YOMEDIA
ADSENSE
Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Nhà Vật Lý hàng đầu của Việt Nam
73
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Năm 1949, cậu bé Hùng (tên hổi nhỏ của Nguyễn Văn Hiệu) đã phải rời ghế nhà trường khi vừa tròn 10 tuổi. Một vài năm sau, bố của Hùng, một thầy giáo làng trở thành lãnh đạo uỷ ban kháng chiến huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Nhà Vật Lý hàng đầu của Việt Nam
- Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Nhà Vật Lý hàng đầu của Việt Nam Năm 1949, cậu bé Hùng (tên hổi nhỏ của Nguyễn Văn Hiệu) đã phải rời ghế nhà trường khi vừa tròn 10 tuổi. Một vài năm sau, bố của Hùng, một thầy giáo làng trở thành lãnh đạo uỷ ban kháng chiến huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây. Công việc kháng chiến buộc bố của Hùng phải thường xuyên vắng nhà. Một mình mẹ Hùng phải tần tảo lo dẫn 7 đứa con thơ từ Hà Đông chạy ra vùng tự do để tránh quân Pháp. 1. Cậu bé thợ dệt 11 tuổi Ở Thanh Hoá, Hùng đã tự học và hoàn thành bậc tiểu học. Để đi đến trường cấp II , cậu phải đi bộ một đoạn đường rất dài từ nhà tới lớp. Hơn nữa, gia đình Hùng lại rất nghèo để có thể lo cho cậu đi học, do đó một lần nữa Hùng phải rời ghế nhà trường. Cậu xin được việc trong một xưởng dệt nhỏ ở nông thôn với hai bữa ăn một ngày và một khoản tiền lương ít ỏi. Một lần, chủ hiệu may bắt Hùng phải đi thị xã Hậu Hiền (huyện Thiệu Hoà tỉnh Thanh Hoá) để đặt một số bàn dùng làm bàn đặt máy khâu mới vừa được mua từ Hà Nội. Đã có bàn sau năm ngày nhưng lúc phải chuyển bàn về thì trời đã muộn và cậu bé Hùng không tìm được ai giúp để chuyển bàn về đến xưởng như yêu cầu của chủ. Một đống bàn thì quá nặng đối với một cậu bé. Biết làm sao đây? Đột nhiên, một ý tưởng chợt loé lên trong đầu:
- Xưởng mộc nằm ngay bên bờ kênh còn xưởng dệt thì cũng nằm dọc bờ kênh, chỉ cách 4-5 km theo dòng nước. Cậu đặt những cái bàn xuống dòng kênh và kéo chúng bằng một dây cáp xuôi theo dòng nước... Được nghe kể lại câu chuyện, bác chủ xưởng dệt rất hài lòng và bảo, " Từ mai bác sẽ dậy cháu công việc của một người thợ dệt !" Từ ngày hôm ấy, Hùng được hướng dẫn sử dụng máy may. Cậu làm việc ban ngày trong xưởng và tranh thủ tự học vào buổi tối, chép lại bài giảng từ vở những cậu bạn khá giả cạnh nhà. Nhờ đó cậu đã vượt qa dược kì thi vào lớp 7 khi mà một ngôi trường tư mới được mở gần nhà. Thế nhưng một lần nữa Hùng lại phải bỏ dở chừng lớp 7 vì những khó khăn tài chính của gia đình và phải đi tìm việc. Sau đó một thời gian, một ngôi trường tư khác được mở gần nhà và Hùng một lần nữa vượt qua kì kiểm tra để vào học với niềm đa mê và lòng quyết tâm. Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cậu bé Hùng ra Hà Nội tham gia kì kiểm tra vào Khoa Vật Lý của trường Đại học Sư Phạm dưới cái tên: Ngyễn Văn Hiệu. 2. Người thầy giáo trẻ... Hà Nội – Hải Phòng, tháng Tám năm 1997. Trên đường tới Đồ Sơn dự Hội nghị Vật Lý chất rắn lần thứ hai, viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã kể tiếp câu chuyện của mình: “ Vào tháng 10 năm 1956, tôi tốt nghiệm đại học. Xếp thứ hai trong lớp, tôi được nhận ở lại dạy trong khoa Vạt Lý cả Đại học Quốc gia. Khi đó tôi vừa tròn 18 tuổi”. Năm 1957, hai nhà khoa học Trung Quốc là Tsung Dao Lee và Chen Ning Yang đã tiến một bước dài về lý thuyết “ Hiên tượng không bảo toàn của tính chẵn lẻ” (một khám phá về sự không đối xứng của thế giới vi mô). Khám phá này đã mang cho về cho họ một giải Nobel về Vật Lý. Chủ đề đã được tranh luận chi tiết trong rất nhiều ấn bản khoa học Nga vào năm 1958. Sau dó, nó được giới thiệu bởi Giáo sư Tạ Quang Bửu ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Văn Hiệu lúc ấy 20 tuổi, bị cuốn hút
- bởi sự hấp dẫn của vấn đề nên đã nghiên cứu rất kĩ tài liệu và cảm thấy có thể tìm thấy một điều gì đó từ chủ đề mới mẻ này. Sau khi mua một quyển sách của nhà khoa học Nga Bogolubov, Nguyễn Văn Hiệu vô cùng tự hào và khoe nó với Lê Văn Thiêm và nhận được câu nói: “ Dè chừng đấy, sẽ còn rất lâu nữa cậu mới đọc được quyển sách này”. Nhưng bằng nghị lực và đam mê cộng với một phương pháp làm việc khoa học, Nguyễn Văn Hiệu đã không những có thể vượt qua được “rào cản” khoa học mà còn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức Toán học để có thể tiếp nhận sâu hơn nữa những kiến thức của Vật lý lý thuyết. Anh đã đọc một cách cẩn thận từng trang, từng dòng nhỏ của cuốn sách và viết ra lề bằng bút màu những tính toán riêng của mình về những công thức phức tạp. 3. Một chàng trai dũng cảm Câu chuyện của giáo sư Nguy ễn Văn Hiệu được tiếp tục: ”Năm 1960, ở tuổi 22, chính phủ gửi tôi di học tại Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna của Liên Bang Xô Viết, một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu của các nước Xã hội chủ nghĩa vào thời bấy giở. Được biết rằng giáo sư Markov là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực mà tôi quan tâm, tôi đã đến hỏi ông rằng liệu tôi có thể làm việc dưới sự hướng dẫn của ông không. Một chàng trai Việt Nam vừa tốt nghiệp xong bổ nhào vào một mảng nghiên cứu lý thuyết mới tinh, gõ cửa một nhà khoa học Nga nổi tiếng thế giới – điều đó mới liều lĩnh làm sao !” – ông thú nhận... với một nụ cười. Trong hai năm, Nguyễn Văn Hiệu đã nghiên cứu nhiều vấn đề về lý thuyết tương tác yếu cả hạt cơ bản – một mảng “nóng hổi” của nghiên cứu vào thời đó. Đầu năm 1964, luận án thạc sĩ của Hiệu về vấn đề neutrino rất thành công và nhận được đánh giá cao của Markov. Một mảng nghiên cứu mới ngay lập tức đã chiếm trọn sự quan tâm của Nguyễn Văn Hiệu: ngành Vật lý năng lượng cao đang được đi đầu bởi các nhà Vật Lý Bogolubov và Logunov.
- Một hôm, Logunov đã đưa cho sinh viên của mình một vấn đề lý thuyết để chứng minh. Nguyễn Văn Hiệu tình cờ đi ngang qua và “trông thấy”, bị cuốn hút, một tuần sau Hiệu quay lại đưa cho Logunov chứng minh của mình. Ngạc nhiên bởi sự nhanh chóng và kết quả của Hiệu, nhà khoa học lừng danh người Nga dã nói: ” Cậu sẽ làm việc cả trong nhóm của Markov và cả trong nhóm của bọn tớ nhé” Chưa đầy một năm làm việc trong nhóm của Loguov, Hiệu đã xuất bản một loạt kết quả tuyệt vời và đích thân Giám đốc của Viện Dubna đã nói với anh: “Luận văn thạc sĩ của cậu đã kết thúc 1 năm rồi, bây giờ cậu có vẻ đã rất sẵn sàng cho một luận văn tiến sĩ, hãy làm nó ngay đi !”. Và thế là Hiệu đã viết luận văn tiến sĩ với chủ đề “Những tính chất của biên độ phát xạ của các hạt năng lượng cao”. Nó được viết chỉ trong vòng 1 tháng và được bảo vệ năm 1964 với sự đồng ý tuyệt đối của hội đồng xét duyệt. Trong một bài phỏng vấn cho báo Nga, Markov dã nói “ Đôi khi, con người có thể may mắn có được một ý tưởng thiên tài, mang cho anh ta một kết quả quan trọng như là một người đào vàng tìm ra một mỏ vàng. Nguyễn Văn Hiệu không phải là một trường hợp như vậy ! Như nhiều người vẫn nói, anh ấy không chờ đợi một món quà của khoa học. Anh ấy đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc nhờ đôi tay lao động và khả năng làm việc to lớn”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu khi ấy mới chỉ 26 tuổi. 4. Làm việc vì những mục tiêu lớn Cùng với nhóm của Logunov năm 1967, Nguy ễn Văn Hiệu đã xuất bản một khám phá về định luật mới trong Vật Lý hạt nhân năng lượng cao: Tính đối xứng của các quá trình phát xạ của hạt với những nguy ên lý đối xứng hoàn toàn mới. Năm 1969, Nguyễn Văn Hiệu trở về Việt Nam và được bổ nhiệm làm Viện trưởng viện Vật Lý (một trong hai viện đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam bấy giờ) và là thành viên của bộ Khoa học và Công nghệ. Một năm sau, tại hội nghị Vật Lý quốc tế ở Kiev, Nguyễn Văn Hiệu đã có một bản báo cáo gây tiến vang lớn. Bản báo cáo đã
- thu hút được sự chú ý rất lớn khi anh đề cập đến khám phá của mình cùng với Logunov. Kết thúc hội nghị, Bogolubov đã nói riêng với anh “Tớ nghĩ rằng cậu sẽ có được một giải thưởng Lenin, cậu phải quay lại Liên Bang Xô Viết ngay thêm vài năm nữa để tiếp tục nghiên cứu”. Công việc ở nhà đã buộc ông ở lại Việt Nam. Với cương vị viện trưởng viện Vật Lý, Hiệu và bốn người lãnh đạo khác phải đi lên tỉnh Vĩnh Phú để chặc tre và lá tranh mang về xây dựng một khu nhà mái lá, vách nứa làm trụ sở chính ở Nghĩa Đô, Hà Nội. Khi mà đế quốc Mỹ ném bom Miền Bắc, viện được chuyển lên tỉnh Vĩnh Phú. Mặc dù Hiệu phải tổ chức công việc nghiên cứu cho viện nhưng chàng viện trưởng trẻ tổi vẫn tiếp tục những đề tài nghiên cứu của riêng mình, hoàn thiện những ý tưởng lý thuyết để chứng minh tiên đoán và định lý của anh về sự phát xạ cả một số hạt có năng lượng cao. Thậm chí anh đã đã ở lỳ trong hầm trú ẩn trong suốt thời gian bom đạn để nghiên cứu. Trong vòng hơn 10 năm , Nguyễn Văn Hiệu đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của những phòng thí nghiệm mới và những viên nghiên cứu mới. Viện Vật Lý trở thành “cái nôi” cung cấp những “hạt nhân” lãnh đạo cho rất nhiều viện khác trong Viện khoa học Việt Nam (mà ngày này là Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia). Ông đã trực tiếp đào tạo một số lượng lớn những sinh viên suất sắc và gửi họ ra nước ngoài (một số sau này thậm chí còn được sự bảo đảm của ông để có thể đi sang học ở bên kia đại dương khi mà những kết quả học tập từ trước chưa thực sự thoả mãn yêu cầu của nước bạn). Hiện nay, tất cả sinh viên ngày ấy dều đã trở thành các giáo sư, tiến sĩ ở rất nhiều nước trên thế giới hoặc trở về Việt Nam lãnh giữ những cương vị cao trong giới khoa học ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 1982, Nguyễn Văn Hiệu và Logunov đã được chính phủ liên bang Xô Viết cấp bằng phát minh cho “Định luật về tính bất biến của kích thước tiết diện bức xạ của hạt”. Vào tháng 10 cùng năm, tại phiên họp thường kì của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Bang Xô Viết, tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã được bầu làm thành viên chính thức.
- Năm 1986, Viện sĩ Logunov và Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã được nhận giải thưởng Lenin về nghiên cứu tuyệt vời của hai người ở lĩnh vực Vật lý hạt nhân năng lượng cao. Năm 1964, khi đươc hỏi bởi một nhà báo nước người rằng tại sao ông lại có thể hoàn thành luân văn tiến sĩ chỉ 1 năm sau luận văn thạc sĩ, Nguyễn Văn Hiệu đã trả lời: “Tôi không nghĩ gì đến những luận văn, điều lúc nào cũng thường trực trong tôi chỉ là làm thế nào để có thể có ích được nhất cho quê hương”. Từ câu chuyện của mỉnh, ông đã đi đến một chân lý sống “ Hãy sống và làm việc vì những động cơ lớn, luôn đặt trong mình mục tiêu làm việc đầu tiên và trước nhất. Bạn sẽ có được một sự đền bù xứng đáng”. Ông cũng nói: “ Từ một gia đình nghèo khó, những thành công của tôi ngày hôm nay cùng với niềm vinh dự đứng trong những người tiên phong của ngành khoa học trên thế giới là nhờ ơn rất lớn của chế độ Xã hội chủ nghĩa của nước ta”. Những lời tâm sự của viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã giúp chúng ta hiểu được vì sao ông đã cho rất nhiều học bổng cho sinh viên giỏi hàng năm để họ có thể có được nhiều hơn nữa những điều kiện thuận lợi cho học tập và nghiên cứu. Khoa Vật lý ở rất nhiều trường đại học trong nước đã thành lập ra “Học bổng Nguy ễn Văn Hiệu cho những sinh viên suất sắc nhất của mình. Hy vọng rằng với những hoc bổng này, những sinh viên trẻ sẽ học được nhiều hơn từ tấm gương sáng về quá trình học tập miệt mài và lao động lớn của người thầy mà họ vô cùng kính trọng.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn