intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống tiện nghi trên ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

40
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống tiện nghi trên ô tô trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các mạch điện của hệ thống tiện nghi. Hướng dẫn các phương pháp tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống tiện nghi trên ô tô, đấu dây được các mạch điện, kiểm tra và sử lý được hư hỏng các hệ thống tiện nghi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống tiện nghi trên ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG -------------- GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) Mô đun: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG TIỆN NGHI TRÊN Ô TÔ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 9+ Ban hành kèm theo Quyết định số: ... /QĐ- CĐKG ngày ... tháng ... năm 20... của Trường Cao đẳng Kiên Giang Kiên Giang, năm 20...
  2. i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình giảng dạy nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay với sự mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các nghành công nghiệp. Trong đó công nghiệp sửa chữa và lắp ráp ôtô là một nghành phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Ôtô là một loại hàng hoá hết sức đặc biệt, tất cả những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại nhất được ứng dụng vào công nghệ sản xuất ôtô một cách nhanh nhất. Vì vậy việc tìm kiếm tài liệu và thiết bị giảng dạy cho ngành ôtô vẫn là một vấn đề cần nhiều quan tâm. Nội dung của đề cương “ Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống tiện nghi” là tìm kiếm tài liệu và thiết kế bài học thực hành trên mô hình thiết bị tiện nghi nhằm giúp học sinh – sinh viên trực tiếp thực hiện thao tác trên mô hình thực để có thể quan sát, kiểm tra tín hiệu tìm ra nguyên lý làm việc của từng hệ thống phán đoán, xử lý hư hỏng và tiếp thu bài học dễ dàng hơn. Trong quá trình biên soạn vẫn còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các đồng nghiệp để hoàn chỉnh hơn. Kiên Giang, ngày …. tháng …. năm 20... Tham gia biên soạn gồm: 1. Chủ biên: Huỳnh Hội Hoa Đăng
  3. ii MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ......................................................................................... i LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN .............................................................. 1 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ TRANG BỊ TIỆN NGHI TRÊN ÔTÔ ............................. 2 1. Khái quát ................................................................................................................. 2 BÀI 2 Hệ thống cửa sổ điện và gương điện. .............................................................. 7 1. Hệ thống cửa sổ điện .............................................................................................. 7 1.1. Chức năng ................................................................................................ 7 1.2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị cửa sổ điện .................................. 8 1.3. Điều khiển và sơ đồ mạch cửa sổ điện .................................................. 11 2. Hệ thống gương điện ............................................................................................ 13 2.1. Mô tả hệ thống gương chiếu hậu: .......................................................... 14 2.2. Cấu tạo ................................................................................................... 14 2.3. Nguyên lý hoạt động .............................................................................. 16 2.4. Kiểm tra công tắc và mô tơ điều khiển gương chiếu hậu ...................... 17 BÀI 3 HỆ THỐNG KHÓA CỬA VÀ CHỐNG TRỘM .......................................... 19 1. Chức năng và yêu cầu ........................................................................................... 19 1.1. Chức năng: ............................................................................................. 19 1.2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị hệ thống khóa cửa ..................... 21 2. Điều khiển và sơ đồ mạch hệ thống khóa cửa ...................................................... 23 2.1. Chức năng điều khiển khoá (mở khóa) bằng công tắc .......................... 23 2.2. Nguyên lý hoạt động khi khóa cửa: ....................................................... 24 2.3. Nguyên lý hoạt động khi mở khóa: ....................................................... 24 2.4. Chức năng khoá (mở khóa) cửa bằng chìa ............................................ 25 2.5. Nguyên lý hoạt động khi mở khóa: ....................................................... 26 2.6. Chức năng mở khoá 2 bước (cửa của người lái) ................................... 26 2.7. Chức năng quên chìa.............................................................................. 27 2.8. Khi núm khóa cửa ở vị trí khóa: ............................................................ 28 3. Hệ thống điều khiển khoá cửa bằng ECU ............................................................ 28 3.1. Các bộ phận ........................................................................................... 28
  4. iii 4. Hệ thống điều khiển khóa cửa từ xa ..................................................................... 30 4.1. Khái quát ................................................................................................ 30 4.2. Hệ thống điều khiển khoá cửa từ xa có các chức năng sau: .................. 30 4.3. Nguyên lý hoạt động .............................................................................. 34 4.4. Thay thế ................................................................................................. 37 BÀI 4 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ .................................................................. 39 1. Chức năng và yêu cầu ........................................................................................... 39 2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị .................................................................. 40 2.1. Vị trí các chi tiết..................................................................................... 41 2.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống................................................................ 42 BÀI 5 HỆ THỐNG NGHE-NHÌN VÀ THÔNG TIN .............................................. 44 1. Chức năng và yêu cầu ........................................................................................... 44 1.1. Chức năng .............................................................................................. 44 1.2. Yêu cầu .................................................................................................. 45 2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị .................................................................. 45 2.1. Bộ thu só ng radio .................................................................................. 45 2.2. Loa bên phí a trướ c. .............................................................................. 46 2.3. . Loa bên phí a sau. ................................................................................ 46 3. Sơ đồ mạch điện hệ thống âm thanh giải trí trên xe Camry 2007 ........................ 46 4. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cá c bộ phận chính trong hệ thống ................... 48 4.1. Cấu tạo ................................................................................................... 48 5. Nguyên lý làm việc cá c bộ phận trong hệ thống ................................................. 50 5.1. Rađiô ...................................................................................................... 50 BÀI 6 MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC (ĐỒ CHƠI TRÊN ÔTÔ) ............................... 122 1. Một số “Đồ chơi” trên ôtô .................................................................................. 122 1.1. Mở khóa bằng cảm biến....................................................................... 122 1.2. Màn hình - Rất nhiều màn hình. .......................................................... 122 1.3. Hộp số 9 cấp. ....................................................................................... 124 1.4. Ứng dụng và internet ........................................................................... 124 1.5. Xe tự lái................................................................................................ 125 1.6. HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY ............................................. 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 129
  5. 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG TIỆN NGHI Mã mô đun: MĐ 22 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 63 giờ; Kiểm tra: 7 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun bảo dưỡng – sửa chữa hệ thống tiện nghi trong chương trình giảng dạy chuyên ngành nghề công nghệ ô tô bậc cao đẳng 9+. Được bố trí học sau mô đun Bảo dưỡng sửa chữa động cơ phun xăng điện tử, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện ô tô. - Tính chất: Là mô đun tích hợp chuyên ngành tự chọn. - Ý nghĩa: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các mạch điện của hệ thống tiện nghi. Hướng dẫn các phương pháp tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống tiện nghi trên ô tô, đấu dây được các mạch điện, kiểm tra và sử lý được hư hỏng các hệ thống tiện nghi. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc. + Tuân thủ các quy trình kiểm tra sửa chữa đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị; + Đảm bảo an toàn về điện, cháy nổ và vệ sinh công nghiệp. - Kỹ năng: + Kiểm tra và đánh giá đúng tình trạng hoạt động của các hệ thống tiện nghi trên ô tô + Xác định được các hư hỏng và đề ra biện pháp sửa chữa phù hợp, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Đánh giá được kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm kết quả công việc của cá nhân + Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót
  6. 2 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ TRANG BỊ TIỆN NGHI TRÊN ÔTÔ Giới thiệu: Bài học này giúp người học tìm hiểu về Khái quát trang bị tiện nghi trên ô tô, Các móc thời gian chính hình thành và phát triển Mục tiêu: Sau khi học xong phần này sinh viên có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống tiện nghi cơ bản trên ô tô. - Trình bày được sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện của hệ thống tiện nghi trên ô tô. - Tháo lắp được các cụm chi tiết cơ bản trong các hệ thống tiện nghi trên ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của sinh viên. Nội Dung: 1. Khái quát Sự hình thành ô tô được bắt đầu trên các ý tuởng và phát minh bánh xe lăn tròn của con người từ 3000 năm trước Công nguyên. Chiếc xe bốn bánh ra đời khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên và được danh hoạ nổi tiếng Leonad de Vanci vẽ lại trưng bày trong bảo tàng Pari của Pháp. Ô tô thực sự được gọi tên chỉ từ khi chiếc xe sử dụng bánh tròn tự di chuyển với nguồn động lực đặt trên nó. Bởi vậy sự ra đời, phát triển của ô tô gắn mật thiết với sự ra đời, phát triển của nguồn Hình 1.1: Xe 4 bánh của động lực đặt trên xe và sự hoàn thiện cấu trúc bánh thế kỷ thứ 7 trước xe lăn.Các mốc thời gian chính của sự hình thành và Công nguyên phát triển động cơ, ô tô: Năm 1690: xuất hiện máy hơi nước đầu tiên của Năm 1801: Philipp Lebon phát minh động cơ chạy bằng gas (khí đốt), năm 1807 Isaak de Rivaz thí nghiệm lắp động cơ khí đốt lên cỗ xe tam mã và hoàn thiện liên tục, tới năm 1861 đã chế tạo được động cơ khí đốt, 4 kỳ, 8 mã lực lắp lên xe tứ mã phục vụ mục đích vận chuyển người thay cho ngựa kéo. Năm 1864: Nikolai Ôtto, Langen, Daimler, Maybach mở nhà máy sản xuất động cơ gaz 4 kỳ tại Đức và thử nghiệm thành công động cơ gaz-xăng, rồi động cơ gaz 2 kỳ (1882 của Karl Benz), các loại động cơ này một phần được lắp thử nghiệm trên xe thay ngựa kéo. Sau nhiều thay đổi kỹ thuật, động cơ đạt được công suất 20 mã lực, đánh lửa bằng manheto. Năm 1886: Karl Benz chế tạo động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ 0,7 mã lực, 130 vòng/phút, đánh lửa bằng điện, lắp trên xe ba bánh và đăng ký phát minh kỹ thuật. Sau đó Daimler, Maybach hoàn thiện động cơ chạy xăng và lắp trên xe 4 bánh. Bản
  7. 3 phát minh được chọn và ghi nhận là của Karl Benz, và lấy 1886 là năm ra đời của xe hơi, từ đây xe có thể tự chuyển động, tự chuyển hướng. Thực ra, tên gọi “Ô TÔ“ được các nhà kỹ thuật công nhận, chỉ khi xuất hiện chiếc xe 4 bánh với phát minh sau đó của Daimler và Maybach. Hình1.2. Những ô tô con ra đời trong khoảng thập kỷ 1860 Năm 1888: J.B. Dunlop phát minh ra lốp cao su có chứa khí nén bên trong. Chỉ một năm sau lốp của Dunlop được chấp nhận lắp trên ô tô. Nhờ phát minh này mà tốc độ của ô tô đã vượt qua tốc độ 40 km/h. Tiếp theo hình thành các hãng sản xuất lốp Dunlop (1889) Michelin (1894) .... Năm 1892: Rudolf Diezel phát minh ra động cơ diezel và đến năm 1901 lắp trên ô tô tải. Năm 1900: Xuất hiện ô tô con chạy điện (Elektro-Taxi) và dạng Elektro-Mobil. Từ đây sự hình thành ô tô con, ô tô tải, ô tô tải chở người chạy bằng lốp khí nén dần dần hoàn thiện, nhưng quy mô nhỏ và chưa hình thành rõ của nền công nghiệp ô tô. Hình 1.3.Những ô tô ra đời trong những năm đầu 1900 Tuy vậy mốc thời gian đáng ghi nhớ trong công nghiệp sản xuất ô tô: Năm 1896 Henry Ford (Mỹ) bắt đầu thành lập nhà máy và chế tạo hàng loạt vào năm 1903, đánh dấu một giai đoạn phát triển công nghiệp ô tô trên thế giới. Năm 1898 hãng Renault (Pháp). Năm 1899 hãng Fiat (Italia). Năm 1901 hãng Mercedes (Đức). Sau 1902 hàng loạt các quốc gia thực hiện sản xuất ô tô các loại theo một hệ thống công nghiêp và gia tăng sản lượng của mình, tạo thế cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường. Cho tới nay số lượng ô tô sử dụng ở một quốc gia đã trở thành một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của quốc gia đó.
  8. 4 Hình 1.4.Những ô tô ra đời trong những năm đầu 1930 Sự phát triển kỹ thuật từ đây gắn liền với khả năng ứng dụng và thị trường của các hãng sản xuất ô tô. Các mốc thời gian xuất hiện các kỹ thuật mới trên ô tô có thể liệt kê: Năm 1934: Hoàn thành chế tạo hộp số tự động chuyển số (AT) cho ô tô trên cơ sở hộp số hành tinh, biến mô men thuỷ lực, điều khiển nhờ thuỷ lực và các van con trượt. Năm 1954: Felix Wankel chế tạo động cơ pitton quay tại hãng NSU-Wankel có cấu trúc gọn nhỏ và sau đó lắp trên ô tô con. Năm 1967: Phun xăng điện tử theo hệ D-Jetronic thay thế kiểu phun xăng cơ khí trước đây. Đến năm 1973 nghiên cứu thành công hệ phun xăng điện tử nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường. Năm 1971: Chế tạo hoàn chỉnh hệ thống chống trượt lết bánh xe khi phanh (ABS), tiếp sau đó năm 1978 chế tạo hàng loạt hệ thống ABS, lắp trên ô tô con và ô tô chở người. Năm 1979: Điều khiển kỹ thuật số xuất hiện và ngay lập tức được ứng dụng vào hệ thống phun xăng đánh lửa Motronic và nhiều lĩnh vực điều khiển tự động khác: ABS, hộp số tự động, điều khiển tối ưu lực dọc …. Năm 1980: Cho phép lắp túi khí bảo vệ trên ô tô (Air-Bag) với khả năng tác động nhanh dưới 60 ms (mili giây). Năm 1986: Hệ thống lái điều khiển tất cả các bánh xe (4WS) được thực hiện bởi hãng Honda đã nhanh chóng giải quyết vấn đề cơ động khi ra vào chỗ đỗ xe, tăng khả năng ổn định khi ô tô chuyển động trên đường vòng với tốc độ cao (trên 150 km/h). Năm 1990: Bắt đầu sử dụng có cấu tự động điều khiển thời điểm nạp khí của động cơ (VTEC – của Nhật Bản, VANOS – của Đức) cho cơ cấu phối khí. Năm 2001: Nghiên cứu thành công hệ thống phun xăng trực tiếp (sau xu páp) và đưa hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử cho động cơ diezel. Năm 2002: Tiến hành thử nghiệm ô tô có tốc độ vượt tốc độ âm thanh với vận tốc tối đa 1227 km/h. Ngày nay ô tô con (thương mại) đã đạt được tốc độ tối đa trên 400 km/h. Tiếp sau là các tiến bộ mạnh đang diễn ra trong công nghệ điều khiển tự động, công nghệ truyền dẫn năng lượng nhờ dây dẫn điện (by-wire) và điều khiển “thông minh”. Do hạn chế của nguồn năng lượng từ dầu mỏ và trước sức ép bảo vệ môi trường,
  9. 5 việc sử dụng các loại nhiên liệu phi dầu mỏ, thân thiện với môi trường đang là xu hướng phát triển của ngành công nghiệp ô tô hiện nay. Mặt khác việc giảm tai nạn giao thông và tăng tiện nghi sử dụng cũng đòi hỏi công nghiệp ô tô phải không ngừng hoàn thiện, vấn đề tối ưu hoá và tự động hoá trên ôtô nhờ ứng dụng điều khiển điện và điện tử ở trên ô tô đang được trải rộng và nghiên cứu. Trong tương lai công nghiệp ô tô sẽ phát triển nhanh và không ngừng thoả mãn tối đa yêu cầu của con người. Hình 1.5. Ô tô trong những năm đầu thế kỷ 21 Ô tô ngày nay không chỉ là một phương tiện di chuyển mà còn là một văn phòng di động. Chính vì vậy, các hệ thống tiện nghi nhằm phục vụ con người trên ô tô ngày càng được nâng cấp. Các hệ thống này không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí mà còn phục vụ nhu cầu công việc.
  10. 6 Hình 1.6. Các hệ thống tiện nghi trên ô tô
  11. 7 BÀI 2 Hệ thống cửa sổ điện và gương điện. Giới thiệu: Bài học này giúp người học hểu được cấu tạo, chức năng, cấu trúc, sơ đồ mạch, nguyên lý làm việc của hệ thống cửa sổ điện và gương điện. Mục tiêu của bài: - Trình bày được chức năng và yêu cầu của hệ thống cửa điện và gương điện trên ô tô - Trình bày được sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống cửa điện và gương điện trên ô tô - Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân và xử lý hư hỏng của hệ thống cửa điện và gương điện trên ô tô - Thực hiện tháo lắp và kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng của hệ thống cửa điện và gương điện trên ô tô đúng quy trình tháo lắp, đúng theo yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của sinh viên. Nội dung 1. Hệ thống cửa sổ điện Hệ thống điều khiển cửa sổ điện là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ bằng cách điều khiển các công tắc. Motor cửa sổ điện quay khi vận hành công tắc điều khiển cửa sổ điện. Chuyển động quay của motor cửa sổ điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ. 1.1. Chức năng Hệ thống cửa sổ điện có các chức năng sau đây: Chức năng đóng (mở) bằng tay Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn Chức năng khoá cửa sổ Chức năng chống kẹt Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện
  12. 8 Một số xe có chức năng vận hành cửa sổ liên kết với ổ khoá cửa người lái. Hình 2.1. Điều khiển công tắc chính Hình 2.2. Chức năng chống kẹt cửa kính cửa kính người lái 1.1.1. Chức năng đóng (mở) bằng tay Khi công tắc cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng, thì cửa sổ sẽ mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra. 1.1.2. Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn Khi công tắc điều khiển cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống hoàn toàn, thì cửa sổ sẽ đóng và mở hoàn toàn. Một số xe chỉ có chức năng mở tự động và một số xe chỉ có chức năng đóng (mở) tự động cho cửa sổ phía người lái 1.1.3. Chức năng khoá cửa sổ Khi bật công tắc khoá cửa sổ, thì không thể mở hoặc đóng tất cả các cửa kính trừ cửa sổ phía người lái. 1.1.4. Chức năng chống kẹt cửa sổ Trong quá trình đóng cửa sổ tự động nếu có vật thể lạ kẹt vào cửa kính thì chức năng này sẽ tự động dừng cửa kính và dịch chuyển nó xuống khoảng 50mm. 1.2. Cấu trúc hệ thống và các cụm thiết bị cửa sổ điện Hệ thống cửa sổ điện gồm có các bộ phận sau đây: 1.2.1. Bộ nâng hạ cửa sổ Các Motor điều khiển cửa sổ điện Công tắc chính cửa sổ điện (gồm có các công tắc cửa sổ điện và công tắc khoá cửa sổ). Các công tắc cửa sổ điện Khoá điện
  13. 9 Công tắc cửa (phía người lái). Hình 2.3. Các bộ phận của hệ thống nâng kính 1.2.2. Bộ nâng hạ cửa sổ Chuyển động quay của motor điều khiển cửa sổ được chuyển thành chuyển động lên xuống để đóng mở cửa sổ. Hình 2.4. Bộ nâng hạ cửa kính Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ. Đòn này được đỡ bằng cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ. Cửa sổ được đóng và mở nhờ sự thay đổi chiều cao của cơ cấu đòn chữ X. Các loại bộ nâng hạ cửa sổ khác với loại cơ cấu tay đòn chữ X là loại điều khiển bằng dây và loại một tay đòn. 1.2.3. Motor điều khiển cửa sổ điện Motor điều khiển cửa sổ điện quay theo hai chiều để dẫn động bộ nâng hạ cửa sổ. Motor điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận: Motor, bộ truyền bánh răng và cảm biến. Motor thay đổi chiều quay nhờ công tắc. Bộ truyền bánh răng truyền chuyển động quay của motor tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ.
  14. 10 Hình 2.5. Motor nâng hạ cửa kính 1.2.4. Công tắc chính cửa sổ điện Công tắc chính cửa sổ điện điều khiển toàn bộ hệ thống cửa sổ điện. Công tắc chính cửa sổ điện dẫn động tất cả các motor điều khiển cửa sổ điện. Công tắc khoá cửa sổ ngăn không cho đóng và mở cửa sổ trừ cửa sổ phía người lái. Việc xác định kẹt cửa sổ được xác định dựa trên các tín hiệu của cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế từ motor điều khiển cửa sổ phía người lái (các loại xe có chức năng chống kẹt cửa sổ) Hình 2.6. Công tắc chính điều khiển cửa sổ điệnCác công tắc cửa sổ điện hành khách Công tắc cửa sổ điện điều khiển dẫn động motor điều khiển cửa số điện của cửa sổ phía hành khách phía trước và phía sau. Mỗi cửa có một công tắc điện điều khiển. 1.2.5. Khoá điện Khoá điện truyền các tín hiệu vị trí ON, ACC hoặc LOCK tới công tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng cửa sổ khi tắt khoá điện. 1.2.6. Công tắc cửa xe Công tắc cửa xe truyền các tín hiệu đóng hoặc mở cửa xe của người lái (mở cửa: ON, đóng cửa OFF) tới công tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng cửa sổ khi tắt khoá điện.
  15. 11 Hình 2.7. Công tắc cửa xe 1.3. Điều khiển và sơ đồ mạch cửa sổ điện 1.3.1. Chức năng đóng (mở) bằng tay Hình 2.8. Hoạt động của hệ thống khi nâng cửa kính UP - Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lên nửa chừng, thì tín hiệu UP bằng tay sẽ được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây: Transistor Tr: ON (mở) Relay UP: ON (bật) Relay DOWN: Tiếp mát Kết quả là motor điều khiển cửa sổ điện phía người lái quay theo hướng UP (lên). Khi nhả công tắc ra, relay UP tắt và motor dừng lại. - Khi ấn công tắc điều khiển cửa sổ điện phía người lái xuống nửa chừng, tín hiệu DOWN bằng tay được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây: Transistor Tr :ON (mở) Relay UP: tiếp mát Relay DOWN: ON (bật) Kết quả là motor điều khiển cửa sổ phía người lái quay theo hướng DOWN
  16. 12 Hình 2.9. Hoạt động của hệ thống khi hạ cửa kính DOWN 1.3.2. Chức năng đóng (mở) cửa sổ tự động bằng một lần ấn Hình 2.10. Hoạt động của hệ thống ở chế độ AUTO Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lên (kéo xuống) hoàn toàn, tín hiệu AUTO được truyền tới IC. IC điều khiển Motor cửa sổ điện phía người lái tiếp tục quay ngay cả khi công tắc được nhả ra. Motor điều khiển cửa sổ điện dừng lại khi cửa sổ phía người lái đóng hoàn toàn. IC xác định được điều đó nhờ cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế hành trình của motor. Có thể dừng thao tác đóng mở tự động bằng cách nhấn vào công tắc cửa sổ điện phía người lái.
  17. 13 1.3.3. Chức năng chống kẹt cửa sổ Cửa sổ bị kẹt được xác định bởi hai bộ phận. Công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ trong motor điều khiển cửa sổ điện. Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ motor thành tín hiệu xung. Sự kẹt cửa sổ được xác định dựa vào sự thay đổi chiều dài của sóng xung. Khi đai của vành răng bị đứng im, công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi chiều dài sóng của tín hiệu xung trong trường hợp cửa bị kẹt với chiều dài sóng xung trong trường hợp cửa sổ đóng hoàn toàn. Hình 2.11. Cấu tạo bộ cảm biến kẹt cửa Khi công tắc chính cửa sổ điện nhận được tín hiệu là có một cửa sổ bị kẹt từ motor điều khiển cửa kính, nó tắt relay UP, bật relay DOWN khoảng một giây và mở cửa kính khoảng 50 mm để ngăn không cho cửa sổ tiếp tục đóng. Có thể kiểm tra chức năng chống kẹt cửa sổ bằng cách nhét một vật vào giữa kính và khung. Nhưng với một vật có kích thước nhỏ, khi cửa kính gần đóng, chức năng chống kẹt cửa sổ không kích hoạt. Do đó, việc kiểm tra chức năng này bằng tay có thể dẫn đến bị thương. Một số kiểu xe cũ không có chức năng chống kẹt cửa sổ điện. Hình 2.12. Tín hiệu phát ra của cảm biến Motor điều khiển cửa sổ điện cần được thiết lập lại (về vị trí xuất phát của công tắc hạn chế) khi bộ nâng hạ cửa sổ và motor điều khiển cửa sổ điện bị tháo ra hoặc bộ nâng hạ cửa sổ đã kích hoạt khi không lắp kính. 2. Hệ thống gương điện
  18. 14 2.1. Mô tả hệ thống gương chiếu hậu: Là 1 hệ thống điều khiển 2 gương chiếu hậu bằng công tắc điện. Mô tơ gương chiếu hậu quay khi vận hành công tắc điện. Khi môtơ hoạt động lúc này làm gương chiếu hậu quay lên hoặc quay xuống , trái hoặc phải. Công dụng: Giúp lái xe quan sát đuợc các hình ảnh ở đằng sau lưng mà không cần quay đầu lại.Từ đó đảm bảo an toàn khi lái xe và khi quay đầu xe. 2.2. Cấu tạo Mô tơ dạng lỏi sắt là nam châm vĩnh cửu và có cấu tạo giống như mô tơ của bộ nâng hạ kính 2.2.1. Công tắc điều khiển guơng chiếu hậu Hình 2.13. Gương chiếu hậu
  19. 15 Hình 2.14: Công tắc điều khiển gương chiếu hậu 2.2.2. 2. Sơ đồ gương chiếu hậu: Hình 2.15: Sơ đồ mạch gương chiếu hậu 1: Điều khiển gương xuống và sang phải của gương trên 3: Điều khiển sang trái của gương trái 5: Điều khiển lên của gương trái
  20. 16 7: Điều khiển gương xuống và sang phải của gương phải 8: Điều khiển sang trai của gương phải 9: Điều khiển lên của gương phải Hình 2.16: Sơ đồ khối 2.3. Nguyên lý hoạt động a)Gương trái : Lên: Dòng điện từ ac quy đi đến cầu chì→khóa→role→chân B của công tắc điều khiển→công tắc ban 5 →mô tơ của gương bên trái →mass Kết quả là gương bên trái đuợc nâng lên Xuống: Dòng từ ac quy đi đến cầu chì→khóa→role →chân B của công tắc điều khiển→công tắc ban 1→mô tơ của guơng bên trái →mass Kết quả là gương bên trái đuợc hạ xuống. Phải: Dòng điện từ ac quy đi đến cầu chì→khóa→role →chân B→công tắc ban 1→mô tơ của gương bên trái →mass. Kết quả là gương bên trái quay sang phải. Trái: Dòng từ ac quy→khóa→role →chân B→công tắc ban3→môtơ của gương bên trái →mass Kết quả là gương bên trái quay sang bên trái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0