Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động và đánh lửa - Trường Cao đẳng nghề Số 20
lượt xem 3
download
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động và đánh lửa được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa trên ô tô; giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa; trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động và đánh lửa - Trường Cao đẳng nghề Số 20
- LỜI GIỚI THIỆU Mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động và đánh lửa là mô đun chuyên môn ngành bắt buộc, được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun sau: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Ngoại ngữ; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Vẽ kỹ thuật; Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ô tô; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Điện kỹ thuật, Điện tử cơ bản, Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền; Chính trị; Pháp luật; Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát; Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng; Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel;... Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ IV của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Tin học; Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô; bảo dưỡng và sửa chữa- hệ thống truyền lực; bảo dưỡng và sửa chữa- hệ thống phanh, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái;... Giáo trình được biên soạn theo chương trình khung do tổng cục dạy nghề ban hành. Mặc dù trong quá trình biên soạn, người biên soạn đã sưu tầm rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau và chỉnh sửa nhiều lần song không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi xin trân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của các độc giả để lần tái bản sau quyển sách sẽ hoàn chỉnh hơn. 1
- MỤC LỤC TT TRANG 1 Lời giới thiệu 1 2 Mục lục 2 3 Giáo trình mô đun 3 4 Bài 1: Hệ thống khởi động 4 5 Bài 2: Sửa chữa và bảo dưỡng máy khởi động 11 6 Bài 3: Sửa chữa , bảo dưỡng rơ le khởi động 27 7 Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy 34 Bài 5: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng ắc 8 47 quy Bài 6: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng 9 58 điện tử có tiếp điểm Bài 7: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng 10 67 điện tử không tiếp điểm, có rô to Bài 8: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng 11 83 điện tử không tiếp điểm và rô tô Bài 9: Bài 6: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa 12 107 ma nhê tô 13 Bài 10: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ chia điện 112 Bài 11: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu điều chỉnh góc 14 118 đánh lửa sớm bằng ly tâm Bài 12: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu điều chỉnh góc 15 122 đánh lửa sớm bằng ốc tan Bài 13: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu điều chỉnh góc 16 125 đánh lửa sớm bằng chân không 17 Bài 14: Bảo dưỡng bô bin cao áp 128 18 Bài 15: Bảo dưỡng bugi và khóa điện 134 2
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG, ĐÁNH LỬA Mã số mô đun: MĐ 38 Vị trí, tính chất của mô đun. - Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun sau: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Ngoại ngữ; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Vẽ kỹ thuật Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ô tô; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật;điện kỹ thuật, điện tử cơ bản, SC-BD cơ cấu trục khuỷu thanh truyền... Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ III của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: chính trị; pháp luật; SC-BD hệ thống làm mát; SC-BD hệ thống nhiên liệu động cơ xăng;... - Tính chất của mô đun: mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa trên ô tô. Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô. Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô. Trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sữa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận thuộc hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. 3
- Bài 1: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ hệ thống khởi động trên ô tô. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống khởi động. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ thống khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nghiêm túc trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đảm bảo vệ sinh nơi thực tập. Nội dung bài học 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống khởi động. 1.1. Nhiệm vụ. Để khởi động động cơ đốt trong cần phải truyền cho trục khuỷu của nó một mô men làm cho trục khuỷu quay với số vòng quay nhất định đủ để nổ máy. Muốn làm cho trục khuỷu động cơ quay cần phải cấp cho nó một mô men thắng được lực ma sát của động cơ, mô men quán tính của các chi tiết trong động cơ nhất là bánh đà và lực cản của khí bị nén trong xi lanh. Cơ cấu khởi động chủ yếu trên ô tô hiện nay là khởi động bằng động cơ điện một chiều. tốc độ khởi động của động cơ xăng phải trên 50 v/p, đối với động cơ diesel phải trên 100 v/p. 1.2. Yêu cầụ . - Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được. - Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép. - Phải bảo đảm khởi động lại nhiều lần. - Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động đến bánh răng của bánh đà nằm trong giới hạn từ 9 đến 18 lần. - Chiều dài, điện trở dây dẫn nối từ ắc quy máy khởi động phải nằm trong giới hạn quy định ( thường nhỏ hơn 1m ). - Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ. 4
- 1.3. Phân loại hệ thống khởi động: Để khởi động động cơ, người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau: - Khởi động bằng tay quay: Dùng tay quay quay trục khuỷu động cơ với tốc độ tối thiểu để động cơ nổ máy. Hiện nay loại này không còn dùng trên ô tô. - Khởi động bằng động cơ điện: Dùng động cơ điện dẫn động trục khuỷu động cơ quay với tốc độ nhất định. Loại này giảm được lực tác động và đảm bảo an toàn cho người lái khi khởi động động cơ. Hệ thống khởi động bằng điện có 2 loại: Loại điều khiển trực tiếp, loại điều khiển gián tiếp - Khởi động bằng khí nén có áp suất cao: Dùng khí nén có áp suất cao cung cấp vào xi lanh động cơ làm cho trục khuỷu quay đến tốc độ khởi động. Loại này ít được dùng vì cần có bình chứa khí nén áp suất cao nên rất nguy hiểm. - Khởi động bằng máy lai: Loại này dùng động cơ có công suất nhỏ để khởi động cho động cơ chính có công suất lớn. Động cơ chính thường là động cơ diesel. 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên hoạt động của hệ thống khởi động bằng điện. 2.1. Sơ đồ cấu tạo. 1. ắc quy 2. Khoá điện 3. Máy khởi động 5
- 1- Khóa điện 5- Rô tô 2- Cuộn hút 6- Khớp nối một chiều 3- Cuộn giữ 7- Bánh răng máy khởi động 4- Stato 8- Bánh đà động cơ 2. Nguyên lý hoạt động: ❖ Khi bật khoá điện về vị trí khởi động. Khi bật công tắc ở vị trí start trong mạch xuất hiện thành hai dòng điện đi như sau. + Ắc quy→khóa điện (start)→Cực 50→Cuộn hút (Wh)→Cực C→Chổi than dương→Cuộn dây rô to→Chổi than âm→mass→ - ắc quy. + Ắc quy→khóa điện (start)→Cực 50→Cuộn giữ (Wg)→mass→ắc quy. Dòng điện qua cuộn hút và cuộn giữ sẽ tạo ra lực từ để hút lõi thép đi vào bên trong ( Tổng lực từ của hai cuộn dây ). Lực hút sẽ đẩy bánh răng máy khởi động lao về phía bánh đà. Đồng thời đẩy lá đồng nối tắt cực 30 và cực C để cho dòng điện chính xuống máy khởi động: + Ắc quy→Cực 30→Tiếp điểm lá đồng →Cực 6
- C→Chổi than dương →Cuộn dây→Chổi than âm→mass→- ắc quy: Lúc này hai đầu cuộn hút là đẳng thế nên dòng điện qua cuộn hút bằng 0, chỉ có dòng đi qua cuộn giữ do đó lúc này chỉ có lực từ của cuộn giữ để giữ lõi thép. Do lõi thép đi vào bên trong mạch từ khiến từ trở giảm nên lực từ tác dụng lên lõi thép tăng lên. Vì thế chỉ cần một lực từ của cuộn giữ để giữ lõi thép là đủ. ❖ Khi trả khoá điện về vị trí ON. Khi động cơ đã nổ, tài xế trả khoá điện về vị trí ON, mạch hở nhưng do quán tính, dòng điện vẫn qua lá đồng: Như vậy dòng điện vẫn đi từ: + Ắc quy→Cuộn giữ Wh→Cuộn Wg→mass→- ắc quy. Lúc này, hai cuộn dây mắc nối tiếp nên dòng điện là như nhau, dòng trong cuộn giữ không đổi chiều, còn dòng trong cuộn hut ngược với chiều ban đầu, vì vậy lực từ trong hai cuộn dây là triệt tiêu nhau. Kết quả là, dưới tác dụng của lò xo, bánh răng và lá đồng trở về vị trí ban đầu. Đối với xe có hộp số tự động, mạch khởi động có thêm công tắc an toàn ( Inhibitor switch ). Công tắc này chỉ nối mạch khi tay số ở vị trí N, P. trên một số xe có hộp số cơ khí, công tắc an toàn được bố trí ở bàn đạp ly hợp. 3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống khởi động. 7
- 3.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục. TT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục 1 Hệ thống khởi - Cầu chì đứt. - Thay cầu chì. động không hoạt - Rơ le trung gian hỏng. - Thay rơ le. động. - Khoá điện hỏng. -Sửa chữa hoặc thay. - Rơ le gài hỏng. - Sửa chữa, thay thế. - Motor điện hỏng. - Kiểm tra sửa chữa. - Dây dẫn đứt. - Kiểm tra nối lại. 2 Hệ thống khởi - Đầu bình ắc quy lỏng. - Kiểm tra siết lại. động hoạt động - Đầu bình ắc quy mô - Kiểm tra đánh sạch. yếu. me - Rơ le gài hỏng. - Sửa chữa, thay thế. - Motor điện hỏng. - Kiểm tra sửa chữa. - Khoá điện bị mô me. - Kiểm tra đánh sạch. 3 Tắt khoá điện - Khoá điện hỏng. - Kiểm tra sửa chữa. máy khởi động - Tiếp điểm đồng xu bị - Thay rơ le trung vẫn quay. dính. gian. - Rơ le trung gian hỏng. - Đánh sạch tiếp điểm. - Dây dẫn bị chập. - Kiểm tra bọc lại. 4 Có tiếng va đập - Cuộn giữ bị đứt. - Thay rơle. giữa bánh răng - Tiếp điểm rơ le tiếp - Kiểm tra đánh sạch. máy khởi động xúc kém. và bánh răng bánh đà. - Bánh răng máy khởi - Thay bánh răng máy động hoặc bánh răng khởi độnh hoặc bánh bánh đà bị tòe, sứt. đà. 3.2. Quy trình tháo. TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Tháo dây cáp từ ắc quy Tránh làm hỏng 1 Cờ lê choòng 12 đến máy khởi động. giác, hỏng ren. 2 Tháo ắc quy. Cờ lê choòng 10. 8
- 3 Tháo máy khởi động. Cờ lê choòng 14. 4 Tháo khoá điện. Tuốc nơ vít. 5 Tháo dây dẫn. Tuốc nơ vít, kéo 6 Tháo rơ le bảo vệ Dùng tay 3.3. Vệ sinh công nghiệp: Sau khi tháo xong, dùng giẻ lau và xăng lau, rửa sạch bên ngoài các chi tiết. 3.4. Kiểm tra bên ngoài chi tiết. 3.4.1. Kiểm tra bên ngoài bình ắc quy. - Kiểm tra vỏ bình ắc quy có bị nứt vỡ không. nếu bị nứt vỡ thì thay. - Kiểm tra xem mặt bình ắc quy xem có bám bụi bẩn không, nếu bụi bẩn dùng giẻ lau sạch bụi bẩn bề mặt bình. - Kiểm tra lỗ thông hơi nút bình có bị vít không. Nếu bị vít thì tháo nút ra ngoài rồi thông. 3.4.2. Kiểm tra máy khởi động khởi động. - Nối dương ắc quy vào cực 30 máy khởi động. - Nối âm ắc quy vào thân máy khởi động - Nối cực 50 vào dướng ắc quy. Yêu cầu: Máy khởi động phải hoạt động. 3.4.3. Kiểm tra rơ le trung gian. - Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo X1 - 2 que đo đặt vào 2 đầu cuộn dây Yêu cầu: Có sự thông mạch. 3.4.4. Kiểm tra cầu chì. - Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo X1 - 2 que đo đặt vào 2 đầu cầu chì Yêu cầu: Có sự thông mạch. 3.4.5. Kiểm tra khoá điện.( Xem bài sửa chữa, bảo dưỡng khóa điện) 5. Quy trình lắp: Ngược quy trình tháo 6. Kiểm tra, vận hành thử và bàn giao 9
- Bài 2: SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG MÁY KHỞI ĐỘNG Mục tiêu bài học: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại máy khởi động. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy khởi động. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được máy khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nghiêm túc trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đảm bảo vệ sinh nơi thực tập. Nội dung bài học 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy khởi động trên ô tô. 1.1. Nhiệm vụ: Máy khởi động dùng để tạo ra mô men làm quay trục khuỷu động cơ đến tốc độ tối thiểu khi cần phát động động cơ 1.2. Yêu cầu: - Máy khởi động cần tạo ra mô men lớn để quay được trục khuỷu động cơ. - Tốc độ khởi động phải lớn hơn tốc độ quay tối thiểu của động cơ - Có kết cấu gọn, nhẹ, làm việc tin cậy, ít hư hỏng bất thường - Dễ chăm sóc và bảo dưỡng kỹ thuật 1.3. Phân loại: 1.3.1. Theo cơ cấu điều khiển - Loại điều khiển trực tiếp: Người lái tác động trực tiếp vào cần điều khiển. Bộ phận chủ yếu của cơ cấu điều khiển trực tiếp là công tắc khởi dộng. - Loại điều khiển gián tiếp: Loại này dùng lực điện từ để điều khiển cơ cấu gài khớp và đóng điện cho động cơ điện thay cho sức người. Đây là hình thức điều khiển được sử dụng hầu hết trên các ô tô ngày nay. Cơ cấu điều khiển kiểu gián tiếp gồm 2 bộ phận chính là rơ le điện từ và rơ le đóng mạch 1.3.2. Theo cách truyền mô men: - Loại thông thường: Loại này bánh răng khởi động được lắp trên cùng trục với rô to của động cơ điện và quay cùng tốc độ với rô to. 10
- - Loại giảm tốc: Loại này dùng động cơ điện tốc độ cao và bộ bánh răng giảm tốc để tăng mô men. ở loại này, bánh răng khởi động được đặt cùng trục với lõi thép của công tắc từ. - Loại dùng bánh răng hành tinh: Loại này dùng bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ truyền đến bánh răng khởi động. - Loại dùng mô tơ giảm tốc hành tinh và rô to đoạn dẫn: Loại này dùng các nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm. 11
- 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khởi động. 2.1.Cấu tạo. Máy khởi động gồm các chi tiết chủ yếu như. - Stato. - Rôto. - Chổi than và giá đỡ chổi than - Cơ cấu truyền động. 1. Cuộn giữ. 10. Vành hãm. 18. Nắp sau của máy khởi động. 2. Cuộn hút. 11. Rãnh răng xoắn. 19. Giá đỡ chổi than. 3. Lò xo hồi vị. 12. Khớp cài với nạng gài. 20. Chổi than. 4. Nạng gài. 13. Đầu nối dây điện. 21. Phiến góp. 5. ống chủ động. 14. Đầu tiếp điện. 22. Stator. 6, 7. Khớp truyền động. 15. Lò xo hồi vị. 23. Rôto. 8. Bánh răng khởi động. 16. Đĩa đồng tiếp điện. 24. Vỏ máy. 9. Trục rôto. 17. Vỏ rơ le. 25. Cuộn dây stato. 12
- 2.2. Động cơ điện của máy khởi động. 1.Trục rôto. 2. Cuộn dây rôto. 3.Rôto. 4.Cổ góp. 5.khối cực. 6.Cuộn dây stato. 7. Chổi than. 8. Giá đỡ chổi than. Động cơ điện sử dụng trong hệ thống khởi động là động cơ một chiều, kích từ hỗn hợp hoặc nối tiếp. Động cơ kích từ nối tiếp có một mô men khởi động lớn song nó có nhược điểm là vòng quay không tải quá lớn, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của động cơ. Động cơ kích từ hỗn hợp có khả năng cung cấp mô men khởi động không lớn bằng kích từ nối tiếp song giảm được trị số cực đại của vòng quay không tải. Khi hệ thống làm việc, dòng điện khởi động có trị số rất lớn từ (150A - 300A) đối với động cơ xe du lịch, với các động cơ dùng trên xe vận tải dòng điện có thể lên tới (1600A - 1800A), để đảm bảo truyền được công suất khởi động, tránh tổn thất trên các mạch và trên các chỗ tiếp xúc, yêu cầu điện trở động cơ khởi động phải đủ nhỏ khoảng 0,02 , sụt áp ở vùng tiếp xúc của cổ góp điện động cơ khoảng (1,5V - 2V). Các chổi than tiếp điện ở cổ góp thường được thay bằng vật liệu đồng đỏ. Công suất điện từ của động cơ điện khởi động được tính toán theo công thức: P1 = P2 ( 1/ ) (W) Trong đó: P2 - Công suất cơ khí cần thiết để khởi động động cơ. - Hiệu suất của động cơ điện khởi động. Trị số của ( ) thường lấy bằng 0,85 - 0,88. Động cơ điện của máy khởi động là loại động cơ điện một chiều tạo ra mô men quay lớn. Cấu tạo gồm 3 phần: Stator, rôto, chổi than. ❖ Stato (phần cảm) Gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau tạo thành hình trụ rỗng bên trong có hai cặp má cực ( tương ứng với bốn má cực ) được lắp cố định với phần vỏ của máy khởi động. Bốn má cực được bố trí lệch nhau 900. 13
- Trên các má cực được bố trí các cuộn dây kích thích. Các cuộn dây này được mắc nối tiếp với nhau. 1. Má cực. 2. Cuộn dây stator Có hai cách mắc các cuộn dây thường dùng là. - Mắc nối tiếp. - Mắc hỗn hợp. Nhược điểm ở cách mắc nối tiếp là tạo ra số vòng quay quá lớn.Vì vậy người ta phải nghĩ ngay đến chuyện mắc hỗn hợp, tức là vừa nối tiếp vừa song song. ở cách mắc này thì cứ hai cuộn dây được mắc nối tiếp với nhau thành một cuộn, rồi hai cặp đó lại được mắc song song với nhau. ❖ Rôto (phần ứng): - Rôto của máy khởi động bao gồm trục rôto, khớp nối từ, cuộn dây của phần ứng và cổ góp. - Trên thân có sẻ các rãnh các rãnh có thể song song với đường tâm trục rôto, hoặc sẻ chéo so với trục rôto . - Trên các rãnh của rôto có lắp các cuộn dây phần ứng, các cuộn dây cũng được mắc nối tiếp với nhau. 14
- - Phía đầu máy còn có các cổ góp gồm các phiến góp ép chặt trên trục rôto, gồm nhiều phiến đồng ép chặt với nhau và cách điện với trục. - Trên trục rôto còn có các rãnh xoắn, trục được đỡ bởi hai ổ đỡ ổ lăn. ❖ Chổi than và giá đỡ chổi than: Chổi than được lắp trên giá đỡ của nó, thường có 2 hoặc 4 chổi than. Các chổi than được làm bằng bột than chì trộn với bột đồng (8090% đồng và 1020% than chì). Chổi than phải đảm bảo được 3 yêu cầu: Hệ số ma sát nhỏ, điện trở nhỏ (dẫn điện tốt), độ đàn hồi tốt. Các chổi than tỳ vào cổ góp điện nhờ lò xo. Giá đỡ chổi than giữ cho chổi than nằm đúng vị trí của nó, chổi than dương được cách điện với giá đỡ và với vỏ máy khởi động. - Các chổi than cũng có tiết diện lớn và được lắp nghiêng một góc so với trục của rôto. - Các lò xo luôn tỳ sát ép chổi than vào cổ góp. 1.2. Khớp nối của máy khởi động. Là cơ cấu truyền mô men từ động cơ đến bánh đà động cơ ô tô. Tỷ số truyền động trong khoảng 1/10 1/20, có nghĩa là bánh răng máy khởi động phải quay 10 20 vòng để kéo bánh đà động cơ quay một vòng. Khi hoạt động, tốc độ của rotor từ 2000 3000 vòng / phút sẽ kéo trục khuỷu quay khoảng 200 vòng / phút đủ cho động cơ khởi động. 15
- Sau khi khởi động động cơ đã nổ được số vòng quay của động cơ có thể lên tới 3000 4000 vòng/phút. Nếu lúc này bánh răng khớp truyền động còn dính với bánh đà, rôto sẽ bị cuốn theo với vận tốc 30000 40000 vòng /phút. Tốc độ này sẽ tạo lực ly tâm cực mạnh sẽ làm bung tất cả các dây ra khỏi rãnh roto và phá hỏng cổ góp. Vì vậy trong hệ thống khởi động nhất thiết phải có khớp truyến động để nó có thể tự tách khỏi động cơ khi động cơ đã tự khởi động được. Như vậy cơ cấu truyền động có tác dụng: Truyền mô men của máy khởi động đến bánh đà động cơ để quay động cơ ô tô. Bảo vệ máy khởi động bằng cách tách bánh răng máy khởi động ra khỏi bánh đà ngay khi động cơ đã khởi động được. ❖ Phân loại - Khớp truyền động theo quán tín. Ống bị động lắp trơn trên trục rôto 9 và liên kết với đầu chủ động 1 nhờ lò xo 2 và hai ốc hãm 3,5. Vít hãm 3 gắn chặt ống chủ động vào trục rôto. Kết cấu khớp truyền động quán tính. 1.Đầu chủ động. 6. Ốc hãm. 9. Trục. 2. Lò xo. 7. Bánh răng. 10. Đối trọng của bánh răng. 3.5. Vít hãm. 8. Chốt hãm và lò xo. Nguyên lý làm việc. Khi nối mạch điện, rôto quay, quán tính đối trọng 10 của bánh răng không cho bánh này quay theo nên nó phải tiến lên đường xoắn răng ốc văng ra cài vào vành răng bánh đà giống như con tán trên thân vít, khi bánh răng 7 đến sát ống hãm 6 thì dừng lại và bắt đầu kéo mô men của bánh đà quay. 16
- Sau khi động cơ đã khởi động được, vòng quay của trục khuỷu tăng vọt lên khoảng 3000vòng/phút, bánh đà lúc này trở thành chủ động kéo bành răng khớp truyền động 7 quay theo. Do tỷ số truyền động 1/10 nên lúc này bánh răng 7 quay nhanh hơn ống bị động 4 nên nó theo đường ven gai tách khỏi vành răng bánh đà và trở về vị trí cũ. Nó được giữ lại vị trí này nhờ chốt chặn và lò xo. Lò xo 2 làm việc ở chế độ xoắn để truyền mô men rất lớn kéo bánh đà quay và nó còn thêm nhiệm vụ giảm chấn động va đập khi bánh răng máy khởi động ăn khớp lúc động cơ bắt đầu nổ. Ưu điểm của loại này là giá thành hạ kết cấu đơn giản nhưng nó phải chịu va đập lớn, lò xo chịu lực xoắn cao. - Truyền động cơ khí cưỡng bức. Bánh răng của máy khởi động cùng với khớp truyền động được điều khiển một cách cưỡng bức của cơ cấu gài khớp để đi ra ăn khớp với bánh đà. Và sau khi động cơ đã tự làm việc được thì lại điều khiển cưỡng bức để tách khỏi vành răng bánh đà. Khi động cơ làm việc, tốc độ của bánh răng 2 tăng lên đẩy các viên bi ra khỏi khe hẹp, lúc này giữa hai phần chủ động và bị động của khớp không còn liên hệ với nhau nữa, do đó mô men không truyền theo chiều ngược từ bánh răng khởi động về trục động cơ điện. Khớp truyền động cưỡng bức. 1. Cơ cấu điều khiển bằng cơ khí. 4.Rãnh gắn cần gạt; 2. Khớp xoay. 5. Ống răng di trượt; 3,6. Vành răng trong. 7. Bánh răng khởi động. - Truyền động kiểu bi. 17
- - Truyền động hỗn hợp: Kết cấu gồm hai phần: ống chủ động và ống bị động. Ống chủ động: Được lắp với trục động cơ máy khởi động thông qua các rãnh xoắn. Ống bị động: Được lắp với bánh răng máy khởi động. Phần chủ động và bị động được nối với nhau thông qua khớp nối kiểu bi một chiều. Vòng quay khởi động động cơ thấp hơn vòng quay làm việc của động cơ rất nhiều vì vậy để đảm bảo an toàn cho động cơ khởi động, bánh răng khởi động không được dẫn động trực tiếp từ trục của động cơ điện mà thông qua khớp một chiều. Khớp một chiều chỉ cho phép mô men truyền theo từ trục của động cơ điện thông qua bánh răng khởi động tới làm quay vành răng bánh đà mà không cho phép truyền mô men theo chiều ngược lại. Có nhiều kiểu kết cấu của khớp một chiều, hình sau trình bày kết cấu của khớp một chiều kểu bi để dẫn động bánh răng khởi động, ống chủ động 1 của động cơ điện nối với phần 3 của khớp. Bánh răng khởi động 2 nối với phần bị động 3 của khớp. Giữa phần chủ động và bị động có các viên bi thanh lăn được lò xo ép vào phía rãnh hẹp giữa moay ở bánh răng khởi động và phần chủ động 1. Mô men truyền từ trục qua 1 làm xoay tương đối giữa phần chủ động và phần bị động, khi đó viên bi kẹt cứng vào khe hẹp tạo ma sát truyền mô men quay giữa các bánh răng khởi động 2. Khớp dẫn động một chiều kiểu bi. 1. ống chủ động. 2. Bánh răng. 3. ống bị động . 4. Viên bi thanh lăn. 5.Bạc đỡ trục 6.Vòng chặn . 7. rãnh gắn cần gạt . 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục. 18
- TT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục 1 Máy khởi động - Stato hỏng. - Thay stato. không hoạt động. - Rôto hỏng. - Thay rôto. - Chổi than hết. - Thay chổi than. - Rơ le gài hỏng. - Thay rơ le gài. - Ắc quy hết điện. - Nạp bổ xung điện. 2 Máy khởi động - Chổi than hỏng - Thay chổi than. quay chậm. hoặc mòn. - Cổ góp bẩn hoặc - Đánh sạch hoặc mòn. thay. - ắc quy yếu điện. - Nạp bổ xung. - Stato bị chạm 1 số vòng dây. - Thay stato. - Bạc đỡ trục bị mòn gây sát cốt. - thay bạc đầu trục. 3 Máy khởi động lao - Tiết hợp một chiều - Kiểm tra, sửa ra ăn khớp nhưng hỏng. chữa. quay trơn. 4 Động cơ đã nổ - Khoá điện hỏng. - Kiểm tra, sửa nhưng máy khởi chữa. động không ngắt. - Thay rơ le trung - Rơ le trung gian hỏng. gian. - Tiếp điểm rơ le gài - Bảo dưỡng rơ le . bị dính. 5 Có tiếng va đập - Bánh răng máy khởi - Thay bánh răng giữa bánh răng động hỏng. máy khởi động. máy khởi động và - Vành răng bánh đà - Thay bánh đà. bánh đà. hỏng. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động 4.1.Quy trình tháo. 19
- TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Tháo dây dẫn bắt từ cực 30 Cờ lê xuống máy khởi động. choòng 12 2 Tháo rơ le gài. T10 3 Tháo nắp sau máy khởi Tuốc nơ vít. động. 4 Tháo giá đỡ chổi than. Tuốc nơ vít. 5 Tháo stato máy khởi động. Tay 6 Tháo rôto máy khoải động. Tay 7 Tháo nạng gat. Tay 7 Tháo tiết hợp một chiều. Búa, Tuố nơ vít đóng. 4.2. Vệ sinh chi tiết. Các chi tiết sau khi đã tháo ra bỏ vào khay dùng xăng, chổi lông rửa sạch các bụi bẩn sau đó dùng súng hơi thổi khô để vào khay và giẻ lau sạch để kiểm tra. 4.3. Kiểm tra chi tiết. 4.3.1.Kiểm tra bên ngoài. Quan sát xem phần vỏ của máy khởi động có bị nứt vỡ không, nếu nứt vỡ thì thay vỏ mới. 4.3.2.Kiểm tra cuộn dây rôto. ❖ Kiểm tra thông mạch của cuộn dây. - Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo X1. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô)
127 p | 209 | 53
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Nghề: Công nghệ ô tô)
107 p | 115 | 36
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
100 p | 90 | 28
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
149 p | 81 | 24
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
138 p | 73 | 21
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 47 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (Nghề: Công nghệ ôtô - Sơ cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
78 p | 77 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
108 p | 65 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 36 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sữa chữa điện động cơ ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2020)
90 p | 22 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
62 p | 42 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
74 p | 34 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
79 p | 30 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
169 p | 29 | 7
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 22 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
63 p | 28 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
96 p | 15 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
79 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn