tập các điều mặc khải thiêng liêng và các tuyên ngôn đầy soi dẫn được ban ra để thiết lập và điều hành vương quốc của Thượng đế trên thế gian trong những ngày sau cùng. Đa số những điều mặc khải trong sưu tập này được nhận qua Joseph Smith. Joseph Smith là vị tiên tri và chủ tịch đầu tiên của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Những điều mặc khải khác được phổ biến qua một số những người kế vị ông trong Chủ tịch Đoàn. Nội dung chủ yếu gồm: Một số tiết đầu tiên nói về những vấn đề có liên quan đến việc phiên dịch và việc xuất bản Sách Mặc Môn. Một số tiết tiếp theo miêu tả việc phiên dịch Kinh Thánh của Vị Tiên tri Joseph Smith. Nội dung tiếp theo giải thích về những vấn đề căn bản như: Thiên Chủ Đoàn, nguồn gốc của loài người, sự hiện thực của Sa Tan, mục đích của sự hữu diệt, sự cần thiết của sự vâng lời, sự cần thiết của sự hối cải, những tác động của Đức Thánh Linh, các giáo lễ và những việc làm có liên hệ đến sự cứu rỗi, số phận của thế gian, các tình trạng tương lai của loài người sau Sự Phục Sinh và Sự Phán Xét, sự vĩnh cửu của mối liên hệ hôn nhân và tính chất vĩnh cửu của gia đình. Cuốn “Giáo Lý và Giao Ước” cũng cho thấy cơ cấu quản trị của Giáo hội qua sự kêu gọi các giám trợ, Đệ nhất Chủ tịch Đoàn, Hội đồng Mười hai vị và Thầy Bảy mươi, sự thiết lập các chức vụ chủ tọa và các nhóm túc số khác. Cuối cùng là chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô - thiên tính của Ngài, sự uy nghi của Ngài, sự hoàn hảo của Ngài, tình thương yêu của Ngài và quyền năng cứu chuộc của Ngài.
- 44 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2022 “Trân Châu Vô Giá” là tập tài liệu do Franklin D. Richards - một thành viên của Hội đồng Mười hai vị và là Chủ tịch Phái bộ Truyền giáo nước Anh biên soạn năm 1851. Đây là tuyển tập các tài liệu chọn lọc về nhiều khía cạnh quan trọng của đức tin và giáo lý của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô do Tiên tri Joseph Smith phiên dịch và xuất bản trong các tạp chí định kỳ của Giáo hội vào thời của ông. “Trân Châu Vô Giá” được dùng một cách rộng rãi và sau đó trở thành một tác phẩm tiêu chuẩn của Giáo hội qua sự chấp thuận của Đệ nhất Chủ tịch Đoàn và đại hội trung ương ở Salt Lake City vào ngày 10/10/1880. Sau nhiều lần chỉnh sửa, hiện nay nội dung của cuốn Trân Châu Vô Giá gồm: 1. Các tuyển tập từ Sách Môi Se. Một đoạn trích ra từ sách Sáng Thế Ký từ bản dịch Kinh Thánh của Joseph Smith, mà ông bắt đầu vào tháng 6/1830. 2. Sách Áp Ra Ham. Năm 1835, Joseph Smith bắt đầu công việc phiên dịch từ các bài viết của Áp Ra Ham sau khi có được bản thảo viết trên giấy cói của người Ai Cập. Bản dịch được xuất bản theo từng kỳ trong tạp chí Times and Seasons bắt đầu ngày 01/3/1842, ở Nauvoo, Illinois. 3. Joseph Smith- Ma Thi Ơ là một đoạn trích ra từ chứng ngôn của Ma Thi Ơ trong bản dịch Kinh Thánh của Joseph Smith. 4. Joseph Smith - Lịch Sử gồm những đoạn trích ra từ chứng ngôn chính thức và lịch sử của Joseph Smith, mà ông và những người biên chép của ông đã chuẩn bị vào năm 1838-1839 và được xuất bản theo từng kỳ trong tạp chí Times and Seasons ở Nauvoo, Illinois, bắt đầu vào ngày 15/3/1842. 5. Những Tín điều của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô là lời phát biểu của Joseph Smith được xuất bản trong tạp chí Times and Seasons vào ngày 01/3/1842, cùng với một đoạn lịch sử ngắn của Giáo hội mà thường được gọi là Bức thư Wentworth. Giáo lý cốt lõi của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô đúc kết trong mười ba tín điều sau:
- Vũ Thị Thu Hà. Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky tô. 45 “1) Chúng tôi tin ở Thượng Đế, Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu, và Con của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, và Thánh Linh. 2) Chúng tôi tin loài người sẽ bị trừng phạt vì những tội lỗi do họ làm ra, chứ không phải vì sự phạm giới của A Đam. 3) Chúng tôi tin rằng nhờ Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, mà mọi người có thể được cứu rỗi, nếu họ biết tuân theo những luật pháp và các giáo lễ của Phúc Âm. 4) Chúng tôi tin rằng những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của Phúc Âm là: thứ nhất, Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô; thứ nhì, Sự Hối Cải; thứ ba, Phép Báp Têm bằng cách được dìm mình xuống nước để được xá tội; thứ tư, Phép Đặt Tay để tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh. 5) Chúng tôi tin rằng mọi người muốn được rao giảng Phúc Âm và thực hiện các giáo lễ của Phúc Âm phải được Thượng Đế kêu gọi bằng lời tiên tri và bằng phép đặt tay bởi những vị có thẩm quyền. 6) Chúng tôi tin có cùng một loại tổ chức mà đã có trong Giáo hội Nguyên thủy, nghĩa là cũng có các vị sứ đồ, tiên tri, mục sư, thầy giảng, các vị rao giảng Phúc Âm, v.v... 7) Chúng tôi tin vào ân tứ về ngôn ngữ, lời tiên tri, sự mặc khải, các khải tượng, phép chữa bệnh, sự thông dịch các ngôn ngữ, v.v... 8) Chúng tôi tin rằng Kinh Thánh là lời của Thượng Đế khi sách ấy được phiên dịch chính xác. Chúng tôi cũng tin rằng Sách Mặc Môn là lời của Thượng Đế. 9) Chúng tôi tin ở mọi điều Thượng Đế đã mặc khải, mọi điều Ngài đang mặc khải, và chúng tôi cũng tin rằng Ngài sẽ còn mặc khải nhiều điều lớn lao và quan trọng có liên quan đến Vương quốc của Thượng Đế. 10) Chúng tôi tin vào sự quy tụ thực sự của Y Sơ Ra Ên và sự phục hồi Mười Chi Tộc. Chúng tôi cũng tin rằng Si Ôn (tức là Tân Giêrusalem) sẽ được thiết lập trên lục địa Mỹ Châu, và Đấng Ky Tô sẽ thân hành trị vì thế gian, và thế gian sẽ được đổi mới và tiếp nhận vinh quang giống như Vườn Địa Đàng.
- 46 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2022 11) Chúng tôi xin đặc ân thờ phượng Đấng Thượng Đế Toàn Năng theo tiếng gọi lương tâm của chúng tôi, và cũng xin dành cho mọi người có được cùng đặc ân này, để họ thờ phượng gì, bằng cách nào hay ở đâu tùy theo muốn họ. 12) Chúng tôi tin ở sự phục tùng các vua chúa, các tổng thống, các nhà cai trị và các pháp quan, cùng ở sự tuân theo, tôn kính và tán trợ luật pháp. 13) Chúng tôi tin ở sự lương thiện, chân thành, trinh khiết, bác ái, đạo đức và làm điều thiện cho mọi người. Thật vậy, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi theo lời khuyên nhủ của Phao Lô: Chúng tôi tin mọi điều, chúng tôi hy vọng mọi điều, chúng tôi đã chịu đựng được nhiều điều, và hy vọng có thể chịu đựng được mọi điều. Nếu có điều gì đạo đức, đáng chuộng, đáng kính hay đáng khen, thì đó là những điều chúng tôi theo đuổi”. 2. Về thực hành niềm tin Các giáo lễ Giáo lễ của tín đồ Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô gồm các giáo lễ và các hoạt động thờ phượng. Giáo lễ là một nghi thức thiêng liêng được thực hiện bởi người có thẩm quyền từ Thượng đế. Khi tín đồ nhận một giáo lễ có nghĩa là tín đồ chứng tỏ tình yêu thương của mình dành cho Thượng đế, những lời hứa trong giáo lễ được gọi là các giao ước. Việc nhận giáo lễ và giữ các giao ước là cần thiết để được quay về với Thượng đế. Các giáo lễ gồm có phép báp têm, lễ xác nhận (tiếp nhận Đức Thánh Linh), Tiệc Thánh, các giáo lễ trong đền thờ. Các giáo lễ trong đền thờ là các giáo lễ phúc âm và giao ước quá thiêng liêng đến mức Thượng đế chỉ cho phép tín đồ thực hiện trong những nơi đặc biệt được gọi là đền thờ như lễ báp têm cho các tổ tiên đã qua đời, lễ thiên ân trong đền thờ, lễ gắn bó trong đền thờ. Các hoạt động thờ phượng tại giáo đường gồm buổi lễ chính vào ngày chủ nhật còn gọi là lễ tiệc thánh. Cũng giống như các buổi lễ khác của Kitô giáo, trong lễ tiệc thánh các tín đồ hát thánh ca, cầu nguyện, giảng dạy và dự phần tiệc thánh (tương tự với lễ ban thánh
- Vũ Thị Thu Hà. Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky tô. 47 thể). Các buổi họp khác bao gồm việc nghiên cứu Thánh Thư và hướng dẫn Phúc Âm theo từng độ tuổi cụ thể. Ngoài lễ chính vào ngày chủ nhật, giáo đường còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí trong suốt tuần lễ. Những sinh hoạt này có thể bao gồm các buổi học về văn học, ngôn ngữ, nghiên cứu lịch sử gia đình, các sinh hoạt của giới trẻ, âm nhạc và múa, thể thao và chỉ dẫn các kỹ năng… Ngoài thực hành các nghi lễ trên, tín đồ Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô còn thực hiện các lệnh truyền của Thượng đế như: luật thông sáng, luật trinh khiết, tiền thập phân và của lễ nhịn ăn, tuyên ngôn gia đình… Luật Thông sáng Việc tuân theo lệnh truyền này là một điều kiện để được làm phép báp têm vào Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Lời Thông sáng là mặc khải của Chúa cho tiên tri Joseph Smith cho biết tình trạng thể chất của con người ảnh hưởng đến con người về mặt thuộc linh nên Thượng đế ban cho con người các giáo lệnh nhằm cải tiến sức khỏe thể xác và thuộc linh của mình. Lời Thông sáng dạy tín đồ phải tránh rượu, thuốc lá, café và trà, ma túy bất hợp pháp, các chất có hại và gây nghiện ngập khác. Lời Thông sáng cũng dạy tín đồ cần phải ăn thịt một cách tiết độ và cần phải ăn các loại ngũ cốc, trái cây và rau cải. Luật Trinh khiết Việc tuân theo giáo lệnh này là một điều kiện để được làm phép báp têm vào Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Luật Trinh khiết là lời Thượng đế ban dạy thông qua các vị tiên tri để giúp cho tín đồ có được bình an và hạnh phúc liên quan đến sự trong sạch về tình dục. Luật trinh khiết đòi hỏi những mối quan hệ tình dục phải được để dành cho hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Sự quan hệ gần gũi thể xác giữa chồng và vợ là một phần của kế hoạch tuyệt vời và thiêng liêng của Thượng đế dành cho con cái Ngài. Ngoài việc dành sự quan hệ tình dục cho hôn nhân, tín đồ Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô còn tuân theo luật
- 48 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2022 trinh khiết bằng cách thay thế những ý nghĩ, lời nói và hành động đáng chê trách bằng những ý nghĩ, lời nói, hành động lành mạnh. Tiền Thập phân và của lễ nhịn ăn Lệnh truyền đóng tiền thập phân được Thượng đế ban qua các vị tiên tri để giúp tín đồ sống một cuộc sống hạnh phúc, giúp tín đồ có cơ hội tham gia vào việc xây đắp vương quốc của Thượng đế trên thế gian. Việc tuân theo lệnh truyền này là một điều kiện để được làm phép báp têm vào Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Tiền thập phân là sự tặng một phần mười lợi tức của một người cho Giáo hội của Thượng đế. Việc đóng góp 10% cho Thượng đế là để tín đồ bày tỏ tình yêu thương, đức tin và lòng biết ơn của mình đối với Thượng đế. Thập phân là luật tài chính của Chúa dành cho Giáo hội của Ngài. Việc đóng góp tiền thập phân luôn luôn được sử dụng theo mục đích xây cất và duy trì các đền thờ, giáo đường và các tòa nhà khác của Giáo hội, hỗ trợ các sinh hoạt và việc