intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; các phương pháp phòng tránh và sơ cứu người khi gặp tai nạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày….tháng….năm2021 của Hiệu trưởng trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình NINH BÌNH NĂM 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình, các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp được biên soạn trên cơ sở chương trình khung của nghề Điện – Điện lạnh, làm tài liệu giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Cơ Giới Ninh Bình. Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp là một trong những giáo trình kỹ thuật cơ sở nghề trong chương trình đào tạo Cao đẳng và Trung cấp. Vì vậy giáo trình đã bám sát chương trình khung của nghề nhằm đạt mục tiêu đào tạo đồng thời tạo điều kiện cho người sử dụng tài liệu tốt và hiệu quả. Tập giáo trình này dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho các giáo viên và học sinh hệ cao đẳng và trung cấp Điện công nghiệp, Điện dân dụng và Kỹ thuật máy lạnh và ĐHKK. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo giảng dạy và học tập các hệ đào tạo ngắn hạn và dài hạn khác ở trong trường. Trong quá trình biên soạn giáo trình, dù chúng tôi đã có cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong người đọc đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn, đạt chất lượng cao và phù hợp với người học. Xin trân thành cảm ơn! Ninh Bình, ngày......tháng.....năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Vũ Thị Vui 2. Vũ Thị Vân 3
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................... 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ .3 CHƯƠNG 1: CÁC YÊU CẦU PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ SỨC KHOẺ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC ...................................................... 13 1. Các nguyên tắc cơ bản của sức khỏe và an toàn lao động ............................. 13 1.1. Khái niệm ................................................................................................. 13 1.2. Ý nghĩa của việc quy định về sức khoẻ và an toàn lao động ...................... 13 1.3. Các nguyên tắc của sức khoẻ và an toàn lao động ..................................... 14 2. Mục tiêu chung của pháp luật nhà nước có liên quan liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động .......................................................................................... 15 2.1. Mục tiêu chung của Nhà nước về sức khoẻ lao động ................................. 15 2.2. Mục tiêu chung của Nhà nước về an toàn lao động.................................... 15 3. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. ................................................................................................................ 15 3.1. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động ................... 15 3.2. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người lao động................................. 17 4. Chức năng chính của các ủy ban an toàn và đại diện .................................... 18 4.1. Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động ở cơ sở ................................. 18 5. Quyền hạn trao cho Thanh tra sức khỏe và an toàn lao động ........................ 20 6. Vệ sinh và mối nguy tiềm ẩn liên quan đến vệ sinh không đúng cách .......... 22 6.1. Khái niệm.................................................................................................. 22 6.2. Mối nguy tiềm ẩn liên quan đến vệ sinh không đúng cách tại nơi làm việc 22 7. Lựa chọn thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp (PPE) trong các tình huống nguy hiểm ................................................................................................................. 23 7.1. Khái niệm.................................................................................................. 23 7.2. Dụng cụ bảo vệ cá nhân phù hợp cho mọi tình huống nguy hiểm .............. 23 CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ...................................................... 29 1. Các mối nguy hiểm điển hình liên quan đến một loạt các môi trường làm việc ......................................................................................................................... 29 1.1. Khái niệm.................................................................................................. 29 4
  5. 1.2. Các mối nguy hiểm điển hình tại nơi làm việc ........................................... 29 2. Quy trình được sử dụng để kiểm soát các rủi ro liên quan đến những mối nguy hiểm ................................................................................................................. 31 2.1. Thay thế .................................................................................................... 31 2.2. Cách ly ...................................................................................................... 31 2.3. Các biện pháp kỹ thuật .............................................................................. 31 2.4. Các biện pháp tổ chức, hành chính ............................................................ 32 2.5. Phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE)............................................................. 32 3. Nguyên tắc đánh giá /quản lý rủi ro và mục đích của mỗi nguyên tắc........... 33 3.1. Khái niệm .................................................................................................. 33 3.2. Nguyên tắc đánh giá rủi ro......................................................................... 33 3.3. Quy trình quản lý rủi ro ............................................................................. 33 4. Phân cấp các biện pháp kiểm soát mối nguy OH & S ................................... 34 5. Tài liệu cần thiết để đánh giá rủi ro .............................................................. 34 5.1. Mục đích của đánh giá rủi ro ..................................................................... 34 5.2. Thuật ngữ .................................................................................................. 34 5.3. Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro .................................................... 35 5.4. Khi nào cần đánh giá rủi ro........................................................................ 35 5.5. Những điều cần lưu ý khi đánh giá rủi ro ................................................... 35 5.6. Quy trình và các bước thực hiện đánh giá rủi ro ........................................ 36 6. Các biển báo an toàn lao động thường dùng ................................................. 38 6.1. Khái niệm .................................................................................................. 38 6.2. Các loại biển báo an toàn lao động thường dùng ....................................... 38 7. Các trường hợp khẩn cấp tại nơi làm việc đe dọa đến sức khỏe và an toàn và phù hợp ............................................................................................................ 41 8. Quy trình sơ tán khẩn cấp nơi làm việc......................................................... 41 8.1. Quy trình khẩn cấp .................................................................................... 41 8.2. Hoả hoạn tại nơi làm việc .......................................................................... 42 9. Bình chữa cháy thích hợp cho một loại đám cháy nhất định ......................... 43 9.1. Khái niệm .................................................................................................. 43 9.2. Các loại bình chữa cháy và các sử dụng .................................................... 43 5
  6. 10. Yêu cầu đối với vị trí, cách lắp đặt và bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay 46 10.1. Vị trí đặt bình chữa cháy xách tay ........................................................... 46 10.2. Cách lắp đặt bình chữa cháy xách tay ...................................................... 46 10.3. Cách bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay ................................................ 47 11. Quá trình chữa cháy cơ bản ........................................................................ 47 11.1. Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly) .................................................... 47 11.2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy (làm ngạt)........................ 47 11.3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)............................................................ 48 12. Tầm quan trọng của cơ sở an toàn, tòa nhà và an ninh trong môi trường công nghiệp và hậu quả của việc không tuân thủ ...................................................... 48 12.1. Tầm quan trọng của cơ sở an toàn toà nhà và an ninh trong môi trường công nghiệp ...................................................................................................... 48 12.2. Hậu quả của việc không tuân thủ an toàn và an ninh trong môi trường công nghiệp .............................................................................................................. 48 13. Quy trình làm việc tiêu chuẩn.................................................................... 49 13.1. Khái niệm ................................................................................................ 49 13.2. Phân loại ................................................................................................. 49 CHƯƠNG 3: XỬ LÝ THỦ CÔNG .................................................................. 51 1. Chấn thương xử lý thủ công điển hình và ảnh hưởng của chúng đối với lối sống ................................................................................................................. 51 1.1. Khái niệm.................................................................................................. 51 1.2. Các chấn thương xử lý thủ công điển hình................................................. 51 2. Tình huống có thể gây ra chấn thương khi xử lý thủ công ............................ 51 3. Quy trình nâng và mang để ngăn ngừa chấn thương do xử lý thủ công......... 52 3.1. Quy trình nâng .......................................................................................... 52 3.2. Quy trình ngăn ngừa chấn thương do xử lý thủ công ................................. 52 CHƯƠNG 4: HOÁ CHẤT NƠI LÀM VIỆC ................................................... 53 1. Chất độc hại và hàng hóa nguy hiểm ........................................................... 53 1.1. Chất độc hại .............................................................................................. 53 1.2. Hàng hoá nguy hiểm ................................................................................. 54 2. Phân loại hoá chất là chất độc hại và hoặc hàng hóa nguy hiểm ................... 54 2.1. Phân loại hoá chất là chất độc hại .............................................................. 54 6
  7. 2.2. Phân loại hàng hoá nguy hiểm ................................................................... 55 3. Yêu cầu về ghi nhãn hóa chất tại nơi làm việc .............................................. 55 4. Quy trình bảo quản an toàn cho hóa chất ...................................................... 62 5. Mục đích và giải thích của bảng dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS) ............... 64 5.1. Khái niệm ................................................................................................. 64 5.2. Mục đích ................................................................................................... 64 CHƯƠNG 5: LÀM VIỆC TRÊN CAO ............................................................ 66 1. Nguy hiểm liên quan đến làm việc trên thang và giàn giáo ........................... 66 2. Xác định các khu vực làm việc có nguy cơ về độ cao và sử dụng thiết bị an toàn thích hợp để ngăn ngừa ngã ...................................................................... 67 2.1. Ngã từ trên cao .......................................................................................... 68 2.2. Cửa sổ trần nhà .......................................................................................... 68 2.3. Bề mặt dễ vỡ và vật liệu xuống cấp ........................................................... 68 2.4. Vật rơi. ...................................................................................................... 69 2.5. Giàn giáo và nền tảng nâng hạ. .................................................................. 69 2.6. Cạnh sắc .................................................................................................... 70 2.7. Thiết bị an toàn.......................................................................................... 70 2.8. Điều kiện thời tiết bất lợi ........................................................................... 71 3. Lựa chọn một chiếc thang thích hợp cho một tình huống cụ thể và thực hiện kiểm tra an toàn trước khi sử dụng ................................................................... 71 3.1. Thang nhôm rút gọn................................................................................... 71 3.2. Thang nhôm chữ A .................................................................................... 72 3.3. Thang nhôm xếp ........................................................................................ 72 3.4. Thang nhôm trượt ...................................................................................... 73 3.5. Thang nhôm tay vịn ................................................................................... 73 3.6. Thang nhôm cách điện ............................................................................... 74 4. Biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi lên và xuống thang ....................... 74 5. Biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi làm việc trên và xung quanh một giàn giáo và các bệ nâng cao ............................................................................ 75 CHƯƠNG 6: KHÔNG GIAN HẠN CHẾ ........................................................ 77 1. Các mối nguy hiểm liên quan đến làm việc trong một không gian hạn chế ... 77 7
  8. 1.1. Khái niệm.................................................................................................. 77 1.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế ............................ 78 2. Xác định các tình huống nơi làm việc có thể được phân loại là không gian hạn chế ................................................................................................................... 79 2.1. Bầu không khí có mức nguy hiểm cao ....................................................... 79 2.2. Bầu không khí có mức nguy hiểm trung bình ............................................ 79 2.3. Bầu không khí có mức nguy hiểm thấp ..................................................... 79 3. Các biện pháp kiểm soát để làm việc trong một không gian hạn chế được chỉ định .................................................................................................................. 87 CHƯƠNG 7: MỐI NGUY HIỂM VỀ THỂ CHẤT VÀ TÂM LÝ .................... 89 1. Tác động ngắn hạn và dài hạn của tiếng ồn quá mức và các kỹ thuật để tránh tổn hại thính giác do tiếng ồn quá mức ............................................................. 89 1.1. Khái niệm.................................................................................................. 89 1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn ............................................................................ 89 1.3. Biện pháp phòng tránh tiếng ồn ................................................................. 90 2. Tác động của rung động đối với cơ thể con người và thực hành làm việc để bảo vệ chống rung ............................................................................................ 90 2.1. Khái niệm.................................................................................................. 90 2.2. Ảnh hưởng của rung xóc ........................................................................... 90 2.3. Biện pháp phòng chống rung sóc............................................................... 90 3. Tác động của căng thẳng nhiệt đối với cơ thể con người và thực hành làm việc để bảo vệ chống lại căng thẳng nhiệt ................................................................ 91 3.1. Tác động của căng thẳng nhiệt đối với cơ thể con người ........................... 91 3.2. Các biện pháp phòng chống và kiểm soát lại căng thẳng nhiệt .................. 92 4. Ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím (UV) đối với cơ thể con người và cách làm việc để bảo vệ khỏi bức xạ UV......................................................................... 93 4.1. Khái niệm.................................................................................................. 93 4.2. Ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím (UV) đối với cơ thể con người............. 93 5. Nguy hiểm liên quan đến thiết bị và dụng cụ vận hành bằng laser và các biện pháp bảo vệ thích hợp để tránh nguy hiểm ....................................................... 94 5.1. Nguy hiểm liên quan đến thiết bị và dụng cụ vận hành bằng laser, tác hại của tia laser với cơ thể ...................................................................................... 94 8
  9. 5.2. Biện pháp bảo vệ tránh nguy hiểm khi sử dụng dụng cụ vận hành bằng laser ......................................................................................................................... 95 6. Hội chứng lạm dụng nghề nghiệp, nó xảy ra như thế nào và cách khắc phục nó (Hội chứng quá sức) .................................................................................... 96 6.1. Hội chứng lạm dụng nghề nghiệp .............................................................. 96 6.2. Cách khắc phục hội chứng lạm dụng nghề nghiệp ..................................... 97 7. Các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc, các triệu chứng của một người bị căng thẳng và các kỹ thuật quản lý căng thẳng cá nhân .................................... 97 7.1. Khái niệm .................................................................................................. 97 7.2. Các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc ................................................ 97 7.3. Các triệu chứng của một người bị căng thẳng ............................................ 97 7.4. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng ................................................................ 98 8. Tác động bất lợi và nguy hiểm của việc sử dụng ma tuý và rượu ở nơi làm việc .................................................................................................................. 98 CHƯƠNG 8: LÀM VIỆC AN TOÀN VỚI ĐIỆN ........................................... 99 1. Ảnh hưởng của điện giật đối với cơ thể con người ....................................... 99 1.1. Khái niệm ................................................................................................. 99 1.2. Tác dụng của điện giật lên cơ thể người .................................................... 99 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng điện qua người ...................................... 102 2. Nguyên nhân phổ biến của tai nạn điện ...................................................... 103 3. Các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu nguy cơ bị điện giật (nối đất, điện áp thấp, cầu chì, bộ ngắt mạch và thiết bị dòng điện dư - RCD).............. 104 3.1. Nối đất..................................................................................................... 104 3.2. Điện áp cực thấp riêng biệt (SELV) ......................................................... 104 3.3. Cầu chì .................................................................................................... 104 3.4. Bộ ngắt mạch........................................................................................... 104 3.5. Thiết bị chống dòng rò ............................................................................ 104 4. Bảo vệ được cung cấp bởi thiết bị dòng dư (RCD) .................................... 104 4.1. Tầm quan trọng của thiết bị bảo vệ dòng dư (RCD) ................................ 104 4.2. Các khu vực cần lắp đặt thiết bị bảo vệ dòng dư ...................................... 105 5. Cần đảm bảo cách ly (an toàn) của nguồn điện ........................................... 106 5.1. Cắt điện để làm việc ................................................................................ 106 9
  10. 5.2. Làm việc với máy phát, trạm biến áp....................................................... 106 5.3. Vật liệu dễ cháy....................................................................................... 106 5.4. Làm việc với động cơ điện ...................................................................... 107 5.5. Làm việc với thiết bị đóng cắt ................................................................. 107 5.6. Khoảng cách khi đào đất ......................................................................... 108 5.7. Cuộn cáp ................................................................................................. 108 5.8. Bóc cáp ................................................................................................... 108 5.9. Máy biến áp đo lường.............................................................................. 108 5.10. Làm việc với hệ thống Ắc quy............................................................... 108 6. Phương pháp thích hợp để loại bỏ nạn nhân bị điện giật khỏi tình huống điện trực tiếp .......................................................................................................... 109 6.1. Trình tự cấp cứu nạn nhân .................................................................... 109 6.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo ........................................................ 109 CHƯƠNG 9: DUY TRÌ SỰ SỐNG – HỒI SỨC TIM, PHỔITẠI NƠI LÀM VIỆC .............................................................................................................. 117 1. Sơ cứu ........................................................................................................ 117 2. Trách nhiệm của Sơ cứu viên ..................................................................... 117 3. Ưu tiên của quản lý sơ cứu cho bất kỳ tai nạn hoặc thương tích nào........... 118 4. Các thủ tục cần thiết tại hiện trường tai nạn................................................ 118 5. Các vấn đề pháp lý và đạo đức, có thể ảnh hưởng đến việc quản lý chăm sóc ....................................................................................................................... 120 5.1. Khái niệm................................................................................................ 120 5.2. Những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp ........................................ 120 5.3. Những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp ........................................... 121 6. Nhiệm vụ chăm sóc .................................................................................... 121 6.1. Tại nơi xảy ra tai nạn điện giật ................................................................ 121 6.2. Tại bệnh viện........................................................................................... 122 7. Khám nghiệm thương vong ........................................................................ 122 7.1. Khám nghiệm hiện trường ....................................................................... 122 7.2. Khám nghiệm tử thi................................................................................. 122 7.3. Xem xét dấu vết trên thân thể .................................................................. 123 10
  11. 7.4. Thực nghiệm điều tra............................................................................... 123 8. Ảnh hưởng của ngừng tim phổi trên cơ thể................................................. 124 9. Quản lý các tình trạng mô phỏng của: tắc nghẽn đường thở; ngừng hô hấp và ngừng tim phổi ............................................................................................... 124 9.1. Tắc nghẽn đường thở ............................................................................... 124 9.2. Ngừng hô hấp và ngừng tim phổi ............................................................ 124 10. Một người và hai người thực hiện Hồi sức tim phổi (CPR) ...................... 125 10.1. Khái niệm............................................................................................... 125 10.2. Ba bước của CPR ................................................................................... 125 11. Dấu hiệu và triệu chứng của mức độ thay đổi ý thức ................................ 126 12. Quản lý mô phỏng một nạn nhân với mức độ ý thức thay đổi ................... 126 13. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc ......................................................... 126 13.1. Khái niệm ............................................................................................. 126 13.2. Triệu chứng ........................................................................................... 126 14. Quản lý mô phỏng một nạn nhân bị sốc .................................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 128 11
  12. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Tên môn học: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Mã môn học: 07 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học An toàn và tổ chức sản xuất được bố trí học trước các môn học, mô đun chuyên môn nghề; - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở; - Ý nghĩa và vai trò: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, các yếu tố độc hại, nguyên nhân, các biện pháp phòng chống tai nạn về điện nhằm: + Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động. + Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. + Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung để góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Trình bày được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; các phương pháp phòng tránh và sơ cứu người khi gặp tai nạn. - Về kỹ năng: Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động vào nghề; Sơ cứu được khi gặp các tai nạn lao động, khắc phục và giảm thiệt hại về người và thiết bị khi xảy ra mất an toàn. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi làm việc, an toàn và vệ sinh công nghiệp; Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động. 12
  13. CHƯƠNG 1: CÁC YÊU CẦU PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ SỨC KHOẺ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC Mã bài: MH 07– 01 Giới thiệu: Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải hiểu và tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, sức khoẻ lao động, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển văn hóa an toàn, bảo đảm các điều kiện an toàn, sức khỏe cho người lao động. Vì vậy chương 1 của giáo trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp sẽ tổng quan tất cả các hệ thống văn bản, các quy định của pháp luật về an toàn và sức khoẻ lao động. Mục tiêu: - Trình bày được tổng quan về nguyên tắc, mục tiêu chung của pháp luật nhà nước về an toàn, sức khoẻ và vệ sinh lao động; - Trình bày được trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; - Có ý thức chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi người cùng thực hiện. Nội dung chính: 1. Các nguyên tắc cơ bản của sức khỏe và an toàn lao động 1.1. Khái niệm Sức khoẻ và an toàn lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. 1.2. Ý nghĩa của việc quy định về sức khoẻ và an toàn lao động Việc quy định vấn đề sức khoẻ và an toàn lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn. - Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động. - Thứ hai, các quy định về đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi… - Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về sức khoẻ và an toàn lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp…) 13
  14. - Đối tượng áp dụng chế độsức khoẻ và an toàn lao động: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam. 1.3. Các nguyên tắc của sức khoẻ và an toàn lao động Việc thực hiện sức khoẻ và an toàn lao động trong các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: 1.3.1. Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ sức khoẻ và an toàn lao động Sức khoẻ và an toàn lao động là có liên quan trực tiếp đến tính mạng của người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, sức khoẻ và an toàn lao động, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về sức khoẻ và an toàn lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành sức khoẻ và an toàn lao động được xếp hàng đầu. Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về sức khoẻ và an toàn lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế định khác. 1.3.2. Thực hiện toàn diện và đồng bộ sức khoẻ và an toàn lao động Nguyên tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động thể hiện trên các mặt sau : - Sức khoẻ và an toàn lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; - An toàn lao động và vệ sinh lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao động…; - Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động… thì ở đó phải có an toàn lao động, vệ sinh lao động. 1.3.3. Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện sức khoẻ và an toàn lao động Công tác sức khoẻ và an toàn lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do vậy chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng của bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động của tổ chức công đoàn Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về sức khoẻ và 14
  15. an toàn lao động cũng như xây dựng pháp luật về sức khoẻ và an toàn lao động. Trong phạm vi đơn vị cơ sở, tổ chức công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về sức khoẻ và an toàn lao động. Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về sức khoẻ và an toàn lao động … Tôn trọng các quyền của công đoàn và đảm bảo để công đoàn làm tròn trách nhiệm của mình trong lĩnh vực sức khoẻ và an toàn lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các bên hữu quan. 2. Mục tiêu chung của pháp luật nhà nước có liên quan liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động An toàn và sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn nguồn nhân lực, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp. 2.1. Mục tiêu chung của Nhà nước về sức khoẻ lao động - Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội; - Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số. 2.2. Mục tiêu chung của Nhà nước về an toàn lao động - An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. - Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn lao động. - Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động. - Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn lao động. 3. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động 3.1. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, các nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thoả thuận, trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định tại điều 6 của Bộ luật lao động số 15
  16. 45/2019/QH14 thì người sử dụng lao động có những trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ sau: 3.1.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động - Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; - Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; - Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tang; - Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy; - Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; - Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động. 3.1.2. Quyền của người sử dụng lao động - Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động, khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; 16
  17. - Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thoả ước lao động tập thể, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công, đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; - Đóng cửa tạm thời nơi làm việc; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 3.1.3. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động - Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; - Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; - Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; - Thực hiện quy định của pháp luật về lao động; việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động. 3.2. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người lao động Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. 3.2.1. Trách nhiệm của người lao động Theo quy định tại điều 5 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 thì người lao động có những trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ sau: - Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. - Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao. - Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. - Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, 17
  18. khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3.2.2. Quyền của người lao động - Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động, được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật, yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vẫn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; - Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ rang đe doạ trực tiếp đến tính mạng khoẻ sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc; - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; - Đình công; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 3.2.3. Nghĩa vụ của người lao động - Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; - Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; - Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. 4. Chức năng chính của các ủy ban an toàn và đại diện 4.1. Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động ở cơ sở 4.1.1. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động. 18
  19. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động. 4.1.2. Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền và trách nhiệm sau đây: a. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; phát triển các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động; b. Tham gia ý kiến, giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng chế độ chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; c. Tham gia cùng với các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, triển khai công tác nghiên cứu khoa học; d. Vận động đoàn viên, hội viên thực hiện công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; đ. Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động thực hiện quyền và trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này; có trách nhiệm tham gia Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 88 của Luật này; vận động người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 4.1.3. Quyền, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân. 19
  20. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động là nông dân về an toàn, vệ sinh lao động. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động là nông dân; tham gia điều tra tai nạn lao động khi người bị tai nạn lao động là nông dân. Tham gia hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân. Phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho nông dân. Vận động nông dân tham gia phong trào bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân theo quy định của pháp luật. 4.1.4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động. 5. Quyền hạn trao cho Thanh tra sức khỏe và an toàn lao động Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm: a. Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động; b. Quan trắc môi trường lao động; c. Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp; d. Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe; đ. Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; e. Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; g. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu. 2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2