intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An sinh xã hội (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Chia sẻ: Calliope09 Calliope09 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:138

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An sinh xã hội cung cấp các kiến thức cơ bản như: Tổng quan về an sinh xã hội; Mô hình an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới; An sinh xã hội ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An sinh xã hội (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN SINH XàHỘI NGHỀ: CÔNG TÁC XàHỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­TCĐCGNB ngày…….tháng….năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018
  2. Giáo trình An sinh Xã hội TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  được pháp dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về  đào tạo và  tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương 1. Tổng quan về an sinh xã hội 1. Giới thiệu 2. Bản chất và chức năng của an sinh xã hội 3. Vai trò, ý nghĩa an sinh xã hội 4. An sinh xã hội trong các mối quan hệ 5. Các chính sách an sinh xã hội Chương 2. Mô hình an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới. 1. Sự hình thành và phát triển 2. Mô hình an sinh xã hội ở một số nước 3. Phương pháp tiếp cận mới về an sinh xã hội Chương 3. An sinh xã hội ở Việt Nam 1. Sự hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam 2. Mô hình hoá an sinh xã hội qua các thời kỳ 3. Các bộ phân cấu thành của an sinh xã hội ở Việt Nam 4. Nguồn lực thực hiện an sinh xã hội 5. Nâng cao nhận thức về an sinh xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
  4. Giáo trình An sinh Xã hội LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay  ở  nước ta, hệ  thống chính sách, pháp luật liên quan đến an  sinh xã hội  cũng như  bộ  máy tổ  chức nhà nước, tổ  chức kinh tế  mọi thành  phần, hệ thống dịch vụ xã hội về an sinh xã hội khá phát triển.  Để  góp phần đào tạo được một đội ngũ những người có lý luận và có   kỹ  năng làm việc trên các lĩnh vực của an sinh xã hội, Trường Cao đẳng Cơ  giới Ninh Bình tổ chức biên soạn giáo trình này. Giáo trình được bố cục theo 3   chương:  Chương I: Những  vấn đề cơ bản về an sinh xã hội; Chương II: Mô hình an sinh xã hội và phương pháp tiếp cận mới về an  sinh xã hội; Chương III: An sinh xã hội ở Việt nam; Do biên soạn lần đầu, giáo trình này không thể  tránh khỏi những hạn   chế  về nội dung cũng như hình thức thể hiện, tác giả mong muốn nhận được  sự  đóng góp của đông đảo người đọc để  tài liệu được hoàn chỉnh hơn trong   những lần xuất bản khác. Nhóm biên soạn: 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: An sinh xã hội Mã số môn học: MH 17 Vị trí, tính chất của môn học Vị trí: An sinh xã hội là môn học chuyên ngành quan trọng của chương  trình đào tạo Cao đẳng nghề Công tác xã hội có liên quan đến hoạt động bảo   vệ  quyền con người và cung cấp dịch vụ  xã hội cho đối tượng hưởng các  chính sách về  an sinh xã hội. Môn học này được giảng dạy sau khi học các   môn học cơ sở. Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề bắt buộc.  Mục tiêu của môn học + Kiến thức:  ­ Nắm được các vấn đề cơ bản về an sinh xã hội. ­ Hiểu và phân tích được các khái niệm, các đặc điểm, các quan điểm   nhận thức về các chính sách an sinh xã hội; ­ Hiểu được các dịch vụ, chính sách, pháp luật trong an sinh xã hội. + Kỹ năng: ­ Đánh giá, lập kế hoạch và quản lý trường hợp được hưởng các chính  sách an sinh xã hội. ­ Tham vấn, biện hộ, thương thuyết, làm việc nhóm, huy động cộng  đồng trong trợ giúp người được hưởng an sinh xã hội. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  ­ Nhìn nhận đúng đắn hơn về các trường hợp được hưởng an sinh xã hội. ­ Tích cực tuyên truyền, vận động, phối hợp với gia đình và xã hội trong  can thiệp và giúp đỡ các đối tượng liên quan. Nội dung môn học: 5
  6. Giáo trình An sinh Xã hội Chương 1: Tổng quan về an sinh xã hội Mục tiêu: ­ Kiến thức: + Nêu được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của môn  học; + Trình bày được một số khái niệm liên quan đến môn học; + Phân tích được ý nghĩa của an sinh xã hội và các tác nhân tiêu cực đe   dọa an sinh xã hội. ­ Kỹ năng: Xác định được vị trí của môn học trong chương trình đào tạo   nghề  công tác xã hội. Từ  đó, áp dụng có hiệu quả  kiến thức an sinh xã hội   trong nghề nghiệp. ­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực rèn luyện những đức tính tốt  trong học tập như sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo và nâng cao khả năng tự học   nghiên cứu tài liệu. Nội dung chương: I. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của môn học 1­ Đối tượng nghiên cứu của môn học: An sinh xã hội là nguyện vọng,  ước muốn của con người mọi dân tộc,  mọi   thời đại, là tất yếu của xã hội. Các nhà nước tiến bộ, đặc biệt là nhà  nước dân chủ, với tư cách là đại diện cho quyền lợi của nhân dân đã biết thể  chế hoá nguyện vọng đó thành  "pháp luật an sinh" và tạo cơ chế, bộ máy nhà  nước quản lý và thực hiện an sinh xã hội, biến an sinh xã hội từ   ước muốn  của nhân dân thành "nền an sinh xã hội quốc gia" hay "hệ thống an sinh quốc   gia". Như vây, có thể  thấy rõ rằng, an sinh xã hội là một tất yếu của lịch sử  xã hội, mang tính khách quan nhưng trong mỗi nước,  ở mỗi giai đoạn lịch sử  nhất định, nền an sinh quốc gia mang tính chất chủ quan, phản ánh đầy đủ, rõ   nét, tập trung ý chí của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên, lịch sử  hình thành và  phát triển của hệ an sinh của nhiều nước trên thế giới thuộc nhiều chế độ  xã  hội khác nhau đã chứng minh rằng, nền an sinh quốc gia của nước nào đó có  bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào tính khách quan của hệ thống pháp  6
  7. luật an sinh của nước đó.  Nói cách khác, các chính sách, các biện pháp an sinh  xã hội tốt nếu chúng được xây dựng dựa trên những nền tảng của những quy   luật khách quan của các khoa học tự  nhiên, khoa học về  con người và khoa  học xã hội; quy luật kinh tế­ xã hội, chi phối hoạt động sống, hoạt động sản   xuất và tiêu dùng, đầu tư và tích luỹ.  Như vậy, an sinh xã hội hay nền an sinh quốc gia hay hệ thống an sinh   xã hội, vừa thể hiện ý chí của giai cấp thống trị vừa phản ánh quy luật khách  quan, là  "hiện tượng" xã hội phức tạp.  Môn học an sinh xã hội như một khoa học, không thể  "sao chụp", "miêu   tả" hệ  thống an sinh của các quốc gia đơn lẻ  mà phải   khái quát lại thành  những mô hình chung, thành những giá trị chung của nhân loại như những vấn  đề "quyền con người",  "nhân đạo", "lương tâm",  " bình đẳng", "bác ái",… Như vậy, đối tượng nghiên cứu của môn học an sinh xã hội là quy luật   chi phối nhu cầu của cá nhân, nhóm, cộng đồng "yếu thế" dễ bị tổn thương;   là   những quy luật xã hội nhằm đáp  ứng, thoả  mãn nhu cầu của những cá  nhân, nhóm xã hội đặc thù…; là sự  tác động qua lại giữa kiến thức thượng   tầng và cơ  sở  hạ  tầng; về  quy luật về  tổ  chức xã hội, quản lý xã hội….Và   với việc nghiên cứu các quy luật đó, môn học an sinh xã hội có thể được xem   xét như  là một khoa học nghiên cứu về  các chính sách an sinh xã hội, về   các hình thức tổ chức thực hiện an sinh xã hội… 2­ Nội dung nghiên cứu của môn học: Để nắm được an sinh xã hội như khoa học đòi hỏi nội dung giảng dạy  phải thể hiện được những nội dung cơ bản: Những khái niệm, phạm trù về an sinh xã hội; sự  phát triển nhận thức về  an sinh xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định; ý nghĩa, vai trò của an sinh xã hội trong đời sống cá nhân, nhóm, cộng đồng  và toàn xã hội;  Những yếu tố  xã hội trong phạm vi quốc gia, quốc tế  tác động tích cực,   tiêu cực đến hệ thống an sinh quốc gia, quốc tế; 7
  8. Giáo trình An sinh Xã hội Lịch sử  hình thành, phát triển an sinh xã hội và mô hình an sinh xã hội  ở  một số nước điển hình ; Hệ  thống pháp luật an sinh xã hội của một quốc gia, một thể chế cụ thể  nào đó; Bộ máy nhà nước và  các thiết chế xã hội thực hiện an sinh xã hội; Nguồn lực tài chính thực hiện an sinh xã hội ở mỗi quốc gia; Nghiên cứu hệ  thống an sinh xã hội  ở  Việt Nam   dưới ánh sáng lý luận  chung về an sinh xã hội ; tìm ra những đặc điểm chung, phổ biến ở tất cả  các nền an sinh khác và đặc điểm riêng có tính cá biệt, đặc thù của Việt  Nam  do điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống dân tộc chi phối.  3­ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu môn học: Phương pháp luận:  Cơ  sở  phương pháp luận của   an sinh xã hội là  phương pháp biện chứng duy vật, biện chứng lịch sử.   Phải xem xét sự  vật, hiện tượng trong mối quan hệ  biện chứng của nó:  mối quan hệ  biện chứng giữa "quyền lợi và nghĩa vụ", giữa "nhu cầu vô  cùng và điều kiện có hạn"; mối quan hệ  biện chứng, quan hệ  nhân quả  giữa việc các phạm trù khái niệm an sinh như "sản xuất­ tiêu dùng", "cung­  cầu', "nhà nước­ thị trường­ xã hội dân sự" giữa " cá nhân­ gia đình­ cộng  đồng", giữa" rủi ro­ cơ hội"… Phải xem xét sự vật, hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể: không thể  so sánh   mô hình an sinh xã hội  ở  Thuỵ  Điển với an sinh xã hội  ở  Việt   Nam, cũng giống như  không thể  so sánh an sinh xã hội  ở  Việt Nam  giai  đoạn kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập chủ  quyền với an  sinh xã hội trong thời kỳ hoà bình; vai trò nhà nước hôm nay với vai trò nhà  nước trong nhiều thập kỷ trước mắt; cách tiếp cận mới về an sinh xã hội  trong điều kiện xã hội đầy biến động ngày nay…   Nhận thức xã hội là sự phản ánh khách quan của tồn tại xã hội: tồn tại xã  hội trong điều kiện của toàn cầu hoá, của thảm hoạ môi trường, của biến   đổi cơ cấu dân số… ngày nay là tiền đề thay đổi nhận thức xã hội về phát  8
  9. triển bền vững, về ngăn ngừa nguy cơ  gây tổn thương cho các đối tượng   thiệt thòi, yếu thế; là san sẻ rủi ro… Phương pháp nghiên cứu cụ thể: như trên đã nói, an sinh xã hội là một phần  của chính sách vì con người, vì hạnh phúc, ấm no của con người, nhóm người,   tộc người, vì thế, phương pháp nghiên cứu môn học an sinh xã hội là phương  nghiên cứu của khoa học tâm lý: tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội, tâm lý dân tộc,   truyền thống văn hoá…phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp phân  tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch….là những phương pháp khoa   học cụ thể cần thiết để nghiên cứu môn học an sinh xã hội.   II. Khái niệm về an sinh xã hội và một số khái niệm có liên quan An sinh là từ Hán­ Việt: an ­trong chữ "an toàn",  sinh­ trong chữ "sinh   sống", an sinh có nghĩa là an toàn sinh sống. Như  vậy, có thể  hiểu một cách  khái lược nhất, đơn giản nhất  "xã hội an sinh " là một xã hội mà mọi người   được an toàn sinh sống hay là có cuộc sống an toàn. Tuy nhiên, điều giải thích   quá đơn giản trên đây chưa thể trả lời được nhiều vấn đề, trong đó câu hỏi cơ  bản, trung tâm của an sinh xã hội là, làm thế nào để  con người được an toàn   sinh sống.  Nếu nhìn lại quá trình phát triển xã hội loài người, chúng ta thấy rằng  dù ở chế độ nào, thời đại nào, con người luôn mong muốn được an toàn sinh   sống, có nghĩa là muốn được an sinh. Nhưng trong tất cả  những bất hạnh,   những nỗi thăng trầm của cuộc đời con người, không phải lúc nào cũng do lỗi  của con người, càng không phải do cá nhân người đó. Nhiều điều bất hạnh   của con người xuất phát từ   quy luật tự nhiên (như  quy luật sinh­ lão­ bệnh­   tử") hoặc do lỗi của quy luật kinh tế­ xã hội (như  "đời cha ăn mặn, đời con  khát nước") và trong nhiều trường hợp khác, nguyên nhân bất hạnh của con  người, thậm chí của loài người xuất phát từ  ý chí của một nhóm người, một   9
  10. Giáo trình An sinh Xã hội bè lũ độc tài nhất định ( thí dụ  chủ nghĩa độc tài phát xít, chủ nghĩa Apacthai,   bè lũ diệt chủng Pôn pốt…) Mặt khác, ở mỗi thời đại, mỗi xã hội, con người   nói riêng, xã hội như  một chỉnh thể nói chung có những cách thức khác nhau   để khắc phục, để đương đầu với khó khăn, bất hạnh một cách rất khác nhau.   Thời   đại   tiền   công   nghiệp,   khi   đại   bộ   phận   người   dân   sống   bằng   nông   nghiệp, lao động tập trung ít, thiết chế gia đình còn vững mạnh, hệ thống nhà   thờ ( ở phương tây) và nhà chùa (ở phương Đông) có sức mạnh ưu thế thì các  thiết chế  gia đình và tôn giáo hoặc những nhà hảo tâm… luôn là "những nhà  từ thiện" sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ họ, cả vật chất lẫn tinh thần. Ngày nay,   ở  mọi nơi, mọi chỗ, các vấn đề  xã hội diễn biến càng ngày càng phức tạp,  nhiều rủi ro luôn rình rập, đe doạ cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình,  nhiều cộng đồng hơn nên đại bộ phận các quốc gia trên thế giới phải tổ chức   các hoạt động, đưa ra những cơ  chế, chính sách nhằm hoặc là ngăn ngừa,   quản lý những khó khăn, hoặc giúp đối tượng vượt qua khó khăn….trên phạm  vi cả  nước. Những cơ  chế, chính sách, dịch vụ  hay các hoạt động của nhà  nước và của xã hội nhằm đáp  ứng nhu cầu được an toàn sinh sống gọi là an  sinh xã hội. Với cách giải nghĩa như  trên, an sinh xã hội được hiểu theo nghĩa  rộng và nghĩa hẹp. Xin trích dẫn một số khái niệm:  1­ An sinh xã hội ở  nghĩa hẹp:  Theo T.S  Darkwa, Trường tổng hợp Illinois, Chicago, trong Nhập môn  an sinh xã hội thì : " An sinh xã hội theo nghiã hẹp  là những khoản trợ cấp và   các dịch vụ giúp cho con người đáp ứng nhu cầu cơ bản " hay "Là sự  chuyển   dịch các phúc lợi bên ngoài thị trường"; "An sinh xã hội là chức năng phi lợi nhuận của xã hội, nhà nước và giới   tình nguyện nhằm mục đích xoá bỏ sự đói rách, những tình cảnh bần cùng hoá   của xã hội" ( Dolgilf Feldstein, 1993); "An sinh xã hội là những quy tắc để  trợ  cấp cho những người cần tới   sự   trợ  giúp để  đáp  ứng nhu cầu cơ  bản trong cuộc sống như  việc làm, thu   nhập, lương thực, thực phẩm, y tế và mối quan hệ" (Karger & Soesz, 1990); 10
  11. 2­ An sinh xã hội ở nghĩa rộng:  Theo  Karger & Soesz  " An sinh xã hội là một bộ  phận cấu thành của   chính sách xã hội được coi là chính thức và là sự quy định phù hợp với những   vấn đề của con người" (Karger & Soesz, 1994); " An sinh xã hội là bất cứ điều gì nhà nước quyết định làm và không làm   vì chất lượng cuộc sống cuả công dân nước đó"( Dinikito, 1991); Tổ  chức Lao động Quốc (ILO) đưa ra khỏi niệm trong Cụng  ước 102   (Cụng ước về an sinh xó hội) năm 1952 như sau:  “An sinh xó hội là sự bảo vệ   mà mỗi xó hội dành cho cỏc thành viờn của mỡnh thụng qua một số  biện   phỏp cụng cộng nhằm đối phú với những khú khăn về kinh tế và xó hội do bị   ngừng hoặc bị giảm thu nhập một cách đáng kể vì ốm đau, thai sản, tai  nạn   lao động, thất nghiệp, tuổi già hoặc chết , đồng  thời  đảm bảo chăm sóc y tế   và  trợ cấp cho những  gia đình  đông con” . Theo B.R. Compton   trong   cuốn sỏch “ Nhập mụn An sinh xó hội và  Cụng tỏc xó hội “ (1980) thỡ: “ An sinh xó hội là một thiết chế bao gồm cỏc   chớnh sỏch và luật phỏp được thực thi bởi cỏc tổ  chức tự    nguyện hay tổ   chức nhà nước nhằm cung  ứng cho cỏc cỏ nhõn, gia đỡnh, nhúm xó hội, cỏc   dịch vụ xó hội, tiền và quyền lơi khỏc ( y tế, giỏo dục, nhà ở ...) do họ khụng   nhận được từ gia đỡnh hoặc thị trường nhằm mục đớch ngăn ngừa, giảm nhẹ   hay đúng gúp vào việc giải quyết cỏc vấn đề xó hội, cải thiện trực tiếp cuộc   sống cỏ nhõn, nhúm, cộng đồng”. Theo J.M. Romanyshyn­ trong cuốn   sỏch   “ An sinh xó hội từ  bỏc  ỏi  đến cụng bằng” (1971) thỡ:   “ An sinh xó hội là sự  can thiệp vào xó hội với   mối quan tõm trực tiếp và cơ  bản là phỏt huy an sinh xó hội cho cỏ  nhõn và   cho toàn xó hội.... An sinh xó hội bao gồm cỏc biện phỏp và quỏ  trỡnh liờn   quan đến việc giải quyết và phũng ngừa cỏc vấn đề xó hội, sự phỏt triển tài   11
  12. Giáo trình An sinh Xã hội nguyờn nhõn lực  và cải tiến chất lượng cuộc sống. Điều này bao gồm cỏc   dịch vụ xó hội cho cỏ nhõn, gia đỡnh và những nỗ lực củng cố và cải tiến cỏc   thiết chế xó hội” .   An sinh xã hội, theo từ  điển bỏch khoa VN toàn tập (1995)"  là sự  bảo   vệ  của xó hội đối với cụng dõn thụng qua cỏc biện phỏp cụng cộng nhằm   giỳp họ  khắc phục những khú khăn về  kinh tế  và xó hội  do bị  ngừng hoặc   giảm   thu   nhập   từ   nguyờn   nhõn   ốm   đau,   thai   sản,   tai   nạn   lao   động,   thất   nghiệp, tàn tật, người già cụ đơn, trẻ mồ cụi...) đồng thời đảm bảo chăm súc   y tế và trợ cấp cho gia đỡnh đụng con". Từ những khái niệm trên đây có thể rút ra một số điểm sau đây:  Đối tượng của An sinh xó hội:   là bất cứ cá nhân, gia đình, nhóm xã hội  hoặc cộng đồng nào ( nghĩa rộng), không phân biệt giới tính, thành phần xã  hội, tôn giáo, sắc tộc, màu gia. Mọi cá nhân,  gia đình, cộng đồng đều có  thể bị rơi vào những hoàn cảnh khó khăn bất thường nên họ đều cần được  chuẩn bị để chủ  động ngăn ngừa, giảm nhẹ và đối phó nếu rủi ro xảy ra.  Tuy nhiên, trong bất cứ xã hội nào, một bộ  phận dân cư dễ  bị tổn thương  nhất như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, gia đình nghèo, gia đình  đông con, gia đình có người hay  ốm đau, bệnh tật, gia đình có tệ  nạn xã  hội, nhóm dân tộc thiểu số, các cộng đồng ở  vùng sâu, vùng xa, vùng kém  phát triển là đối tượng mục tiêu, cần được chú ý đặc biệt quan tâm trong  các chính sách an sinh xã hội (ở nghĩa hẹp).  Mục tiờu của An sinh xó hội : là một mặt, cải thiện mụi trường, cải thiện  cuộc sống, tăng khả  năng của cỏ  nhõn, gia đỡnh, nhúmá cộng đồng để  ngăn ngừa, giảm nhẹ  và đối phú (  ở  nghĩa rộng) một cỏch hữu hiệu với  khú khăn, rủi ro, mặt khác, hoàn thiện cơ  chế, chính sách, nguồn lực của  nhà nước, thị trường để can thiệp trong phòng ngừa, quản lý, đối phó thiên  12
  13. tai trên phạm vi quốc gia, khi cá nhân, gia đình, cộng đồng không thể  ứng  phó được.   Nội dung và cỏc biện phỏp của an sinh xó hội : là các chính sách điều  tiết một cách hợp lý nhất thu nhập của các đối tượng khác nhau trong xã  hội và sử  dụng để  tổ  chức các dịch vụ  xã hội, ngăn ngừa rủi ro và  phân  phối lại nguồn lực chung trong những trường hợp cần thiết theo quy định  của pháp luật thông qua trợ giúp xó hội, bảo hiểm xã hội, phỳc lợi xó hội   (nghĩa rộng) hoặc chỉ là hình thức cung cấp nhu yếu phẩm , dịch vụ xã hội   cho một số người, gia đình gặp khó khăn( theo nghĩa hẹp);   Trách nhiệm thực hiện an sinh xó hội   : truớc hết là cá nhân, gia đình,  cộng đồng, các tổ  chức phi chính phủ,  tiếp đó là các kinh tế, hoạt động   theo cơ chế thị trường và cuối cùng nhưng quan trọng nhất, bao quát nhất,  quyết định tới bộ mặt của an sinh xã hội của mỗi quốc gia thuộc về trách   nhiệm của nhà nước.  Cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội:  được chia thành các tầng lớp khác  nhau, tầng phổ cập: phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản để mọi người dân  được hưởng thụ, phát triển và ngăn ngừa rủi ro; tầng phát triển bảo hiểm,   bảo hiểm xã hội và nhiều cơ  chế  thị  trường khác gắn với việc làm của   người lao động; tầng trợ  giúp đặc biệt: trợ  giúp đối tượng rơi vào hoàn  cảnh đặc biệt khó khăn mà các cơ chế gia đình, thị trường bị bất lực. Như  vậy,   có thể  nhìn nhận an sinh xã hội  ở  rất nhiều khớa cạnh khỏc  nhau: a) từ  khía cạnh pháp lý thỡ  an sinh xã hội cú thể  được hiểu là những   chớnh sỏch, hệ  thống luật phỏp của nhà nước, một măt, trực tiếp thực hiện  An sinh xã hội trên phạm vi quốc gia, mặt khác, tạo mụi trường phỏp lý để  mọi cỏ nhõn, tổ  chức hoạt động, bảo đảm sự  an sinh của mọi người dõn; b)  từ  khía cạnh hoạt động thực tế  thì anh sinh xã hội là những hoạt động hàng  ngày của cá nhân, gia đình, cộng đồng, các tổ  chức xã hội, tổ  chức từ  thiện,   13
  14. Giáo trình An sinh Xã hội các tổ chức kinh tế, của nhà nước nhằm phát triển kinh tế, phòng ngừa rủi ro,   tổ chức các dịch vụ y tế, giáo dục….;  3­Một số thuật ngữ gần nghĩa với an sinh xã hội: Ở  nước ta, do thuật ngữ  an sinh xó hội được dịch từ  nhiều thứ  tiếng   khỏc nhau, trong nhiều giai đoạn khỏc nhau  nờn cú nhiều tờn gọi khỏc nhau   như  an sinh xó hội, an toàn xó hội, đảm bảo xó hội, bảo trợ  xó hội. Xột về  bản chất, cỏc thuật ngữ  trờn   bao hàm những nội dung như  nhau, đú là sự  đảm bảo cho người dõn một cuộc sống tối thiểu khi họ  gặp khú khăn.. Thớ  dụ, trong từ  điển bỏch khoa VN toàn tập (1995) khi đưa ra khỏi niệm Bảo  đảm xó hội, các tác giả đã cho rằng  "thuật ngữ này tương đương với bảo trợ   xã hội, An sinh xã hội". Hiện nay, trong thực tế  cuộc sống cũng như  trong tài liệu chớnh thức  của Đảng, Nhà nước ta, cỏc thuật ngữ  an sinh xã hội, bảo trợ  xã hội, đảm  bảo xã hội vẫn được sử dụng đan xen với nhau, chưa một thuật ngữ nào được  coi là chớnh thống, duy nhất.  14
  15. III­ ý nghĩa của an sinh xã hội:  1­ An sinh xã hôị là quyền con người:  Thừa nhận, tôn trọng phẩm giá và quyền con người của mọi thành viên  trong xã hội là mục tiêu đích thực của an sinh xã hội. Trong hiến chương Đại Tõy Dương, "An sinh xó hội được hiểu theo   nghĩa rộng là sự  bảo đảm thực hiện quyền con người trong hoà bỡnh, được   tự do làm ăn, cư trỳ, di chuyển, phỏt triển chớnh kiến trong khuụn khổ phỏp   luật, được học tập, làm việc và nghỉ  ngơi, cú nhà  ở, được chăm súc y tế  và   bảo đảm về thu nhập để  thoả  món những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị   rủi ro, thai sản, tuổi già".  Trong tuyờn ngụn nhõn quyền do Đại hội đồng Liờn hợp quốc thụng   qua 10/12/ 1948 cú viết: “Tất cả mọi người với tư cỏch là thành viờn của xó   hội cú quyền hưởng an sinh xó hội. Quyền đú đặt cơ  sở  trờn  sự   thoả   món   cỏc quyền về kinh tế, xó hội và văn hoỏ cần cho nhõn cỏch và sự tự do phỏt   triển con người...”. Điều 25 của Công  ước này ghi rõ ”Mỗi người có quyền   có một mức sống cần thiết   cho việc giữ  gìn sức khoẻ  cho bản thân và gia   đình, có quyền được bảo đảm trong trường hợp thất nghiệp....” 15
  16. Giáo trình An sinh Xã hội Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam  Dân chủ  Cộng hoà do   Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2/9/1945, đã  trích từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều   sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm   phạm được. Trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự  do và   quyền mưu cầu hạnh phúc". Con người có các quyền này không phải tự  nhiên như  kiểu "Trời sinh   voi, trời sinh cỏ" mà nó dựa trên cơ  sở  kinh tế  vững chắc là mọi người dân,  khi họ lao động, họ đóng thuế cho nhà nước, khi gặp khó khăn nhà nước phải  giúp đỡ. Để  đảm bảo cái quyền thiêng liêng đó, người lao động không chỉ  đóng thuế là đủ, trong xã hội nhà nước pháp quyền, người lao động phải đấu   tranh để  nhà nước phải cam kết thực hiện bằng hệ  thống chính sách, luật   pháp, dịch vụ xã hội. Như  vậy an sinh xó hội là sự  đảm bảo trờn thực tế  con người được   thực hiện quyền của mỡnh, hay nói cách khác, chỉ  có một xã hội an sinh thì   quyền con người mới được tôn trọng, bảo vệ. Ngược lại, quyền con người bị  đe doạ trong một xã hội nghèo đói, chiến tranh, bạo lực… Không thể  nói tới   an sinh xã hội trong một đất nước có chiến tranh, bạo lực và nghốo đúi.... 2­ An sinh xã hội là nhu cầu, ước vọng ngàn đời của con người, là truyền  thống văn hoá của các dân tộc: Con người từ   bao đời nay,  ở  mọi nơi, mọi lúc luôn "trông trời, trông   đất, trông mây",  luôn luôn mong  ước "sao cho chân cứng, đá mềm, trời yên   biển lặng mới yên tấm lòng"…. Đã sinh ra làm người, không ai muốn phải đói,  rét, bệnh tật, không ai muốn nghèo đói, chiến tranh…. Vì lẽ  đó mà các cộng  đồng dân cư  , các dân tộc đã biết đoàn kết nhau lại, chống trọi với thiên tai,   địch hoạ, giúp đỡ  lẫn nhau khi khó khăn và những giá trị  đó đã hun đúc nên  truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.  16
  17. 3­ An sinh xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội: Xã hội tiến bộ, công bằng là xã hội mà  ở  đó mọi người , không phân   biệt dân tộc, giới tính, không phân biệt địa vị  kinh tế, chính trị, tôn giáo, màu  da, sắc tộc… được tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, xây đắp cuộc  sống hạnh phúc, được hưởng thụ  thành quả  lao động của mình và được bảo  vệ, giúp đỡ  không rơi vào cảnh bị  bần cùng hoá do bất cứ  một lý do nào.…  An sinh xã hội là mục tiêu, là công cụ, là phương tiện để thực hiện sự tiến bộ  công bằng đó thông qua việc phân phối lại, điều tiết thu nhập giữa các nhóm  dân cư  trong xã hội, xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo,  tiến tới một xã hội bình đẳng cho mọi người. An sinh xã hội không chỉ là sự tiến bộ mà nhìn ở khía cạnh chính trị­ xã  hội thì an sinh xã hội còn là sự  đảm bảo an ninh,  ổn định, là chính sách làm   yên dân. Dân có yên thì các thể chế chính trị mới tồn tại,  ổn định. Có ổn định   mới có phát triển kinh tế.  Từ  khía cạnh kinh tế  thì an sinh xã hội chính là điều kiện, là chất xúc  tác thúc đẩy sự  phát triển kinh tế. Hỗ  trợ  người nghèo, người yếu thế  vươn   lên làm chủ  cuộc đời họ  chính là giảm bớt những khoản chi cho tệ  nạn xã  hội…Khi họ  thoát khỏi nghèo đói, họ  là lực lượng lao động quan trọng, là  những người sản xuất, kinh doanh, làm ra của cải cho xã hội, là người tiêu   thụ hàng hoá, kích thích phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế. IV­ an sinh xã hội trong các mối quan hệ  An sinh xó hội nằm trong  mối quan hệ nhõn quả  với nhiều phạm trự,  khỏi niệm khỏc. An sinh xã hội như  một thiết chế, liên quan nhiều đến các  thiết chế khác. 1­ An sinh xã hội và việc làm, thu nhập:  Các khái niệm về  việc làm, thất nghiệp,   người thiếu việc làm được   định nghĩa không giống nhau ở mỗi nước.  Điều 13, Bộ  luật Lao động Việt Nam  quy định: “  Việc làm là những   hoạt động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật cấm".   17
  18. Giáo trình An sinh Xã hội Theo Tổ  chức Lao động quốc tế  (ILO): “ Người có việc làm là người   đang làm những việc mà pháp luật không cấm, được trả  tiền công hoặc lợi   nhuận, hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc người tham gia vào các   hoạt động tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận   tiền công hay hiện vật” ( ILO Report 1983). Như  vậy, khái niệm việc làm  ở  đây được mở rộng từ  người làm việc có lương và người không có lương (nội   bộ, làm việc trong gia đình....). Người thất nghiệp là người trong độ  tuổi lao động, có khả  năng lao  động nhưng không có việc làm. Họ có thể là người chưa có việc làm, hoặc đã   có việc làm nhưng đã thôi việc và đang tìm việc làm có tiền công.  ở  Việt   Nam , người được coi là thất nghiệp gồm: ­ Người lao động đang làm việc, bị  mất việc làm vì lý do như: doanh nghiệp phá sản, giải thể, dôi dư  do doanh   nghiệp sắp xếp lại; bị chấm dứt hợp đồng, bị  sa thải..­ Người mới đến tuổi   lao động, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thôi học, bỏ  học chưa tìm   được việc làm;­ Bộ  đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hết nghĩa vụ, lao  động xuất khẩu về nước chưa có việc làm;­ Đối tượng trong độ tuổi lao động  sau thời  gian quản giáo, chữa trị  bệnh   đang có  nhu cầu tìm việc làm...; ­  Những người phải nghỉ việc tạm thời  không có thu nhập do tính thời vụ của  sản xuất. Những người cũng trong  độ  tuổi lao động, có sức lao  động mà  không làm việc do không có nhu cầu tìm việc làm thì không được coi là thất  nghiệp. Thất ngiệp là một hiện tượng kinh tế, xã hội bình thường trong nền  kinh tế thị trường. Những nước có nền kinh tế  mạnh nhất thế giới như  Mỹ,   Anh,  Đức, Nhật bản, Italia, Pháp.... vẫn có một tỷ  lệ  thất nghiệp nhất định.   Ví dụ, Pháp 9,5% trong tháng 5/2000; Đức 10,3% tháng 5/2000; Canada 6,3%  ( tháng 6/ 2000), Mỹ 3,9% (tháng 5/2000) , Nhật bản 4,9% ( tháng 2/2000). Việc làm / thất nghiệp gắn với con người và xã hội loài người, nó  không gắn với bất cứ một sinh vật nào khác trên trái đất. Các con vật kiếm ăn  theo theo bản năng của quy luật sinh tồn. Còn con người làm việc dưới tác  18
  19. động của tư duy, làm việc không chỉ  để tồn tại mà làm việc còn để  cải biến   xã hội, làm chủ cuộc đời và để xã hội tốt đẹp hơn, an sinh hơn. Con người bị  thất nghiệp cũng do các yếu tố kinh tế­ xã hội đem lại. Xã hội sẽ xoá bỏ hoàn  toàn nạn thất nghiệp nếu các nguồn lực được phân phối công bằng hơn, mọi  người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương như phụ nữ, người   tàn tật, người nghèo được quan tâm hơn trong việc tiếp cận y tế, giáo dục…  Điều 23 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (1948) đã chỉ rõ:  "Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự  do chọn nghề, được có những   điều kiện làm việc thuận lợi, chính đáng và được bảo vệ  chống nạn thất   nghiệp; mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt nào , đều có quyền được trả   lương ngang nhau cho những công việc như  nhau; Mọi người đi làm đều có   quyền được trả lương hợp lý và thuận lợi cho bản thân và gia đình một cuộc   sống có đầy đủ  giá trị  nhân phẩm, được phụ  cấp, nếu cần thiết, bằng các   biện pháp bảo trợ xã hội khác". Theo H.Beveridge, nhà kinh tế  học và xó hội học người Anh thỡ: "An  sinh xó hội là sự  đảm bảo về  việc làm khi người ta cũn cú sức làm việc và   đảm bảo một lợi tức khi nguời ta khụng cũn làm việc nữa".  Việc làm có một tầm quan trọng to lớn trong đời sống mỗi con người   nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Nhìn lại tiến trỡnh phỏt triển xã hội, ta  có thể  nhận thấy lao động núi chung, việc làm núi riêng không chỉ  nuôi sống   con người, phát triển xã hội mà nó  còn gúp phần cải biến loài vượn người   thành con người ngày nay. Trong xó hội nghèo nàn, chưa phát triển thì việc   làm là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi người để  có ăn, có mặc nhưng trong các  nước đã phát triển, cái ăn, cái mặc không còn là mối quan tâm hàng đầu thì  việc làm là nhu cầu khẳng định bản thân, khẳng định giá trị cũng như tài năng  của con người trong xã hội. Đảm bảo để mọi người dõn cú nhu cầu làm việc  cú việc làm, cú thu nhập là một điều kiện tất yếu của một xó hội tiến bộ.  19
  20. Giáo trình An sinh Xã hội Như vậy, một trong những nội dung chính yếu của an sinh xã hội là tạo   việc làm có thu nhập cho người dân đủ sinh sống và có một phần tích lũy khi   ốm đau, về già. Khụng thể núi tới xó hội an sinh nếu con người đang độ tuổi   lao động khụng cú cụng ăn việc làm, khụng cú thu nhập. Việc làm không chỉ  đem lại thu nhập cho con người mà nó còn đem lại các cơ  hội thoả  mãn nhu  cầu giao lưu, nâng cao trình độ  nghề nghiệp, là thước đo giá trị, sự  đóng góp  của mỗi người vào sự phát triển đất nước. Điều quan trọng khác là cỏc nguồn lực cần thiết cho an sinh xó hội   khụng thể bắt nguồn từ bất cứ nơi nào khỏc nếu không bắt đầu từ các nguồn  đóng góp một phần thu nhập của mỗi người dõn trong thời gian lao động của   mỡnh. Xã hội có tích luỹ  được nguồn lực trong sản xuất xã hội thông qua  thuế  hoặc thông qua các khoản đóng góp khác mới nói tới sự  hỗ  trợ  cho các  thành viên của nó khi gặp hoạn nạn, rủi ro­ ở đây thể hiện quyền lực và trách  nhiệm của Nhà nước.  Việc làm và giải quyết việc làm đang là một trong những vấn đề xã hội   không chỉ riêng với từng quốc gia mà có tính chất toàn cầu. Theo đánh giá của   Tổ  chức Lao động Quốc tế  ( ILO) thế  giới hiện đang  ở  tình trạng khủng  hoảng việc làm. Uớc tính trên thế giới hiện có trên 1 tỷ người không có việc  làm hoặc có việc làm không đầy đủ . Tình trạng thất nghiệp xẩy ra không chỉ  ở các nước đang phát triển mà ở  cả  các nước phát triển. Cộng đồng thế  giới  phải tập trung mọi nỗ lực để giải quyết việc làm cho người lao động và đấu   tranh để  giảm tỷ  lệ  thất nghiệp . Hội nghị  thượng đỉnh về  phát triển xã hội   Copenhaghen 1995 coi giải quyết việc làm là 1 trong 3 vấn đề  quan tâm nhất  để  phát triển xã hội (việc làm, giảm nghèo  và hoà nhập xã hội). Phiên họp  đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2000 đã nhắc lại vấn đề  cấp  bách này. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1