điều hành các giáo đoàn địa phương của Giáo hội, hỗ trợ các chương trình của Giáo hội, kể cả giáo dục lẫn việc nghiên cứu lịch sử gia đình. Tiền thập phân được đóng góp một cách kín đáo và chi tiết về những sự tặng được giữ kín mật. Ngoài việc đóng tiền thập phân, tín đồ còn được truyền lệnh phải ban phát của cải của mình để giúp đỡ người nghèo khó và túng thiếu. Một cách thức để làm điều này là nhịn ăn (không ăn hoặc không uống trong hai bữa ăn liên tiếp) và Giáo hội chọn ra một ngày chủ nhật hàng tháng làm ngày nhịn ăn. Tín đồ cũng có thể đóng góp của lễ nhịn ăn rộng rãi để chăm sóc cho người nghèo khó và túng thiếu. Sự đóng góp này ít nhất phải bằng giá trị của hai bữa ăn mà người tín đồ đã không ăn. Những quỹ này được dùng để cung cấp thức ăn, chỗ ở cho những người đang gặp hoạn nạn ở địa phương lẫn trên toàn thế giới. Không có tiêu chuẩn đóng góp cho lễ nhịn ăn. Khi tín đồ đóng góp cho quỹ này họ nhận được phước do Thượng đế ban. Tuyên ngôn gia đình do đệ nhất chủ tịch đoàn và hội đồng mười hai vị sứ đồ của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su
- Vũ Thị Thu Hà. Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky tô. 49 Ky Tô tuyên bố rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đã được Thượng đế quy định sẵn và gia đình là trọng tâm kế hoạch của Ngài cho hạnh phúc vĩnh cửu của tín đồ. Gia đình là nhằm mục đích giúp tín đồ học hỏi là lớn lên trong sự ngay chính. Người chồng và người vợ có một trách nhiệm thiêng liêng là phải yêu thương và chăm sóc lẫn nhau và con cái của mình. Khi tín đồ tuân theo những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô, họ sẽ được Thượng đế ban phước. 3. Về cộng đồng tín đồ Lịch sử hình thành Giáo hội Ông Joseph Smith được các tín hữu trong Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô xem như là một trong những vị tiên tri. Joseph Smith sinh ngày 23/12/1805 tại Sharon, Vermont. Khoảng năm 1820, khi mười bốn tuổi, Smith bắt đầu nhận được những mặc khải và bắt đầu hành trình của mình như một nhà tiên tri. Năm hai mươi tư tuổi, Smith đã xuất bản Sách Mặc Môn, cuốn sách dày 584 trang về tiên tri, lịch sử và mặc khải và được xem như là chứng thư hỗ trợ Kinh Thánh. Ngày 6/4/1830, ông đã thành lập giáo hội với tên gọi giáo hội của Thiên Chúa (the Church of Christ) tại New York, Mỹ. Trong mười bốn năm tiếp theo, Smith đóng vai trò là người đứng đầu giáo hội với tư cách là Trưởng lão và sau đó là chủ tịch. Năm 1834, Giáo hội được đổi tên thành Giáo hội các Thánh hữu ngày sau (Church of the Latter-Day Saints). Năm 1838, Giáo hội đổi tên thành Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô và là tên dùng chính thức cho đến ngày nay. Năm 1844, Joseph Smith tuẫn đạo trong Ngục Thất Carthage ở Carthage, Illinois. Năm 1847, vị tiên tri kế nhiệm Joseph Smith là Brigham Young đến Thung Lũng Great Salt Lake và thiết lập trụ sở giáo hội tại đây. Đến nay, Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô đã trở thành một Giáo hội toàn cầu có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ1. Cơ cấu tổ chức giáo hội Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô được tổ chức theo mô hình như sau:
- 50 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2022 ĐỆ NHẤT CHỦ TỊCH ĐOÀN (3 thành viên) NHÓM TÚC SỐ 12 VỊ SỨ ĐỒ (12 thành viên) CÁC TỔ CHỨC BỔ TRỢ NHÓM TÚC SỐ THẦY 70 CHỦ TỌA GIÁM TRUNG ƯƠNG (98 thành viên) TRỢ NHÓM TÚC SỐ CÁC Phục vụ toàn thời gian Đây là những người ANH CẢ và sẽ nghỉ hưu khi 70 nam được kêu gọi bởi (Chủ tịch, cố vấn thứ nhất, tuổi các vị sứ đồ. cố vấn thứ hai) Dưới sự hướng dẫn trực Sau đó họ lại là những tiếp của các vị sứ đồ người tìm kiếm và lựa NHÓM TÚC SỐ CHỨC Giúp đỡ hướng dẫn các chọn những người chủ TƯ TẾ ARON nhà lãnh đạo địa phương tịch giáo khu phụ giúp công việc cho họ HỘI PHỤ NỮ BAN CHỦ TỊCH ĐOÀN (7 thành viên) HỘI THIẾU NIÊN NHÓM TÚC SỐ THỨ NHẤT HỘI THIẾU NỮ NHÓM TÚC SỐ THỨ HAI HỘI THIẾU NHI NHÓM TÚC SỐ THẦY 70 TRƯỜNG CHỦ NHẬT ĐỊA PHƯƠNG Phục vụ bán thời gian HỘI ĐỘC THÂN vẫn có thể có công việc khác Chỉ phục vụ ở khu vực họ sinh sống Sự kêu gọi phục vụ trong 5 năm GIÁO VÙNG (Chủ tịch giáo vùng, cố vấn thứ nhất, cố vấn thứ 2, thư ký) Chủ tịch giáo vùng: là thành viên của nhóm túc số thầy bảy mươi trung ương Các cố vấn và thư ký có thể là thành viên của nhóm túc số thầy 70 trung ương hoặc nhóm túc số thầy 70 địa phương PHÁI BỘ TRUYỀN GIÁO GIÁO KHU/ GIÁO HẠT (Chủ tịch phái bộ truyền giáo: Là người được (Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch giáo hạt kêu gọi để phục vụ toàn thời gian trong một và 2 cố vấn. Là những người phục vụ bán thời gian nhất định tại nơi họ được chỉ định, thời gian, họ vẫn có công việc cá nhân) thường đi theo cặp vợ chồng truyền giáo) Hai đơn vị này tương đương nhau về vị trí tổ chức Khác nhau ở phạm vi và chức năng hoạt động và số lượng tín
- Vũ Thị Thu Hà. Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky tô. 51 hữu có trong mỗi đơn vị đó Một giáo khu thường phục trách 3 tiểu giáo khu Một giáo hạt có thể từ 2 hoặc nhiều chi nhánh KHU BỘ TIỂU GIÁO KHU/ CHI NHÁNH Dựa theo số lượng cặp bạn đồng hành (Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch chi trong một phạm vi phục vụ nhất định nhánh và hai cố vấn) Thường được hình thành từ 3 chi bộ Là một nhóm người trong một khu vực tối đa khoảng 300 người trong một chi nhánh hoặc 1 tiểu giáo khu CHI BỘ TÍN HỮU Được hình thành từ 2 - 4 cặp bạn đồng hành phục vụ trong 1 hoặc nhiều khu vực tùy khu vực địa lý và hoàn cảnh thực tế của mỗi phái bộ. Cơ sở thờ tự Cơ sở thờ tự của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô gồm có đền thờ và giáo đường (còn gọi là nhà thờ, nhà hội của Giáo hội). Đối với các tín đồ của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô, đền thờ được coi là nhà của Chúa - một nơi thánh đã được tách biệt riêng ra khỏi thế gian, là nơi độc nhất vô nhị, là nơi thờ phượng thiêng liêng nhất trên thế gian, là nơi của sự bình an và mặc khải, nơi mối quan hệ gia đình được củng cố và là nơi để tín đồ tìm sự hướng dẫn cho các thử thách trong cuộc sống. Việc có đền thờ trên thế gian là một bằng chứng về tình yêu thương của Thượng đế dành cho tín đồ. Đền thờ là nơi thực hiện một số giáo lễ phúc âm thiêng liêng nhất như lễ thiên ân trong đền thờ (một ân tứ đặc biệt về sự hiểu biết và quyền năng mà Thượng đế ban cho những ai đã sẵn sàng tiếp nhận), lễ gắn bó trong đền thờ (lễ kết hôn giữa một người nam và một người nữ, cuộc hôn nhân này là vĩnh cửu), phép báp têm làm thay cho những tổ tiên đã qua đời. Bởi vì đền thờ là nhà của Chúa nên không phải tất cả tín đồ của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô đều có thể bước vào đền thờ. Việc đi vào bên trong đền thờ chỉ dành cho các tín đồ trung tín của Giáo hội - những người sẵn sàng và đã chuẩn bị để tiếp nhận các giáo lễ, giao ước và phước lành đặc biệt. Muốn vào đền
- 52 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2022 thờ tín đồ phải đạt được tiêu chuẩn mà Thượng đế thiết lập, phải vượt qua được một cuộc phỏng vấn cho giấy giới thiệu đi đền thờ. Chủ tịch chi nhánh hoặc vị giám trợ sẽ hỏi tín đồ một số câu hỏi nhằm xác nhận rằng tín đồ có đang tuân giữ các lệnh truyền không. Nếu xứng đáng tín đồ sẽ nhận được một giấy giới thiệu đi đền thờ cho phép tín đồ bước vào đền thờ. Năm 2013, Giáo hội đã có 141 đền thờ. Đến năm 2021, tổng số đền thờ Giáo hội đã có, đang xây dựng hay tuyên bố xây dựng là 265 ở khắp nơi trên thế giới. Trong bốn năm qua, có thêm 83 ngôi đền được xây dựng mới2. Hiện nay ở Việt Nam chưa có đền thờ Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Giáo đường (còn gọi là nhà thờ, nhà hội của Giáo hội) là nơi tất cả mọi người được mời tham dự các buổi lễ thờ phượng. Cộng đồng tín đồ ở những địa phương chưa có giáo đường hay đền thờ thường nhóm họp ở những nơi sạch sẽ và trang trọng. Cộng đồng tín đồ Năm 2019, Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô có 30.940 giáo hạt. Cùng thời điểm này, Giáo hội có tới 54.000 truyền giáo, 399 phái bô ̣ khác nhau và có mười trung tâm huấn luyện truyền giáo. Giáo hội đã thực hiện hoạt động hỗ trợ nhân đạo ở 142 quốc gia (kể từ năm 1985) qua đội ngũ nhân sự lên tới hơn mười một ngàn người. Về giáo dục, Giáo hội có bốn trường đại học và hàng trăm ngàn sinh viên. Giáo hội cũng tổ chức hơn 5.000 trung tâm lịch sử gia đình đặt tại 145 quốc gia trên thế giới3. Giáo hội này có mặt ở Việt Nam từ năm 1962. Năm 1967, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấp giấy chứng nhận hoạt động tôn giáo cho Giáo hội ở Việt Nam. Tính đến năm 1975, có khoảng trên 1.000 tín đồ. Sau năm 1975, Giáo hội tạm ngừng hoạt động về mặt tổ chức. Năm 2006, hình thành những điểm nhóm nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và được cấp giấy phép đăng ký điểm nhóm hoạt động tôn giáo ở các địa phương. Ngày 30/5/2014, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ đã ký Quyết định số 132/QĐ-TGCP về việc công nhận Ban Đại diện lâm thời Giáo hội Mặc Môn Việt Nam. Năm 2016, Ban Tôn giáo Chính phủ
- Vũ Thị Thu Hà. Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky tô. 53 công nhận chính thức Ban Đại diện của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Năm 2019, Giáo hội được Ban Tôn giáo Chính phủ cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và được thành lập Ban Điều phối của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô Việt Nam. Hiện Giáo hội có trụ sở tại phòng 01-07 tòa nhà Pan Pacific số 3 phố Phó Đức Chính, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Tính đến 2018, Giáo hội ở Việt Nam có hơn 2.500 tín hữu và nhiều địa điểm sinh hoạt tại các tỉnh thành, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Bình Dương…4. Tóm lại, Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô là một tôn giáo hình thành tại Mỹ, hiện nay đã có mạng lưới tín đồ phủ rộng khắp toàn cầu. Du nhập vào Việt Nam từ năm 1962 nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến nay tôn giáo này chỉ là một tôn giáo có số lượng tín đồ không lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên cơ sở niềm tin và thực hành niềm tin của tôn giáo này cho thấy đây là tôn giáo có nhiều giá trị đạo đức phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay và trên thực tế Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô đã có những đóng góp nhất định cho các hoạt động từ thiện xã hội, y tế, giáo dục,.../. CHÚ THÍCH: 1 Hoàng Văn Tùng (2021), “Những biến đổi về niềm tin, diễn tả niềm tin, thực hành nghi lễ, tổ chức cộng đồng trong sự phát triển của Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô ở Việt Nam”, in trong Kỷ yếu hội thảo Đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Đời sống Công giáo, Tin Lành, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tr. 358. 2 Truy câ ̣p website của Giáo hô ̣i: The Prophet Announces 13 New Temples (churchofjesuschrist.org), ngày truy câ ̣p ngày 02/10/2021. 3 Truy câ ̣p ta ̣i website của Giáo hô ̣i: Statistics and Church Facts | Total Church Membership (churchofjesuschrist.org), ngày truy câ ̣p ngày 02/10/2021. 4 Xem thêm: Nguyễn Đăng Bản (2014), “Đôi nét tìm hiểu về Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Ky tô”, Công tác tôn giáo, số 6, tr. 48-50. Hoàng Văn Tùng (2021), “Những biến đổi về niềm tin, diễn tả niềm tin, thực hành nghi lễ, tổ chức cộng đồng trong sự phát triển của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô ở Việt Nam”, in trong Kỷ yếu hội thảo: Đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Đời sống Công giáo, Tin Lành, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tr. 354-363.
- 54 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Bản (2013), “Tìm hiểu về Giáo hội Mormon Hoa Kỳ”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 7. 2. Nguyễn Đăng Bản (2014), “Đôi nét tìm hiểu về Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Ky tô”, Công tác Tôn giáo, số 6. 3. Hoàng Văn Tùng (2016), “Các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Ky tô Việt Nam nguyện làm việc tốt, đồng hành cùng đất nước Việt Nam”, Công tác Tôn giáo, số 1&2. 4. Hoàng Văn Tùng (2021), “Những biến đổi về niềm tin, diễn tả niềm tin, thực hành nghi lễ, tổ chức cộng đồng trong sự phát triển của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô ở Việt Nam”, in trong Kỷ yếu hội thảo: Đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Đời sống Công giáo, Tin Lành, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tài liệu nội bộ. 5. Hoàng Văn Tùng (2021), “Nguồn lực của Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, in trong kỷ yếu hội thảo: Cơ sở lý luận về nguồn lực của tôn giáo trong lĩnh vực an sinh xã hội và từ thiện nhân đạo ở Việt Nam hiện nay, Ban Tôn giáo Chính phủ, tài liệu nội bộ. 6. Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. Abstract CHURCH OF JESUS CHRIST OF THE LATTER-DAY SAINTS Vu Thi Thu Ha Institute for Religious Studies Vietnam Academy of Social Sciences The Church of Jesus Christ of the Latter-day Saints is one of sixteen religions recognized by the Vietnamese State. This religion has many moral values that can be the foundation for bringing up people who are responsible for themselves, their families, and society. It also contributes to the sustainable development of society. From a religious perspective, the article presents the Church of Jesus Christ of Latter-day Saints from the fundamental aspects such as faith, practices, and community of followers. Keywords: Church; Latter-day Saints; Jesus Christ; Vietnam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xã hội học và đời sống: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
12 p | 107 | 8
-
Tham vấn học đường tại Việt Nam, định hướng để phát triển
9 p | 116 | 8
-
Giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học trong thời kỳ hội nhập
5 p | 69 | 7
-
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: Thực tiễn tại cơ sở II - Trường đại học Ngoại thương, thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 60 | 3
-
Hoạt động dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
3 p | 6 | 3
-
Thách thức và cơ hội khi ứng dụng công nghệ số trong đào tạo ngành Du lịch tại Trường đại học Nguyễn Tất Thành
7 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn